Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam giai đoạn 2011 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 123 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH HÙNG

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Trực ..................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biê ̣n 1: .......................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biê ̣n 2: .......................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hô ̣i đồ ng chấ m bảo vê ̣ Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................... - Phản biện 1
3. ......................................................................... - Phản biện 2


4. ......................................................................... - Ủy viên
5. ......................................................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA …………………

ii


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Minh Hùng

MSHV: 16002001

Ngày, tháng, năm sinh: 06-11-1991

Nơi sinh: An Giang

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã chuyên ngành: 60340201

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xác định các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân
hàng thương mại cổ phần và xây dựng mơ hình đo lường ảnh hưởng của các yếu tố
này đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần.
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các Ngân
hàng thương mại cổ phần,
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng
thương mại cổ phần trong thời gian tới.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/01/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 26/07/2018
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Trung Trực
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Trung Trực
TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………….……
iii


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Nguyễn Trung Trực đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết
cho luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh, khoa Tài chính Ngân hàng đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc
nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, đơn vị cơng tác đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện Luận văn.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích các yếu tố tài
chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại
Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên tổng hợp các lý thuyết về mối
quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng. Sau khi xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài
của ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng; tác giả đã sử dụng
cách tiếp cận tiếp theo phương pháp phân tích định lượng hồi quy dữ liệu bảng, từ
đó rút ra các kết luận từ các kết quả phân tích. Sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp
thơng qua phần mềm Excel sau đó được xử lý bằng phần mềm Eview để đạt được
mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Phát hiện và tóm tắt kết quả: Các yếu tố quy mô ngân hàng, dự nợ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của
ngân hàng so với tài sản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát có tác động tới hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.

ii



ABSTRACT
Research item: Analysis of financial factors affecting the performance of joint
stock commercial banks in Vietnam. Then propose some solutions to improve the
performance of banks in the future.
Research Methodology: Research is based on the synthesis of theories of
relationships, the influence of internal and external factors on the bank's
performance. After determining the internal and external factors affecting the bank's
performance; The author has used the following approach to quantitative analysis of
regression data tables, from which to draw conclusions from the analysis results.
Using the secondary data, synthesized through Excel software is then processed by
Eview software to achieve the research objectives set out.
Detect and summarize results: Factors of bank size, Provision for loans on total
assets, The ratio of operating costs to total income, Bank's equity ratio over
assets,economic growth, inflationary Impact on the performance of banks.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định..
Học viên

Lê Minh Hùng

iv



MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
Tính cấ p thiế t của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1

1.1
1.1.1

Đặt vấn đề và lý do cho ̣n đề tài ............................................................... 1

1.1.2

Ý nghiã của đề tài.................................................................................... 2
Mu ̣c tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3

1.2
1.2.1

Mục tiêu chung........................................................................................ 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu ............................................................... 3

1.3
1.3.1


Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ............................................................................. 3

1.3.2

Pha ̣m vi nghiên cứu:................................................................................ 3

1.4

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4

1.5

Khái quát phương pháp nghiên cứu ............................................................ 4

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................... 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
............................................................................................................. 7
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại .............. 7

2.1
2.1.1

Khái niệm ................................................................................................ 7


2.1.2

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động............................................... 8
Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................... 10

2.2
2.2.1

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ................................................. 10

2.2.2

Các cơng trình nghiên cứu trong nước .................................................. 12

2.2.3

Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 13

2.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại ............................................................................................................ 16
v


2.3.1

Các yếu tố bên trong ngân hàng ............................................................ 16

2.3.2


Các yếu tố bên ngoài ngân hàng ........................................................... 20

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 22
Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 22

3.1
3.1.1

Đề xuất mơ hình nghiên cứu ................................................................. 22

3.1.2

Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 24

3.2

Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 27

3.3

Phân tích dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 28

3.3.1

Mơ tả dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 28

3.3.2

Hồi quy dữ liệu bảng ............................................................................. 30


3.3.3

Thực hiện các kiểm định dữ liệu và mơ hình ........................................ 34

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 ......................................................................................... 37
4.1
Khái quát về tình hình hoạt động của Các ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam .......................................................................................................... 37
4.1.1

Khái quát chung .................................................................................... 37

4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam ...................................................................................................... 40
4.2
Phân tích mô tả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam ................................................................ 45
4.3
Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của
Các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. ............................................... 54
4.3.1

Mô tả dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 54

4.3.2

Hồi quy mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................... 78
Thảo luận ................................................................................................... 89


4.4
4.4.1

Thảo luâ ̣n về kết quả nghiên cứu .......................................................... 89

4.4.2

Các hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................... 93

CHƯƠNG 5 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................ 94

vi


5.1
Triển vọng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt
Nam đến năm 2020. .............................................................................................. 94
Các giải pháp ............................................................................................. 97

5.2

5.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở dự báo các diễn biến vĩ mô
của nền kinh tế và ngành ngân hàng. ................................................................ 97
5.2.2

Tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động .
............................................................................................................... 99


5.2.3

Tăng cường năng lực quản trị chi phí nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động
............................................................................................................. 100

5.2.4

Phát triển tín dụng một cách hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động ...
............................................................................................................. 101

5.2.5

Mở rộng quy mô mạng lưới của ngân hàng ........................................ 103
Kiến nghị ................................................................................................. 104

5.3
5.3.1

Đối với ngân hàng nhà nước .............................................................. 104

5.3.2

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần........................................ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 107
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ....................................................... 110

vii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................... 5
Hình 3.1 Mơ hình nghiên cứutác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của
Các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam .................................................... 22
Hình 4.1 Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011- 2017 ....... 43
Hình 4.2 Lãi suất huy động và cho vay giai đoạn đoạn 2011 - 2017........................ 44
Hình 4.4 Diễn biến tổng tài sản bình quân (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên
cứu giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ............................................................................ 45
Hình 4.5 Diễn biến cho vay bình quân (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên cứu
giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ................................................................................... 46
Hình 4.6 Diễn biến huy động bình qn (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên cứu
giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ................................................................................... 47
Hình 4.7 Diễn biến vốn chủ sở hữu bình qn (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng
nghiên cứu giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ................................................................ 48
Hình 4.8 Diễn biến tổng thu nhập bình quân (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên
cứu giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ............................................................................ 49
Hình 4.9 Diễn biến tổng chi phí bình qn (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên
cứu giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ............................................................................ 50
Hình 4.10 Diễn biến lợi nhuận bình quân (tỷ VNĐ) của nhóm ngân hàng nghiên cứu
giai đoạn Q1.2011 – Q4.2017 ................................................................................... 51
Hình 4.11 Diễn biến ROA (%) của nhóm ngân hàng nghiên cứu giai đoạn Q1.2011
– Q4.2017 .................................................................................................................. 52
Hình 4.12 Diễn biến ROE (%) của nhóm ngân hàng nghiên cứu giai đoạn Q1.2011
– Q4.2017 .................................................................................................................. 52
Hình 4.13 Diễn biến NIM (%) của nhóm ngân hàng nghiên cứu giai đoạn Q1.2011 –
Q4.2017 ..................................................................................................................... 53
Hình 5.1 Quy trình xây dựng chiến lược cho ngân hàng .......................................... 99

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .......................................................... 14
Bảng 3.1 Các biến nghiên cứu của mơ hình ............................................................. 26
Bảng 4.1 Danh sách ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ
phần tới 31/12/2017 .................................................................................................. 37
Bảng 4.2 Số liệu tổng hợp tính tốn .......................................................................... 56
Bảng 4.3 Thống kê mơ tả nhóm ngân hàng nghiên cứu ........................................... 72
Bảng 4.4 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập .............................................. 76
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mơ hình 1 - ROA............................................................ 78
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 1 – ROA ................................ 80
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mơ hình 1 - ROA .............. 81
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mơ hình 2 - ROE ............................................................. 82
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 2 - ROE ................................. 83
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mơ hình 2 - ROE ............ 84
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mơ hình 3 - NIM ........................................................... 86
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mơ hình 3 – NIM ............................... 87
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mơ hình 3 - NIM ............ 88
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả các mơ hình hồi quy ................................................... 91
Bảng 4.15 So sánh các mơ hình với giả thuyết ban đầu ........................................... 91

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp


GDP

Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo %

INF

Tỷ lệ lạm phát theo %

KH

Khách hàng

LNTA

Quy mô tổng tài sản

LTA

Dư nợ cho vay/tổng tài sản

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTR


Tỷ lệ của chi phí hoạt động/tổng thu nhập

TETA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

x


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấ p thiế t của đề tài nghiên cứu
1.1.1

Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO, ngành ngân hàng Việt Nam
trở thành ngành quan trong, thu hút sự quan tâm đặc biệt các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng cũng đang đối mặt với áp lực
cạnh tranh, sức cạnh tranh không chỉ diễn ra ở các ngân hàng thương mại trong
nước với nhau mà còn ở cả các ngân hàng nước ngồi. Bên cạnh đó, kỹ năng và
trình độ quản trị ngân hàng cịn yếu kém làm cho hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại chưa đạt hiệu quả. Trong thời gian qua, nhờ mạnh dạn đổi
mới và hội nhập, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
ra các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Cũng nhờ chính sách đổi mới
kinh tế, trong thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn
và Việt Nam đã xây dựng được các cơ sở quan trọng về tiền tệ và hệ thống ngân
hàng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, trong quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Việt Nam đã đạt được
nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro cao, nhất là sau khi nền kinh tế Việt Nam bị
ảnh hưởng vởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008. Từ đó, dẫn đến
quy mơ nợ xấu tăng cao đã khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp kèm theo rủi
ro thanh khoản gia tăng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức
tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành Ngân hàng với mục tiêu tập
trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố hoạt lực hoạt động của các Tổ
chức tín dụng; cải thiện mức độ an tồn và hiệu quả hoạt động của các Tổ chức tín
dụng.

1


Để thực hiện được mục tiêu trên, các Ngân hàng cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động
của mình trong thời gian qua một cách khách quan. Cụ thể là cácngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam. Điều này đặt ra vấn đề để có thể nâng cao hiệu quả hoạt
động tốt nhất, cần phải nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng mình? Xuất phát từ những u cầu thực tế đó, tác giả xin trình bày
nghiên cứu của đề tài là “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2011 -2017” .
1.1.2 Ý nghiã của đề tài
Đề tài giúp các ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những
điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh kịp
thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường
cũng như hoạch định được phương hướng hoạt động phù hợp hơn.
Đề tài cũng giúp cho các ngân hàng đánh giá được trình độ chung về hoạt động và
vị trí của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam so với hệ thống ngân
hàng nói chung. Từ đó có chương trình hành động để cạnh tranh nhằm mang lại kết

quả cao nhất.
Đề tài nghiên cứu cũng giúp đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trên
cở sở đó, tùy vào mục tiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng mà có cách tiếp cận
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả nâng cạnh tranh, đảm bảo
chức năng dẫn vốn, góp phần làm ổn định và đảm bảo sự tăng trưởng của các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực hoạt
động ngân hàng, hoặc nghiên cứu về hiệu quả tài chính ngân hàng.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam và xây dựng mơ hình đo lường ảnhhưởng của các yếu tố
này đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam;
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam;
Đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam trong thời gian tới.
1.3 Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các

ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Cụ thể
(1) Các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam.
(2) Các yếu tố có tác động đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian nghiên cứu; Đề tài nghiên cứu thực hiện tại đơn vị nghiên cứu
là các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

3


Thời gian nghiên cứu: số liệu phục vụ cho nghiên cứu được trong giai đoạn từ quý 1
năm 2011- đến quý 4năm 2017
Nguyên nhân, luận văn chọngiai đoạn nghiên cứu là do cuộc khoảng hoảng kinh tế
toàn cầu đang diễn ra, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này và các
ngân hàng cũng không thể tránh khỏi.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Các chỉ tiêu nào dùng để đo lường hiệu quả hoạt động? Các yếu tố nào ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đối với các ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam?
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu đo lường nhằm xác định mức độ tác động
của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại
Việt Nam ra sao?
Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Namtrong thời gian tới?
1.5

Khái quát phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu dựa trên tổng hợp các lý thuyết về mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu
tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Sau
khi xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngân hàng tác động đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng; tác giả đã sử dụng cách tiếp cận tiếp theo phương pháp
phân tích định lượng hồi quy dữ liệu bảng, từ đó rút ra các kết luận từ các kết quả
phân tích.
Sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp thơng qua phần mềm Excel sau đó được xử lý
bằng phần mềm Eview để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Một số kỹ thuật phân
tích được sử dụng trong mơ hình:
(1) Thống kê mơ tả dữ liệu;
4


(2) Hồi quy dữ liệu bảng ước lượng các tác động của mơ hình;
(3) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình;
(4) Kiểm định các giả thiết thống kê về hệ số tác động, về đa cộng tuyến, về phương
sai sai số thay đổi.
(5) Đọc, bình luận kết quả và đưa ra các kết luận mang tính ứng dụng cho đề xuất
các giải pháp và kiến nghị.
Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu
trước đây

Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định lượng

Đo lường, thu thập số liệu

Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Các giải pháp và kiến nghị
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tác giả đề xuất

5


Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp, được lấy từ các báo cáo tài
chính (BCTC) hợp nhất hoặc báo cáo thường niên của Các ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm quý 1 năm 2011 – tới quý 4 năm 2017.
Dữ liệu sau khi thu thập được, sẽ được dùng để chạy mơ hình nghiên cứu, phân tích
và đánh giá hiệu quả hoạt động của Các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt
Nam.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luâ ̣n văn gồ m có năm chương.
• Chương 1: Mở đầu.
• Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thương mại
• Chương 3: Thiết kế phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017.
• Chương 5: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Các ngân

hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được
từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt
là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của
doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu
quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ q trình hoạt động
kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.
Hiệu quả là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào hạn chế với đầu ra là sản lượng
hàng hóa, dịch vụ. Mối quan hệ này được đo lường theo điều kiện vật chất (hiệu quả
công nghệ) hoặc theo điều kiện chi phí (hiệu quả kinh tế). Do vậy, hiệu quả được sử
dụng coi như là một tiêu chuẩn để điều chỉnh thị trường sao cho việc phân phối
nguồn lực đầu vào là có hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động ngân hàng được xem là kết quả lợi nhuận do hoạt động kinh
doanh của ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định.
Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả hoạt động nói chung cũng như hiệu quả
hoạt động ngân hàng thương mại. Nhìn chung có thể được hiểu ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được
mục tiêu, nó thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào bỏ ra để có được kết
quả, chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Thứ hai là khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế

tài chính khác.

7


Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả dựa trên khía cạnh thứ nhất chủ yếu vì khả
năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả, thu nhập cao giúp
các ngân hàng bảo toàn, mở rộng vốn, tăng quy mô kinh doanh, thu hút vốn đầu tư
và như thế tiếp tục tăng hiệu quả hoạt động.
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
Các hệ số tài chính là cơng cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích
và phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mỗi hệ số cho biết mối
quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi
nhánh, giữa các ngân hàng và phân tíchxu hướng biến động của các biến số này
theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chínhđược sử dụng để đánh giá các khía cạnh
hoạt động khác nhau của một ngân hàng, cáchệ số tài chính này bao gồm các tỷ số
phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánhhiệu quả hoạt động và các tỷ số phản
ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời – phản ánh tính hiệu quả của mộtđồng
vốn kinh doanh thường được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: tỷ lệ thu nhậplãi
cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM), thu nhập hoạt động
biên(TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS), thu nhập ròng trên tổng tài sản
(ROA)và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE).
NIM =

Tổng thu nhập – tổng chi phí
Tổng tài sản có sinh lời (hoặc tổng tài sản có)

NOM =


Tổng thu nhập ngồi lãi – tổng chi phí ngồi lãi
Tổng tài sản có

TNHĐB =

Tổng thu hoạt động – tổng chi phí hoạt động
Tổng tài sản có

ESP

=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành

8


ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản có

ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh
lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động

kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theođuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM): đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ vớicác chi phí ngồi lãi mà ngân
hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảohành thiết bị và chi phí tổn
thất tín dụng).
Thu nhập hoạt động biên (TNHĐB): phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và
nhân viênngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ
các khoảncho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là
chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và
phúc lợi).
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lườngtrực tiếp thu nhập của các cổ đơng tính trên
mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành
ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra rằng
khảnăng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân
hàngthành thu nhập ròng. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt
độngvà đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, nếu mức ROA thấp có thể là kết
quả của một chính sách đầu tư hay cho vay khơng năng động hoặc có thể chi phí
hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết

9


quả của hoạt độnghữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh
hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.
ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nóthể
hiện thu nhập mà các cổ đơng nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là
chấpnhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý). Chỉ tiêu này cũng
được sửdụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu
quả sửdụng vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trịngân

hàng còn xem xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu ROA và ROE vì trên thực tế hai chỉtiêu
này phản ảnh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập. Chính điều này cho
thấymột ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt được ROE khá cao do
họ sửdụng địn bẩy tài chính lớn.
2.2 Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
• Báo cáo khoa học Deger Alper and Adem Anbar (2011)
Bài báo cáo nghiên cứu những yếu tố ngân hàng và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi
nhuận ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 2002-2010. Trong bài này
hiệu quả hoạt động của ngân hàng được tác giả đo lường bằng chỉ số ROA và ROE.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ tài sản và thu nhập ngồi lãi có tác động tích
cực và quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng. Cịn về phần biến vĩ mơ thì chỉ có lãi
suất thực có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thông qua
nghiên cứu tác giả đã đề nghị rằng ngân hàng có thể cải thiện khả năng sinh lời của
mình thong qua việc tăng quy mơ ngân hàng, thu nhập ngồi lãi, giảm tỷ số rủi ro
tín dụng trên tài sản. Thêm vào đó, lãi suất thực cao hơn có thể dẫn đến khả năng
sinh lời cao hơn trước.
Ưu điểm của bài cáo cáo là tác giả đã đưa gần như đầy đủ các biến tác động bên
ngồi và bên trong vào mơ hình nghiên cứu. Tuy nhiên, báo cáo cịn hạn chế là kết
10


quả mơ hình thống kê cịn thấp và tác giả chưa đưa biến quy mơ tín dụng vào mơ
hình để thực hiện việc chạy mơ hình và đánh giá yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng đầy đủ hơn. Từ đó, mới có thể đề xuất giảm rủi ro tín dụng trên tài
sản.
• Bài nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Kusa
(2012)
Bài nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
ngân hàng ở Kenya bằng mơ hình hồi quy OLS:

Bài nghiên cứu đã đo lường bằng các chỉ số ROA, ROE và NIM. Và kết quả cho
thấy rằng các biến số CA, AQ, ME, LM, GDP, INF đều có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Kenya ngoại trừ biến LM.
Ưu điểm của nghiên cứu là mơ hình cho kết quả 5/6 biến độc lập có tác động đến
biến phụ thuộc như kỳ vọng. Nhưng hạn chế của nghiên cứu là chưa đưa yếu tố chủ
quan về dư nợ/trên tổng tài sản dự phịng rủi ro/tổng dư nợ tín dụng, 2 yếu tố khá
quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng để xây dựng mô hình
với các biến đầy đủ hơn.
• Bài nghiên cứu của Nsambu Kijjambu Frederick (2015)
Bài nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại nội địa và ngân hàng nước ngoài tại Uganda trong giai đoạn 20002011. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để xác định
biến phụ thuộc là ROA, ROE và các biến độc lập gồm hai yếu tố, yếu tố bên trong
và bên ngoài. Yếu tố nội bộ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các nguồn lực sẵn có của
ngân hàng (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, nợ xấu trên tổng dư nợ, chi phí hoạt
động trên tổng thu nhập, lãi suất biên trên tổng tài sản) và yếu tố bên ngoài là CPI.
Bài nghiên cứu cho thấy kết quả mơ hình có ý nghĩa thống kê cao, kết quả của yếu
tố OPEXTI tác động nghịch mạnh đối với ROA, ROE, cho thấy rằng biến chi phí
hoạt động tác động mạnh và nghịch dấu đối với ROA, ROE theo kỳ vọng giả thuyết
11


đặt ra. Nhưng hạn chế của bài nghiên cứu là mơ hình cho kết quả quy mơ vốn tự có
khơng có ý nghĩa thống kê đến ROA và chưa đưa biến quy mơ tổng tài sản, biến
quy mơ tín dụng vào mơ hình để thực hiện việc chạy mơ hình và đánh giá yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đầy đủ hơn.
2.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
• Bài nghiên cứu của Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012)
Bài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009”. Tác
giả sử dụng hai phương pháp phân tích tổng năng suất yếu tố và phương pháp phân

tích bao dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy giảm và nguyên
nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ. Những ngân hàng quy mơ
lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Các ngân hàng cịn
sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 7,7% và số lượng các ngân hàng đối mặt với
hiệu suất giảm dần theo quy mơ có xu hướng ngày càng ít đi.
Bài nghiên cứu cho thấy kết quả có ý nghĩa thống kê cao. Tác giả đã sử dụng kết
hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng vào bài nghiên cứu. Nhưng bài
nghiên cứu còn hạn chế các biến tác giả nghiên cứu về định lượng chỉ quan tâm đến
yếu tố đầu ra và đầu vào. Tác giả chưa thu thập thêm các yếu tố khác liên quan đến
hoạt động ngân hàng như quy mô tổng tài sản, rủi ro tín dụng, quy mơ tín dụng và
các yếu tố bên ngồi như lạm phát…., để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động ngân
hàng đầy đủ hơn.
• Bài nghiên cứu của TS. Thân Thị Thu Thủy–ThS. Nguyễn Thị Hồng
Chuyên (2014)
Bài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại các ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2013”. Tác giả đã
sử dụng phương pháp DES và phân tích bằng phần mềm DEAP 2.1 cho thấy các
yếu tố từ quy mô tổng tài sản, nguồn thu từ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu và lợi

12


×