Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.35 KB, 19 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT
NAM
1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và công tác quản lý tại công ty xăng dầu
Hàng không Việt nam
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế
với thế giới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp
Nhà Nước không còn hoạt động theo cơ chế lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù mà
đa số hoạt động độc lập, tự tổ chức phương thức kinh doanh nhưng vẫn tuân thủ sự
giám sát của Nhà Nước. Các doanh nghiệp này không những hoạt động hiệu quả
mà còn đóng góp được rất nhiều cho Ngân sách Nhà nước
Công ty xăng dầu Hàng không cũng là một doanh nghiệp Nhà nước nằm
trong khối đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Hàng không
Việt Nam.
Năm 1993, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Công ty Xăng dầu Hàng
Không (VINAPCO) được thành lập theo QĐ số 768/QĐ/TCCBLĐ ngày
22/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải và chính thức đi vào hoạt động
tháng 07/1993, sau khi được Cục Hàng Không Dân dụng giao 36.814 tỷ đồng vốn
(gồm 19.010 tỷ đồng vốn cố định; 17.804 tỷ đồng vốn lưu động).
Tên giao dịch: VIETNAM AIR PETROL COMPANY (Viết tắt:
VINAPCO).
Số TK: 001.100.0017289 Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
nam
Mã số thuế: 01001076381
Giám đốc: Trần Hữu Phúc .
Điện thoại liên hệ: 04.8272316 hoặc 04.8272318;
Trụ sở chính: 202 Đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Gia Lâm, Hà nội.
Đến ngày 09/06/1994, Công ty được thành lập lại theo QĐ số 847/
QĐ/TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải và QĐ số 185/CAAV ngày
20/01/1996 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Lúc mới ra đời, để phục vụ nhu cầu xăng dầu cho các sân bay chính, công ty


chỉ thành lập 3 Xí nghiệp: Xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Bắc, Xí nghiệp
xăng dầu Hàng không miền Trung, Xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Nam.
Sau đó, được sự chỉ đạo giúp đỡ tận tình của Cục Hàng không Dân dụng và Tổng
công ty Hàng không Việt nam, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ
công nhân viên và Ban lãnh đạo trong công ty, công ty đã lớn mạnh rất nhiều, mở
rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Hàng không
trong nước.
Năm 1994, Xí nghiệp Dịch Vụ vận tải vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng không
ra đời, chuyên thực hiện nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu từ các kho cảng đầu nguồn
về các kho sân bay.
Đầu năm 1996, Chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng Không miền
Bắc được thành lập, chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn, bán lẻ Xăng
dầu ở khu vực phía Bắc.
Cuối năm 1996, Chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng không miền
Nam được thành lập, chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn, bán lẻ
Xăng dầu ở khu vực phía Nam.
Năm 2005, thành lập Chi nhánh công ty xăng dầu Hàng không Nghệ An,
chuyên làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm xăng dầu cho các Hãng bay trong và
ngoài nước hạ cánh tại sân bay Nghệ An.
Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 109525 ngày
07/02/1996 do Sở Kế Hoạch Đầu tư thành phố Hà nội ban hành. Cho đến nay,
công ty có 8 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc; 1 chi nhánh, văn phòng đại
diện và 1 đơn vị nhận góp vốn cổ phần, liên doanh với công ty.
Công ty xăng dầu Hàng không đã có sự phát triển qua những năm gần đây.
Điều này có thể được minh hoạ qua bảng số liệu sau:
Biểu số 1
QUY MÔ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Qua 2 năm 2006 và 2007)
Chỉ tiêu Đvt 2006 2007
1. Tổng tài sản Đồng 998.335.509.120 1.578.018.270.781

1a. Tài sản Ngắn hạn Đồng 910.246.716.178 1.433.513.474.070
1b. Tài sản Dài hạn Đồng 88.088.792.942 144.504.796.711
2. Nộp Ngân sách Đồng 39.645.380.434 153.250.875.970
3. Sản lượng bán Tấn 620.577 1.043.645
4. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Đồng 5.357.889.724.711 591.103.336.644
5. Lợi nhuận trước thuế Đồng 55.773.049.877 108.352.280.040
6. Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 39.659.922.991 78.525.402.869
7.Vốn chủ sở hữu Đồng 198.219.042.612 260.732.809.615
8. Tổng số cán bộ công nhân viên Người 1.233 1246
9. Thu nhập bình quân đầu người (trđ/tháng) 4,213 4,854
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty xăng dầu Hàng không Việt
nam
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ tổ chức và
hoạt động của công ty.
1.2.1. Chức năng
Công ty xăng dầu Hàng không là đơn vị hạch toán độc lập, có chức năng chủ
yếu là lưu thông các sản phẩm xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu của các hãng Hàng
không và Dân dụng. Các chức năng chính của công ty gồm:
* Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận ủy thác nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất các sản phẩm hóa dầu, bao gồm: nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng
chuyên dùng cho ngành Hàng không và các ngành kinh tế, quốc phòng khác.
* Kinh doanh, vận tải xăng dầu đường thủy và đường bộ.
* Xuất, nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị xăng dầu phục vụ các nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng, phục vụ quốc phòng.
* Cung cấp các dịch vụ tra nạp xăng dầu cho tất cả các hãng Hàng không
quốc tế và các hãng Hàng không nội địa tại tất cả các sân bay Việt Nam.
* Cung cấp xăng dầu phục vụ bay thăm dò khai thác dầu khí, khảo sát khí
tượng thủy văn và bản đồ.

1.2.2. Nhiệm vụ
* Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, chế độ và các văn
bản pháp luật đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
* Tuân thủ nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán đã được Nhà nước ban
hành, nhằm phản ánh đúng bản chất và hạch toán chính xác sự biến động của tài
sản, nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
* Thực hiện tốt các Hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước.
* Áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hiện
đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty
đồng thời bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại.
* Quản lý, chỉ đạo thống nhất các đơn vị trực thuộc của công ty một cách có
hiệu quả, đảm bảo cho các đơn vị trực thuộc hoạt động theo đúng quy định của
công ty.
1.2.3. Quyền hạn
Công ty hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty Hàng không
Việt Nam và được thực hiện một số quyền hạn nhất định:
* Kinh doanh đúng ngành nghề quy định, lập phương án mở rộng hoặc thu
hẹp phạm vi kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.
* Đặt các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty ở trong nước và quốc tế
theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty.
* Quyết định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phân cấp của Tổng
công ty, đối với giá thanh toán nội bộ của Tổng công ty, giá bán các sản phẩm dịch
vụ do Nhà Nước định giá, công ty lập phương án trình tiếp cơ quan Nhà Nước có
thẩm quyền.
* Có quyền quan hệ trực tiếp với các đối tác trong và ngoài nước để ký kết
hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật và quy định của
Tổng công ty; được mời và tiếp khách nước ngoài đến làm việc về những vấn đề
liên quan đến công ty trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao; đề nghị Tổng
giám đốc quyết định cử cán bộ, công nhân viên của công ty đi công tác, học tập ở
nước ngoài khi có nhu cầu.

* Trong đầu tư phát triển, công ty có quyền lập kế hoạch và các dự án đầu tư
theo phân cấp trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện; được tham gia
thực hiện các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty theo phân công.
* Có quyền sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời sản xuất
kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả. được điều động vốn, các nguồn
tín dụng khác theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty để thực hiện kế
hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty xăng dầu HK Việt nam
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất khoa học, hợp lý theo hình
thức tổ chức quản lý trực tiếp, tham mưu:
Sơ đồ 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban
Đứng đầu công ty là giám đốc phụ trách quản lý, được sự bổ nhiệm của ban
lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Giám đốc công ty có nhiệm vụ
giám sát và chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước
Tổng công ty Hàng không Việt Nam về kết quả hoạt động kinh doanh và chịu trách
nhiệm trước các cơ quan chức trách về việc chấp hành pháp luật hiện hành.
Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc, trong đó 1 phó giám đốc phụ
trách nhiệm vụ kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách nhiệm vụ kỹ thuật. Phó giám
đốc công ty có thể thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt.
Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Văn
phòng
Đảng
Đoàn
thể

Phòng
kế
hoạch
đầu tư
Phòng
thống
kê tin
học
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng
kỹ thuật
công
nghệ
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kinh
doanh
XNK
Văn
phòng
đối
ngoại

nghiệp
xăng

dầu
hàng
không
miền
Nam

nghiệp
dịch vụ
vận tải
VTKT
xăng
dầu
HK

nghiệp
thương
mại dầu
khí HK
miền
Bắc
Chi
nhánh
công ty
xăng
dầu HK
tại
Nghệ
An

nghiệp

thương
mại dầu
khí HK
miền
Nam
Các văn
phòng
đại diện
của các
công ty

nghiệp
xăng
dầu
hàng
không
miền
Bắc

nghiệp
xăng
dầu
hàng
không
miền
Trung
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng

tổ chức
cán bộ
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tìm hiểu, phân tích và cung cấp những
thông tin về thị trường tiêu thụ và về các nhà cung cấp hàng hóa để từ đó tiến hành
ký kết các hợp đồng kinh tế và tiến hành điều động hàng hoá cho các xí nghiệp để
xuất bán. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý,
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành tham mưu cho Ban giám đốc công ty
trong việc đưa ra các phương án kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
* Phòng tài chính - kế toán: hạch toán và giám sát đầy đủ, chính xác, kịp
thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty nhằm góp phần theo dõi, bảo toàn
và phát triển vốn cũng như theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, tuân thủ chế
độ kế toán hiện hành. Thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
về các loại thuế và nghĩa vụ đối với cấp trên về các khoản trích nộp hàng năm.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh hàng quý, tham mưu cho phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu về các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả, từ đó, cùng với ban quản trị
công ty điều chỉnh, lựa chọn mặt hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất.
* Phòng kỹ thuật công nghệ: kiểm tra chất lượng nguồn nhiên liệu nhập về
và tra nạp cho máy bay; Tìm hiểu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
mới và tiến hành sữa chữa máy móc thiết bị phục vụ công tác kinh doanh, tổ chức
hướng dẫn cho cán bộ công ty điều hành máy móc thiết bị mới.
* Phòng tổ chức cán bộ: phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp và điều
chuyển cán bộ, công nhân viên.
* Phòng kế hoạch đầu tư: Tiến hành tìm hiểu thị trường kinh doanh trong và
ngoài ngành, hoặc trong nước và quốc tế, từ đó, tham mưu cho Ban giám đốc công
ty về thị trường tiềm năng nhất. Lập và giao kế hoạch kinh doanh hàng năm cho
các XN thành viên. Thực thi các kế hoạch đầu tư thiết bị nhằm nâng cao năng lực
kinh doanh; lập các kế hoạch xây dựng cơ bản trình Ban giám đốc để có cơ sở định

×