Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Quản lý truờng tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.6 KB, 7 trang )

Mã nhóm: QL
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO NĂNG LỰC
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CUẢ HIỆU TRƯỞNG
Tác già : Nguyễn Hồng Tân
Chức vụ : Hiệu trưởng
Phần I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
1.1 Lý do chọn đề tài :
1.1.1 Hiệu quả và chất lượng giáo dục ở bậc học phổ phông phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Nội dung chương trình, sách giáo khoa; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị trường học; sự phối kết hợp cuả các lực lượng xã
hội; sự quan tâm cha mẹ học sinh; môi trường giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục,…
Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả
giáo dục rõ nét nhất. Chính vì thế mà Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị 40/CT-TW
ngày 15/6/2004 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; Thủ tướng
chính phủ có quyết định 09/QĐ-TTg ngày 01/01/2005 về xây dựng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ( CBQL) giáo dục; UBND thành phố Đà Nẵng ban
hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày 09/01/2007 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “ Xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Đà Nẵng
đến năm 2010”.
1.1.2 Cha ông chúng ta tổng kết “ Một người lo bằng kho người làm ” đã nói lên
vai trò to lớn cũng như nhiệm vụ quan trọng cuả nhà quản lý- Mà nhà quản lý các trường
học phổ thông hiện nay là hiệu trưởng (người đại diện chức trách hành chánh cao nhất
trong nhà trường) . Cũng chính vì nhiệm vụ quan trọng đối với nhà quản lý giáo dục như
vậy mà Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã
khẳng định : “ Sự nghiệp đổi mới giáo dục có thành công hay không một phần quan trọng
phụ thuộc ở năng lực quản lý và điều hành cuả người hiệu trưởng”.
1.1.3 Trong giáo dục, yếu tố quyết định làm nên chất lượng và thành quả các mục
tiêu đã đặt ra là đội ngũ nhà giáo nói chung, trong đó yếu tố đóng vai trò điều hành, dẫn dắt
các hoạt động dạy học và đưa ra quyết định quản lý đó là hiệu trưởng ( HT ). Vậy, Thực


trạng cán bộ quản lý trường học hiện nay như thế nào ? Hiệu trưởng có phải là một nghề,
là một nghề cần có chuẩn không? Thế nào là một hiệu trưởng giỏi ? Muốn trở thành một
hiệu trưởng giỏi thì cần phải có chuẩn gì ? Hiệu trưởng phải học tập những gì để phấn
đấu trở thành nhà quản lý giỏi ? Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.
1.2 Giới hạn đề tài :
Đề tài này được áp dụng tại Trường Tiểu học ABC trong năm học 2006-2007 và
năm học 2007-2008.
Phần II/ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ :
2.1 Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trường học tại Việt Nam có đặc
thù khác với các CBQL ở các nước trên thế giới. Phần đông ở các nước, cán bộ quản lý
trường học gồm phó hiệu trưởng và hiệu trưởng đều được đào tạo cơ bản tại trường đại
học sư phạm, trong đó được tổ chức học tập chuyên ngành khoa học quản lý giáo dục, sau
thời gian học được bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các nhà trường giữ chức vụ phó hiệu
trưởng hoặc hiệu trưởng. Còn ở nước ta- cũng như tất cả các trường học tại Đà Nẵng - lâu
nay đội ngũ làm công quản lý trường học thường được chọn lọc từ các giáo viên tốt, được
chọn làm đội ngũ cán bộ kế cận, bố trí làm tổ trưởng chuyên môn và sau một thời gian
công tác được đề bạt thành cán bộ quản lý giữ chức vụ phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Với
thực trạng như vậy, đòi hỏi nhà quản lý muốn thực hiện nhiệm vụ công tác được phân
công, trước hết là phải nổ lực và tích cực tự học, học ở đồng nghiệp và bạn bè những
người đã làm quản lý, học tập nghiên cứu qua sách vở, đôi khi được tập trung bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác quản lý…
2.2 Cũng như vậy, cán bộ quản lý giáo dục tại Đà Nẵng thường được lựa chọn từ
các nhà giáo có trình độ chuyên môn phù hợp với các bậc học, có kinh nghiệm trong công
tác giáo dục. Về cơ bản nhà quản lý trường học nắm được đường lối chủ trương chính sách
cuả Đảng và cuả Nhà nước về công tác giáo dục, có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức, có
khả năng triển khai các nhiệm vụ công tác quản lý, đa số được bồi dưỡng đạt trình độ cử
nhân khoa học quản lý giáo dục, do vậy đã đóng góp một phần lớn đối với sự nghiệp phát
triển giáo dục trong những năm thực hiện đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay một số CBQLGD
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa cập nhật được các thông tin quản lý hiện đại, kiến thức
về quản trị nhân sự, pháp luật, tài chính, ngoại ngữ, tin học…nên công tác quản lý giáo dục

hiện đại vẫn còn nhiều bất cập.
2.3 Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học đòi hỏi tính chuyên môn cao. Yêu
cầu cuả xã hội và cuả ngành giáo dục đòi hỏi nhà quản lý phải vững về chuyên môn, năng
lực quản lý chuyên sâu. Hiệu trưởng trường phổ thông trong những năm gần đây đã được
công nhận một nghề hẵn hoi, thể hiện ở việc sắp xếp ngạch nghề nghiệp cho hiệu trưởng
thuộc nhóm “quản lý giáo dục”. Nhưng với đặc thù và thực trạng như trên thì hiệu trưởng
các trường phổ thông hiện nay mới có một số ít đáp ứng được yêu cầu cuả giáo dục và xã
hội đặt ra . Để công tác cuả người quản lý nhà trường (hiệu trưởng) thành một nghề mang
lại kết quả đúng nghiã thì mỗi nhà quản lý phải không ngừng nỗ lực phấn đấu tự học tập và
rèn luyện trở thành hiệu trưởng gỉỏi.
2.4 Hiệu trưởng trường học là một nhà quản lý giáo dục, phải đạt các tiêu chuẩn quy
định cần thiết: vững vàng về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và
năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cuả sự nghiệp giáo dục; Tại quyết định
số 51/2007/QĐ-BGDĐT cuả Bộ GDĐT ban hành Điều lệ Trường Tiểu học cũng quy định
chuẩn cuả hiệu trưởng trường tiểu học phải có phẩm chất, trình độ, năng lực và hiểu biết
nhất định; Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành Quy chế
công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 đã đặt ra một số yêu cầu nâng
chuẩn HT phải có trình độ CĐSP trở lên ( giai đoạn 1 là THSP) ; Ở thập kỷ cuối cùng cuả
thế kỷ 20 ( 1990-1999 ) các nhà quản lý cho rằng một hiệu trưởng trường phổ thông giỏi
cần hội đủ ba yêu tố cơ bản : đó là tâm, tài và tầm.
2.5 Những khái niệm và các tiêu chuẩn về Hiệu trưởng cần làm sáng tỏ :
2.5.1 Chuẩn cuả hiệu trưởng là gì ? Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu và
tiêu chí về khả năng và năng lực quản lý. Nói một cách đơn giản, khả năng là về đầu ra
đối với một tiêu chuẩn tối thiểu cụ thể nào đó, năng lực là yếu tố đầu vào mà người quản lý
áp dụng vào công việc đem lại hiệu quả tốt. Khả năng quản lý trường học là những việc
làm mà hiệu trưởng giải quyết trong một tình huống nhất định, thể hiện ở phẩm chất cần
thiết theo luật để thực hiện công việc quản lý nhà trường. Năng lực cuả hiệu trưởng là đặc
điểm bên trong cho phép một người làm việc hiệu quả hơn trong nhiều tình huống luôn
biến đổi và thường xuyên mang lại kết quả cao. Vì thế một người hiệu trưởng giỏi là người
có năng lực quản lý và điều hành ( năng lực quản lý bao hàm khả năng quản lý ).

2.5.2 Quản lý trường học là hệ thống các kỹ năng về hoạch định, tổ chức, điều hành và
tổ chức công việc cá nhân cuả hiệu trưởng. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu,
xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Trong quá trình này nhà quản
lý phải dự kiến được những khó khăn, trở ngại, những biến động cuả môi trường và sẵn
sàng có kế hoạch dự phòng cũng như tiên liệu được kết quả sẽ xảy ra trong tương lai.
2.5.3 Thế nào là một hiệu trưởng giỏi : Hiệu trưởng giỏi là người có phẩm chất, có
hiểu biết, có năng lực quản lý và điều hành. Hiệu trưởng giỏi cụ thể phải đạt các chuẩn sau
( xin tạm được phân làm ba loại là ) phải có, phải biết, phải làm :
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh được tập thể tin yêu; có hiểu
biết cơ bản về pháp luật; có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý vững vàng; có
khả năng và năng lực về công tác quản lý; có hiểu biết về tâm lý học trẻ em và tâm lý
sư phạm; có tâm lý vững, tác phong làm việc khoa học, cung cách làm việc linh hoạt;
có khả năng tham mưu tốt, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng; có sức khoẻ và khả năng
chịu áp lực về công việc từ nhiều phiá…
+ Biết xây dựng kế hoạch phù hợp với yêu cầu và thực tiễn; biết sử dụng và phát
huy nguồn nhân lực hiện có một cách tối ưu; biết chia xẻ công việc cho cấp dưới và
khuyến khích giáo viên tham gia vào các chương trình phát triển nghề nghiệp; biết
chọn lọc đưa ra quyết định đúng mỗi khi giải quyết sự việc; biết xây dựng tập thể đoàn
kết và nhân điển hình tiên tiến; biết thực hiện tự chủ về công tác tài chính; biết áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và cao hơn nữa là biết một ngoại ngữ…
+ Phải là thủ lĩnh tin cậy cuả tập thể, là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn
cũng như các hoạt động xã hội cho đội ngũ giáo viên – nhân viên; phải lắng nghe tập
thể và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan nhà nước; phải tạo lập được mối
quan hệ giưã nhà trường với cộng đồng và các cấp quản lý; phải đặt lợi ích cuả người
học và giáo viên- nhân viên lên trên lợi ích cuả bản thân; phải công tâm với học sinh
và công bằng với đội ngũ thầy cô giáo; phải biết dự báo, phán đoán những kết quả sẽ
xảy ra trong tương lai và phải biết điều chỉnh các biện pháp một cách linh hoạt để đạt
được hiệu quả mong muốn; phải biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng về khả
năng và năng lực quản lý cũng như hiểu biết về cuộc sống...
+ Hiệu trưởng giỏi là nhà quản lý biết chuẩn bị tâm lý để đưa ra các quyết định

thay đổi cũng như giải quyết những sự đổi thay, bởi mỗi năm học đều phải xây dựng
chương trình công tác có những thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ năm học, thay đổi
phù hợp với công tác tại địa phương, thay đổi để tiến bộ và hòa nhập với các nước
trong khu vực cũng như phù hợp với tình hình đội ngũ…. Hiệu trưởng cũng cần có
tâm lý vững vàng để quản lý xung đột, giải quyết sự xung đột, các mâu thuẫn trong nhà
trường – Bởi mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.
Phần III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
3.1 Từ thực trạng và chuẩn cán bộ quản lý như vưà trình bày ở trên, nhà quản lý
trường phổ thông muốn phấn đấu trở thành một hiệu trưởng giỏi, khi ban hành mọi quyết
định đều mang lại kết quả như dự tính ban đầu và để công tác quản lý trở thành một nghề
thực sự mang hiệu quả cao thì mỗi cá nhân cần đánh giá thực tế về khả năng hiện tại cuả
bản thân để có thể san lấp những khoảng cách về năng lực hiện có với năng lực cần thiết
trong tương lai. Điều này bao gồm việc thiết lập một kế hoạch phát triển riêng cho bản thân
và kế hoạch hành động. Thực tế đã chứng minh, trên thế giới có nhiều nhà khoa học thành
công bằng con đường tự học như Alfred Nobel, Thomas Edison, Albert Einstein… Ở Việt
Nam có giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, nhạc sĩ Văn Cao, giáo sư Hoàng Tụy…Muốn trở
thành nhà quản lý giỏi phải có ý thức “ học tập suốt đời” đó là phẩm chất quan trong cuả
nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học,
học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khoá bồi dưỡng…
3.2 Đề tài này xin giới thiệu công thức “5W” cuả Heinz Weihrich đã đặt ra năm câu
hỏi đối với bất kỳ nhà quản lý nào và nhà quản lý phải trả lời được trước khi họ ra bất kỳ
quyết định gì. Và xin áp dụng vào kế hoạch tự học cuả hiệu trưởng như sau :
- What : Hiệu trưởng nên học cái gì ?
- Why : Vì sao hiệu trưởng phải học?
- Who : Hiệu trưởng học ở ai ?
- Where : Hiệu trưởng học ở đâu ?
- When : Hiệu trưởng học khi nào ?
3.2.1 Học cái gì : Hơn ai hết, là một nhà quản lý năng động trong hội nhập với khu
vực và thế giới, trước hết phải tự đánh giá được mình là mình thiếu cái gì, bản thân nên
học nội dung gì ? Mỗi nhà quản lý đều phải nhận thức có hai thứ giáo dục. Một thứ là do

kẻ khác truyền cho ( thầy cô dạy, người lớn hướng dẫn…) có một thứ quan trọng hơn, đó
là do chính bản thân tự tạo lấy ( tự học, tự đúc kết…) Cuộc sống vốn phong phú và biến
động, các phát minh khoa học xảy ra hằng ngày. Nhất là chúng ta đang sống trong kỷ
nguyên thông tin toàn cầu, kinh tế thị trường mang tính toàn cầu . Mọi biến động xảy ra
trên thế giới đều ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nước ta. Vì vậy, muốn tiến bộ hiệu trưởng
nhà trường phải luôn dành thời gian để học tập, bổ sung vốn kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp cho mình. Ví dụ hiệu trưởng học về khoa học quản lý, học tin học, học ngoại ngữ…
3.2.2 Vì sao phải học : Mỗi nhà quản lý là là chỗ dựa vững chắc về chuyên môn
cho giáo viên, mỗi thủ lĩnh cần phải có uy tín đối với đối tượng mình quản lý. Uy tín cán
bộ quản lý có hai loại : uy tín cấp phát và uy tín tự tạo. Uy tín cấp phát là quyết định cuả
cấp lãnh đạo bổ nhiệm làm hiệu trưởng, uy tín tự tạo chỉ có được bằng sức lao động và qua
một quá trình lao động và tự học dài ngày đạt được những thành quả tốt thì mới tạo nên.
Uy tín cấp phát mang tính nhất thời còn uy tín tự tạo mới là cái cần thiết cuả hiệu trưởng,
bởi có uy tín thì tập thể mới kính nể và tin tưởng.
Trong thời đại kinh tế trí thức như hiện nay, mọi việc quản lý đều dựa trên nền tảng
thông tin. Nhiều phát minh mới cũng như cách giải quyết các vấn đề về xã hội, tự nhiên và
con người luôn được thay đổi. Vì vậy hiệu trưởng cần thường xuyên học tập nhằm cập
nhật các thông tin trên toàn thế giới để bổ sung nguồn vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội và
con người cho bản thân. Nếu nhà quản lý không học tập để cập nhật các thông tin thì
không thể giải quyết tốt được các công việc diễn ra hằng ngày tại nhà trường một cách
khoa học và nhạy bén được. Ví dụ hiệu trưởng không học tin học thì làm sao giúp giáo
viên sử dụng máy vi tính để trình chiếu các nội dung cần thực hiện khi giảng dạy trình
chiếu trên projector.
3.2.3 Học ở ai : Để học được nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản
lý điều hành thì nhà quản lý phải học và nên học tập ở ai ? Và theo tôi, mỗi nhà quản lý
giáo dục đều có những ưu khuyết điểm điểm cuả họ. Vì vậy chúng ta phát hiện được cái gì
mình chưa tốt mà đồng nghiệp tốt thì mạnh dạn trao đổi để học hỏi và rút kinh nghiệm
thực hiện. Đối tượng thứ hai chúng ta cần trao đổi để học tập đó là các chuyên viên và cán
bộ lãnh đạo ngành giáo dục cấp trên như lãnh đạo Phòng giáo dục và Sở giáo dục. Lãnh
đạo ngành giáo dục các cấp luôn sẵn sàng chia sẻ với các thầy cô hiệu trưởng về mọi mặt

trong công tác giáo dục và mỗi hiệu trường cần phải biết chọn lọc để học tập những điều
hay từ đội ngũ cán bộ-giáo viên do mình trực tiếp quản lý…
3.2.4 Học ở đâu : Thế lỷ 21 là kỷ nguyên cuả thông tin, ngoài việc học tập ở đồng
nghiệp nhà quản lý giáo dục cần phải biết cập nhật thông tin qua đài phát thanh, đài truyền
hình, qua báo chí, sách vở, trên các trang web... Hiện nay thông tin trên mạng được thường
xuyên cập nhật rất phong phú. Có thể nói cả thế giới gói gọn vào trong máy tính hoặc điện
thoại di động khi chúng ta nối mạng internet. Xin giới thiệu một số điạ chỉ cần thiết như
sau : home.vnn.vn, tìm kiếm thông tin trên google.com, đọc báo trên điạ chỉ www.vietbao,
tìm hiểu về lịch sử, phong tục, tập quán Việt Nam trên điạ chỉ caydavietnam.vnn, tìm hiểu
thông tin quản lý và khoa học quản lý trên điạ chỉ www.khoahocquanly.vnn, hoặc tìm hiểu
về những nội dung liên quan đến giáo viên thì có điạ chỉ www.giaovien.vn , tìm hiểu các
thông tin về giáo dục trên điạ chỉ www.edu.net.vn , catlinhschooll, tìm hiểu về công nghệ
thông tin trên website pcword.com.vn; 911.com.vn ; thietkewebsite .com , v.v…
3.2.5 Học khi nào : Để nhận được các thông tin về chuyên môn, về quản lý nghiệp
vụ, tin tức thời sự … mỗi ngày chúng ta dành 10 – 15 phút nghe bản tin buổi tối hay bản
tin cuối ngày cuả đài truyền hình Việt Nam. Mỗi ngày nên dành thời gian đọc từ 5 -10
trang sách mình thích hoặc dùng thời gian rảnh rỗi đọc sách trên mạng gồm nhiều điạ chỉ
có nội dung rất hay và phong phú . Dành thời gian đọc sách, đọc báo và các thông tin hằng
ngày chắc chắc sẽ làm cho mỗi chúng ta tốt hơn, cuộc sống bản thân thêm phong phú hơn
và tạo được niềm tin yêu về thiên nhiên, con ngưòi và cuộc sống…
3.3 Người ta thường gọi quản lý là ngành khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy làm
quản lý nhà trường là phải biết nghệ thuật hỏi. Hỏi là kỹ năng thiết yếu cuả nhà quản lý.
Hỏi không chỉ đơn thuần là để biết mà hỏi còn nhiều mục đích khác; hỏi để nhà quản lý
biết được một cách chắc chắn các vấn đề liên quan đến quyết định mà mình đã ban hành;
hỏi là để kiểm tra tiến độ và đưa ra những biện pháp điều chỉnh giúp thành viên quản lý
cấp dưới ( phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn-nghiệp vụ ) thực hiện tốt mục tiêu công
việc.
Cần lưu ý nhà quản lý phải hỏi phải chủ động tạo ra bầu không khí phù hợp trước
khi hỏi sâu vào vấn đề chính. Khi có được bầu không khí thân thiện, thoải mái sẽ giúp
người được hỏi trả lời một cách chân thành, thông tin thu được sẽ chính xác hơn.

3.4 Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Trong đó
việc xây dựng đội ngũ quản lý giáo dục hiện đại, có đầy đủ phẩm chất, hiểu biết và năng
lực quản lý là một yêu cầu hết sức to lớn cuả ngành giáo dục. Nhà quản lý không có đủ
phẩm chất và kỹ năng thì khó lòng đào tạo ra thế hệ học sinh sẵn sàng hội nhập cùng thế
giới tốt được. Vì vậy, muốn công việc chung thực hiện tốt thì hiệu trưởng biết xây dựng
công việc cá nhân cuả bản thân thật hiệu quả. Hiệu trưởng phải biết phân bổ nguồn lực cá
nhân và thời gian cho các công việc sự vụ hàng ngày ( dự giờ thăm lớp, xử lý các văn bản,
hội họp, bồi dưỡng đội ngũ…) cho đầu tư phát triển ( học tập, nghiên cứu ), thư giãn-giải
trí; phải biết sắp xếp thời gian cho gia đình và xã hội một cách hợp lý. Bởi sự mất cân đối
trong việc bố trí nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm hiệu năng cuà người làm công tác quản lý.

×