Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tuan 5 2014 van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 11 trang )

Tuần: 5 Tiết: 17
Ngày dạy:……

Bài:5

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1,2:
- Nắm được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Hoạt động 3,4
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Hoạt động 3,4
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng hồn cảnh giao tiếp và có hiệu quả.
1.3. Thái độ:
- Ra quyết định: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội linh hoạt, phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp.
2. Nội dung học tập:
- Khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
- Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Tìm ví dụ về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Bảng phụ ghi ví dụ trong SGK
3.2 Học sinh: Trả lời câu hỏi sgk/56,57, cho ví dụ về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã
hội.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:


8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? (8đ)
Trả lời:
1. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật.
Vd: Lom khom, thướt tha,...
_ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
Vd: ầm ầm, đùng đùng,...
Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị nội dung gì cho bài học hôm nay?
(2 đ)


_ HS trả lời, GV nhận xét và giới thiệu bài.
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: (7')
* GV treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
* Trong ví dụ trên thì hai từ “bắp” và “bẹ” đều có
nghĩa là “ngơ”, nhưng trong 3 từ ấy thì từ nào dùng
phổ biến trong tồn dân hơn? Tại sao?
_ Từ “ngơ” được dùng phổ biến hơn. Vì nó là từ ngữ
có tính chuẩn mực hoá cao.
* Vậy theo em trong ba từ đó thì từ nào là từ địa
phương? Tại sao?
_ Hai từ “bắp, bẹ” là những từ địa phương. Vì nó chỉ
dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực

cao.
* Vậy, thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ?
_ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất
định.
_ HS ví dụ từ ngữ địa phương Tây Ninh (Nam Bộ)
* Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ2: (7')
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc vd (SGK/57)
* Tại sao tác giả dùng 2 từ “mợ và mẹ” để cùng chỉ
một đối tượng ? Trước CMT8, tầng lớp xã hội nào
thường dùng các từ mợ, cậu?
_ Dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân
vật. Dùng mợ để phù hợp với đối tượng giao tiếp và
hoàn cảnh giao tiếp.
_ Tầng lớp xã hội trung lưu thường dùng các từ này.
* Các từ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì?
_Từ “Ngỗng” dùng để chỉ điểm 2.
_Từ “Trúng tủ”: thi đúng phần đã học thuộc lòng.
* Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ này?
_ Tầng lớp học sinh và sinh viên.
* Tìm thêm các từ học sinh thường dùng mà em biết.
* Ta thấy các từ này chỉ được dùng trong một tầng
lớp nhất định hoặc trong một thời gian nào đó. Các
từ đó người ta gọi nó là biệt ngữ xã hội.
* Theo em biệt ngữ xã hội là gì?
_ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp
xã hội nhất định. (Ghi nhớ)

Nội dung
I. Từ ngữ địa phương:


_ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một
số) địa phương nhất định.

* Ghi nhớ1: (SGK/56)
II. Biệt ngữ xã hội:

_ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng
trong một tầng lớp xã hội nhất
định.
* Ghi nhớ2: (SGK/57).


* Bài tập nhanh: Cho biết các từ ngữ: Trẫm,
khanh, long sàng, ngự thiện có ý nghĩa gì? Tầng
lớp nào thường dùng các nhóm từ này?
_ Trẫm: Cách xưng hơ của vua.
_ Khanh: Cách vua gọi các quan.
_ Long sàng: Giường của vua.
_ Ngự thiện: Vua dùng bữa.
=> Vua quan triều đình phong kiến thường dùng.
HĐ3: (6')
* Khi sử dụng lớp từ này cần chú ý điều gì? Tại sao?
_ Khi sử dụng cần chú ý: tình huống và hồn cảnh
giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
* Trong các tác phẩm văn thơ tác giả có thể sử dụng
các từ này được khơng? Vậy chúng có tác dụng gì?
_ Có thể sử dụng. Để tơ đậm sắc thái địa phương,
màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách
nhân vật.

* Gọi HS đọc ví dụ/58, tìm từ ngữ địa phương, biệt
ngữ xã hội.
* Trong thực tế có nên sử dụng lớp từ này một cách
tuỳ tiện không? Tại sao?
_ Không nên lạm dụng một cách tuỳ tiện vì nó gây
tối nghĩa và khó hiểu.
* GV gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/58)
HĐ3: (15')
* Bài tập 1:
- Mận: Quả doi.
- Vô: Vào.
- Thơm: Quả dứa.
- Ghe: Thuyền.
- Trái: Quả.
- Ni: này
- Chén: Cái bát.
- Mãng cầu: na …
* Bài tập 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài trong
phần bài học.
* Bài tập 3:
_ Trường hợp (a) dùng từ ngữ địa phương.
_ Các trường hợp còn lại khơng nên dùng từ ngữ địa
phương.
(Phần luyện tập: GV có thể tổ chức cho hs tổ 1,2 sưu
tầm từ đia phương mình, tổ 3 sưu tầm từ địa phương
khác, tổ 4 sưu tầm biệt ngữ xã hội.
- Đại diện tổ trình bày, GV cùng HS nhận xét, chốt
lại kết quả)

III. Sử dụng từ địa phương và

biệt ngữ xã hội:
_ Khi sử dụng cần chú ý: tình
huống và hồn cảnh giao tiếp để
đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

_ Không nên lạm dụng một cách
tuỳ tiện vì nó gây tối nghĩa và khó
hiểu.
* Ghi nhớ3 (SGK/58)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Thống kê một số từ ngữ
địa phương mà em biết.

Bài tập 2: Về nhà làm
Bài tập 3:


4.4 Tổng kết:
Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?
Trả lời: _ Là từ ngữ chỉ dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
Câu 2: Theo em biệt ngữ xã hội là gì?
Trả lời: _ Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với tiết học này:
_ Về nhà học bài. Làm bài tập còn lại.
_ Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ văn có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội
2. Đối với tiết học sau:
_ Soạn bài: “Trợ từ và thán từ”.
+ Đọc kỹ ví dụ và trả lời câu hỏi SGK/69,70

5. Phụ lục:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_________________________________________________________________________
Tuần: 5
Tiết: 18
Ngày dạy: ……

Bài: 5

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
- Hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
* Hoạt động 2:
- Biết đuợc các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1,2:
- Đọc – hiểu, nắm được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
* Hoạt động 3:
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
1.3. Thái độ:
-Ra quyết định: Lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
2. Nội dung học tập:
- Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
- Cách tóm tắt một văn bản tự sự.
- Luyện tập
3. Chuẩn bị:



3.1 Giáo viên: Văn bản tóm tắt (Sách Tư liệu Ngữ Văn 8/56)
3.2 Học sinh: Đọc câu hỏi SGK, trả lời, xem trước bài tập trong VBT
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
(Phân cơng giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản?(4đ)
_ Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì chúng ta cần sử dụng các phương
tiện liên kết.
Câu 2: Có mấy kiểu liên kết?(4đ)
_ Có 2 kiểu liên kết:
+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết.
+ Dùng câu nói.
Câu 3: Hơm nay chúng ta học bài gì?(2 đ)
- HS trả lời, giáo viên vào bài.
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung
HĐ1: (8')
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự
* Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong sự?
tác phẩm tự sự?
_ Sự việc và nhân vật chính. (cốt truyện và nhân vật).

* Ngồi yếu tố quan trọng, tác phẩm cịn có các yếu
tố nào khác?
_ Miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết ...
* Khi tóm tắt tác phẩm tự sự ta dựa vào yếu nào là
chính?
_ Phải dựa vào sự việc tiêu biểu và nhân vật chính.
* Theo em, việc tóm tắt tác phẩm tự sự có mục đích
gì?
_ Kể lại cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung
cơ bản của tác phẩm ấy.
_ Tóm tắt văn bản tự sự là dùng
* Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
lời văn của mình trình bày một
_ Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội cách ngắn gọn, trung thành nội
dung chính của văn bản tự sự.
dung chính của văn bản tự sự đó.
HĐ2: (12')
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
* GV gọi HS đọc văn bản tóm tắt (SGK/60)
1. Những yêu cầu đối với văn
* Nội dung đoạn văn trên nói về văn bản nào? Tại bản tóm tắt:
sao em biết được điều đó?
_ Nói về văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh => Nhờ vào
nhân vật chính và sự việc chính.
_ Ngắn gọn.


* So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của văn bản _ Phản ánh đúng nội dung chính
và nhân vật chính.
có gì khác nhau?

_ Dùng llời văn của người tóm tắt.
_ Nguyên văn truyện dài hơn.
_ Số lượng nhân vật, chi tiết nhiều hơn.
* Hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm
tắt?
_ HS nêu, GV cùng nhận xét.
2. Các bước tóm tắt văn bản:
* Theo em để viết được văn bản tóm tắt trên thì
người viết cần làm những việc gì? Và thực hiện theo _ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản
để nắm nội dung.
trình tự nào?
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính
Giáo viên gợi ý:
và nhân vật chính.
* Người viết có cần đọc văn bản không? Đọc kỹ hay
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo
đọc lướt qua?
trình tự hợp lý.
* Các sự việc trong bản tóm tắt có sát với cốt truyện _ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt
và nhân vật chính khơng?
bằng lời văn của mình.
* Các sự việc trong văn bản tóm tắt có hợp lí chưa?
Ghi nhớ (SGK/61)
III. Luyện tập:
_ HS trình bày, GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ
Bài tập: Tóm tắt văn bản “Bánh
HĐ3: (15')
chưng bánh giầy” khoảng 10
Thảo luận: (5 phút)
dòng.

_ HS thảo luận, trình bày, GV cùng HS nhận xét.
* GV đọc thêm cho HS nghe văn bản tóm tắt “Những
ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng)- (Sách Tư liệu Ngữ
Văn 8/56)
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
_ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với tiết học này:
- Xem lại bài học. học ghi nhớ.
- Tập tóm tắt văn bản đã học.
2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
+ Đọc bài tập và thực hiện theo yêu cầu.
+ Mỗi HS lập sơ đồ tóm tắt văn bản “Lão Hạc”.
5. Phụ lục:

Tuần: 5

Tiết:19

Bài: 5


Ngày dạy:… …

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh

1.1. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học ở tiết 18 để luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
1.2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu, nắm được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Rèn kỹ năng tóm tắt một văn bản tự sự.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức tóm tắt văn bản tự sự sau khi học.
2. Nội dung học tập:
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Xem trước bài tập, tìm ra hướng giải quyết.
Phiếu học tập cho HS viết đoạn văn
3.2 Học sinh: Tập tóm tắt văn bản “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
(Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?(5đ)
Trả lời:. Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn,
trung thành nội dung chính của văn bản tự sự đó.
Câu 2: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?(5đ)
Trả lời: Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.
_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Bài tập 1:
Bài tập 1:
* Giáo viên gọi học sinh đọc phần 1 trong sách giáo Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”
khoa.
ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Áp dụng kỹ thuật mảnh ghép: Vòng1, GV cho HS
thảo luận hai câu hỏi sau: (3’)
Dãy A: Theo em bản tóm tắt trong sách giáo khoa đã
nêu đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc tiêu biểu và
các nhân vật quan trọng của truyện ngắn Lão Hạc
chưa? Nếu có bổ sung thì em sẽ bổ sung những gì?
Trình tự sắp xếp như vậy có hợp lí chưa?


_ Bản tóm tắt đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc,
nhân vật chính.
_ Bổ sung: Ý (g) tách phần “và lão bị ốm một trận
khủng khiếp lên sau ý (a).
+ Ý (d) bổ sung thêm “dù lão rất đau đớn”
_ Trình tự cịn lộn xộn.
Dãy B: Theo em, cách sắp xếp các trình tự sự việc
như thế nào mới hợp lí?
_ Có thể sắp xếp các trình tự sau: b,a,d,c,g,e,i,h,k.
* Vịng 2: Kết hợp hai nhóm ở vịng 1 hình thành
nhóm mới: Em hãy viết lại đoạn văn tóm tắt khoảng
10 dịng? (7’)

_ Học sinh tự viết và đại diện nhóm trình bày, GV
cùng HS nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2:
* Giáo viên: gọi học sinh đọc bài tập 2.
* Theo em nhân vật chính trong “Tức nước vỡ bờ”
là ai?
_ Nhân vật chính trong Tức nước vỡ bờ là chị Dậu.
* Hãy nêu các sự việc tiêu biểu trong “Tức nước vỡ
bờ”?
_ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
_ Chị Dậu đánh lại cai lệ, người nhà Lý trưởng để
bảo vệ anh Dậu.
* Dựa vào văn bản đã học em hãy viết thành một
đoạn văn tóm tắt khoảng 10 dòng?
_ GV hướng dẫn HS về nhà làm.
Bài tập 3:
* Tại sao nói văn bản “Tơi đi học của Thanh Tịnh”
và “Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng” rất khó tóm
tắt?
_ Hai văn bản trên rất khó tóm tắt vì đó là những văn
bản trữ tình. Chủ yếu miêu tả những diễn biến trong
đời sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc để kể
lại.

Bài tập 2:
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” ngắn gọn (khoảng 10 dịng).

Bài tập 3:


4.4. Tổng kết:
Câu 1: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
_ Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản để nắm nội dung.
_ Bước 2: Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
_ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lý.


_ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với tiết học này:
_ Xem lại cách tóm tắt văn bản tự sự.
2. Đối với tiết học sau: _ Soạn bài: Trả bài viết tập làm văn số 1.
+ Xem lại đề bài và lập dàn ý cho đề văn.
5. Phụ lục:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_________________________________________________________________________
Tuần: 5 Tiết:20
Ngày dạy: ……

Bài:5

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự và kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự.
1. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.
- Biết cách sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải.
1. 3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải.
2. Nội dung học tập:
- Biết cách sửa chữa các lỗi mắc phải trong quá trình làm bài.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa.
3.2 Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề văn đã làm.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
(Phân cơng giúp học sinh vắng nếu có)
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra trong quá trình trả bài kiểm tra.
4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung


HĐ1:
* Nhắc lại đề kiểm tra?
_ HS nhắc – GV ghi lên bảng.
* Đề thuộc thể loại gì?
_ Tự sự.
* Đề yêu cầu gì?
_ Kể về ngày khai trường để lại ấn tượng trong lòng.
HĐ2:

* GV nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
Nội dung: HS nắm được yêu cầu và thể loại của đề
bài. Các em biết chọn ngày khai trường đầu tiên để
lại ấn tượng trong lịng. Có em biết bộc lộ cảm xúc
chân thật.
Hình thức : Trình bày sạch đẹp.
2. Khuyết điểm:
Nội dung: Đa số các em cịn chưa nêu lên được
cảm tưởng của mình về kỉ niệm ngày khai trường.
_ Một số em kể dài dòng nhưng chưa xác định ngày
khai trường vào năm học lớp mấy, bài làm lan man
không rõ ràng.
_ Bài viết sơ sài, qua loa, khơng đầu tư.
Hình thức: Viết chữ cịn cẩu thả, sai lỗi chính tả.
_ Bài viết chưa mạch lạc, không liên kết.
HĐ3:
GV phát bài và công bố điểm.
Lớp
Trên Trung bình
Dưới Trung bình
8A1
8A2
8A3
8A4
HĐ4:
GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài
GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 11-12.
HĐ5:
GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, diễn

đạt) và sửa lại.
VD: (lỗi chính tả)
Ngồi iêm
ngồi im; ngơ ngát
ngơ ngác
Độc chử
đọc chữ ; mạnh dạng
mạnh dạn
Giản bài
giảng bài …
VD: (lỗi diễn đạt)
_ Hằng năm lá rụng cuối thu rơi xuống trường đó là
lúc cổng trường mở ra báo hiệu đến lúc khai trường.
Hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá bắt đầu rơi

I. Đề - tìm hiểu đề:
Em hãy kể lại kỷ niệm về ngày
khai trường để lại ấn tượng sâu sắc
nhất trong lòng em.

II. Nhận xét ưu - khuyết điểm:

III. Phát bài và công bố điểm:

IV. Lập dàn bài:

V. Sửa lỗi và đọc bài văn hay:
GV đọc bài văn hay và rút kinh
nghiệm cho cả lớp.
8A1:

8A2:
8A3:
8A4:


nhiều cũng là lúc báo hiệu đến ngày khai trường. …
HĐ6:
_ Lập sổ tay Ngữ Văn (sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, VI. Hướng khắc phục:
ghi câu văn, đoạn văn hay…)
_ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho
bản thân.
_ Học cách viết văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
4.4 Tổng kết:
GV nhắc lại các lỗi học sinh cần tránh ở bài viết sau.
4.5. Hướng dẫn học tập:
1. Đối với tiết học này:
Xem lại bài làm, sửa lỗi.
Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân.
2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị: “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.
+ Đọc các câu hỏi trong SGK suy nghĩ hướng trả lời.
+ Soạn bài trong VBT.
+ Tìm đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
5. Phụ lục:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×