Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và các yếu tố liên quan tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc, năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ ĐỨC HÙNG

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ THAY
THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG
METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TẠ ĐỨC HÙNG

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ THU HƯƠNG


TS. LÊ BẢO CHÂU

HÀ NỘI 2019


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học và làm luận văn đến nay, em đã
nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung
quanh.
Với tấm lịng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất từ đáy long đến quý Thầy Cô của trường Đại học Y tế công cộng đã cùng
dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em
trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Thị Thu Hương; TS. Lê
Bảo Châu đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học , từng buổi nói
chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo
đó, bài luận văn này của em đã hoàn thành một cách tốt nhất nhất. Một lần nữa,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy.
Bài luận văn được thực hiện trong thời gian ngắn. Ban đầu em cịn bỡ ngỡ
vì vốn kiến thức của em cịn hạn. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý

Tác giả


ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................... 4
1.1. Khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bằng methadone ........................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về nghiện ma túy và phân loại ...................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về methadone và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện
bằng methadone ....................................................................................................... 6
1.1.3. Quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone .... 11
1.2. Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone ................................................................................................................... 12
1.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone trên thế giới ........................................................................ 12
1.2.2. Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone tại Việt Nam........................................................................ 14
1.3. Một số yếu tố liên quan tới thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất dạng
thuốc phiện bằng methadone ...................................................................................... 21
1.3.1. Các yếu tố liên quan tới thực hiện quy trình trước điều trị ......................... 22
1.3.2. Các yếu tố liên quan tới quy trình điều trị ................................................... 23
1.3.3. Các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện .............. 24


iii


1.4. Thông tin địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 25
1.5. Khung lý thuyết ................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 29
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 29
2.1.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 30
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................... 30
2.4.1. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 30
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 31
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................... 32
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 32
2.5.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 33
2.6. Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 33
2.6.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 33
2.6.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 39
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................................ 39
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá giai đoạn trước điều trị methadone ........................... 39
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về CSĐT.................. 40
2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện điều trị của bệnh nhân ............................... 40
2.7.4. Tiêu chuẩn đánh giá dự phòng tái nghiện ................................................... 41
2.7.5. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân .................... 42
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 42
2.8.1. Dữ liệu định lượng ....................................................................................... 42
2.8.2. Dữ liệu định tính .......................................................................................... 42


iv


2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: .................................................................................. 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................. 44
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 44
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone .................................................................................................................. 46
3.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình trước khi tham gia điều trị ......................... 46
3.2.2. Thực trạng thực hiện quy trình trong khi tham gia điều trị ......................... 50
3.2.3. Thực trạng tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện ................................... 56
3.3. Một số yếu tố liên quan tới công tác thực hiện quy trình điều trị thay thế các
chất dạng thuốc phiện................................................................................................. 58
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình trước khi tham gia điều trị
của người bệnh ....................................................................................................... 58
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình điều trị MMT ................... 59
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện ........ 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 68
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 68
4.2. Thực trạng thực hiện điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone .................................................................................................................. 70
4.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình trước khi tham gia điều trị ......................... 70
4.2.2. Thực trạng thực hiện quy trình trong khi tham gia điều trị ......................... 73
4.2.3. Thực trạng tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện ................................... 75
4.3. Một số yếu tố liên quan tới việc thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone ............................................................................ 77
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình trước khi tham gia điều trị
của người bệnh ....................................................................................................... 77
4.3.2. Các yếu tố liên quan tới thực hiện điều trị MMT......................................... 80


v


4.3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện ............. 82
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 87
1. Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện.......... 87
2. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện quy trình điều trị thay thế các chất
dạng thuốc phiện ........................................................................................................ 87
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 89
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 95
Phụ lục 1: Trang thông tin và Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ............................. 95
Phụ lục 2: Phiếu điều tra dành cho bệnh nhân tham gia điều trị Methadone ........... 100
Phụ lục 3: Bảng kiểm thu thập thông tin bệnh nhân điều trị methadone theo sổ theo
dõi điều trị ................................................................................................................ 105
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại Trung tâm Y tế, cơ sở điều
trị .............................................................................................................................. 106
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Đại diện bệnh nhân/người tham gia điều trị 108
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách tại cơ sở điều trị .......... 109


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT

Cơ sở điều trị


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

FDA

HIV

Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ)
Human Immunodeficiency Virus (Virus gây suy giảm miễm dịch
ở người)

MMT

Methadone Maintenance Treatment (Điều trị duy trì methadone)

TTĐT

Tuân thủ điều trị

UNAIDS

Joint United Nations Programme on HIV/AIDS (Chương trình
HIV/AIDS của liên hiệp quốc)
United Nations Office on Drugs and Crime (Cơ quan Phòng

UNODC

WHO


chống tội phạm và ma túy Liên hợp quốc)
World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 34
Bảng 2.2. Bảng chấm điểm đánh giá về công tác quản lý điều trị methadone .... 40
Bảng 2.3. Bảng chấm điểm đánh giá về quy trình điều trị methadone ................ 41
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 44
Bảng 3.2. Thông tin về tiểu sử bản thân trước khi tham gia điều trị của ............. 45
đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 45
Bảng 3.2: Phân bổ tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về văn bản pháp quy liên quan đến
công tác điều trị ..................................................................................................... 46
Bảng 3.2: Phân bổ tỷ lệ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về vị trí văn bản pháp
quy được niêm yết tại cơ sở điều trị ..................................................................... 47
Bảng 3.6: Thông tin về tư vấn trước khi tham gia điều trị .................................. 47
Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ bệnh nhân được thăm khám trước điều trị .................... 49
Bảng 3.8: Phân bổ tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn và khám sức khỏe trong khi điều
trị .......................................................................................................................... 50
Bảng 3.9: Phân bổ tỷ lệ mức độ hỗ trợ từ gia đình cho bệnh nhân ...................... 52
Bảng 3.10: Phân bổ tỷ lệ mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu về cơ sở vật
chất và thái độ phục vụ của CBYT tại cơ sở điều trị ........................................... 53
Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ về bỏ liều và hội chứng cai theo nguồn thu thập số liệu
.............................................................................................................................. 56
Bảng 3.12: Phân bổ tỷ lệ tuân thủ điều trị và dự phòng tái nghiện của bệnh nhân
.............................................................................................................................. 56



viii

Bảng 3.13: Thời gian dừng điều trị của đối tượng nghiên cứu ............................ 57
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với
thực hiện quy trình trước điều trị. ........................................................................ 58
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với quy
trình điều trị. ......................................................................................................... 59
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình với quy trình điều trị ............. 60
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa các yếu tố thực hiện quy trình trước điều tị và
mức độ hài lịng về CSĐT với quy trình điều trị ................................................. 60
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với yếu
tố tuân thủ điều trị ................................................................................................ 62
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa yếu tố về hỗ trợ từ gia đình với tình trạng tuân thủ
điều trị ở đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 64
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa yếu tố về thực hiện quy trình trước điều trị, quy
trình điều trị với tình trạng tuân thủ điều trị ở đối tượng nghiên cứu .................. 65
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa thông tin chung của đối tượng nghiên cứu với
tình trạng dự phịng tái nghiện ở đối tượng nghiên cứu....................................... 66
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa yếu tố về, thực hiện quy trình trước điều trị, quy
trình điều trị, tuân thủ điều trị với tình trạng dự phòng tái nghiện ở đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................ 67


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tiền sử bệnh lý trước khi tham gia chương trình điều trị methadone
của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 45
Biểu đồ 3.4: Thông tin về nội dung tư vấn trước khi tham gia điều trị ............... 48

Biểu đồ 3.5: Phân bố tỉ lệ công tác quản lý trước điều trị Methadone ................ 49
Biểu đồ 3.5: Thực trạng điều trị của các bệnh nhân tham gia ............................. 51
điều trị methadone ................................................................................................ 51
Biểu đồ 3.6: Phân bổ tỷ lệ tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải sau khi ................. 52
tham gia điều trị.................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỉ lệ đánh giá quy trình điều trị Methadone ....................... 54


x

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Đầu năm 2015, chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (CDTP)
bằng Methadone được triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến tháng 12/2018
tồn tỉnh đã có số lượng điều trị tích lũy là 991 bệnh nhân; trong đó năm 2017 có 556
bệnh nhân đang điều trị; 2018 có 600 bệnh nhân đang điều trị (đạt 75% kế hoạch được
giao). Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên là một trong 04 cơ sở y tế trên địa bản tỉnh
Vĩnh Phúc triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone.
Việc điều trị methadone đã mang lại lợi ích cho bệnh nhân, gia đình, giúp đối
tượng nghiện hạn chế tối đa việc lạm dụng các CDTP. Mặc dù vậy, cho tới tháng 11
năm 2018 vẫn có tới 126 đối tượng bỏ liều/bỏ trị tại cơ sở này, công tác quản lý và điều
trị thay thế CDTP bằng Methadone vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi kiến thức, thái độ, ý
thức của bệnh nhân chưa đúng mực, các cán bộ y tế luôn làm việc với cường độ cao
trong môi trường tâm lý căng thẳng, chưa kể tới thực tế về sự kỳ thị và phân biệt đối xử
với các bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone. Do đó, chúng tơi
thực hiện đề tài: “Thực trạng thực hiện quy trình điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Xun
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019” nhằm đánh giá cơng tác quản lý điều trị, phân tích tìm hiểu
các ngun nhân, các yếu tố liên quan đến công tác quản lý điều trị thay thế các CDTP
bằng Methadone tại huyện Bình Xun, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 và có những đề
xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý điều trị bệnh nhân tốt

hơn.
Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 138
người bệnh đang tham gia điều trị Methadone tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc từ
tháng 1 đến tháng 9 năm 2019. Nghiên cứu định tính được thực hiện với 08 cuộc phỏng
vấn sâu với các đối tượng lãnh đạo TTYT, trưởng cơ sở điều trị, cán bộ y tế, người


xi

bệnh và người nhà bệnh nhân. Các thông tin được thu thập dựa trên bộ công cụ bao
gồm một bảng phỏng vấn định lượng và các bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây
dựng sẵn với các thông tin thu thập theo các giai đoạn quản lý trước điều trị, quy trình
điều trị và tn thủ điều trị/dự phịng tái nghiện và các thông tin điều trị, các yếu tố liên
quan tới quản lý điều trị: sự kỳ thị cộng đồng, quy trình xét duyệt, kinh phí, nguồn
lực.... Các thơng tinh định lượng được thu thập, xử lý và phân tích bởi phần mềm
EpiData kết hợp với SPSS sử dụng các thuật tốn thống kê mơ tả, kiểm định khi bình
phương và hồi quy logistic. Các thơng tin định tính được gỡ băng và phân tích theo
mục tiêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh đánh giá công tác quản lý trước điều trị
tốt với tỷ lệ 60,9%; quy trình điều trị tốt với tỷ lệ 63,8%. Tỷ lệ người bệnh TTĐT là
67,4%, tỷ lệ người bệnh được dự phòng điều trị tốt là 10,1%. Tỷ lệ người bệnh hài lòng
với cơ sở vật chất của CSĐT là 29,7%, hài lòng với thái độ của CBYT là 62,3%. Các
yếu tố có liên quan tới quản lý trước điều trị quy trình xét duyệt gọn nhẹ, tạo thuận lợi
cho quản lý; nguồn kinh phí thấp là rào cản cho các hoạt động của chương trình. Các
yếu tố liên quan tiêu cực đến quy trình điều trị bao gồm tình trạng quản lý trước điều trị
chưa tốt (OR = 5,33; 95%CI = 5,51-11,31), sự chưa hài lòng của người bệnh về CSĐT
(OR = 3,35; 95%CI = 1,58 – 7,11), và khó khăn trong kinh phí, nguồn nhân lực của
chương trình. Các yếu tố liên quan làm giảm TTĐT bao gồm trình độ học vấn thấp
(OR = 13,76; 95%CI = 1,54-123,27), sự phân biệt kỳ thị của cộng đồng làm cản trở
người bệnh tham điều trị và gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Các yếu tố làm tăng

cường TTĐT bao gồm sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục của gia đình (OR = 3,15;
95%CI = 1,19 – 8,3), quy trình điều trị tốt (OR = 7,3; 95%CI = 3,3-16,1).
Chương trình cần có tiếp tục duy trì, cải thiện quy trình xét duyệt cho người bệnh,
cải thiện trong quá trình điều trị như giảm tác dụng phụ, quản lý sức khoẻ, điều chỉnh
liều phù hợp, giảm hội chứng cai, đồng thời tuyên truyền, vận động tăng nhận thức của


xii

gia đình, cộng đồng của người bệnh, xây dựng phương án thu phí hợp lý. Cần có các
nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu về liều điều trị, tác dụng phụ, các giai đoạn rà sốt, khởi
liều, dị liều...


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) luôn là một trong những vấn đề quan
tâm hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, luôn đứng đầu trong danh sách các
vấn đề gánh nặng bệnh tật. Tại Việt Nam, đại dịch HIV vẫn tập trung chủ yếu trong
nhóm sử dụng ma túy, mặc dù ở thời điểm hiện tại, số người nhiễm trong nhóm đối
tượng này đã giảm đáng kể (từ 29,3% năm 2002 xuống còn 10,3% năm 2013) [12].
Mắc nghiện CDTP khiến sức khỏe giảm sút, mất khả nặng lao động, học tập, làm cho
thần kinh người nghiện bị tổn hại, có tới 250 triệu người sử dụng ma túy; khoảng 29,5
triệu người bị mắc chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Trên thế giới, từ năm 1959, Canada là đất nước đầu tiên triển khai chương trình
điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone, đến nay chương trình đã mở rộng
ra trên gần 80 quốc gia, một số nước triển khai chương trình rất hiệu quả như Mỹ,
Ustralia, Trung Quốc,… [50]. Năm 2008, Việt Nam bắt đầu có những thí điểm điều trị
thay thế các CDTP bằng Methadone cho thấy hiệu quả tốt, sau đó Chính phủ đã hồn

thiện các hướng dẫn điều trị theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) với chủ trương mở rộng
ra các tỉnh, thành phố. Mục tiêu của chương trình đặt ra là 80.000 người nghiện các
CDTP được điều trị bằng Methadone. Năm 2017, các cơ quan quản lý được hồ sơ của
222.582 người nghiện ma túy, so với năm 2016 tăng 11.831 người, 58/63 địa phương
có số người nghiện tăng. Độ tuổi dưới 16 chiếm 0,1%; từ 16 đến dưới 30 là 49%; từ 30
tuổi trở lên chiếm 50,9%, các đối tượng nam chiếm phần lớn tới 96% và nữ chỉ chiếm
4% [14].
Đầu năm 2015, chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone đã được
triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến tháng 12/2018 tồn tỉnh đã có số lượng
điều trị tích lũy là 991 bệnh nhân. Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên là một trong 04 cơ
sở y tế trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng
Methadone. Tính đến 12/2018 đã có 288 bệnh nhân đăng ký tham gia điều trị tại cơ sở


2

này; trong đó số đang điều trị là 162 bệnh nhân. Việc điều trị methadone đã mang lại
lợi ích cho bệnh nhân, gia đình, giúp đối tượng nghiện hạn chế tối đa việc lạm dụng
các CDTP. Mặc dù vậy, cho tới tháng 11 năm 2018 vẫn có tới 126 đối tượng liều/ bỏ
trị tại cơ sở này, quy trình điều trị thay thế CDTP bằng Methadone vẫn gặp rất nhiều
khó khăn bởi kiến thức, thái độ, ý thức của bệnh nhân chưa đúng mực, các cán bộ y tế
luôn làm việc với cường độ cao trong môi trường tâm lý căng thẳng, chưa kể tới thực tế
về sự kỳ thị và phân biệt đối xử với các bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP
bằng Methadone [38]. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng thực hiện quy
trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và một số
yếu tố liên quan tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019” nhằm đánh giá
quy trình điều trị, phân tích tìm hiểu các ngun nhân, các yếu tố liên quan đến quy
trình điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2019 và có những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện tốt quy
trình điều trị bệnh nhân tốt hơn.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1. Mô tả việc thực hiện quy trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc viện bằng Methadone tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
Mục tiêu 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình điều trị thay
thế cho người nghiện các chất dạng thuốc viện bằng Methadone tại huyện Bình Xuyên
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, điều trị thay thế các chất dạng thuốc
phiện bằng methadone
1.1.1. Khái niệm về nghiện ma túy và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm về ma túy và nghiện ma túy
Khái niệm ma túy
- Ma túy là những chất có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiện hoặc nhân tạo.
Khi đưa vào cơ thể, ma túy làm thay đổi tâm trạng, ý thức và hành vi của người sử
dụng nó.
- Heroin là một loại ma túy, được tinh chế từ morphin và codein. Hiện nay, heroin
là loại ma túy được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Chỉ sử dụng vài lần hêrơin là
có thể nghiện. (Số người chết do sử dụng hêrôin quá liều nhiều hơn các loại khác)
Khái niệm về nghiện ma túy [19]
- Nghiện ma túy là khi một người bị lệ thuộc vào ma túy cả về mặt thể chất lẫn
tinh thần. Khi đã nghiện thì ln có biểu hiện bức xúc về tâm lý muốn sử dụng lại chất

ma túy.
- Khi cơ thể bị lệ thuộc vào ma túy, thì ma túy sẽ điều khiển tồn bộ suy nghĩ,
tình cảm và hoạt động của người nghiện. Khi ngừng sử dụng người nghiện sẽ cảm thấy
thèm nhớ ma túy, đau đớn, vật vã, khó chịu.
- Sau một thời gian nghiện, cơ thể đòi hỏi liều lượng ma túy tăng dần lên. Đồng
thời do khó khăn về kinh tế nên người nghiện thường có xu hướng chuyển từ hút, hít
sang chích ma túy. Điều này gây nguy hại cho sức khỏe.
- Khi sử dụng vài lần, cơ thể của người sử dụng sẽ dần lệ thuộc vào ma túy. Bị lệ
thuộc có nghĩa là phải tiếp tục có ma túy thì cơ thể mới cảm thấy bình thường. Nếu


5

khơng có ma túy, người nghiện sẽ cảm thấy vã thuốc. Khi đó họ sẽ kiếm ma túy bằng
mọi cách.
- Khi đã nghiện rồi thì tìm kiếm và sử dụng ma túy để thoát khỏi cơn vã là vấn đề
mà người nghiện ma túy quan tâm nhất – hơn cả gia đình, bạn bè, việc học hành, cơng
việc và sức khỏe. Họ khơng cịn khả năng kiểm sốt bản thân đối với việc sử dụng ma
túy.
1.1.1.2. Phân loại ma túy
a. Phân loại theo luật pháp: ma túy hợp pháp và ma túy bất hợp pháp
Ma túy hợp pháp [36]: rượu bia, nicotin (thuốc lá), cà phê, một số loại thuốc an
thần, thực phẩm….
Tuy nhiên, khi được sự dụng vượt qua một vài giới hạn, chúng sẽ trở thành bất
hợp pháp, ví dụ như việc thiếu niên dưới 18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp
phá, một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua khơng có
toa bác sĩ.
Ma túy bất hợp pháp [36]: cần sa, heroin, các loại gây ảo giác (LSD, DMT,…),
cocaine, methaqualone và những loại gây nghiện (narcotics) mua khơng có toa bác sĩ…
b. Phân loại theo tác dụng: Ma túy được chia làm 3 nhóm chính: kích thích, ức chế

thần kinh và gây ảo giác [11]
c. Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh: Ma túy được chia ra làm 3 nhóm
Ma túy tự nhiên: thuốc phiện, cần sa… đây là các chất ma túy có sẵn trong tự
nhiên, là những hợp chất Nitơ của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa,
coca…
Ma túy bán tổng hợp: heroin…
Ma túy tổng hợp: estasy, đá (hay còn gọi là crystal meth), morphine…


6

1.1.2. Khái niệm về methadone và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
methadone
1.1.2.1. Định nghĩa methadone:
- Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP
khác (đồng vận), nghĩa là có tác dụng tương tự các CDTP như heroin và moocphin,
nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và khơng gây khối cảm ở liều
điều trị. Methadone có thời gian bán huỷ dài, thời gian bán hủy trung bình lên tới 24
giờ, chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài, là một loại
thuốc hợp pháp ban đầu, chúng được sử dụng để kéo dài việc giảm đau cho những
người lính trong lịch sử Thế Chiến thứ hai. Methadone có tác dụng dài và khơng có xu
hướng tăng liều cho người sử dụng như những chất gây nghiện khác, đây cũng là đặc
điểm khác biệt lớn nhất của methadone và các CDTP khác. Vào những năm 1960, hai
bác sỹ người Mỹ đã thử nghiệm methadone trên những người bệnh nghiện heroin phát
hiện ra rằng nó giúp người nghiện dừng sử dụng heroin mà khơng cần dùng liều cao
hơn [10].
- Liều lượng methadone của từng bệnh nhân được nhân viên y tế quản lý, bác sỹ
sẽ kê đơn với mỗi trường hợp riêng cho từng bệnh nhân [10].
1.1.2.2. Khái niệm điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone

- - Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu
dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp
dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp
người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng.
- Các CDTP có khả năng gây nghiện năng (gây khối cảm mạnh) như thuốc
phiện, morphin, heroin có thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh nhanh chóng xuất
hiện triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương; thời gian bán hủy ngắn do đó phải


7

sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai. Vì vậy,
người nghiện CDTP (đặc biệt heroin) ln dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần
kinh trung ương và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là
nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi nguy hại cho bản thân và những người khác.
1.1.2.3. Lợi ích của việc điều trị methadone
Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói chung việc sử dụng
thuốc methadone trong việc điều trị để thay thế các CDTP nhằm các mục đích sau:
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra thông qua việc sử dụng chung ống
tiêm như: HIV, viêm gan B và viêm gan C, sử dụng quá liều các CDTP dẫn đến tử
vong, hoạt động gây mất an ninh.
- Giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP cũng như giảm lượng người sử dụng CDTP một
cách bất hợp pháp
- Cải thiện sức khoẻ của người nghiện CDTP và giúp họ trong việc ổn định việc
làm cho một cuộc sống lâu dài, tăng năng suất sản xuất của xã hội.
Ngồi ra, điều trị Methadone cịn có nhiều lợi ích khác, như giảm 14% tỷ lệ người
sử dụng ma túy, giảm tỷ lệ mắc mới HIV (giảm 0,5%) [1]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng trong 24 tháng điều trị, tỷ lệ người tiêm chích ma túy đang ở tình trạng thất nghiệp
giảm còn 12%. Nhiều bệnh nhân đã thất bại trong việc cai nghiện, họ nghiện trong thời
gian dài (gần 20 năm), họ tìm đến các Trung tâm của nhà nước và tư nhân, họ cũng cai

nghiện tại nhà nhưng đều không thành công, nhưng sau khi họ điều trị bằng methadone
thì họ khơng cịn sử dụng ma túy, bắt đầu kiếm việc và có thu nhập ổn định, xây dựng
gia đình. [1].
1.1.2.4. Một số nguyên tắc của việc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone
Nguyên tắc chung
- Người bệnh tham gia điều trị trên tinh thần tự nguyện.


8

- Sử dụng liều methadone phù hợp với từng dạng bệnh nhân, dựa trên nguyên tắc
ban đầu sử dụng liều thấp, tăng từ từ liều sử dụng và duy trì liều methadone khi liều bắt
đầu phát huy công dụng.
- Thời gian điều trị lâu dài và cần bệnh nhân duy trì việc điều trị, thời gian sẽ phụ
thuộc và từng dạng bệnh nhân và thời gian điều trị sẽ dài hơn 1 năm.
- Ngoài việc điều trị bằng thuốc methadone cần phải song song với tư vấn, hỗ trợ
về tâm lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để điều trị
đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khi có yêu cầu từ các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, người đứng đầu
CSĐT phải cung cấp thông tin của bệnh nhân nhưng chỉ cung cấp khi có sự đồng ý của
bệnh nhân đố về việc này.
- Để đảm bảo sự an tồn của chính bệnh nhân cũng như giúp q trình điều trị đạt
kết quả tốt nhất, nhân viên y tế phải sử lụng liều methadone đúng chỉ định và đúng quy
trình.
- Xuyên suốt quá trình điều trị, nhân viên y tế phải tư vấn cho bệnh nhân (hoặc
người nhà bệnh nhân) về việc sử dụng thuốc methadone thay thế cho các CDTP
- Bệnh nhân phải tuân thủ điều trị bằng các đến các cơ sở y tế hàng ngày và sử
dụng thuốc methadone dưới sự quan sát của nhân viên y tế
- Hàng tuần CSĐT phải thảo luận, đánh giá những bệnh nhân chưa ổn định hoặc

có diễn biến đặc biệt
Việc điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế Methadone được xem là một
biện pháp hữu hiệu, giúp người nghiện thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy, giảm các
bệnh lây truyền qua đường máu [9]. Tuy nhiên, để việc điều trị thành công, mang lại
sức khỏe tốt cho người bệnh cần tuần thủ các nguyên tắc sau đây:
Thời gian điều trị Methadone


9

Liều Methadone sẽ được tăng dần đến khi nào bệnh nhân mất hồn tồn hội
chứng cai, khơng cịn thèm nhớ, giấc ngủ trở lại bình thường, khơng giật mình, khơng
cịn nằm mơ đi tiêm chích, khơng ác mộng thì được duy trì ở liều điều trị ổn định. Thời
gian điều trị liều ổn định kéo dài bao lâu tùy thuộc vào thời gian sử dụng và độ dung
nạp của người bệnh, theo khuyến cáo thời gian điều trị Methadone tối thiểu là 1 năm để
tế bào não có thời gian hồi phục. Không nên bỏ trị đột ngột hoặc giảm liều khơng đúng
quy trình, như thế sẽ có nguy cơ tái nghiện rất cao.
Thiết lập mối quan hệ với nhóm hỗ trợ kỹ thuật
- Nhóm này gồm bác sĩ điều trị và tư vấn viên hỗ trợ tâm lý. Việc thiết lập mối
quan hệ giữa nhóm hỗ trợ kỹ thuật và bệnh nhân đóng vai trị khá quan trọng và phải
dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện, bảo mật, tin cậy, khơng phán xét, tơn trọng, an tồn và
gắn kết dịch vụ.
- Tư vấn viên cần có kỹ năng và thái độ chân thành, thân thiện, chia sẻ, thấu hiểu
với bệnh nhân, tạo cho bệnh nhân cảm giác ấp áp, tìm được giải pháp phù hợp, không
xem thường, khinh bỉ, kỳ thị người nghiện. Từ đó, người nghiện sẽ tin tưởng và phối
hợp điều trị hiệu quả.
Quyết tâm chữa trị
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia chương trình điều trị Methadone phải có ý chí và
quyết tâm cao để đối phó với cơn thèm nhớ ma túy và các thói quen về việc tiêm chích
ma túy hàng ngày. Phải có ý chí để từ chối sự rủ rê, lơi kéo việc tái sử dụng ma túy của

bạn nghiện.
- Với những người nghiện nặng, đòi hỏi thời gian điều trị càng lâu, có thể kéo dài
từ 3-5 năm. Người tư vấn viên cần tạo động lực, niềm tin, động viên và bao dung để
giúp bệnh nhân vượt qua tất cả, tạo quyết tâm TTĐT lâu dài, có nghĩa là khơng bỏ
cuộc, khơng đầu hàng, khơng bng xi. Phải giải thích cho bệnh nhân hiểu xung


10

quanh bệnh nhân cịn gia đình, con cái, cơng việc, nếu điều trị methadone sẽ có cơ hội
làm lại cuộc đời.
- Quyết tâm của bệnh nhân đóng vai trị quan trọng. Những bệnh nhân nghiện ma
túy hãy quyết tâm điều trị, nỗ lực vươn lên để đạt được mục tiêu: Từ bỏ ma túy, tìm
kiếm việc làm để ổn định cuộc sống, làm người có ích và xây dựng một gia đình hạnh
phúc.
Hỗ trợ gia đình, người thân
- Trong thời gian bệnh nhân tham gia điều trị cai nghiện, sự quan tâm hỗ trợ của
gia đình rất quan trọng. Người thân nên theo dõi những diễn biến, thay đổi của bệnh
nhân, cho bệnh nhân ở nơi yên tĩnh để tránh những kích thích, khơng qt tháo la
mắng, thách thức, tranh cãi khi bệnh nhân nóng nảy, khó tính.
- Khuyến khích bệnh nhân ăn uống chung với gia đình, chú ý chế độ ăn tăng
cường dinh dưỡng, thực phẩm rau quả, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nên luyện
tập thể dục thể thao.
- Lập kế hoạch sinh hoạt, công việc hàng ngày cho bệnh nhân, tránh để thời gian
nhàn rỗi, nhắc nhở bệnh nhân vệ sinh cá nhân và thực hiện một số quy định của gia
đình. Người thân bệnh nhân cũng nên tham gia sinh hoạt hỗ trợ người nhà bệnh nhân
nhằm chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân.
- Khơng chỉ các y, bác sĩ, cần có thái độ thân thiện, chia sẻ, thấu cảm với bệnh
nhân, những người thân, người nhà của bệnh nhân cũng nên hỗ trợ, nhẹ nhàng giải
quyết những mâu thuẫn nội tâm, tái tạo nhân cách, phục hồi các giá trị và kỹ năng

sống, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi, thói quen như khi đang cịn nghiện và tránh
việc tái sử dụng ma túy, đồng thời giúp bệnh nhân vươn lên, tái hòa nhập cộng đồng.
Bỏ điều trị là khi bệnh nhân không đến CSĐT để sử dụng thuốc methadone. Bệnh
nhân được chỉ định sử dụng liều methadone cao sẽ phải chia liều uống thuốc làm 2 lần


11

trong một ngày. Và việc không đến CSĐT uống thuốc được coi là bỏ điều trị. Các mức
độ bỏ điều trị và phướng thức giải quyết là:
- Bỏ liều từ 1 đến 3 ngày: giữ nguyên liều methadone đang điều trị của bệnh nhân
- Bỏ liều từ 4 đến 5 ngày: cho bệnh nhân sử dụng ½ liều mà bệnh nhân vẫn
thường uống trước khi dừng điều trị.
- Bỏ liều trên 5 ngày (bệnh nhân khơng đến CSĐT bất kì lần nào từ 6 đến 30
ngày): liều methadone của bệnh nhân sẽ được bắt đầu lại từ đầu.
- Bỏ hẳn điều trị (bệnh nhân không sử dụng thuốc methadone trên 30 ngày): Loại
bỏ bệnh nhân khỏi chương trình điều trị, nếu bệnh nhân quay lại sẽ làm thủ tục y như
mới.
1.1.3. Quy trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
Theo Quy định số 3509/QĐ-BYT, quản lý điều trị thay thế các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm các hoạt
động sau [55]:
- Lập kế hoạch chung cho chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng
Methadone cho người nghiện các CDTP
- Tổ chức thực hiện hoạt động điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone, và
duy trì hoạt động theo quy trình lặp lại hằng ngày
(1): Tiếp nhận người bệnh, kiểm tra thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân của
người bệnh [55].
(2): Cấp thuốc theo đơn thuốc được ghi trong Sổ khám bệnh của người bệnh.
Trước khi cấp thuốc, cần tư vấn cho người bệnh khám, xét nghiệm, đánh giá tình trạng

sức khỏe, đánh giá tuân thủ điều trị của người bệnh. Trường hợp khơng có dấu hiệu bất
thường, người bệnh tuân thủ điều trị tốt, cấp thuốc uống hàng ngày theo đơn. Ghi rõ
tên thuốc, số lượng thuốc đã cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc vào Sổ khám bệnh của


×