Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện chợ rẫy thành phố hồ chí minh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH THÚY

TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hà Nội, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH THÚY

TUÂN THỦ BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ANH BÍCH



Hà Nội, Năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy, cô Trường Đại
học Y tế công cộng đã nỗ lực truyền đạt cho tôi về kiến thức chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp làm nền tảng để tơi có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Thầy và Cô hướng dẫn đã
tận tình hướng dẫn và góp ý chi tiết cho tơi để hồn thành luận văn này.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, tập thể đội ngũ nhân
viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi tôi tiến hành nghiên cứu đã tạo
điều kiện tốt nhất, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, người thân,
các anh chị học viên lớp Thạc sỹ Quản lý bệnh viện K11 đã luôn quan tâm, động
viên, chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn
thiện nghiên cứu này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Học viên

Phạm Thanh Thúy


ii

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................4
1.1.1. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật ..........................................................................4
1.1.2. Phân loại ca phẫu thuật ....................................................................................5
1.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật .............6
1.2.1. Giảm tỷ lệ biến chứng, tử vong sau phẫu thuật ................................................6
1.2.2. Giảm tỷ lệ thực hiện sai lỗi tại các giai đoạn của ca phẫu thuật .....................7
1.2.3. Giảm tỷ lệ yêu cầu bồi thường thiệt hại sau phẫu thuật ...................................7
1.3. Các giai đoạn thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật .................................8
1.3.1. Giai đoạn tiền mê ..............................................................................................8
1.3.2. Giai đoạn trước khi rạch da ............................................................................10
1.3.3. Giai đoạn trước khi người bệnh rời phòng phẫu thuật...................................11
1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật .......12
1.4.1. Nội dung và quy trình thực hiện bảng kiểm ....................................................12
1.4.2. Nhận thức và sự phối hợp của đội ngũ NVYT khi triển khai ..........................13
1.4.3. Cơ chế theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện ............................................14
1.5. Các nghiên cứu về tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật ........................14
1.5.1. Đánh giá việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật .................................14
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật ........17
1.6. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ..................................................................19
KHUNG LÝ THUYẾT ...........................................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................21
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................21
2.1.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................22


iii


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................22
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...............................................................22
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................22
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................24
2.5.1. Thủ tục hành chính tại bệnh viện ....................................................................24
2.5.2. Thu thập số liệu định lượng.............................................................................24
2.5.3. Thu thập số liệu định tính................................................................................25
2.6. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................25
2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ................................................................25
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính.....................................................................25
2.7. Tiêu chí đánh giá ..............................................................................................25
2.8. Cơng cụ thu thập số liệu ..................................................................................27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................27
2.9.1. Số liệu định lượng ...........................................................................................27
2.9.2. Số liệu định tính ..............................................................................................27
2.10. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
3.1. Thông tin chung về các ca phẫu thuật............................................................29
3.2. Tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật .......................................................30
3.2.1. Giai đoạn tiền mê ............................................................................................30
3.2.2. Giai đoạn trước rạch da..................................................................................33
3.2.3. Giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật ...........................35
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ bảng kiểm an tồn phẫu thuật ......39
3.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về NVYT ...........................................................................39
3.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến ca phẫu thuật .......................................................40
3.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện......................................................................42



iv

3.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm ca phẫu thuật với việc tuân thủ bảng kiểm ATPT
...................................................................................................................................45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................47
4.1. Tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật của NVYT ....................................47
4.1.1. Tuân thủ bảng kiểm ATPT ở giai đoạn tiền mê ..............................................47
4.1.2. Tuân thủ bảng kiểm ATPT ở giai đoạn trước rạch da ....................................49
4.1.3. Tuân thủ bảng kiểm ATPT ở giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phòng
phẫu thuật ..................................................................................................................50
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tn thủ bảng kiểm an tồn phẫu thuật
...................................................................................................................................51
4.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về NVYT ...........................................................................52
4.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến ca phẫu thuật .......................................................53
4.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện......................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................65
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................70
PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................72
PHỤ LỤC 4 ..............................................................................................................74


v

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU


Hình 1.1. Bảng kiểm an tồn phẫu thuật (nguồn WHO, 2009) ..................................5
Hình 1.2. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại BV Chợ Rẫy ........................................20
Bảng 3.1. Thông tin chung về các ca phẫu thuật ......................................................29
Bảng 3.2. Có tuân thủ thực hiện các bước theo nội dung bảng kiểm ở giai đoạn tiền
mê ..............................................................................................................................30
Bảng 3.3. Tỷ lệ hoàn thành việc ghi chép trên bảng kiểm ATPT ở giai đoạn tiền mê
...................................................................................................................................32
Bảng 3.4. Có tuân thủ thực hiện các bước theo nội dung bảng kiểm ở giai đoạn
trước khi rạch da........................................................................................................33
Bảng 3.5. Tỷ lệ hoàn thành việc ghi chép trên bảng kiểm ở giai đoạn trước khi rạch
da ...............................................................................................................................34
Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ thực hiện các bước theo nội dung bảng kiểm ở giai đoạn
trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật ......................................................36
Bảng 3.7. Tỷ lệ hoàn thành việc ghi chép trên bảng kiểm ở giai đoạn trước khi
người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật ......................................................................37
Bảng 3.8. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm ATPT qua 3 giai đoạn ............................38


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASA

Phân loại bệnh nhân theo tiêu chuẩn của Hiệp hội gây mê hồi sức Mỹ
(American Society of Anesthesiologist)

ATPT

An toàn phẫu thuật


BKAT

Bảng kiểm an toàn

BV

Bệnh viện

CTCH

Chấn thương chỉnh hình

ĐD

Điều dưỡng

GMHS

Gây mê hồi sức

KTV

Kỹ thuật viên

NB

Người bệnh

NKQ


Nội khí quản

NVYT

Nhân viên y tế

PTV

Phẫu thuật viên

RHM

Răng hàm mặt

TMH

Tai mũi họng

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Bảng kiểm an tồn phẫu thuật do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát triển năm
2009 gồm có 14 tiêu chí, được chia theo 3 giai đoạn: tiền mê, trước khi rạch da và
trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật. Việc tuân thủ đúng các bước trong
bảng kiểm là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ sai sót của phẫu thuật, và điều
này đã được minh chứng qua các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
Đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang phân tích, kết hợp định lượng và
định tính. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trước thơng qua q trình quan sát
trực tiếp 113 ca phẫu thuật nhằm đánh giá việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu
thuật của NVYT; nghiên cứu định tính được thực hiện sau thông qua 06 cuộc phỏng
vấn sâu và 02 cuộc thảo luận nhóm nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới
việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật của NVYT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 81,4% NVYT tuân thủ thực hiện các bước
theo nội dung bảng kiểm, trong đó: tuân thủ ở giai đoạn tiền mê là 85%, giai đoạn
trước khi rạch da là 94,7% và giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phịng phẫu
thuật là 92,9%. Có 89,4% NVYT tn thủ việc ghi nhận đầy đủ thông tin trên bảng
kiểm, trong đó: tuân thủ của giai đoạn tiền mê là 93,8%, tuân thủ của giai đoạn
trước khi rạch da là 94,7%, tuân thủ ở giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi
phịng phẫu thuật là 95,6%. Khơng có sự khác biệt về đặc điểm ca phẫu thuật với
tuân thủ thực hiện các bước theo nội dung bảng kiểm và tuân thủ ghi chép đầy đủ
thơng tin trên bảng kiểm.
Có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thực hiện bảng kiểm. Các yếu
tố thuộc về NVYT có ảnh hưởng theo xu hướng tích cực như: Trình độ chun mơn
cao; Thâm niên công tác lâu năm; Kiến thức về thực hành bảng kiểm tốt; Nhận thức
cao về tuân thủ thực hiện bảng kiểm. Các yếu tố liên quan đến ca phẫu thuật có ảnh
hưởng theo xu hướng tiêu cực như: Thời gian hoàn thành bảng kiểm cho ca phẫu
thuật dài; Thời gian thực hiện ca phẫu thuật lớn hơn 4 giờ; Loại ca phẫu thuật phức
tạp. Các yếu tố thuộc về bệnh viện có ảnh hưởng theo xu hướng tích cực như: Sự
quan tâm sâu sát của lãnh đạo bệnh viện/khoa; Giảm tải của các ca phẫu thuật tại
cùng thời điểm; Quy trình và cơng cụ thực hiện được chuẩn hóa và rõ ràng; Tập
huấn kiến thức thực hành bảng kiểm thường xuyên; Cơ chế kiểm tra, giám sát được

duy trì và kịp thời.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảng kiểm an toàn phẫu thuật (surgical safety checklist) do Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) phát triển năm 2009 gồm có 14 tiêu chí, được chia theo 3 giai đoạn
chính là: tiền mê, trước khi rạch da và trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu
thuật. Bảng kiểm này được phát triển nhằm mục đích đảm bảo sự an tồn trong q
trình phẫu thuật và giảm tỉ lệ tử vong khơng đáng có do phẫu thuật và các biến
chứng liên quan (1).
Biến chứng phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong
và cũng là gánh nặng tài chính lớn cho bệnh nhân và ngành y tế. Hơn 234 triệu ca
phẫu thuật được thực hiện hàng năm trên toàn thế giới và các biến chứng xảy ra
trong khoảng từ 3-16% các ca phẫu thuật (2). Tuy nhiên, ước tính ít nhất một nửa số
lượng biến chứng có thể tránh khỏi được nhờ tuân thủ việc thực hiện bảng kiểm an
toàn phẫu thuật (3,4).
Việc tuân thủ đúng các bước của quy trình trong bảng kiểm là rất quan trọng
để giảm thiểu nguy cơ sai sót của phẫu thuật, chủ yếu tập trung vào xác định bệnh
nhân, vị trí mổ và phương pháp mổ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sử
dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật mang lại kết quả tích cực. Nghiên cứu của
Lindsay A.B (5) tại bệnh viện ở Mỹ về báo cáo sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu
thuật và thực hiện chương trình huấn luyện ê kíp phẫu thuật sẽ làm giảm tỷ lệ biến
chứng trong vòng 30 ngày. Một nghiên cứu khác trên 3.955 bệnh nhân tại 8 bệnh
viện ở Canada của Alex B.H. (6) cho thấy sử dụng bảng kiểm giúp giảm tỷ lệ tử
vong từ 1,5% xuống 0,8%. Ở Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về đánh giá kết
quả áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật ví dụ nghiên cứu của Võ Văn Tuấn (7)
khi áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật trên 782 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Khánh Hòa cho kết quả tuân thủ không cao, nghiên cứu của Huỳnh Thanh

Phong (8) tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP. HCM cho thấy tỷ lệ hoàn thành bảng
kiểm an toàn phẫu thuật ở cả 3 giai đoạn là 83%.
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa xếp hạng đặc biệt, tuyến
kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện hiện có


2

hơn 3.300 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số
người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.779 người, số lượng người bệnh ngoại trú
khám bệnh tại khoa Khám bệnh trung bình 5.400 lượt người/ngày. Dựa trên khuyến
cáo của Sở Y tế TP. HCM về sử dụng công cụ nhằm đảm bảo an tồn cho người
bệnh trong phẫu thuật theo Cơng văn số 8387/SYT-NVY năm 2016 là bảng kiểm an
toàn người bệnh trong phẫu thuật (9), lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm và tăng
cường đảm bảo an toàn cho người bệnh trong phẫu thuật nhằm giảm tỷ lệ tai biến,
biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
Việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại các cơ sở y tế ở Việt Nam
nói chung và TP. HCM nói riêng ngày càng được quan tâm, trong đó Bệnh viện
Chợ Rẫy triển khai áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật bắt đầu từ năm 2017.
Theo thống kê của phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện, tỷ lệ nhân viên y tế
(NVYT) tuân thủ bảng kiểm được ghi nhận trong năm 2017 là 89%, trong đó một
số nội dung chưa thực hiện tốt như: chưa điền đầy đủ những thông tin trong phần
hành chính, nhận bệnh nhân mổ, ngay trước khi gây mê; chưa đánh dấu trước các
mục ở trong phần trước khi bệnh nhân rời phòng mổ. Vậy thực trạng tuân thủ bảng
kiểm an toàn phẫu thuật của NVYT tại từng giai đoạn (tiền mê, trước khi rạch da,
trước khi người bệnh rời phịng phẫu thuật) như thế nào, có sự khác biệt hay không?
Những yếu tố nào tác động dẫn đến việc NVYT chưa hoàn thiện các nội dung của
bảng kiểm?. Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
“Tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh
hưởng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá sự tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế tại
Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu
thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2020.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
1.1.1.1. An toàn phẫu thuật
Phẫu thuật (surgical) là một hành động cơ học tác động/ can thiệp vào tổ chức
hoặc cơ quan của con người do đội ngũ NVYT thực hiện với mục đích để chẩn
đoán và điều trị bệnh, làm giảm bớt khuyết tật và giảm nguy cơ tử vong do các tình
trạng thơng thường (10).
An toàn phẫu thuật và việc tuân thủ đúng các quy trình thực hiện ca phẫu
thuật, khơng gây ra các tác dụng phụ, không để lại biến chứng, đảm bảo an toàn/
cứu sống người bệnh sau phẫu thuật (10).
WHO đã thực hiện một số sáng kiến toàn cầu và khu vực để giải quyết vấn đề
an toàn phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh được phẫu thuật trên toàn
thế giới bằng cách xác định một bộ tiêu chuẩn an tồn cốt lõi có thể áp dụng ở tất cả
các quốc gia thành viên của WHO. Bốn lĩnh vực có thể cải thiện đáng kể sự an tồn

của phẫu thuật bao gồm: phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ, gây mê an toàn, đội phẫu
thuật an toàn và đo lường dịch vụ phẫu thuật (10).
1.1.1.2. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
Bảng kiểm an toàn phẫu thuật (surgical safety checklist) do WHO phát triển
năm 2009 gồm 14 tiêu chí và được phân thành 3 giai đoạn chính là tiền mê, trước
khi rạch da và trước khi người bệnh rời khỏi phịng phẫu thuật (Hình 1.1) (1). Bảng
kiểm này là cơng cụ giúp đội ngũ NVYT đảm bảo các yêu cầu an tồn trong q
trình phẫu thuật, giảm tỷ lệ biến chứng liên quan và tử vong trong quá trình phẫu
thuật.


5

Hình 1.1. Bảng kiểm an toàn phẫu thuật (nguồn WHO, 2009)
1.1.2. Phân loại ca phẫu thuật
Theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế thì việc
phân loại phẫu thuật, thủ thuật dựa trên các điều kiện: (i) Mức độ khó và phức tạp
của phẫu thuật, thủ thuật; (ii) Mức độ nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh;
(iii) Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ
thuật; (iv) Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật; (v) Thời gian thực
hiện phẫu thuật, thủ thuật (11).
Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt
-

Rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, phần lớn
được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.

-

Phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.



6

-

Số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo đúng quy định của Thông tư số
50/2014/TT-BYT.

-

Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.
Phẫu thuật, thủ thuật loại I

-

Khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, phần lớn
được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến
tỉnh.

-

Phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.

-

Số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định của Thông tư số
50/2014/TT-BYT.

-


Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.
Phẫu thuật, thủ thuật loại II

-

Mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.

-

Phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.

-

Số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định của Thông tư số
50/2014/TT-BYT.

-

Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.
Phẫu thuật, thủ thuật loại III

-

Mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.

-

Phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.


-

Số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định của Thơng tư số
50/2014/TT-BYT.

-

Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.

1.2. Tầm quan trọng của việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật
1.2.1. Giảm tỷ lệ biến chứng, tử vong sau phẫu thuật
Việc thực hành rộng rãi và tuân thủ các bước của bảng kiểm an toàn phẫu
thuật giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sau mổ. Điều này đã được chứng minh
qua kết quả của một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Weiser. TG và Haynes
A.B. (12) cho thấy biến chứng sau mổ giảm 36% khi sử dụng bảng kiểm; nghiên
cứu của Sewell.M. (13) cho thấy biến chứng sau mổ giảm 11%, giảm tỷ lệ tử vong


7

16%; tỷ lệ giảm này được tác giả lý giải nguyên nhân một phần là do NVYT ban
đầu không thực hiện bảng kiểm vì cho rằng nó dư thừa và gây chậm trễ thời gian
thực hiện ca phẫu thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Van Klei WA. (14) cho thấy
giảm tỷ lệ tử vong khoảng 9%. Ngoài ra, nghiên cứu của Takala RSK. (15) cũng đã
chứng minh tỷ lệ biến chứng và tử vong giảm có mối tương quan với việc gia tăng
mức độ tuân thủ thực hiện bảng kiểm.
1.2.2. Giảm tỷ lệ thực hiện sai lỗi tại các giai đoạn của ca phẫu thuật
Nghiên cứu của Panesar SS. (16) đã chỉ ra rằng việc sử dụng bảng kiểm an
toàn phẫu thuật giúp làm giảm tỷ lệ phẫu thuật sai vị trí, là một sự cố khơng bao giờ
được phép xảy ra trong bối cảnh phẫu thuật bởi nếu xảy ra nó có thể dẫn đến những

hậu quả to lớn. Việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật sẽ làm giảm khả năng
phẫu thuật sai vị trí nhờ các tiêu chí cần phải kiểm tra trong bảng kiểm như đánh
dấu vị trí mổ và hiển thị hình ảnh kỹ thuật số.
Viện Hàn lâm chỉnh hình Mỹ (American Association of Orthopedic
Surgeons - AAOS) khuyến cáo sử dụng bảng kiểm để xác nhận các hình ảnh Xquang đúng và do đó là vị trí phẫu thuật chính xác. AAOS cũng ủng hộ việc đánh
dấu rõ ràng vị trí phẫu thuật bởi phẫu thuật viên. Người ta cho rằng phẫu thuật sai vị
trí là do giao tiếp kém giữa NVYT thực hiện ca phẫu thuật và thiếu xác nhận vị trí
phẫu thuật trong phòng mổ. Bảng kiểm hoạt động như một cơng cụ kiểm tra chéo và
do đó có thể làm giảm khả năng phẫu thuật sai vị trí.
1.2.3. Giảm tỷ lệ yêu cầu bồi thường thiệt hại sau phẫu thuật
Việc đảm bảo kết quả phẫu thuật an tồn sẽ khơng xảy ra các trường hợp yêu
cầu phải bồi thường thiệt hại từ người bệnh và gia đình người bệnh. Nghiên cứu của
De Vries EN. (17) đã chỉ ra một số yếu tố dẫn đến sự cố và khiếu nại đã được xác
định bao gồm đánh giá kém, trí nhớ kém và giao tiếp kém, không sử dụng các giao
thức và thiếu trang thiết bị sẽ được khắc phục nếu tuân thủ việc sử dụng bảng kiểm
phẫu thuật, giúp làm giảm tỷ lệ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong, và do đó làm giảm số
lượng các yêu cầu bồi thường thiệt hại.


8

1.3. Các giai đoạn thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật
Bảng kiểm an toàn phẫu thuật được WHO phát triển gồm 14 tiêu chí, được
chia thành 3 giai đoạn bao gồm tiền mê, trước khi rạch da và trước khi người bệnh
rời khỏi phòng phẫu thuật (1).
1.3.1. Giai đoạn tiền mê
Những biện pháp kiểm tra an toàn phải được hoàn tất trước khi bắt đầu tiến
hành gây mê nhằm xác nhận tình trạng diễn biến an tồn. Việc này địi hỏi ít nhất
phải có sự có mặt của bác sĩ gây mê và điều dưỡng. Người phụ trách bảng kiểm có
thể hồn tất phần này ngay một lúc hoặc theo trình tự, tùy theo quá trình chuẩn bị

gây mê, cụ thể:
1.3.1.1. Người phụ trách bảng kiểm đã xác nhận nhân dạng, vùng mổ, thủ thuật và
đồng ý phẫu thuật của người bệnh?
Người phụ trách bảng kiểm xác nhận nhân dạng người bệnh, loại thủ
thuật/phẫu thuật dự kiến, vùng mổ và ý kiến đồng ý phẫu thuật của người bệnh.
Bước này là cần thiết để đảm bảo rằng không phẫu thuật nhầm người bệnh hoặc
thực hiện sai thủ thuật. Khi người bệnh khơng thể xác nhận thì một người giám hộ
hoặc thành viên gia đình có thể đảm nhiệm vai trị này. Nếu khơng có người trong
gia đình hoặc nếu bước này bị bỏ qua thì phải thống nhất ý kiến của tất cả NVYT
của ca phẫu thuật trước khi tiến hành.
1.3.1.2. Vùng mổ có được đánh dấu khơng?
Người phụ trách bảng kiểm cần phải xác nhận rằng bác sĩ phẫu thuật người
tiến hành ca phẫu thuật đã đánh dấu vị trí mổ (thường bằng bút) trong những trường
hợp có liên quan đến những vị trí có ở cả hai bên (bên trái và bên phải) hoặc phối
hợp hoặc nhiều lớp, tầng (ví dụ một ngón tay, ngón chân cụ thể, tổn thương da, đốt
sống). Việc đánh dấu phải nhất quán trong tất cả các trường hợp, là cơ sở để xác
nhận đúng thủ thuật và đúng chỗ cần phẫu thuật.
1.3.1.3. Việc kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê có hoàn tất khơng?
Người phụ trách bảng kiểm hồn thành bước này bằng cách hỏi bác sĩ/ kỹ
thuật viên gây mê để xác nhận hoàn thành việc kiểm tra an toàn gây mê, bao gồm:


9

sự kiểm tra chính thức thiết bị gây mê, mạch, nhịp thở, thuốc và nguy cơ của người
bệnh khi gây mê trước mỗi ca phẫu thuật.
1.3.1.4. Máy đo bão hòa oxy trong máu có gắn trên người bệnh và hoạt động bình
thường khơng?
Người phụ trách thực hiện bảng kiểm cần phải xác nhận rằng thiết bị đo độ
bão hòa oxy trong máu được gắn trên người bệnh và hoạt động bình thường trước

khi tiến hành gây mê. Tốt nhất là đặt thiết bị này ở chỗ dễ quan sát cho cả nhóm
NVYT tham gia ca phẫu thuật. Một hệ thống âm thanh cũng cần phải sử dụng để
cảnh báo cho cả nhóm về mạch và nồng độ oxy. Trong những trường hợp cấp cứu
để giữ tính mạng hoặc các bộ phận cơ thể, thì có thể bỏ qua u cầu này nhưng
trong những tình huống như vậy, tất cả NVYT của ca phẫu thuật phải thống nhất về
sự cần thiết khi thực hiện phẫu thuật.
1.3.1.5. Người bệnh có tiền sử dị ứng không?
Người phụ trách bảng kiểm cần phải trực tiếp làm việc này và đặt hai câu hỏi
cho bác sĩ/ kỹ thuật viên gây mê: liệu người bệnh có tiền sử dị ứng khơng và nếu có
thì là loại dị ứng gì?. Và cả ê kip phẫu thuật cần phải trao đổi thông tin về vấn đề
này với nhau.
1.3.1.6. Người bệnh có khó thở/ vấn đề về hít thở hay không?
Người phụ trách bảng kiểm cần xác nhận bằng lời rằng cả nhóm NVYT tham
gia ca phẫu thuật đã đánh giá khách quan đường thở của người bệnh.
Nguy cơ về khả năng hít thở phải được đánh giá như là một phần của đánh
giá đường thở. Nguy cơ này giảm đi khi điều chỉnh kế hoạch gây mê ví dụ sử dụng
kỹ thuật gây mê nhanh và bố trí người hỗ trợ giúp sử dụng thiết bị gây áp suất hình
cong trong suốt quá trình gây mê. Đối với người bệnh phát hiện có biểu hiện khó
thở hoặc nguy cơ liên quan đến việc hít thở, việc bắt đầu gây mê chỉ được thực hiện
khi bác sĩ gây mê xác nhận rằng đã có đủ các thiết bị và sự hỗ trợ cần thiết bên cạnh
giường bệnh.
1.3.1.7. Người bệnh có nguy cơ mất máu trên 500 ml (7 ml/kg ở trẻ em) khơng?
Trong khâu kiểm tra an tồn này, người phụ trách bảng kiểm hỏi nhóm gây
mê liệu người bệnh có nguy cơ mất hơn một nữa lít máu trong suốt quá trình phẫu


10

thuật không nhằm đảm bảo rằng nguy cơ này được ghi nhận và có sự chuẩn bị để
đối phó. Việc chuẩn bị và hồi sức đầy đủ có thể làm giảm hậu quả một cách đáng

kể.
Bác sĩ phẫu thuật có thể không thường xuyên trao đổi với bác sĩ gây mê và
nhóm điều dưỡng về nguy cơ mất máu. Do vậy, nếu bác sĩ gây mê không biết về
nguy cơ mất máu trong ca phẫu thuật thì người này cần phải trao đổi về nguy cơ này
với bác sĩ phẫu thuật trước khi ca mổ được tiến hành. Bên cạnh đó, cả nhóm cần
phải xác nhận có đủ dịch hoặc máu để hồi sức cấp cứu. Lưu ý cần bác sĩ phẫu thuật
phải tiên lượng lại lượng máu sẽ mất trước khi rạch da. Đây là một bước kiểm tra an
toàn thứ hai khẳng định kết quả đánh giá trước đó do bác sĩ gây mê và điều dưỡng
thực hiện.
1.3.2. Giai đoạn trước khi rạch da
Trước khi rạch vết da đầu tiên, nhóm NVYT tham gia ca phẫu thuật cần phải
tạm ngừng một chút để xác nhận rằng các biện pháp kiểm tra an toàn cơ bản đã
được thực hiện. Những biện pháp kiểm tra này được cả nhóm cùng tham gia thực
hiện.
1.3.2.1. Xác nhận tất cả các thành viên giới thiệu tên và nhiệm vụ
Các thành viên trong nhóm phẫu thuật có thể thay đổi thường xuyên, do đó
việc kiểm sốt những tình huống rủi ro địi hỏi rằng tất cả các thành viên trong
nhóm phải biết nhiệm vụ của nhau cũng như vai trò và khả năng của từng người.
Người phụ trách ca phẫu thuật cần phải yêu cầu mỗi người tham gia phải giới thiệu
tên và nhiệm vụ của mình.
1.3.2.2. Xác nhận tên người bệnh và chỗ sẽ tiến hành rạch da
Người phụ trách thực hiện bảng kiểm hoặc một thành viên khác trong nhóm
phẫu thuật sẽ xác nhận bằng lời tên của người bệnh, loại phẫu thuật sẽ tiến hành và
vùng mổ; việc xác nhận tên người bệnh nhằm tránh phẫu thuật nhầm người, nhầm
vị trí. Nếu người bệnh còn tỉnh táo, tiếp tục xác nhận với người bệnh về những
thông tin tương tự.
1.3.2.3. Kháng sinh dự phịng có được thực hiện trong vịng 60 phút gần đây
không?



11

Nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng do phẫu thuật, người phụ trách sẽ hỏi liệu
người bệnh đã dùng kháng sinh dự phòng trong vòng 1 giờ chưa. Thành viên chịu
trách nhiệm cho người bệnh dùng kháng sinh thường là bác sĩ/ kỹ thuật viên gây
mê, phải xác nhận bằng lời về việc này. Nếu chưa có kháng sinh dự phịng thì phải
cho dùng ngay lúc này, trước khi rạch da. Nếu kháng sinh dự phòng đã được cho
dùng trước 60 phút, nhóm phẫu thuật có thể cân nhắc bổ sung liều kháng sinh cho
người bệnh. Nếu như kháng sinh dự phịng được cho là khơng phù hợp (ví dụ
trường hợp không rạch ra, trường hợp bị nhiễm trùng và người bệnh đã dùng kháng
sinh để điều trị), đánh dấu vào ô “không áp dụng” khi cả nhóm xác nhận việc này.
1.3.2.4. Tiên lượng các biến cố
Nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin về người bệnh phẫu thuật, người phụ
trách bảng kiểm sẽ tổ chức một buổi thảo luận nhanh giữa bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ
gây mê và điều dưỡng về những nguy cơ chính và kế hoạch phẫu thuật. Việc trao
đổi nhóm phẫu thuật có thể tiến hành một cách đơn giản bằng những câu hỏi cụ thể
đặt ra cho mỗi thành viên trong nhóm. Trật tự các vấn đề thảo luận không quan
trọng nhưng mỗi người phải cung cấp những thông tin, lo ngại nhất định.
-

Đối với phẫu thuật viên: những bước cơ bản hoặc đột xuất là gì? Thời gian
cho ca phẫu thuật là bao lâu? Tiên lượng mất máu là bao nhiêu?

-

Đối với bác sĩ gây mê: có vấn đề gì đặc biệt liên quan đến người bệnh
khơng?

-


Đối với nhóm điều dưỡng: đã xác nhận tình trạng vơ khuẩn chưa (xem các
chỉ số)? Có vấn đề gì về thiết bị khơng?

-

Hình ảnh thiết yếu có được hiển thị không?

1.3.3. Giai đoạn trước khi người bệnh rời phịng phẫu thuật
Những biện pháp kiểm tra an tồn này cần phải được hoàn tất trước khi
chuyển người bệnh ra khỏi phịng phẫu thuật. Việc kiểm tra có thể do điều dưỡng,
bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê thực hiện và phải hoàn thành trước khi bác sĩ
phẫu thuật rời phịng mổ. Nó có thể diễn ra đồng thời với q trình đóng vết thương.
1.3.3.1. Điều dưỡng ghi lại bằng văn bản
Tên của phương pháp phẫu thuật


12

Câu hỏi xác nhận có thể là: “Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật/phẫu thuật gì?”
hoặc xác nhận “Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật X có đúng khơng?”
Hoàn thành việc kiểm tra kim tiêm, gạc phẫu thuật và dụng cụ
Điều dưỡng phụ trách vệ sinh, thu dọn cần phải xác nhận bằng lời việc hoàn
tất kiểm kê băng gạc, kim tiêm lần cuối. Trong những trường hợp phẫu thuật hốc
mở, việc kiểm tra dụng cụ vẫn cần phải được xác nhận đã hồn thành. Nếu việc
kiểm tra khơng được đối chiếu hợp lý, cả nhóm phải được cảnh báo và phải có
những biện pháp khắc phục.
Dán nhãn bệnh phẩm (đọc to nhãn bệnh phẩm bao gồm cả tên người
bệnh)
Người phụ trách cần xác nhận việc dán nhãn bệnh phẩm thu được trong quá
trình phẫu thuật là đúng bằng cách đọc to tên người bệnh, mô tả bệnh phẩm và bất

cứ dấu hiệu định hướng nào.
Có vấn đề gì về dụng cụ cần giải quyết
Người phụ trách bảng kiểm cần phải đảm bảo rằng những vấn đề về trang
thiết bị nảy sinh trong q trình phẫu thuật được cả nhóm phát hiện.
1.3.3.2. Đối với bác sĩ phẫu thuật, gây mê và điều dưỡng
Những vấn đề chính về phục hồi và xử trí người bệnh này là gì?
Bác sĩ phẫu thuật, gây mê và điều dưỡng cần đánh giá quá trình hồi phục hậu
phẫu và kế hoạch xử trí tập trung cụ thể vào những vấn đề về gây mê hoặc trong khi
phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến người bệnh. Mục đích của bước thực hiện này là
nhằm chuyển tải một cách hiệu quả và phù hợp những thông tin quan trọng cho cả
nhóm.
1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật
Theo WHO (2009), để thực hiện việc bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật cần
phải lưu ý đến một số vấn đề [28]:
1.4.1. Nội dung và quy trình thực hiện bảng kiểm
Nội dung: Bảng kiểm cần phải ngắn gọn, giải quyết những vấn đề quan trọng
mà các biện pháp kiểm tra an toàn khác chưa xử lý được. Mỗi giai đoạn của bảng
kiểm nên có từ 5 đến 9 tiêu chí là phù hợp nhất.


13

Thời gian thực hiện: Việc thực hiện mỗi phần của bảng kiểm không nên kéo
dài quá một phút. Trong khi việc cố tạo ra một bảng kiểm toàn diện là một điều thôi
thúc, yêu cầu gắn bảng kiểm vào trong hoạt động chăm sóc phải đảm bảo cân bằng
với mong muốn này.
Dễ thực hiện: Mỗi mục nội dung trong bảng kiểm phải gắn với một hành động
thực tế, cụ thể. Những nội dung khơng có liên quan tới một hành động cụ thể sẽ gây
nhiễu giữa các thành viên nhóm phẫu thuật liên quan tới những gì họ cần phải thực
hiện.

Thử nghiệm: Trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi một bảng kiểm đã hiệu
chỉnh, nó cần phải được thử nghiệm tại một cơ sở nào đó. Phản hồi thực tế từ những
nhà lâm sàng là cần thiết đối với sự phát triển thành công một bảng kiểm và việc
lồng ghép nó vào trong quy trình chăm sóc.
1.4.2. Nhận thức và sự phối hợp của đội ngũ NVYT khi triển khai
Ðể tiến hành bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật, một người phải có trách
nhiệm thực hiện những biện pháp kiểm tra an toàn theo danh mục. Người phụ trách
bảng kiểm theo phân công này thường là một điều dưỡng chạy ngồi nhưng cũng có
thể là bất cứ một nhân viên lâm sàng nào trong ca phẫu thuật.
Sự cam kết bởi tất cả những thành viên lâm sàng tham gia thực hiện ca phẫu
thuật là điều cốt yếu. Bắt đầu tạo sự ủng hộ bằng cách huy động sự tham gia của các
nhà lâm sàng, những người có xu hướng hỗ trợ nhất bao gồm càng nhiều các đồng
nghiệp từ các khoa lâm sàng (phẫu thuật, gây mê, điều dưỡng) càng tốt. Xác định
một nhóm nịng cốt những nguời quan tâm tới bảng kiểm trong khi tìm cách huy
động sự tham gia của ít nhất một thành viên của mỗi khoa lâm sàng khác. Ở giai
đoạn ban đầu này, cộng tác với những người quan tâm thay vì cố thuyết phục người
có quan điểm chống lại. Cùng huy động sự tham gia của lãnh đạo bệnh viện và đội
ngũ hành chính nếu có thể. Nhấn mạnh lợi ích qua bằng chứng về việc giảm tỷ lệ
biến chứng và những lợi ích về mặt kinh tế.
Phối hợp và lấy ý kiến quá trình thực hiện: Mọi cố gắng nhằm thay đổi bảng
kiểm đều phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp với đại diện từ những nhóm có
liên quan tới việc sử dụng bảng kiểm. Việc tích cực tìm kiếm những góp ý của điều


14

dưỡng, bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật và những nhân viên khác là quan trọng
khơng chỉ giúp có được những điều chỉnh hợp lý mà còn tạo ra tâm lý “tự chủ” là
cốt lõi của việc tiếp nhận và thay đổi thói quen thực hành.
1.4.3. Cơ chế theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện

Hướng dẫn của WHO về an tồn phẫu thuật khuyến khích việc theo dõi các
kết quả và biến chứng do phẫu thuật. WHO khuyến nghị rằng cần phải thiết lập một
hệ thống theo dõi như công cụ khảo sát phẫu thuật ở cấp bệnh viện và khoa phòng,
việc thống kê số ca tử vong trong ngày phẫu thuật và tử vong tại viện sau khi phẫu
thuật được thực hiện một cách hệ thống tại cơ sở và các nhà lâm sàng. Khi kết hợp
với tổng số ca phẫu thuật, thông tin kể trên cung cấp cho các khoa phẫu thuật tỷ lệ
tử vong trong phẫu thuật và sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong có thể giúp bác sĩ
phẫu thuật xác định những thiết sót về an tồn và là cơ sở hướng dẫn cho các nhà
lâm sàng cải thiện công tác chăm sóc.
Việc sử dụng bảng kiểm an tồn phẫu thuật của WHO đã chứng minh là giúp
cải thiện việc chấp hành với những tiêu chuẩn chăm sóc phẫu thuật cơ bản trong
một số bệnh viện trên toàn thế giới. Trong khi mối quan hệ giữa tuân thủ tiêu chuẩn
và giảm tỷ lệ biến chứng có xu huớng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc cải thiện
mức độ an toàn và tính đáng tin cậy của cơng tác chăm sóc phẫu thuật có thể cứu
mạng người bệnh và nâng cao sự tin tưởng vào hệ thống y tế.
1.5. Các nghiên cứu về tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật
1.5.1. Đánh giá việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật
WHO (2009) đã đưa ra đề xuất trên toàn thế giới về việc sử dụng bảng kiểm
tra an toàn phẫu thuật trong tất cả các thủ tục phẫu thuật và cho đến nay hầu hết các
nước trên thế giới đều áp dụng nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất trong tiến
trình phẫu thuật. Tại Việt Nam, việc đảm bảo an toàn trong phẫu thuật đã được quan
tâm từ lâu và càng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Triển khai an toàn
trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra trong Thơng tư
19/2013/TT-BYT và bảng kiểm ATPT được coi như là một biện pháp hữu hiệu
nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật (18).


15

Nghiên cứu của Vogts (19) về tuân thủ và chất lượng thực hiện bảng kiểm an

toàn phẫu thuật tại bệnh viện đại học New Zealand theo quy trình, quy định, áp
dụng trên 100 trường hợp phẫu thuật người lớn đã được quan sát. Kết quả cho thấy
mức tuân thủ kiểm tra trung bình là 56% (27-100%) cho tiền mê, 69% (33-100%)
cho trước rạch da và 40% cho trước khi người bệnh rời khỏi phòng mổ. Các mục
danh sách kiểm tra liên quan đến nhận dạng bệnh nhân và quy trình phẫu thuật được
quản lý 100% trong giai đoạn tiền mê. Thời gian thực hiện bảng kiểm là thích hợp
trong hơn 80% trường hợp. Sự tham gia của các nhóm phẫu thuật thường xuyên
không đầy đủ.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung và cộng sự (20) về thực trạng bàn giao
người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện hữu nghị
Việt Đức năm 2013 cho thấy việc ghi chép hồ sơ cịn nhiều thiếu sót, thiếu chữ kí
bác sĩ làm bệnh án (6%); 100% khơng bàn giao tình trạng người bệnh, điều dưỡng
khơng biết thơng tin về bữa ăn- uống cuối của người bệnh.
Nghiên cứu của Võ Văn Tuấn và cộng sự (7) về việc đánh giá kết quả của áp
dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật trên 782 bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Khánh
Hịa cho thấy chỉ có 14% cho kháng sinh dự phịng trước rạch da 60 phút. Chỉ có
1/4 phẫu thuật viên đánh giá số lượng máu mất trong phẫu thuật. Đối với điều
dưỡng phẫu thuật, có 47% sự cố về các vấn đề bất thường và trang thiết bị, 50% có
vấn đề về trang thiết bị trước khi bệnh nhân rời phịng mổ, phối hợp chăm sóc hậu
phẫu giữa phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê và điều dưỡng chỉ 10% bệnh nhân.
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Thanh (21) về đánh giá hiệu quả quy trình
kiểm sốt an tồn phẫu thuật trước, trong và sau mổ tiêu hóa tại khoa Gây mê hồi
sức bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhằm giảm thiểu các tai biến, biến chứng
trước, trong và sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác chuẩn bị
người bệnh (NB) trước mổ cũng như thủ tục hành chính được thực hiện tốt đạt tỷ lệ
> 98%; 100% NB được kiểm tra truyền máu và bảo quản bệnh phẩm đúng quy
trình. Thiếu sót chủ yếu hay gặp là chưa đánh rửa vết mổ và băng vô trùng chiếm tỷ
lệ 9%, chưa tháo bỏ răng giả chiếm tỷ lệ 5,8%, 02 trường hợp phát hiện sót gạc đã
được mở kiểm tra kịp thời ngay trước khi đóng bụng. Tại phòng hồi tỉnh tỷ lệ phát



16

hiện các dấu hiệu bất thường về ý thức, vận động chi thể, hô hấp, chảy máu dao
động từ 12%. Tỷ lệ NB đau, rét run nôn và buồn nôn sau mổ gặp tỷ lệ khá cao là
51%, 11,5% và 6,5% tương ứng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (22) về đánh giá thực hiện quy trình
đảm bảo an tồn phẫu thuật tại khoa Ngoại BV đa khoa Tiên Lãng cho thấy: Ở giai
đoạn tiền mê, các bác sĩ và các điều dưỡng đã kiểm tra lại công việc chuẩn bị cho
người bệnh gần như chu đáo, cịn một số ít 3% không ký cam kết phẫu thuật mà ký
sau do bệnh nhân mổ cấp cứu, các thủ tục hành chính làm sau và còn 5,5% chưa kịp
hỏi về tiền sử dị ứng của người bệnh; ở giai đoạn trước khi rạch da, các bác sĩ –
điều dưỡng cũng đã kiểm tra hồn chỉnh đạt 100% các cơng việc chính. Cịn kháng
sinh dự phịng trước mổ cịn dùng ít 39,9% là khơng thực hiện mà chỉ thực hiện sau
mổ là chính.
Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phong (8) về khảo sát việc thực hiện bảng
kiểm an toàn người bệnh trong phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện
Nhân Dân 115 TP. HCM cho thấy tỷ lệ hoàn thành các nội dung về bảng kiểm an
toàn phẫu thuật qua 03 giai đoạn là 83%; trong đó, hồn thành cao nhất ở giai đoạn
trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật với tỷ lệ 94,8%, kế đến là giai đoạn
trước rạch da với tỷ lệ 90,4% và thấp nhất là giai đoạn tiền mê với tỷ lệ 88,1%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (23) về tuân thủ quy trình an toàn phẫu
thuật lấy thai của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa
Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ quy trình là
66,7%; Tỷ lệ tuân thủ thực hiện quy trình của phẫu thuật viên chính là 94,4%, bác
sỹ gây mê là 92,85% và của điều dưỡng là 79,4%; Tỷ lệ tuân thủ giai đoạn trước mổ
trong quy trình là 71,5%, tuân thủ giai đoạn trong mổ là 95,2% và giai đoạn sau mổ
là 100%.
Nghiên cứu của Lương Thị Thoa và cộng sự (24) về Đánh giá sự tuân thủ
thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 20% người bệnh khơng
được đánh dấu và chuẩn bị vùng phẫu thuật. Kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê trước
phẫu thuật đạt >98,5%. Trước khi gây mê, người bệnh được khai thác kỹ về tiền sử


×