Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.13 KB, 23 trang )

THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM
I. Tổng quan về các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán hiện đang
hoạt động tại Việt Nam.
1. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
1.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình thành lập
Mười lăm năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có bước tiến
dài. Năm 1991, Bộ tài chính thành lập hai công ty là doanh nghiệp Nhà nước làm
kiểm toán, đó là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn
tài chính kế toán và kiểm toán (AASC). Sau khi có luật Doanh nghiệp năm 1999,
số lượng các công ty kiểm toán thành lập mới tăng nhanh. Năm 2001, dự kiến đến
năm2010 có 100 công ty nhưng đến nay cả nước đã có 128 công ty kiểm toán với
trên 7000 người làm việc, trong đó 4 công ty 100% vốn nước nước ngoài, 13 công
ty của Việt Nam là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, 1434 người được
Bộ trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên, trên 200 kiểm toán viên đạt
trình độ quốc tế. Năm 2005 đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho
12000 khách hàng với doanh thu 662 tỷ đồng.
Chất lượng kiểm toán phụ thuộc chất lượng kiểm toán viên. Từ trước đến
nay, Bộ tài chính đều thực hiện quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ kiểm toán viên.
Gần đây, các tổ chức quốc tế đều yêu cầu Nhà nước chuyển giao công việc quản lý
ngành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp.
Để tạo dựng Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý hành nghề kế
toán, kiểm toán, theo đề nghị của Bộ Tài chính, được phép của Bộ Nội vụ, ngày
15/4/2005 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) đã được thành lập tại
Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005 tại Quyết
định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ tài chính đã chính thức chuyển giao chức
năng quản lý ngành nghề kế toán, kiểm toán cho VACPA. Từ ngày 01/01/2007
VACPA đã triển khai toàn bộ chức năng được giao. Đây là mốc lịch sử quan trọng
đánh dấu một giai đoạn mới cho nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Kể từ
đây, những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề


nghiệp độc lập, tự cân đối và tự quản lý riêng. Hội sẽ hỗ trợ, đào tạo, cập nhật
chuyên môn, kiểm soát chất lượng dịch vụ, đào tạo nghề nghiệp, trao đổi vướng
mắc, kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát
triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam sánh vai với bè bạn trong khu vực
và quốc tế.
Nguyên tắc tổ chức
Hội được tổ chức theo nguyên tắc tập trung từ Trung ương trực tiếp đến Hội
viên, gồm:
+ Ban chấp hành Hội
+ Ban thường trực Hội
+ Các ban chuyên môn : Ban đào tạo, Ban Tư vấn, Ban Kiểm tra, Ban Đối
ngoại.
+ Văn phòng Hội.
Tôn chỉ, mục đích hoạt động.
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ( VACPA) là tổ chức nghề nghiệp
của các cá nhân và doanh nghiệp hành nghề kiểm toán độc lập chuyên nghiệp ở
Việt Nam.
Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết các kiểm toán viên; duy trì,
phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ và danh tiếng kiểm toán viên, nâng cao
chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất
nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Bộ máy quản lý
1.2.1. Đại hội đại biểu.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu
Nhiệm kỳ Đại hội là ba năm do Ban chấp hành triệu tập. Ban chấp hành có
thể triệu tập Đại hội bất thường khi có 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành hoặc 1/2 tổng
số Hội viên chính thức đề nghị.
Nhiệm vụ củ Đại hội

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm
kỳ mới, quyết định mức thu hội phí theo từng loại Hôi viên.
+ Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Hội ( nếu có).
+ Thông qua báo cáo thu, chi tài chính nhiệm kỳ mới, quyết định mức thu
hội phí theo từng loại Hội viên.
+ Quyết định số lượng thành viên ban chấp hành Hội, bầu Ban chấp hành
Hội nhiệm kỳ mới.
1.2.2. Ban chấp hành Hội.
Ban chấp hành Hội gồm 15 người có uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp, có
trình độ chuyên môn, năng lực va giầu kinh nghiệm quản lý, điều hành, có phẩm
chất đạo đức tốt.
Ban chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai nhiệm kỳ
Đại hội, Ban chấp hành họp mỗi năm từ 1 đến 2 lần hoặc họp bất thường do Chủ
tịch Hội triệu tập khi có quá 1/2 số thành viên Ban chấp hành yêu cầu.
Giữa hai nhiệm kỳ Đại hội nếu thiểu hụt từ 4 Ủy viên Ban chấp hành trở lên
thì được bầu bổ sung
Ban chấp hành Hội bầu chủ tịch và hai phó chủ tịch là thành viên Ban lãnh
đạo doanh nghiệp kiểm toán hoặc là viên chức Nhà nước hoặc cơ quan khác không
phải là doanh nghiệp kiểm toán.
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội
+ Sau Đai hội, Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Tổng Thư ký
và Ban kiểm tra.
+ Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành hoặc các ký sinh hoạt hôi viên hàng năm.
+ Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ; Tổ chức thực
hiện chương trình theo nghị quyết Đại hội
+ Soạn thảo Báo cáo tổng kết hàng năm, xây dựng mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm sau
+ Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội, tổ chức các kỳ sinh hoạt Hội
viên hoặc Đại hội bất thường

+ Lãnh đạo thực hiện điều lệ Hội.
1.2.3. Ban thường trực Hội.
Ban thường trực Hội là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, có nhiệm
vụ điều hành việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành
giữa hai kỳ họp.
Ban thường trực có chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các ủy viên.
Ban thường trực 6 tháng họp một lần và họp bất thường do chủ tịch triệu tập hoặc
khi có quá 1/2 số ủy viên ban thường trực yêu cầu.
1.2.4. Ban kiểm tra của Hội.
Ban chấp hành bầu ra ban kiểm tra gồm:Trưởng ban, phó trưởng ban và một
số ủy viên. Trưởng ban kiểm tra phải là Ủy viên Ban chấp hành Hội
Ban kiểm tra của hội có nhiệm vụ:
+ Kiểm tra việc thực hiện điều lệ của hội
+ Kiểm tra các hoạt động của ban chấp hành
+ Kiểm tra tài chính của hội
+ xem xét và giải quyết các đơn thư (nếu có)
Trưởng ban kiểm tra được mới tham dự hội nghị thường kì của ban thường
trưc. Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với ban chấp hành và
cóc quyền kiến nghịnhững biện pháp cần thiết, kể cả kiến nghị triệu tập đại hội bất
thường để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách phát sinh.
1.2.5. văn phòng hội và các ban chuyên môn
Văn phòng hội và các ban chuyên môn do ban thường trực đề nghị chủ tịch
hội quyết định.
Văn phòng hội và các ban chuyên môn là bộn phận giúp việc cho ban
thường trực và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch hội hoặc tổng thư kí theo phân
công của chủ tịch hội
2. Tình hình thực hiện và những phương hướng chủ yếu của hoạt động
kế toán và kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình thực hiện của hoạt động kế toán , kiểm toán
Dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong

việc tăng cường tính công khai minh bạch của nền kinh tế. Tính đến đầu năm 2007,
cả nước có 130 công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán, trong
đó 4 công ty kiểm toán nước ngoài; có 1.300 người có chứng chỉ hành nghề kiểm
toán, trong đó 300 người có chứng chỉ hành nghề quốc tế. Phạm vị hoạt động của
dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng mở rộng. Từ chỗ chỉ kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết và các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn của ngân
sách Nhà nước, đến nay hoạt động kiểm toán đã được mở rộng thêm nhiều lĩnh vực
khác như: kiểm toán các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, các doanh
nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tư vấn rủi ro
kinh doanh và rủi ro đầu tư, tư vấn đầu tư ra nước ngoài...
Hệ thống các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán được xây dựng và ban hành
trên nền tảng Chuẩn mực quốc tế và có tính đến tính đặc thù của nền kinh tế Việt
Nam. Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 28/36 Chuẩn mực kế toán và ban hành 38
Chuẩn mực kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Việt Nam. Vai trò và chức
năng của Hiệp Hội kế toán và Hiệp Hội kiểm toán đang từng bước được nâng cao.
Theo lộ trình đã đặt ra, từ đầu năm 2007, Hiệp Hội kiểm toán sẽ tiếp nhận một số
chức năng quản lý từ Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Hoạt động cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán diễn ra
theo chiều hướng bình đẳng hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ thuộc nhiều thành phần sở hữu khác nhau. Phạm vi cung ứng dịch vụ được
mở rộng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, giá cả phù hợp với tiềm lực
của khách hàng đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng còn tồn tại là qui mô, năng lực
của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán còn khá nhỏ. Số lượng, chất
lượng nguồn nhân lực lành nghề trong lĩnh vực còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển của thị trường. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra
giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, dẫn đến suy giảm về chất lượng dịch vụ.
Trong năm 2007 và những năm tới các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán
phải tiếp tục:
Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán cho phù hợp với những

đổi mới về chính sách (Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật đầu tư...),
đảm bảo tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có được hệ thống kế toán phù hợp với
yêu cầu phát triển mới.
Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Chương trình phát triển kế toán, kiểm
toán và thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán đến năm 2010; Nghiên cứu trình
Quốc Hội ban hành Luật Kiểm toán độc lập.
Tiếp tục ban hành các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán còn lại trên nguyên tắc
tiếp thu các Chuẩn mực quốc tế có tính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam, đặc
biệt là các Chuẩn mực kế toán liên quan đến thì trường tài chính, thị trường chứng
khoán. Ban hành cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Mở rộng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; Chuyển giao việc hướng dẫn
chính sách tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán từ cơ quan Nhà nước cho các công ty
cung ứng dịch vụ dưới hình thức tư vấn; Chuyển giao việc quản lý hành nghề kế
toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp.
Tiếp tục mở rộng dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán sang các lĩnh vực khác
như kiểm toán soát xét, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, qui trình quản trị kinh
doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ... Có chế tài cụ thể về trách nhiệm của các tổ
chức, Kiểm toán viên đối với kết quả kiểm toán cuối cùng; Hạn chế và đi tới chấm
dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty cung ứng dịch vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật và Chuẩn mực kế toán,
kiểm toán trong các doanh nghiệp; Kiểm soát đạo đức hành nghề của Kiểm toán
viên, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, nâng cao tính công
khai, minh bạch của nền kinh tế, tăng cường tính bền vững của thị trường tài chính
Việt Nam.
3. Những kết quả đạt được của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt
Nam.
Trải qua 15 năm hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt
được một số thành công khá cơ bản và đáng khích lệ.
Thứ nhất, Nhận thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng,
nhận thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong

nền kinh tế thị trường Việt Nam. Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam,
ngày nay Kiểm toán độc lập đã được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yểu, góp
phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam. Hoạt động kiểm
toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận tình trạng tài
chính của doanh nghiệp
Thứ hai, Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư
thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài. Sự xuất
hiện và hoạt động của kiểm toán độc lập đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài có điều
kiện tiếp cận và hiểu biết cần thiết về luật pháp kinh tế, tài chính, về nguyên tắc và
các quy định kế toán, kiểm toán Việt Nam. Hoạt động của kiểm toán độc lập đã
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như quyết tâm gia
nhập thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư. Chắc chắn, thiếu sự hiểu biết hoặc
với hiểu biết chưa đầy đủ về môi trường pháp lý và môi trường kinh tế, các nhà
đầu tư sẽ ngần ngại và đương nhiên cơ hội đầu tư sẽ bị bỏ qua hoặc hoạt động đầu
tư sẽ diễn ra chậm hơn. Hơn nữa, bằng nghiệp vụ chuyên môn, bằng các hoạt động
khách quan và độc lập, kiểm toán sẽ đánh giá, xác nhận một cách trung thực, có
căn cứ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, của các tổ
chức kinh tế, hạn chế các hoạt động thanh tra, kiểm tra mang nặng tính hành chính.
Hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng sẽ đảm bảo sự trung
thực, khách quan, tin cậy của các thông tin kinh tế - tài chính khi truyền tải cho các
đối tượng sử dụng thông tin hoặc công khai báo cáo tài chính, đặc biệt là trong sắp
xếp, đổi mới cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, trong hoạt động đầu tư trên thị
trường chứng khoán… Có thể nói, thời gian vừa qua kiểm toán độc lập Việt Nam
đã làm được nhiều việc khẳng định vai trò vị thế trong cơ chế kinh tế mới.
Thứ ba, Kiểm toán độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất, khi
tổng kết 15 năm hoạt động của ngành kiểm toán độc lập cả nước có gần 100 công
ty dịch kế toán và kiểm toán, trong đó có 3 công ty Nhà nước, 4 công ty có100%
vốn nước ngoài( là những công ty kiểm toán lớn của thế giới), 16 công ty hợp
danh, 14 công ty cổ phần, còn lại là các công ty TNHH. Nhà nước đã công nhận 87
công ty đủ điều kiện hành nghề.

Thứ tư, Đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng
ngày càng cao. Từ năm 1994 đến nay, Bộ Tài chính tổ chức 11 kỳ thi tuyển kiểm
toán viên quốc gia, đã công nhận và cấp chứng chỉ kiểm toán viên cho 1234 người.
Hiện trong số này có 120 người đạt trình độ quốc tế, có chứng chỉ kiểm toán viên
quốc tế, chiểm 10% kiểm toán viên cả nước. Theo thống kê, đến năm 2006 có 868
người đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20 loại hình nghiệp vụ
chuyên môn.
Thứ năm, Với tư cách là hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, Kiểm
toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài
chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập. Kế toán, kiểm toán đã và đang là lĩnh vực dịch
vụ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong tiến trình mở cửa và hội nhập vào
kinh tế khu vực và thế giới. Tổng doanh thu của các công ty kiểm toán hoạt động ở
Việt Nam hàng năm đã tăng đáng kể, riêng năm 2005 đã đạt xấp xỉ 550 tỷ đồng,
tạo hàng nghìn chỗ làm việc cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Thị trường dịch vụ
kế toán và kiểm toán đã hình thành, sẵn sàng gia nhập thị trường khu vực và thế
giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được của hoạt động kế toán và kiểm toán còn
không ít những tồn tại của hoạt động này. Trong đó nổi cộm nhất là chất lượng của
hoạt động kiểm toán, số lượng và chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên, tình hình
cạnh tranh không lành mạnh, không minh bạch trên thị trường dịch vụ tài chính kế
toán và kiểm toán của Việt Nam. So với sự phát triển của nền kinh tế, với nhu cầu
hiện nay thì số lượng kiểm toán viên chưa nhiều, về chất lượng chưa đảm bảo,
chưa đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế…Điều đáng mừng nhiều người rất quan tâm đến nghề kiểm toán bằng việc tham
gia thi tuyển, tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
Các thí sinh dự thi kiểm toán viên quốc gia ngày một đông. Năm 2004 là
400 thí sinh, năm 2005 là 700, và năm 2006 trên 1000 thí sinh tham gia kỳ thi

×