Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng ngoại khoa của bệnh viện nhân dân gia định năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 107 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TIÊU CHÍ ĐỨC

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ RỬA TAY THƯỜNG QUY
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG NGOẠI KHOA
CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

Hà Nội, 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TIÊU CHÍ ĐỨC

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ RỬA TAY THƯỜNG QUY
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG NGOẠI KHOA
CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG



Hà Nội, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện luận văn thuộc chương trình đào tạo Bác sĩ
chuyên khoa cấp II Tổ chức quản lý y tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Để đạt được kết quả ngày hơm nay, trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương, người đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các phịng ban, các thầy
cơ giáo và các bạn sinh viên trường Đại học Y tế công cộng và trường ĐH
Nguyễn Tất Thành TPHCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập, thu
thập tài liệu, thơng tin cho chủ đề luận văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm các
khoa, phòng, điều dưỡng trưởng và các bạn điều dưỡng tại các khoa Ngoại bệnh
viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi thu thập
tài liệu, thông tin cho chủ đề luận văn của mình.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, những người bạn thân thiết của tơi, những người đã cùng chia sẻ những
khó khăn, dành cho tơi nhiều sự hỗ trợ và những lời chia sẻ quý báu trong suốt
q trình học tập và hồn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2020
Tác giả

Tiêu Chí Đức



ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... v
TÓM TẮT .................................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 5
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm được dùng trong nghiên cứu .................................. 5
1.2.Tầm quan trọng của vệ sinh tay ............................................................................ 6
1.3.Quy định về rửa tay thường quy ........................................................................... 9
1.4. Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế .............................. 11
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế . 16
1.6. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 22
1.7Khung lý thuyết ................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 28
2.6. Biến số nghiên cứu: ........................................................................................... 29
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ rửa tay thường quy ............................ 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 32
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ......................................................................... 32



iii

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 34
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................................... 34
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại 6 khoa
lâm sàng ngoại khoa ................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 74


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BVNDGĐ

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

BYT


Bộ Y tế

CDC

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

ĐD

Điều dưỡng

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu


RTTQ

Rửa tay thường quy

TLN

Thảo luận nhóm

VST

Vệ sinh tay

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 3.1: Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................34
Bảng 3.2: Phân bố khoa/phòng công tác của điều dưỡng .........................................35
Bảng 3.3: Tiếp cận thông tin về rửa tay thường quy của điều dưỡng ......................35
Bảng 3.4: Tỷ lệ có rửa tay thường quy trong số cơ hội được quan sát theo từng thời
điểm ..........................................................................................................................36
Bảng 3.5: Phương thức rửa tay thường quy trong số cơ hội có rửa tay ....................37
Bảng 3.6: Tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa tay thường quy theo cơ hội rửa tay .............39
Bảng 3.7: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo khoa làm việc .............................40
Bảng 3.8: Tỷ lệ tuân thủ từng bước trong quy trình rửa tay thường quy ..................42
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ RTTQ............................44

Bảng 3.10: Mối liên quan giữa Tiếp cận thông tin và tuân thủ rửa tay thường quy
của điều dưỡng ..........................................................................................................45
Bảng 3.11. Thời gian làm việc và tuân thủ rửa tay thường quy ...............................47
Hình 1.1. Năm thời điểm rửa tay (Theo WHO) ........................................................ 10
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ điều dưỡng 6 khoa ngoại tuân thủ rửa tay thường quy ................ 43


vi

TÓM TẮT
NKBV là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tăng biến chứng, chi phí
nằm viện, tỷ lệ tử vong. “Vệ sinh tay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất
trong phòng ngừa NKBV”. Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ rửa tay
của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ
17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [27]. Tỉ lệ NKBV năm 2018
của bệnh viện Nhân dân Gia Định vẫn còn cao, tỉ lệ NKBV của khối ngoại cao hơn
khối nội, nguyên nhân do lây nhiễm chéo trong q trình chăm sóc bệnh nhân của
NVYT, đặc biệt là điều dưỡng khối ngoại. Đó là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều
dưỡng tại các khoa Ngoại khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2019 và một số
yếu tố ảnh hưởng”
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trong 04 tháng, sử dụng các số
liệu định lượng kết hợp thơng tin định tính. Số liệu định lượng được thu thập bằng
phương pháp quan sát không tham gia, có sử dụng bảng kiểm. Quan sát 498 cơ hội
rửa tay. Thơng tin định tính thu thập từ 02 cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia
và 03 cuộc thảo luận nhóm. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Exel,
Epidata và SPSS 18 .
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng theo cơ hội quan sát là
78,1% trong đó rửa tay nhanh với cồn và dung dịch có cồn chiếm 53,2%, cao nhất
là trước khi làm thủ thuật (97,8%), thấp nhất là sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt

vùng xung quanh người bệnh (71,1%). Tỉ lệ cơ hội làm đúng và đủ 6 bước là
71,9%, trong đó các bước 4, 5 và 6 đạt tỉ lệ dao động trong khoảng 76,3% đến
79,4%. Thực hành RTTQ của điều dưỡng thay đổi theo thời gian làm việc, cao nhất
là ca sáng, thấp nhất là ca tối. Trình độ học vấn có tác động có ý nghĩa thống kê
trong việc tuân thủ RTTQ của điều dưỡng, chỉ số p < 0,05. Các yếu tố ảnh hưởng
tích cực đến việc tuân thủ RTTQ là yếu tố quản lý, sự quan tâm của Lãnh đạo bệnh
viện và khoa KSNK, các quy định, thông tư, văn bản tập huấn và hướng dẫn; có sự
kiểm tra, giám sát thường xuyên và có sự phản hồi sau giám sát. Các yếu tố ảnh


vii

hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ RTTQ là quá tải công việc, trang bị nước rửa tay
và bồn rửa tay chưa đồng bộ; bệnh viện chưa có quy định thưởng và phạt cụ thể.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất bệnh viện cần Tăng cường
tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về rửa tay thường quy cho nhân viên y tế, Trang bị
đầy đủ trang thiết bị về RTTQ cho các khoa, Sắp xếp nhân lực điều dưỡng phù hợp
để giảm tình trạng quá tải cho nhân viên.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
NKBV là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của
người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong.
Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện
và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế.
Theo nghiên cứu của WHO tại 55 bệnh viện của 14 nước trên các châu
lục, khoảng 8,7% bệnh nhân nội trú mắc NKBV. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hùng và cộng sự [21] thực hiện năm 2006 – 2007 tại 62 bệnh

viện khu vực phía Bắc đại diện các tuyến: Trung ương, tỉnh/Thành phố và
Quận/Huyện cho thấy, tỉ lệ NKBV trung bình là 7,8%. Trong đó các bệnh
viện tuyến TW có tỉ lệ NKBV là 5,4%; các BV tuyến tỉnh/thành phố có tỉ lệ
NKBV là 8,3% cao hơn tỉ lệ NKBV ở các BV tuyến quận/huyện là 6,4%. Có
nhiều yếu tố gây ảnh hưởng NKBV như: môi trường ô nhiễm, bệnh truyền
nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng ô nhiễm bàn tay của nhân
viên y tế là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền NKBV. Theo y văn
Thế giới có tới 80% NKBV do sự có mặt của đơi bàn tay.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an tồn” và
“Vệ sinh tay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa
NKBV”. Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Nghiên
cứu ở Thụy Sĩ từ năm 1944 - 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay của NVYT tại
bệnh viện Geneva đã cho thấy: khi tỷ lệ tăng thủ rửa tay của NVYT tăng từ
48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống cịn 6,9% [10]. Tại Việt
Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ rửa tay của NVYT cũng mang lại hiệu
quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ 17,1% trước can thiệp xuống
còn 4,8% sau can thiệp [27].
Tuy nhiên, trong thực tế tại các Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cho thấy
nhận thức của nhân viên y tế còn chưa đầy đủ, đặc biệt ở đối tượng điều
dưỡng, cường độ công việc nhanh và nhiều, phương tiện vệ sinh tay cịn
thiếu, vị trí vệ sinh tay cịn chưa hợp lý nên tỷ lệ vệ sinh tay còn thấp ở hầu


2

hết các Bệnh viện. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong nhiều năm qua, họ đều
thực hiện đánh giá tự tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của nhân viên y
tế, tỉ lệ tuân thủ được cải thiện rõ rệt, năm 2014 (51,2%), năm 2015 (59,2%),
năm 2016 (63%), tuy nhiên tỉ lệ tuân thủ vẫn ở mức trung bình.
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là bệnh viện hạng I thuộc Sở Y tế TPHCM,

với qui mô 1500 giường nội trú, Hàng ngày Bệnh viện thực hiện khám chữa
bệnh cho 5000 lượt khám ngoại trú, khám nội trú. Lượng bệnh nhân điều trị
nội trú khá cao. Bên cạnh đó Bệnh viện (BV) là cơ sở thực hành cho sinh viên
hai trường Đại học lớn của TPHCM, các trường cao đẳng y tế và thực hiện
nhiều hoạt động chuyên khoa nên vấn đề phịng ngừa và kiểm sốt NKBV
đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với BV và là vấn đề luôn được quan
tâm, ưu tiên hàng đầu. Đứng trước tình hình ấy, nhận thức được vai trị của
vệ sinh tay thường quy, câu hỏi đặt ra: Nhân viên y tế đã thực hiện đúng qui
trình rửa tay thường quy của BYT hay không? Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tuân thủ rửa tay là gì? Đối tượng nhân viên y tế nào cần được quan tâm đánh
giá sự tuân thủ hiện nay?
Kết quả báo cáo của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hàng năm tại BV cho
thấy, tỉ lệ NKBV năm 2018 vẫn còn cao, tỉ lệ NKBV của khối ngoại cao hơn
khối nội, nguyên nhân do lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân này qua bệnh nhân
khác trong quá trình chăm sóc bệnh nhân của NVYT, đặc biệt là điều dưỡng
khối ngoại, việc chăm sóc hậu phẫu thường xuyên và luôn quá tải bệnh nhân
nên điều dưỡng phải thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật chăm sóc người bệnh
với cường độ cao hơn so với các khoa lâm sàng khác.
Công tác giám sát nhiễm khuẩn và vệ sinh bàn tay của NVYT tuy được
quan tâm nhưng chưa được thực hiện thường xun và chưa có nghiên cứu
nào mang tính hệ thống để đánh giá toàn diện sự tuân thủ RTTQ của NVYT,
ở các khoa lâm sàng Ngoại Khoa.
Đó là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa Ngoại khoa
bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng” từ đó


3

góp phần đề xuất những giải pháp, nâng cao hiệu quả trong việc RTTQ cho

ĐD, góp phần nâng cao chất lượng công tác KSNK, ngăn chặn nguy cơ lây
nhiễm chéo trong BV, làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn, hạn chế tai biến trong
điều trị và nâng cao chất lượng BV trong thời gian tới.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
ngoại khoa Bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ rửa tay thường quy
của điều dưỡng tại các khoa ngoại khoa Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm
2019.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm được dùng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo WHO, NKBV là “các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi
bệnh nhân nhập viện và khơng hiện diện cũng như khơng có ở giai đoạn ủ
bệnh tại thời điểm nhập viện” [40].
1.1.2. Một số thuật ngữ về dung dịch rửa tay
Vệ sinh tay (Hand hygiene): Là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay
bằng xà phòng thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng
dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.
Rửa tay (Hand washing): Là rửa tay với nước và xà phòng thường.
Rửa tay thường quy (RTTQ): là thuật ngữ chung để chỉ làm sạch bàn tay
bằng nước với xà phòng hoặc với dung dịch rửa tay chứa cồn/cồn [2].

RTTQ bằng nước và xà phòng: là rửa tay với nước và xà phòng [2].
RTTQ bằng dung dịch chứa cồn (hay cịn gọi là chà tay khử khuẩn): Là
chà tồn bộ bàn tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn (khơng dùng nước)
nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay. Những chế phẩm rửa tay chứa
cồn thường chứa 60% đến 90% cồn ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp
các loại cồn trên với một chất khử khuẩn khác [2].
Cơ hội RTTQ: là những thời điểm cần RTTQ trong các hoạt động chăm
sóc, điều dưỡng để ngăn chăn sự lây truyền mầm bệnh qua bàn tay [41].
Các thời điểm rửa tay/sát khuẩn tay: Thời điểm NVYT bắt buộc phải
RTTQ bao gồm:
(1) Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
(2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
(3) Sau khi tiếp xúc với người bệnh
(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể
(5) Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh
Cơ hội tuân thủ RTTQ: Một cơ hội rửa tay được coi là tuân thủ phải đảm
bảo:


6

(1) Có rửa tay khi có cơ hội cần rửa tay;
(2) Phải rửa tay với nước và xà phòng hoặc rửa tay với dung dịch rửa tay
chứa cồn.
Tuân thủ RTTQ: là việc NVYT có rửa tay trong các cơ hội cần rửa tay theo
quy định. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ (%) được tính bằng tổng số cơ hội có RTTQ
trên tổng số cơ hội cần RTTQ [3].
Tuân thủ RTTQ đúng quy định: là việc NVYT có RTTQ trong các cơ hội
cần RTTQ theo quy định và phải thực hành đúng thao tác (6 bước) theo đúng
quy trình. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ đúng quy trình (%) được tính bằng tổng số cơ

hội có RTTQ đúng quy trình trên tổng số cơ hội có RTTQ [2].
1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay
1.2.1. Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh
Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Bàn tay dễ
dàng bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở
lớp sâu của da và xung quanh móng tay. Vi khuẩn gây NKBV trong vài thập
kỷ qua đã có nhiều thay đổi, các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu hiện nay là
S.aureus và các trực khuẩn Gram (-), ngồi ra cịn có S.saprophyticus, Betahemolytic, Enterobacteriaecae, chủng Acinetobacter spp, Klebsiella spp,... [6]
Virus thường gặp nhiều ở trẻ em hơn là người trưởng thành và mang nguy cơ
dịch cao. Một số virus có thể gây NKBV như virus viêm gan B,C, các virus
hợp bào hô hấp, SARS, virus đường ruột (Enteroviruses) và một số loại virus
khác như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, influenza, Herpesvirus và Varicellazoster virus[6]. Nấm thường xuất hiện do điều trị kháng sinh kéo dài và do
bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Các chủng thường gặp như Candida
albicans, Aspergillus spp, Cryptococcusneoformans, Cryptosporidium. Ký
sinh trùng Giardia lamblia có thể lây truyền dễ dàng giữa người trưởng thành
và trẻ em.
NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chăm sóc
bệnh nhân, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu, dịch


7

sinh học và dịch tiết của người bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnh nhân
truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa các vi
khuẩn gây bệnh
Năm bước bàn tay phát tán mầm bệnh:
-

Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật;


-

Mầm bệnh bám vào da tay của NVYT;

-

Mầm bệnh sống trên da tay;

-

Rửa tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn;

-

Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh hoặc đồ vật [24].
Các chủng vi khuẩn thường có trên bàn tay NVYT [37].
Vi khuẩn định cư: ít có khả năng gây nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâm nhập

vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật, đặt ống xơng,... Cần rửa
tay bằng hóa chất khử khuẩn như cồn hoặc dung dịch sát khuẩn chứa cồn với
thời gian dù dài nhằm loại bỏ các vi khuẩn này.
Vi khuẩn vãng lai: loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay NVYT khi bàn tay
bị nhiễm bẩn từ người bệnh hoặc các đồ vật bẩn trong mơi trường bệnh viện
khi chăm sóc và điều trị. Vi khuẩn vãng lai gồm mọi sinh vật có mặt trong
mơi trường bệnh viện (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) và là ngun nhân
chính gây NKBV. Có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn này bằng biện pháp
RTTQ với nước và xà phòng thường hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.
1.2.2. Hiệu quả của tuân thủ rửa tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn
bệnh viện

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 59
triệu nhân viên y tế, tương đương với hơn 100 triệu bàn tay chạm vào người
bệnh mỗi ngày và có hơn 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan đến
chăm sóc y tế. Đặc biệt, ở các nước phát triển, có 5% đến 10% tổng số bệnh
nhân mắc nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, còn ở các nước đang
phát triển, nguy cơ này cao gấp từ 2 đến 20 lần.
Tại Việt Nam, điều tra năm 2005 tại 19 bệnh viện trên toàn quốc cho thấy, tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm 5,7% trong đó nhiễm khuẩn viêm phổi bệnh


8

viện đứng hàng đầu (55,4%), tiếp đến nhiễm khuẩn vết mổ (13,6%), nhiễm
khuẩn tiết niệu (9,7%), nhiễm khuẩn tiêu hóa (7,9%), nhiễm khuẩn da, mô
mềm (5,9%)… Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, với tình trạng quá tải
tại các bệnh viện như hiện nay, nếu cán bộ y tế khơng thực hiện tốt vệ sinh
bàn tay thì tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Hầu hết các báo cáo tại Hội nghị Kiểm sốt nhiễm khuẩn Khu vực Châu Á
Thái Bình Dương lần thứ III và thứ IV (tháng 7/2007 và 7/2009) có chung một
khuyến cáo, đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay.
Sự tuân thủ đúng quy trình rửa tay của NVYT (rửa tay với nước và xà
phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn) được coi là biện pháp
đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa NKBV [33]. Rửa tay đúng cách sẽ
loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây NKBV cho bệnh nhân. Sát trùng tay giúp
giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe tại các
cơ sở y tế [28].
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rửa tay bằng dung dịch có chức cồn là
biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong
các cơ sở y tế [34].
Một nghiên cứu ở Thụy Sĩ từ năm 1944 - 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay

của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy: khi tỷ lệ tăng thủ rửa tay của
NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 6,9%
[10]. Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ rửa tay của NVYT cũng
mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ 17,1% trước
can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [27].
Đánh giá được tầm quan trọng của rửa tay trong việc phòng ngừa và giảm
tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành Quy trình rửa tay thường quy
có minh họa bằng hình ảnh. Năm 2007, dựa trên hướng dẫn mới nhất của
WHO về phương pháp RTTQ và sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn,
Bộ Y tế đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia KSNK sửa đổi quy trình
cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và ban hành công văn số 7517/BYT ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn vị tổ chức cho


9

cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng dẫn mới và treo
quy trình rửa tay bằng hình ảnh ở những vị trí thuận lợi để NVYT tực hiện
theo quy định [1]. Bộ Y tế (2017) Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3916/QĐ BYT [2] và năm 2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 16/2018/TT - BYT
ngày 20 tháng 7 năm 2018 về việc hướng dẫn tổ chức quy định KSNK tại các
cơ sở khám, chữa bệnh trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT phải rửa tay
theo quy định và theo hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh [3].
Như vậy, bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền NKBV. VST
giúp loại bỏ hầu hết VSV có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa lan
truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác, từ NB sang dụng cụ
và NVYT, từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một NB và từ NVYT sang
NB. VST là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV,
đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm an tồn cho NVYT trong thực hành
chăm sóc và điều trị NB
Ai cần VST?
NVYT, những người làm trong bệnh viện có trực tiếp chăm sóc và điều trị

cho người bệnh, họ là những Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý…
1.3. Quy định về rửa tay thường quy
1.3.1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi nhân viên y tế có thực
hiện chăm sóc người bệnh, sẽ có 5 thời điểm (5 cơ hội) mà người NVYT bắt
buộc phải thực hiện:
1.Rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh: NVYT phải rửa sạch bàn
tay trước khi tiếp xúc bệnh nhân để bảo vệ bệnh nhân trước những tác hại
của vi khuẩn do bàn tay của NVYT có thể mang lại.
2.Rửa tay trước khi làm bất cứ thao tác nào địi hỏi sự vơ khuẩn khi
chăm sóc người bệnh: rửa sạch bàn tay ngay lập tức trước một vài công việc
được thực hiện vô khuẩn để bảo vệ bệnh nhân trước những tác hại của vi
khuẩn, bao gồm các mầm bệnh ở bản thân bệnh nhân, hoặc do lây từ cơ thể
NVYT.


10

3.Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh: rửa sạch bàn tay ngay sau
khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ từ chất dịch tiết cơ thể (sau khi tháo bỏ
găng tay) mục đích để bảo vệ chính bản thân NVYT và mơi trường chăm sóc
y tế từ các mầm bệnh có hại ở bệnh nhân.
4.Rửa tay sau khi có nghi ngờ phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể: rửa
sạch bàn tay của mình sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và khu vực xung quanh
bệnh nhân khi NVYT rời khỏi khu vực đó, để bảo vệ chính bản thân mình và
mơi trường chăm sóc y tế từ các mầm bệnh có hại ở bệnh nhân.
5.Rửa tay sau khi đụng chạm vào khu vực xung quanh người bệnh
(dụng cụ, máy móc, đồ vật…): rửa sạch bàn tay sau khi tiếp xúc một vài đồ
vật hoặc máy móc xung quanh bệnh nhân, khi NVYT rời khỏi khu vực đó để
bảo vệ chính bản thân mình và mơi trường chăm sóc y tế từ các mầm bệnh có
hại ở bệnh nhân.

Và khi NVYT thực hiện vệ sinh tay ở 5 thời điểm này thì được gọi là
có tn thủ vệ sinh tay. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm quan sát đối tượng
không thực hiện kỹ thuật vô khuẩn trên người bệnh và không nghi ngờ hoặc
tiếp xúc máu, dịch tiết thì có thể khơng thực hiện rửa tay tại thời điểm 2
và/hoặc 4 vẫn được xem là tuân thủ vệ sinh tay.

Hình 1.1. Năm thời điểm rửa tay (Theo WHO)


11

1.3.2. Theo hướng dẫn thực hành VST trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
của BYT ngày 28/8/2017, kỹ thuật VST dù VST bằng xà phòng và nước hoặc
chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước:
+ Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ
ngón.
+ Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lịng bàn tay kia và ngược lại (mu tay
để khum khớp với lòng bàn tay).
+ Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại
(lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
+ Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
1.4 . Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế
1.4.1 Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế trên
thế giới
Tuân thủ rửa tay phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay
của NVYT còn rất thấp. Theo đánh giá của WHO, việc tuân thủ các điều kiện
vệ sinh bàn tay của NVYT trung bình chỉ đạt 37,8% (trong khoảng từ 5 89%) [29]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST ở
NVYT thay đổi từ 13% - 81%, tính chung là 40,5%. Tỷ lệ tuân thủ VST

không đồng nhất giữa các khu vực lâm sàng, khu vực hồi sức cấp cứu thường
cao hơn các khu vực khác.
Năm 2016, Humberto Guanche Garcell và cộng sự thực hiện nghiên cứu
mô tả cắt ngang khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay thường quy của các nhân
viên y tế tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện ở Qata, từ tháng 1 đến tháng 5
năm 2016, khảo sát 25.319 cơ hội vệ sinh tay, kết quả cho thấy 89,2% nhân
viên y tế tuân thủ đúng quy trình, trong đó tỉ lệ tuân thủ của điều dưỡng là
91,6% cao hơn của bác sĩ (89,6%). Sự tuân thủ cao nhất tại các thời điểm sau
khi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể (80,0%) và sau khi tiếp xúc với bệnh


12

nhân (85,5%), sự tuân thủ thấp nhất trước khi tiếp xúc với bệnh nhân (34,2%)
và trước khi thực hiện vô trùng (34,0%) [44].
Cũng tại Italia, một nghiên cứu khác tại 6 đơn vị y tế chuyên sâu năm 2013
cho thấy tỷ lệ tuân thủ quy trình rửa tay và các biện pháp phịng ngừa có sự
khác biệt đáng kể giữa các nhóm NVYT (χ2 = 17,56, p<0,001), trong đó
nhóm trợ lý y tá có tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với y tá và bác sĩ (lần lượt là
86%, 45% và 28%) [43].
Một nghiên cứu cắt ngang phân tích được tiến hành tại hai bệnh viện
trường đại học ở Iran năm 2015 sử dụng bảng câu hỏi kiến thức vệ sinh bàn
tay của WHO (sửa đổi năm 2009) cho kết quả: tất cả đối tượng nghiên cứu
đều có điểm kiến thức về vệ sinh bàn tay, tuy nhiên chỉ có 10,6% y tá và trợ
lý y tá có điểm kiến thức được đánh giá ở mức tốt [26].
Những yếu tố (kiến thức, thái độ, khả năng cung cấp xà phòng, dung dịch
VST nhanh, khăn lau tay, nơi đặt bồn rửa tay khơng thuận tiện…) có thể ảnh
hưởng đến việc VST đã được xác định trong những nghiên cứu dịch tễ học
đồng thời có những yếu tố gián tiếp gây ra như là lý do thiếu sự hướng dẫn
thông tin đầy đủ về VST. Những yếu tố nguy cơ từ khơng tn thủ quy trình

VST thì đã được xác định trong một vài nghiên cứu quan sát và can thiệp để
cải thiện việc tham gia VST [1] [29] [34].
Trong nghiên cứu mô tả cắt ngang của Mostafa và cộng sự năm 2016, khảo
sát trên 94 điều dưỡng của trung tâm Ung thư tại Iran đánh giá sự tuân thủ vệ
sinh tay thường quy theo hướng dẫn của WHO. 94 y tá đã được quan sát trong
500 cơ hội vệ sinh tay. Thời gian quan sát trong mỗi cơ hội vệ sinh tay là 20 ±
10 phút. Tổng thời gian quan sát là 200 h. Kết quả chỉ ra Tỷ lệ tuân thủ vệ
sinh tay tổng thể là 12,80%. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao nhất được ghi nhận
trong thời điểm tiếp xúc với chất lỏng cơ thể (72,70%). Ngoài ra, tỷ lệ tuân
thủ vệ sinh tay trong chỉ định trước khi tiếp xúc với bệnh nhân và trước khi
làm thủ thuật vô trùng và chỉ định sau điều trị (sau khi tiếp xúc với bệnh nhân,
sau khi tiếp xúc với chất lỏng cơ thể và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân) lần
lượt là 3,4% và 21% tương quan (p = 0,001)


13

1.4.2 Thực trạng tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên y tế tại
Việt Nam
Tại Việt Nam, trong thời gian đầu triển khai các hoạt động KSNK theo
thông tư 18/2009/TT - BYT về việc hướng dẫn thực hiện công tác KSNK
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có vấn đề VST, phần lớn các
BV khơng chỉ thiếu phương tiện VST như bồn rửa tay, dung dịch rửa tay,
khăn lau tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh mà thực hành VST của NVYT
cũng chưa được tốt. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT chỉ đạt trung bình 22%
[19]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở các cơ sở khám chữa
bệnh, đã cải thiện đáng kể dao động từ 30 -40% [2].
Theo một số nghiên cứu của khu vực phía bắc, nghiên cứu của tác giả
Hoàng Thị Xuân Hương về đánh giá kiến thức, thái độ về tỷ lệ tuân thủ rửa
tay của NVYT tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội năm 2010 đã chỉ ra được kiến

thức rửa tay tăng đáng kể từ 59,5% trước can thiệp lên 82,5% sau can thiệp.
Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức đạt ở nam là 64,3%, còn ở nữ là 82,5%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Tỷ lệ NVYT có thái độ tích cực đạt tỷ
lệ cao (trên 90%). Tỷ lệ tuân thủ rửa tay tại bệnh viện chỉ đạt 53,1% [9];
nghiên cứu của Bàn Thị Thanh Huyền tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hịa Bình
năm 2010 cho thấy 72% NVYT có nhận thức tốt về vai trị của vệ sinh bàn
tay. Tỷ lệ này ở nữ là 76,1% cao hơn một cách có ý nghĩa so với nam
(62,5%). Tuy tỷ lệ có nhận thức tốt về vai trị của RTTQ khá cao nhưng tỷ lệ
tuân thủ rửa tay chỉ đạt 34%, trong đó, điều dưỡng tuân thủ rửa tay chỉ đạt
34,9% [4] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh (2012) về kiến thức và
tỷ lệ tuân thủ RTTQ của điều dưỡng bệnh viên Xanh Pôn Hà Nội cho thấy tỷ
lệ tuân thủ các cơ hôi RTTQ là 58%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở buổi sáng cao
hơn buổi chiều (60,7% so với 54,3%) [14] Từ các kết quả nghiên cứu trên
cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT ngày càng có xu hướng tăng dần.
Năm 2012, Đoàn Hoàng Yến thực hiện khảo sát thực trạng sự tuân thủ
vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại bệnh viện Tim Hà Nội, với tổng
số 65 NVYT và 400 cơ hội VST tại 3 khoa trọng điểm Hồi sức, Ngoại, Điều


14

trị. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tuân thủ VST thường quy của NVYT là: 68,5%,
trong đó tỷ lệ tuân thủ VST thường quy của Điều dưỡng cao nhất (73,1%). Tỉ
lệ chưa tuân thủ đầy đủ các thời điểm VST, thời điểm sau khi tiếp xúc các vật
dụng xung quanh người bệnh chưa được NVYT VST chiếm tỷ lệ khá cao
(65,4%) và trước khi ra khỏi buồng bệnh (62,5%) và (44,4%) không VST
trước khi đi găng tay.
Theo nghiên cứu của Dương Nữ Tường Vy tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh
Khánh Hòa năm 2014, sau khi tiến hành can thiệp với nhiều biện pháp như
tập huấn, bổ sung trang thiết bị vệ sinh tay, kiểm tra giám sát thì mức độ tuân

thủ vệ sinh tay tăng từ 14,8% trước can thiệp lên 43,7% sau can thiệp, trong
đó tỷ lệ NVYT tuân thủ đúng quy trình vệ sinh tay tăng từ 62,1% lên 82,3%
[7].
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu ở khu vực phía nam tỷ lệ tuân thủ
rửa tay cũng tăng đáng kể theo thời gian như nghiên cứu của Đặng Thị Vân
Trang năm 2010 đã khảo sát tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo 5 thời điểm tại Bệnh
viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT trung bình
25,7%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng (67,5%) cao hơn so với bác sĩ
(24,6%) [6]; nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến tại BV Trưng Vương năm 2013
là tỷ lệ tuân thủ rửa tay 31,5% [5]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên tại
BV Nhi đồng 2 năm 2013 là 55,3% [13]; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Hà tại BV Nhi đồng 1 năm 2012 là 62% [18] ; Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Kim Duyên tại BV Long An năm 2016 là 71,7% [15].
Nghiên cứu của BV Nhi đồng 1 năm 2012 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST
của NVYT là 62%. Có sự khác nhau giữa 5 cơ hội phải rửa tay khi chăm sóc
người bệnh. Việc rửa tay với cồn được lựa chọn nhiều hơn so với xà bông và
nước 52% so với 48%. Khoa có sự tuân thủ rửa tay cao là Hồi sức tích cực sơ
sinh (90%) và Sơ sinh (85%). NVYT có sự tuân thủ rửa tay cao là Kỹ thuật viên,
Bảo mẫu > 70%. Khối Bác sĩ và Sinh viên thực tập tuân thủ VST kém chỉ chiếm
41 – 43%. Nghiên cứu của BV Nhi đồng 1 Buổi chiều có sự tuân thủ rửa tay
cao hơn buổi sáng 66% so với 60% [17]


15

Nghiên cứu của BV Nhi đồng 2 năm 2013 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung
là 55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rủa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ sinh
(72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%). Về
chức danh thì điều dưỡng có tỉ lệ rủa tay cao nhất 62,8%. Theo năm thời điểm
rửa tay của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là: 48,9%

trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy
cơ phơi nhiễm với dịch tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khi
tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân. Trong số nhân viên y tế tuân thủ
rửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay
giữa các đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ, 62,8% ở
điều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và 20% ở đối tượng khác. [16]
Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 tỷ lệ tn thủ vệ sinh tay
đúng quy trình cịn rất thấp chỉ đạt 38,75%, đa số NVYT khi thực hiện rửa tay
đã bỏ qua bước 4 và 5 (trên 50%), một số thì khơng đảm bảo thời gian
(16,25%). [25]
Năm 2015, Tại BV Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện
đánh giá “Thực trạng kiến thức – kỹ năng – thái độ của điều dưỡng viên về
việc rửa tay thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và
Bệnh viện trường Đại học Y - Dược” như sau: Có 48,1% điều dưỡng viên liệt
kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy. 74,5% điều dưỡng được khảo sát
kiến thức chung về việc rửa tay thường quy đạt mức độ kiến thức trung bình;
tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực với việc rửa tay thường quy là 15,1% và
0,9% điều dưỡng có thái độ khơng tích cực với việc rửa tay thường quy. Kết
quả đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy cho thấy 91,5%
điều dưỡng thực hiện ở mức độ trung bình, chỉ có 5,7% điều dưỡng thực hiện
kỹ năng ở mức độ khá và có 2,8% điều dưỡng thực hành kỹ năng ở mức độ
kém, khơng có điều dưỡng nào thực hiện kỹ năng rửa tay ở mức độ tốt. Kết
qủa khảo sát trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy cho thấy 79,2%
được trang bị đầy đủ và khơng có việc điều dưỡng làm việc trong điều kiện
trang thiết bị không đầy đủ [*]


16

Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tuân thủ RTTQ của một

số bệnh viện và kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ còn thấp, dao động từ
40 - 75%.
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ rửa tay thường quy của nhân
viên y tế
1.5.1. Nhóm yếu tố về cá nhân người cán bộ y tế:
1.5.1.1. Tuổi: Điều dưỡng > 35 tuổi có tỉ lệ tuân thủ RTTQ cao hơn nhóm
điều dưỡng < 35 tuổi. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà năm 2015 tại bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ [25] cho thấy đối tượng > 35 tuổi tuân thủ rửa tay
cao hơn các đối tượng ≤ 35 tuổi với tỷ lệ 56,5%. Tuy nhiên chưa ghi nhận có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi của đối tượng với việc tuân thủ
rửa tay p>0,05. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Naimieh Subspecialty,
Tehran, Iran nêu rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi,
giới với việc tuân thủ rửa tay [45]
1.5.1.2. Giới: Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, tỷ lệ tuân thủ
RTTQ ở nữ cao hơn nam. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà năm 2015 tại
bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Nhận thấy đối tượng > 35 tuổi tuân thủ rửa tay
cao hơn các đối tượng ≤ 35 tuổi với tỷ lệ 56,5%. Tuy nhiên chưa ghi nhận có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi của đối tượng với việc tuân thủ
rửa tay p>0,05.
1.5.1.3. Thâm niên nghề nghiệp: Điều dưỡng có thâm niên cơng tác nhiều
năm (>5 năm) thì tỷ lệ tuân thủ RTTQ cao hơn so với diều dưỡng thâm niên
cơng tác ít (<5 năm). Kiểm định trong nghiên cứu của Đồng Thị Lan “Khảo
sát kiến thức, thái độ và thực hành RTTQ của bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa
Lâm sàng BV Nhi đồng, Đồng Nai năm 2016”, tỉ lệ tuân thủ RTTQ của nhóm
điều dưỡng có thâm niên cơng tác dưới 5 năm thấp nhất, tỉ lệ tuân thủ tăng
dần theo số năm thâm niên công tác tăng dần, tỉ lệ cao nhất ở nhóm thâm niên
cơng tác 11-15 năm (*). Tương tự trong nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà năm
2015 tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, đối tượng có thâm niên làm việc > 5
năm là có tuân thủ rửa tay cao nhất với tỷ lệ là 71,4%.



×