Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

SỬ DỤNG một số PHƯƠNG PHÁP và kĩ THUẬT dạy học TÍCH cực TRONG GIẢNG dạy CHUYÊN đề “cấu TRÚC của TRÁI đất – THẠCH QUYỂN” địa lí 10 THPT (BAN cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 40 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein đã từng nói: “Hãy dạy làm sao để học
sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một
nhiệm vụ ngán ngẩm”. Thật sự công việc dạy học không giống như những nghề
nghiệp đơn thuần khác mà dạy hoc là một nghệ thuật và nghệ thuật ấy không phải ai
cũng thể nghiệm giống nhau. Dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là nghệ sỹ và sân
khấu là bục giảng; còn học sinh là những khán giả đặc biệt. Ở đó các em khơng chỉ
đơn thuần là xem, nghe mà còn thẩm thấu, lĩnh hội những kiến thức mới, thậm chí là
tương tác, phản biện với thầy, cơ giáo của mình.
Thực tế cho thấy, trên Thế giới cũng như Việt Nam hiện nay quan niệm về việc
dạy và học đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Người ta nói nhiều đến việc dạy học
bằng phương pháp gì, kĩ thuật nào để học sinh phát huy được tính tích cực tự giác, chứ
khơng phải là tiếp thu thụ động, giáo điều. Đi liền với việc được trang bị các thiết bị
hiện đại, được tiếp cận với các phương pháp kĩ thuật dạy học mới nhằm giúp học sinh
lĩnh hội một cách tốt nhất các kiến thức trong chương trình, với mục tiêu học sinh sau
khi học xong có kĩ năng vận dụng. Chính vì thế mà phương pháp và các kĩ thuật dạy
học đóng một vai trị khơng nhỏ, nó giúp khai thác kiến thức triệt để, giúp học sinh
tiếp thu được kiến thức nhanh , nhớ lâu và biết vận dụng trong thực tế. Bên cạnh đó
các phương pháp và kĩ thuật dạy học làm cho học sinh khơng cịn nhàm chán, thụ
động, học sinh hứng thú hơn, sáng tạo hơn và yêu khoa học hơn.
Ở nước ta, Nghị quyết 88 của Quốc hội “Về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng” nêu rõ, mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo
dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần
chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển tồn
diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi học sinh. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ từng nhấn mạnh, đây
là cuộc cách mạng đổi mới về mục tiêu giáo dục. Khi đã thay đổi mục tiêu, nội dung
phải thay đổi. Nội dung thay đổi thì phương pháp thay đổi. Phương pháp thay đổi thì


cách quản lý, chỉ đạo và các yếu tố để tạo nên chất lượng giáo dục cũng phải thay đổi.
Trên tinh thần ấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cần không ngừng đổi
mới, sáng tạo trong dạy - học và quản lý, quản trị hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy
học để thu hút học sinh, nâng cao hiệu quả học tập. Tuy nhiên, việc đổi mới hiện nay
vẫn gặp rất nhiều khó khăn: Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, cịn nặng về lí
thuyết, chủ yếu thơng qua kêu gọi đổi mới, tập huấn nghiệp vụ … có chăng thể hiện ở
một số tiết thao giảng, dự giờ là rõ nét. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy
học phát huy tính tíchcực, tự học, tự sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc soạn,
giảng theo hướng đổi mới đối với giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học, sự tích cực, chủ động của học sinh …
1


Địa lí là một mơn khoa học rất đặc biệt, mang tính chất liên ngành vừa được
xếp vào lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa được xếp vào lĩnh vực khoa học xã hội, giúp
học sinh có những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề liên quan đến
địa lí, khả năng ứng dụng địa lí trong đời sống, đồng thời giúp học sinh củng cố mở
rộng nền tảng tri thức. Với đặc thù nội dung bài học rất thực tiễn và gần gũi, kiến thức
tường minh, không quá trừu tượng, kết hợp với việc sử dụng hiều tranh ảnh, video
minh họa, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin khá dễ dàng thì có thể nói, so với
các mơn học khác thì Địa lí là môn học dễ dàng vận dụng những phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực. Qua thực tế giảng dạy tại đơn vị cơng tác của tơi nói riêng cũng
như trao đổi với các đồng nghiệp trong tỉnh và cả nước (thơng qua các hội nhóm giáo
viên) nói chung, tơi nhận thấy trong những năm qua giáo viên Địa lí đã có nhiều đổi
mới, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong
giảng dạy và tạo lên một làn sóng đổi mới rất lớn trong nhóm giáo viên. Tuy nhiên,
vấn đề đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học vẫn còn rất nhiều khó khăn vì một tiết
học đổi mới, một giáo án tích cực địi hỏi tốn rất nhiều cơng sức, thời gian và cả kinh

phí của thầy và trị, trang thiết bị còn hạn chế, số lượng học sinh một lớp quá đông,
không gian lớp học hạn hẹp, các phòng học sát nhau nên khi tổ chức các hoạt động
không tránh khỏi việc gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp lân cận....Khó khăn như vậy,
nhưng cá nhân tơi khẳng định rằng việc dạy và học tích cực đem lại nhiều hứng thú
cho HS, kích thích khả năng sáng tạo khơng giới hạn của HS từ đó nâng cao kết quả
học tập.
Trên cơ sở có sự tham khảo, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp,
bản thân tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực trong giảng dạy chuyên đề “Cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển”
Địa lí lớp 10 THPT”. Tơi xin trình bày những điều rút ra từ thực tế giảng dạy của bản
thân trong quá trình thực hiện đề tài và mong muốn được chia sẻ cũng như sự đóng
góp từ đồng nghiệp và những người quan tâm. Với sáng kiến này, tơi hy vọng sẽ đóng
góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong cuộc cách mạng đổi mới giáo dục
của bản thân nói riêng và các đồng nghiệp nói chung.
2. Tên sáng kiến
Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy chuyên
đề “Cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển” Địa lí lớp 10 THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hưởng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: GV Địa lí –THPT Lê Xoay – Vĩnh Tường – Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại 0975655997 E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hưởng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: GV Địa lí –THPT Lê Xoay – Vĩnh Tường – Vĩnh
Phú
5. Lĩnh vực sáng kiến áp dụng: Giảng dạy Địa lí lớp 10
6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Tháng 10 năm học 2019 -2020.
2



7. Mô tả bản chất sáng kiến
7.1. Nội dung của sáng kiến
I. Tổng quan về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
1. Phương pháp dạy học tích cực
1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn , được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt
động hóa , tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học , tức là tập kết và o phát
huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập kết vào phát huy tính tích cực
của người dạy , tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ
lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Trong phương pháp dạy học, tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với
tiêu cực.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để
dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trị cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.
Chẳng hạn, có trường hợp học sinh địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo
viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp
dạy học tích cực nhưng khơng thành cơng vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối
học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần
xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên
cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối
hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc

dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
Bảng 1: So sánh đặc trưng của phương pháp dạy học cổ truyền
và phương pháp dạy học tích cực.
Dạy học cổ truyền

Dạy học tích cực

Học là qúa trình kiến tạo; học sinh
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, tìm tịi, khám phá, phát hiện, luyện
Quan niệm qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tập, khai thác và xử lý thơng tin,…
tư tưởng, tình cảm.
tự hình thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất.
Bản chất
Mục tiêu

Truyền thụ tri thức, truyền thụ và
chứng minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra
chân lí.

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, Chú trọng hình thành các năng lực
3


(sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương
pháp và kĩ thuật lao động khoa học,
kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau dạy cách học. Học để đáp ứng những

khi thi xong những điều đã học
yêu cầu của cuộc sống hiện tại và
thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. tương lai. Những điều đã học cần
thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và
cho sự phát triển xã hội.

Từ sách giáo khoa và giáo viên

Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù hợp,
thí nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn
với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
cầu của HS.

Nội dung

- Tình huống thực tế, bối cảnh và
môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp

Các phương pháp diễn giảng, truyền Các phương pháp tìm tịi, điều tra,
thụ kiến thức một chiều.
giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.

Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường phòng thí nghiệm, ở hiện trường,
Hình thức tổ
của lớp học, giáo viên đối diện với cả trong thực tế…, học cá nhân, học đơi

chức
lớp.
bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối
diện với giáo viên.
1.2. Các phương pháp dạy học tích cực
Trong các tài liệu về giáo dục học trên thế giới cũng như Việt Nam, các tác giả
có đề cập rất nhiều phương pháp dạy học tích cực. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu
đó, bản thân tơi xin trình bày một số phương pháp dạy học tích cực hữu hiệu và khá
phổ biến hiện nay.
Bảng 2: Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực
Tên phương pháp
Phương pháp dạy học nhóm

Mơ tả
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác
nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ,
trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm
tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở
phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của
nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn
lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được
tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực
4


cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
Phương pháp nghiên
trường hợp điển hình


cứu Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử
dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết
dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc
sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một
số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có
thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà
không phải trên văn bản viết.

Phương pháp giải quyết vấn Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ)
đề
là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có
chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,
chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự
lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết
vấn đề.
Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “
làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình
huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung
vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc
quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần chính
của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo
luận sau phần diễn ấy.

Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS

tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động,
những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi
nào

Dạy học theo dự án ( Phương Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án,
pháp dự án)
trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự
lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và
đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc
chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản
phẩm hành động có thể giới thiệu được.
PP Bàn tay nặn bội

Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực
dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy
cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng
tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí
nghiệm tìm tịi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu
trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
5


thơng qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu
tài liệu hoặc điều tra.
Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu
hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí
nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích,
thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp

này kích thích sự tị mị, ham mê khám phá của học
sinh.
PPDH theo góc

Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó
người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí
cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong
cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa
chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám
phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng
tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng
văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và
trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người
học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham
gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm
bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính
cá nhân cao giữa thầy và trị, tránh tình trạng người
học phải chờ đợi.

2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
2.1 Quan niệm về kĩ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học.
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích tư
duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là
những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của
phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học

khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách
thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy
học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.
Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó
được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực
này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

6


Các kĩ thuật dạy học tích cực rất phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể kể ra
rất rất nhiều các kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ sáng
kiến, cá nhân tôi xin tập trung vào những kĩ thuật dạy học mà bản thân tôi nhận thấy
rất phổ biến, dễ dàng áp dụng và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Hình 1: Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Bảng 3: Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực.
STT
1

TÊN KĨ THUẬT
Kĩ thuật
“các mảnh ghép”

MƠ TẢ
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm
và liên kết giữa các nhóm nhằm:

– Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
– Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
Nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác
(Khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải
truyền đạt lại kết quả vịng 1 và hồn thành nhiệm vụ ở
Vịng 2).
+ Vòng 1: Chuyên gia
+ Vòng 2: Mảnh ghép

2

Kĩ thuật XYZ

Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo
luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi
7


người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
3

4

Kĩ thuật “bể cá”

Kĩ thuật “Ổ bi”

Là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một
nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những
HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vịng ngồi theo

dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận
thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS
thảo luận.
Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS
chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm
như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều
kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở
nhóm khác.

5

Kĩ thuật tia chớp

Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia
của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc
nhằm thu thơng tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng
giao tiếp và khơng khí học tập trong lớp học, thơng qua
việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh
chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi
hoặc tình trạng vấn đề.

6

Kĩ thuật “3 lần 3”

Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi
nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào
đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo
luận...). Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt; - 3 điều chưa

tốt; - 3 đề nghị cải tiến.

7

8

Lược đồ tư duy

Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là
một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý
tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá
nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể
được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực
hiện trên máy tính.

Kĩ thuật “trình bày Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức
một phút”
đã học và đặt những câu hỏi về những điều cịn băn
khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô
đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu
trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của
các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như
8


thế nào.
9

Kĩ thuật động não


10

Kĩ thuật chia sẻ
nhóm đơi

Chia sẻ nhóm đơi (Think, Pair, Share) là một kỹ
thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới
thiệu năm 1981. Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm
việc nhóm đơi, phát triển năng lực tư duy của từng cá
nhân trong giải quyết vấn đề.

11

Kĩ thuật chia nhóm

Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên
sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng
thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới
đây là một số cách chia nhóm:

12

Kĩ thuật phịng
tranh

Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm.

Động não (cơng não hay cịn được gọi là kích não) là một

kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo
về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các
thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng
hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng).

- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các
nhóm.
- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các
nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách
giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung
quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến
bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được
tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
13

Kĩ thuật “Hỏi và
trả lới”

Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc
sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các
câu hỏi.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- GV nêu chủ đề.
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ
9


đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó.

- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt
tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi
cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV
quyết định dừng hoạt động này lại.
14

Kĩ thuật KWLKWLH

15

Kĩ thuật khăn trải
bàn

KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là
một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học
sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em
đã biết về chủ đề bài đọc. Thơng tin này sẽ được ghi nhận
vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách
các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong
chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột
W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc
xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những
thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS


16

Kĩ thuật hỏi
chuyên gia

HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo
thành các nhóm "chuyên gia" về một chủ đề nhất định.
Các "chuyên gia" nghiên cứu và thảo luận với nhau về
những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân
cơng. Nhóm "chun gia" lên ngồi phía trên lớp học. Một
10


em trưởng nhóm "chuyên gia" (hoặc GV) sẽ điều khiển
buổi "tư vấn", mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi
mời "chuyên gia" giải đáp, trả lời.

17

Kĩ thuật tranh
luận, ủng hộ, phản
đối

Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một
kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một
chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau
và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm
mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý

kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương
diện khác nhau.

Ngồi các kĩ thuật được nêu trên, cịn có một số kĩ thuật khác như: kĩ thuật nói tích
cực, viết tích cực, trình bày một phút...
II. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Địa lí 10
chuyên đề “Cấu trúc của Trái Đất . Thạch quyển”
1. Giới thiệu chung về chuyên đề
Trong chương trình Địa lí lớp 10 (Ban cơ bản) nội dung phần Cấu trúc của Trái
Đất – Thạch quyển được xây dựng từ bài 7 đến hết bài 10 và dạy theo thời lượng 5 tiết
(theo phân phối chương trình)







Tiết 7 - Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng.
Tiết 8 - Bài 8: Tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Tiết 9 - Bài 9: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Tiết 10 – Bài 9: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tt)
Tiết 10 - Bài 10: Thực hành- Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi
mửa và các dãy núi trẻ trên bản đồ.

Căn cứ vào thời lượng chương trình và căn cứ vào tình hình thực tiễn giảng dạy,
dưới sự cho phép và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường trong việc cho phép
giáo viên tự xây dựng các chuyên đề, chủ đề dạy học. Tôi đã lập kế hoạch tổ chức dạy
học chuyên đề “ Cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển” vẫn đảm bảo thời lượng dạy là
5 tiết theo phân phối chương trình, tuy nhiên có sự điều chỉnh cụ thể trong một số tiết

như sau.
Bảng 4: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC CHUYÊN ĐỀ
“CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT – THẠCH QUYỂN”
Tiết

Nhiệm vụ

Số
tiết

7

Dạy bài cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng.

8

+ GV giới thiệu về tác động nội lực ngoại lực đến địa hình bề mặt 1 tiết

1 tiết
11


Trái Đất
+ Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về tác động nội
lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (u cầu các nhóm thể
hiện sản phầm trên giấy A1, A2.)
9

Các nhóm tiếp tục hồn thiện sản phầm trên lớp, GV theo dõi và định 1 tiết
hướng thêm cho HS


10

Trưng bày, báo cáo các sản phẩm, các nhóm tiến hành thuyết trình 1 tiết
sản phẩm và theo dõi các sản phẩm của nhau.

11

Dạy và học bài Thực hành, kết hợp ơn lại kiến thức tồn chuyên đề 1 tiết
thông qua một số bài tập nhận thức và trò chơi.

Tổng

Chuyên đề

5 tiết

Như vậy, chuyên đề “Cấu trúc của Trái Đất – Thạch quyển” được xây dựng với
thời lượng 5 tiết theo đúng thời lượng quy định. Trong q trình thực hiện chun đề,
tơi có sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác như phương pháp trò
chơi, bàn tay nặn bột, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật chuyên gia, kĩ thuật khăn trải bàn,
kĩ thuật 3 lần 3...
2. Nội dung chuyên đề
2. 1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề bao gồm kiến thức từ bài 7 đến hết bài 10 với nội dung chính như sau
- Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.
- Tác động nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Thực hành: Xác định vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
2.2. Thời lượng
o Số tiết học trên lớp: 5 tiết.

o Lớp áp dụng: 10A6 (sĩ số 40 HS bao gồm 21 nam, 19 nữ)
3. Tổ chức dạy học chuyên đề
TÊN CHUYÊN ĐỀ: CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT – THẠCH QUYỂN
I. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
- Hiểu cấu trúc Trái Đất, phân biệt được các lớp cấu tạo của Trái Đất
- Trình bày khái niệm thạch quyển, nội dung thuyết kiến tạo mảng.
- Hiểu khái niệm nội lực, ngoại lực, nguyên nhân sinh ra nội lực ngoại lực.
- Trình bày được tác động nội lực, ngoại lực đến đến địa hình bề mặt TĐ.
- Phân tích được mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
- Hiểu và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các dãy
núi trẻ trên bản đồ.
1.2. Kỹ năng
12


- Quan sát và nhận xét cấu trúc Trái Đất, tác động của nội lực, ngoại lực đến địa
hình bề mặt TĐ, sự phân bố các vành đai động đất núi lửa qua tranh ảnh, hình vẽ,...
- Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
- Kỹ năng thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin bằng việc thiết kế thông tin đồ
họa (Infograpic).
1.3. Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học về các vấn đề tự nhiên
- Hứng thú và quan tâm với cơng tác bảovệ mơi trường, phịng tránh thiên tai.
1.4. Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết
các vấn đề ở địa phương.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi
kiến thức với nhau và với giáo viên.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho
chuyên đề : SGK, internet,…
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân cơng cơng việc cho các thành
viên trong nhóm.
- Năng lực tự quản lí khi phân chia thờii lượng cho từng tiểu chủ đề.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2. 1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, bản đồ, video clip liên quan đến nội dung bài học
- Bản tiêu chí đánh giá
- Phiếu học tập
- Sách giáo khoa, máy tính....
2.2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút
- Máy vi tính
- Các đồ dùng liên quan làm mơ hình Trái Đất và mơ hình núi lửa
3. Tiến trình dạy và học (theo từng tiết)
*********************************************************************
Tiết 7: CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN.
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

- Ổn định lớp.
- Các hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Khởi động. (3 - 5 phút)
13


1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và giới thiệu bài
2. Phương pháp: phương pháp trò chơi
3. Kĩ thuật: Động não
Giáo viên chuẩn bị 1 quả trứng gà đã luộc chín. Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng

chơi trò chơi bóc trứng trong vịng 30 giây bóc làm sao để lộ ra một góc của lịng đỏ
trứng, lịng trắng trứng và cịn giữ 1 góc phần vỏ trứng.

Giáo viên hỏi học sinh phía dưới: Em thấy quả trứng được chia làm mấy lớp, là
những lớp nào?
Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét chuẩn kiến thức.
Dẫn dắt vào bài học: Trong nội dung bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về
một vật thể có kích cỡ lớn hơn gấp nhiều lần quả trứng nhưng cũng có cấu trúc ba lớp
tương tự. Đó là Trái Đất của chúng ta. Bài mới: Cấu Trúc Trái Đất. Thuyết kiến Tạo
Mảng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu trúc Trái Đất (15 phút)
1. Mục tiêu:
- Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của cấu trúc Trái
Đất. Phân biệt được các lớp cấu trúc của Trái Đất.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về cấu trúc TĐ, kỹ năng
làm việc nhóm.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp bàn tay nặn bột
- Kĩ thuật khăn trải bàn
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trị

Nội dung chính

Bước 1: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia
I. Cấu trúc của trái đất
lớp thành 10 nhóm (mỗi nhóm 4 HS tức 2 bàn liền
- Cấu trúc của Trái Đất bao
nhau)
gồm 3 lớp: Lớp vỏ Trái Đất, lớp

Bước 2: GV chiếu thêm hình vẽ đã chuẩn bị (lát Manti, lớp Nhân.
cắt theo một góc Trái Đất từ Vỏ cho đến nhân trong
1. Lớp vỏ Trái Đất
cùng của Trái Đất), Yêu cầu học sinh quan sát hình
2. Bao Manti
ảnh cấu trúc của Trái Đất và đọc thông tin trong
14


SGK. Dựa vào hình vẽ, học sinh tìm hiểu các kiến
thức

3. Nhân Trái Đất

- Giới hạn, đặc điểm lớp vỏ Trái Đất
- Giới hạn, đặc điểm lớp Manti
- Giới hạn, đặc điểm lớp Nhân
- Khái niệm thạch quyển.

(Hình chụp vở ghi của một HS
lớp 10A6)
Bước 3: Từng HS tự viết vào góc giấy của mình,
sau đó cả nhóm thống nhất nội dung lại và ghi vào
phần chung.
Bước 4: GV gọi đại diện1 nhóm HS lên bảng
trình bày, các HS khác lắng nghe nhận xét bổ sung.
Bước 5: HS khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Thuyết kiến tạo mảng (15 phút)
1. Mục tiêu:
-Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng, giải thích được tại sao

các mảng có thể dịch chuyển trên manti. Biết được hệ quả của các kiểu tiếp xúc mảng
kiến tạo.
- Sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức từ nội dung bài học.
2. Phương Thức:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật phân tích video
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
- Bước 1: GV giới thiệu qua về Thuyết kiến tạo
mảng.
- Bước 2: GV chiếu một đoạn phim (video)
ngắn về thuyết kiến tạo mảng, tiếp xúc của các
mảng kiến tạo. GV yêu cầu học sinh theo dõi đoạn
phim kết hợp thông tin trong SGK để trả lời một số
câu hỏi sau khi đoạn phim kết thúc )

Nội dung chính
II. Thuyết kiến tạo mảng
- Vỏ Trái Đất trong q
trình hình thành của nó đã bị
biến dạng do các đứt gãy và
tách ra thành một số đơn vị
kiến tạo. Mỗi đơn vị là một
mảng cứng có thể dịch chuyển
trên bao Manti, gọi là các mảng
kiến tạo.
15


- Thạch quyển bao gồm 7
mảng kiến tạo chính và một số

mảng nhỏ.
- Các mảng kiến tạo luôn
dịch chuyển (Nguyên nhân
chuyển dịch của các mảng kiến
tạo là do hoạt động của các dịng
vật chất qnh dẻo và có nhiệt
độ cao trong tầng Manti trên)
- Các cách tiếp xúc:
(Ảnh cắt từ video “Thuyết kiến tạo mảng”)

+ Tiếp xúc dồn ép.

+Tiếp xúc tách giãn và tiếp
? Thạch quyển được cấu tạo bởi mấy mảng kiến xúc trượt ngang.
tạo chính
- Tại ranh giới tiếp xúc giữa
? Các mảng kiến tạo đứng yên hay dịch các mảng là nơi tập trung hoạt
chuyển? Vì sao
động kiến tạo chủ yếu của Trái
? Trong khi dịch chuyển, có mấy kiểu tiếp xúc Đất  là vùng bất ổn, thường
xảy ra động đất, núi lửa...
chính.
? Kết quả của các kiểu tiếp xúc đó?
Bước 3: Học sinh trả lời các câu hỏi.
Bước 4: Giáo viên nhận xét chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4. Luyện tập (5 phút)
1.Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học.
2. Phương pháp – kĩ thuật: kĩ thuật chia sẻ nhóm đơi
3. Tổ chức: GV gọi 2 bạn học sinh, cung cấp một số từ khóa. Chỉ có một HS có
được các từ khóa và miêu tả bằng ngôn ngữ để làm sao bạn học sinh cịn lại đốn

được. Mỗi từ khóa đúng được 1 điểm
1. Đá granit.
2. Tầng trầm tích.
3. Quánh dẻo
4. Đá trầm tích
5. Nhân Trái Đất.

6. Niken và Sắt
7. 2900 km
8. Thạch quyển
9. Xô húc
10. Động đất.

Hoạt động 5. Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức bài học nhằm liên hệ thực tiễn hoặc vận dụng để học sinh
phát triển theo định hướng năng lực
2. Nội dung:
16


- GV yêu cầu HS: Dựa trên nội dung bài Cấu trúc Trái Đất, Thạch quyển, Thuyết
kiến tạo mảng mà các em vừa học, em tự làm mơ hình về cấu trúc Trái Đất, hoặc sáng
tác một câu chuyện hoặc một bài nhạc, bài thơ liên quan đến nôi dung này.
- Lưu ý: Nếu khơng cịn thời gian, GV có thể giao HS về nhà hoàn thiện.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm
của HS.

PHỤ LỤC:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MƠ HÌNH CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT CỦA HS (ST)


17


“CHUYỆN TÌNH CÁC MẢNG KIẾN TẠO”
Câu chuyện tình kiến tạo là câu chuyện xoay tình cảm rắc rối của các mảng kiến tạo sống
chung trên ngôi làng “Thạch quyển”. Trước đó Á Âu rất yêu thương và gần gũi khăng khít
với Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Phi yêu nhau; chỉ có Nam Cực với trái tim băng giá của mình là
khơng bị xao động bởi những câu chuyện tình lâm ly bi đát.
Câu chuyện bắt đầu khi tình yêu Âu Á và Bắc Mỹ gặp những vết rạn nứt . Khi mâu thuẫn quá
lớn cộng với áp lực từ người mẹ Manti đã dẫn đến Âu Á và Bắc Mỹ buộc phải chia tay. Việc
2 bạn trẻ phải tách xa nhau, đã gây ra những vết thương lòng sâu sắc như vết sẹo dài được
chôn vùi nơi trái tim sâu thẳm (sống núi ngầm đại dương).
Nói về Á – Âu, sau mối tình tan vỡ với Bắc Mĩ, Á Âu cũng đã gặp được tình u đích thực của
đời mình là Ấn – Úc. Với tình cảm của mình, cả hai ngày càng thu hẹp khoảng cách, tiến tới
hôn nhân, sống hạnh phúc với nhau và sinh ra đứa con là Dãy núi trẻ Hymalaya mạnh mẽ, đồ
sộ, với đỉnh Everest cao nhất thế giới.....
(Trích “chuyện tình kiến tạo” – Nguyễn Thị Hương Ly HS lớp 10A6)

Tiết 8,9,10
SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, CHUYÊN GIA VÀ PHÒNG TRANH
TRONG GIẢNG DẠY VỀT ÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (ĐỊA LÍ 10)
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh nội lực.
- Hiểu tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thơng qua vận động theo
phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực

- Trình bày được khái niệm q trình phong hóa và phân biệt được các loại phong
hóa. Trình bày được tác động của q trình phong hóa đến địa hình bề mặt TĐ.
18


- Hiểu và phân biệt được các q trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác
động của các quá trình này đến địa hình bề mặt TĐ
- Phân tích được mối quan hệ giữa ba q trình bóc mịn, vận chuyển và bồi tụ.
1.2. Kỹ năng
- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt
TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ,...
- Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
- Kỹ năng thuyết trình, cách thức tổ chức hoạt động nhóm, hệ thống hóa kiến
thức bằng sơ đồ tư duy.
1.3. Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học về các vấn đề tự nhiên
- Hứng thú và quan tâm với công tác bảovệ mơi trường, phịng tránh thiên tai.
1.4. Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải
quyết các vấn đề ở địa phương.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi
kiến thức với nhau và với giáo viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho
chuyên đề : SGK, internet,…
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế sản phẩm dưới dạng đồ họa
thông tin (infographic).
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân cơng cơng việc cho các thành
viên trong nhóm.
- Năng lực tự quản lí khi phân chia thờii lượng cho từng tiểu chủ đề.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
3. Tổ chức dạy học
GV chia cụ thể thành 3 tiết với tên gọi cho 3 tiết cũng chính là 3 khâu chính để thực
hiện dự án, đó là: lập kế hoạch, thiết kế và báo cáo đánh giá.
Tiết
1

Nội dung

Chi tiết nội dung làm việc

LẬP KẾ HOẠCH GV khái quát kiến thức nội dung bài 8, bài 9.
GV giới thiệu về thiết kế Infographic
GV chia nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Sau tiết 8 trên lớp, các em có thời gian khoảng 4 ngày để
trao đổi làm việc theo nhóm

2

THIẾT KẾ

HS làm việc trên lớp (theo nhóm)
19


GV quan sát ý thức làm việc của HS, sản phẩm của các
nhóm, có định hướng và hướng dẫn thêm cho HS
HS bước đầu có sản phẩm cơ bản.
Sau tiết 9, các em có khoảng 3 ngày để tiếp tục hoàn thiện

sản phẩm
3

BÁO CÁO &
ĐÁNH GIÁ

HS treo sản phẩm infographic đã in ra (tạm gọi là poster)
GV tách nhóm chuyên gia, chia nhóm mới được gọi là
nhóm mảnh ghép
HS báo cáo sản phẩm.
GV – HS đánh giá sản phẩm, ý thức làm việc, đánh giá
kiến thức HS.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG & GIAO NHIỆM VỤ CHO HS THIẾT KẾ
INFORGRAPHIC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA
HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Thực hiện trên lớp 1 tiết & có thêm 4 ngày ngồi giờ trên lớp)
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và giới thiệu bài
2. Phương pháp/kĩ thuật: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề/ kĩ thuật tia chớp
3. Tiến hành
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Em hãy cho biết, nơi được coi là đỉnh núi cao
nhất TG và nơi sâu nhất Thế giới hiện nay?
- GV gọi HS nào giơ tay nhanh nhất để trả lời
- GV chuẩn kiến thức, giới thiệu vào bài

Hình 2: Đỉnh Everest

Hình 3: Vực Mariana


Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Núi Everest nằm ở biên giới Nepal-Trung
Quốc với độ cao 8.848 mét so với mực nước biển
20


Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu
nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm
trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đơng quần đảo Mariana.
Như vậy, địa hình bề mặt Trái Đất khơng đồng nhất, nguyên nhân tạo ra những
điều kì thú trên là do tác động nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Bài
hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về lí thuyết về tác động nội lực và ngoại lực (30 phút)
Nội dung
Tìm hiểu về lí thuyết

Hoạt động của Giáo viên

- Tổ chức cho HS nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí thuyết

- Nội lực:
+ Khái niệm
+ Nguyên nhân
+ Tác động nội lực
- Ngoại lực:

-

+ Khái niệm
+ Nguyên nhân hình thành
+ Các tác nhân ngoại lực


Hoạt động của Học sinh

-

+ Các quá trình ngoại lực
chính

-

SGK các bài 8 và bài 9, tập
trung vào các nội dung trọng
tâm, GV đóng vai trị hướng
dẫn và định hướng kiến thức cơ
bản cho HS
Yêu cầu HS dựa vào SGK và
liên hệ thực tế tìm hiểu khái
niệm nội lực, ngoại lực?
Nguyên nhân sinh ra nội lực và
ngoại lực
Nội lực tác động đến địa hình
bề mặt Trái Đất thơng qua
những vận động nào?
Ngoại lực tác động đến địa hình
bề mặt TĐ thơng qua các q
trình nào?

của chun đề tác động
của nội lực & ngoại lực
đến địa hình bề mặt trái

đất:
- Vận dụng kiến thức đã
trong SGk và hiểu biết
thực tế để đưa ra câu trả
lời.

- Xác định tên chuyên đề.
- Nhận biết mục tiêu của
chuyên đề.

HOẠT ĐỘNG 3: GV chia nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ cụ thể (10 -12 phút)
1. Mục tiêu: Hình thành kiến thức về tác động nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt

2. Phương pháp/kĩ thuật: phương pháp học tập theo nhóm/ kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật mảnh ghép, phịng tranh.
3. Tiến hành
- Kĩ thuật chia nhóm: GV dùng 42 thẻ màu gồm 6 màu màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam,
tím (mỗi màu có 7 thẻ) Cho HS chọn một thẻ màu sắc u thích trong các màu đó. Các
em cùng màu sẽ vào một nhóm với nhau. Như vậy sẽ thiết lập được 6 nhóm (mỗi nhóm
có 6 HS hoặc có nhóm có 7 HS). Trong một nhóm chuyên gia các bạn HS được đánh số
thẻ liên tiếp từ 1 – 6 hoặc 7 (đối với nhóm có 7 người).
- Kĩ thuật mảnh ghép (vịng chun gia). Các nhóm này, được gọi tên là nhóm chuyên gia
(hoặc nhóm đơn sắc vì mang cùng một màu sắc giống nhau)
- Mỗi nhóm, được giao nhiệm vụ tìm hiểu một đơn vị kiến thức, cụ thể như sau
21










Nhóm 1: Tìm hiểu vận động theo phương thẳng đứng.
Nhóm 2: Tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang.
Nhóm 3: Tìm hiểu q trình phong hóa
Nhóm 4: Tìm hiểu q trình bóc mịn
Nhóm 5: Tìm hiểu q trình vận chuyển + bồi tụ
Nhóm 6: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.

- Sản phẩm yêu cầu: Các nhóm tìm hiểu nội dung và thể hiện sản phẩm dưới dạng thiết
kế đồ họa thông tin (infographic)
- Về thiết kế đồ họa (infographic) trước đó ở những tiết trước đó GV đã cho HS tìm hiểu
và hướng dẫn cơ bản cách thiết kế. GV gửi kèm cho HS một video hướng dẫn cách làm
chi tiết hơn để HS có thể tham khảo và tìm hiểu kĩ hơn.
HOẠT ĐỘNG 3: GV chia nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ cụ thể
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chia các nhóm nhỏ, tìm GV Giao nhiệm vụ:
hiểu theo từng đơn vị kiến -Chia nhóm học sinh (nhóm - HS hoạt động cá nhân
thức.
chyên gia) : 6 nhóm
- HS hoạt động nhóm, phân
u cầu HS trong từng cơng nhiệm vụ cho các
nhóm đều thực hiện chủ đề thành viên theo mẫu của

của nhóm được giao.
GV. (Chú ý phân việc theo
- Mỗi HS đều phải tìm hiểu đúng các bước đã hướng
nội dung được giao và ghi dẫn và thời gian cần hoàn
nội dung đã tìm vào vở của thành để thực hiện)
mình. Sau đó phác thảo ý
tưởng cho sản phẩm
Lập kế hoạch

GV Yêu cầu HS nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập
nhiệm vụ cần thực hiện của và gợi ý của GV để nêu ra
HS
các nhiệm vụ.
- GV gợi ý các nguồn tư
liệu trên mạng, tại địa
phương mà học sinh có thể
tham khảo; cách phân cơng
để thực hiện các tiểu chủ
đề.

- Thảo luận và lên kế hoạch
thức hiện nhiệm vụ. (Nhiệm
vụ, người thực hiện, thời
lượng,
phương
pháp,
phương tiện, sản phẩm,...)

- Thống nhất ý tưởng và đưa
- GV đưa ra khung mẫu về ra phác thảo về thiết kế

sản phẩm, để HS tham infographic.
khảo.
Các bước thực hiện nhiệm vụ của 1 nhóm
22


Bước 1: Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Bước 2: Mỗi cá nhân trong nhóm phải tìm hiểu phần nội dung được phân cơng.
Bước 3: Họp nhóm để thống nhất chọn từ khóa hợp lý nhất và lên ý tưởng về hình vẽ
minh họa cho từng nội dung kiến thức.
Bước 4: Vẽ phác thảo ý tưởng sản phẩm trên giấy A4 gửi cho GV để góp ý.
Bước 5: Thiết kế sản phẩm dưới dạng infographic để hoàn thiện sản phẩm.
Bước 6: In sản phẩm ra khổ giấy A1 hoặc A2
Bước 6: Họp nhóm để thống nhất nội dung sẽ thuyết trình cho sản phẩm của nhóm mình.
Lưu ý: Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều có thể thuyết trình sản phẩm của nhóm
mình cho nhóm khác hiểu và làm được nội dung PHT do GV giao. Nếu thành viên trong
nhóm khơng trình bày được nội dung của nhóm mình đã chuẩn bị cả nhóm sẽ bị trừ
điểm.
TIẾT 2: THIẾT KẾ SẢN PHẨM
(Thực hiện 1 tiết (45 phút) trên lớp, nếu nhóm nào khơng xong nhiệm vụ trên lớp có
thể tiếp tục hồn thiện ngồi giờ lên lớp)
1. Mục tiêu: Hình thành kiến thức về tác động nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt

2. Phương pháp/kĩ thuật: phương pháp học tập theo nhóm/ kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật mảnh ghép, phịng tranh.
3. Tiến hành
Nội dung

Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Thiết kế và hoàn thiện sản - GV theo dõi và định - HS làm việc theo nhóm
phẩm theo nhóm
hướng cho HS
- Nhóm trưởng nghiệm thu
- GV đưa ra bản tiêu chí kết quả làm việc theo nhiệm
đánh giá mức độ tham gia vụ đã phân công cho các
của từng thành viên trong thành viên trong nhóm
nhóm, và bản tiêu chí đánh - HS thiết kế và hoàn thiện
giá sản phẩm và bản thuyết sản phẩm
trình theo nhóm để sau HS
đánh giá và cho điểm lẫn
nha
Bản đánh giá mức độ tham gia làm việc theo nhóm lớp 10A6
TT

HỌ TÊN

MỨC ĐỘ THAM GIA

ĐIỂM
THƯỞNG/PHẠT

GHI
CHÚ

1
2
3

23


...
Bản đánh giá sản phẩm của các nhóm khác
Tiêu chí đánh giá
NỘI
DUNG

Điể
m tối
đa

Đầy đủ kiến thức trọng
tâm

10

Kiến thức sâu, mở rộng
kiến thức mới

5

Có liên hệ thực tế

5

HÌNH Bố cục hợp lí, rõ ràng,
THỨC dễ theo dõi


10

Tính thẩm mĩ (màu sắc,
kích cỡ chữ,…)

5

Phong cách thuyết trình
tự tin, linh hoạt, lơi
cuốn, nắm vững nội
dung thuyết trình, thu
hút người nghe

10

Sáng tỏ vấn đề, trả lời
câu hỏi chất vấn

5

CÁCH
THUY
ẾT
TRÌN
H

TỔNG ĐIỂM

Điểm cho từng nhóm (N= Nhóm)
N1


N2

N3

N4

N5

N6

50

Tiết 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ, LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ
NÂNG CAO KIẾN THỨC (Thực hiện trên lớp 1 tiết)
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả (30 phút)
1. Mục tiêu: Hình thành kiến thức về tác động nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt

2. Phương pháp/kĩ thuật: phương pháp học tập theo nhóm/ kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật mảnh ghép, trạm, phịng tranh.
3. Tiến hành
24


- B1. Nhóm chuyên gia trưng bày sản phẩm và tập thuyết trình.
+ GV u cầu các nhóm dán bài của mình lên các vị trí đã quy định lần lượt từ 1-6, sau
đó gv cho các nhóm gốc tập thuyết trình cho nhau về bài của nhóm mình trong 4 phút.
- B2. Tách nhóm chuyên gia thành nhóm mảnh ghép.
+ GV yêu cầu tất cả những bạn có cùng STT ở các nhóm sẽ tập trung tại vị trí poster
tương ứng với stt đó.

+ Như vậy, tất cả các HS mang cùng số thẻ nhưng của các nhóm chuyên gia trước đây,
sẽ lập thành nhóm mới (được gọi là nhóm mảnh ghép)
VD: Tại trạm 1, tất cả các HS mang số thẻ 1 của các nhóm chuyên gia trước đó sẽ tạo
thành một nhóm mới (được gọi là nhóm mảnh ghép). Nhóm mới này mỗi HS sẽ đảm
nhiệm một vai trò chuyên gia của từng đơn vị kiến thức trước đó đã phân cơng.

- B3. Các nhóm mảnh ghép tham dự triễn lãm tranh (triển lãm sản phẩm
infographic)
+ GV sẽ đưa ra yêu cầu làm việc của nhóm mới: trong thời gian 24 phút, các nhóm sẽ
di chuyển theo chiều kim đồng hồ làm sao tìm hiểu hết nội dung của 6 nhóm (mỗi trạm
dừng chân 4 phút).
+ Tại mỗi sản phẩm infographic (poster) chuyên gia ở nhóm đó sẽ là người thuyết
trình cho các thành viên cịn lại; đồng thời trong quá trình này tất cả các học sinh đều
phải lắng nghe và ghi chép tốc kí những thông tin quan trọng, đưa ra câu hỏi thắc mắc
để thảo luận thêm với chuyên gia và thành viên trong nhóm.
+ GV quan sát các nhóm và giúp đỡ các nhóm HS (nếu cần).
- B4. Kết thúc triễn lãm
+ Sau khi đi xem triển lãm tranh, HS quay trở lại nhóm chun gia hồn thành PHT
+ GV chữa phiếu học tập và chuẩn kiến thức.
 HS chụp ảnh sản phẩm đồ họa thơng tin của nhóm bạn sau đó in ra gắn vào vở.
PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu X vào ô trống phù hợp cho các câu hỏi/nhận đinh sau.
ST
T

Câu hỏi

VĐT




PTĐ

TP
N

PH

BM

VC

BT

25


×