Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Bảo Ngọc

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Bảo Ngọc

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.ĐINH PHƯƠNG DUY


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Võ Thị Bảo Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn chân thành nhất tơi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô
giáo cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đinh
Phương Duy đã tận tình động viên, giúp đỡ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu. Cảm ơn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trường Đại học Bách
Khoa TP.HCM và đại học Công Nghệ TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu
thập số liệu hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn Quý Thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và
có những nhận xét, góp ý quý giá về luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã sát cánh, động viên và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn này
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Võ Thị Bảo Ngọc



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH
VIÊN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH........................ 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới .............................................. 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước .............................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 10
1.2.1. Sức khỏe tâm thần ............................................................................. 10
1.2.2 Sinh viên .......................................................................................... 16
1.2.3 Một số lý luận về sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại
thông minh ........................................................................................ 20
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN SỬ
DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 29
2.1 Thể thức nghiên cứu.................................................................................. 29
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 29
2.1.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 29
2.2. Công cụ nghiên cứu ................................................................................. 30
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................. 30
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................... 32
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ........................................................ 33



2.3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 33
2.3.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ........................................ 33
2.3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông
minh................................................................................................... 38
2.3.3. Thực trạng phụ thuộc vào điện thoại thông minh của sinh viên sử dụng
điện thoại thông minh ....................................................................... 62
2.3.4. Tương quan giữa sự sức khỏe tâm thần và sự phụ thuộc của sinh viên
sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn Hồ Chí Minh vào điện
thoại thơng minh ............................................................................... 69
2.3.5. Phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh, cân bằng
việc sử dụng điện thoại thông minh cho sinh viên sử dụng điện thoại
thông minh ........................................................................................ 71
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1

2

Viết đầy đủ

Viết tắt
ĐHBK

TPHCM
ĐHCN
TPHCM

Đại học Bách khoa TPHCM
Đại học Công nghệ TPHCM

3

ĐHSP TPHCM Đại học Sư phạm TPHCM

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

ĐTTM

Điện thoại thơng minh

6

ĐLC

Độ lệch chuẩn

7


ĐY

Đồng ý

8

ĐHSP

Đại học Sư phạm

9

HTĐY

Hồn tồn đồng ý

10

HTKĐY

Hồn tồn khơng đồng ý

11

KĐY

Không đồng ý

12


Nxb

Nhà xuất bản

13

PV

Phân vân

14

RTX

Rất thường xuyên

15

SKTT

Sức khỏe tâm thần

16

TS

Tần số

17


TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

18

TT

Thỉnh thoảng

19

TX

Thường xuyên

20

XH

Xếp hạng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu ..........................................29


Bảng 2.2.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2
– những nhân tố của SKTT.........................................................31

Bảng 2.3.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2
– Sức khỏe tâm thần ...................................................................32

Bảng 2.4.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2
– phụ thuộc .................................................................................32

Bảng 2.5.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2
– biện pháp..................................................................................32

Bảng 2.6.

Tần suất sử dụng ĐTTM.............................................................33

Bảng 2.7.

Tần suất sử dụng ĐTTM tối đa trong một ngày .........................34

Bảng 2.8.


Tần suất sử dụng ĐTTM ở trường của sinh viên sử dụng
ĐTTM. ........................................................................................36

Bảng 2.9.

Mục đích sử dụng ĐTTM của sinh viên .....................................36

Bảng 2.10.

Tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng ĐTTM ................38

Bảng 2.11.

Tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng ĐTTM xét theo
trường và giới tính ......................................................................40

Bảng 2.12.

Về hồn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên sử dụng ĐTTM 42

Bảng 2.13.

Về hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên sử dụng ĐTTM
theo trường và theo giới tính ......................................................44

Bảng 2.14.

Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người
thân .............................................................................................46


Bảng 2.15.

Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người thân
theo trường và giới tính ..............................................................48

Bảng 2.16.

Về nhận thức xã hội ....................................................................51

Bảng 2.17.

Về nhận thức xã hội của sinh viên sử dụng ĐTTM theo trường và
theo giới tính ...............................................................................52

Bảng 2.18.

Thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM .......................56


Bảng 2.19.

Thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM xét theo trường
và theo giới tính ..........................................................................58

Bảng 2.20.

Tương quan giữa các nhân tố của SKTT ....................................60

Bảng 2.21.


Thực trạng phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên sử dụng
ĐTTM .........................................................................................62

Bảng 2.22.

Thực trạng phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên sử dụng ĐTTM
theo trường và theo giới tính ......................................................66

Bảng 2.23.

Tương quan giữa sự SKTT và sự phụ thuộc của sinh viên sử dụng
ĐTTM trên địa bàn HCM vào ĐTTM ........................................69

Bảng 2.24.

Biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên sử dụng
ĐTTM .........................................................................................72

Bảng 2.25.

Sự đồng thuận về biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của
sinh viên sử dụng ĐTTM theo trường và theo giới tính.............73


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tần suất sử dụng ĐTTM..................................................................... 34
Biểu đồ 2.2. Nhân tố về sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại
thông minh .......................................................................................... 57



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
SKTT không chỉ được định nghĩa hẹp là những chứng bệnh về tâm thần mà là
trạng thái khỏe mạnh hoặc không khỏe mạnh về mặt tinh thần của con người, đó là
những cảm xúc, tâm lí, sự cảm nhận về hạnh phúc, ảnh hưởng tới điều cá nhân suy
nghĩ, cảm nhận và hành động. SKTT giúp chúng ta xác định cách xử lý stress, kết nối
với người khác và đưa ra quyết định. Trong mọi giai đoạn của cuộc đời mỗi người từ
trẻ nhỏ, thanh thiếu niên cho đến người trưởng thành, sự tác động của sức khỏe tinh
thần là vô cùng lớn.
Chúng ta đang được sống trong một thời đại mà cách mạng công nghệ số đang
thật sự mạnh mẽ cùng với sự đón đầu một cách nhanh chóng khoa học kỹ thuật. Với
mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới xã hội hiện đại hơn, ĐTTM dần
trở thành một công cụ phổ biến phục vụ cho đời sống vật chất, và tinh thần của con
người trong thời điểm hiện tại.
Sinh viên nói chung và sinh viên đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng là một bộ phận của giới trẻ linh hoạt, chủ động và mềm dẻo trong tư duy, có
nhận thức tương đối cao, dễ dàng tiếp thu cái mới chính là đối tượng mà nghiên cứu
này hướng tới. Theo nhận định ban đầu số lượng sinh viên sử dụng ĐTTM lớn và vì
đã có đủ nhận thức nên việc đánh giá, nhìn nhận về những lợi ích cũng như ảnh hưởng
tiêu cực của ĐTTM lên bản thân sẽ đầy đủ chính vì vậy người nghiên cứu lựa chọn
khách thể là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua phương tiện truyền thông đại chúng trong những năm gần đây cũng như
nhận định của bản thân về việc con người nói chung và sinh viên nói riêng sử dụng
ĐTTM như một vật dụng không thể thiếu đang là một hiện tượng mới nổi lên như
một xu hướng Song song với lợi ích khơng thể chối bỏ mà ĐTTM mang lại như con
người có thể dễ dàng tìm kiếm thơng tin thậm chí là cả nghiên cứu khoa học, dễ dàng
trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ với nhau thông qua các ứng dụng trên ĐTTM mà không bị
cản trở bởi khoảng cách địa lý, thời gian, nâng cao giá trị bản thân thì những ảnh
hưởng tiêu cực mà ĐTTM mang lại cũng không hề nhỏ như sinh viên không thể làm



2
chủ được thời gian hoàn thành các hoạt động trong cuộc sống hiện tại của mình, ảnh
hưởng đến cơng việc, học tập, đặc biệt là SKTT.
Vậy liệu thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM hiện nay thực sự như
thế nào, điều đó đã thúc đẩy người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Sức khỏe tâm thần
của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng sử dụng ĐTTM bao gồm thời lượng và mục đích, bước đầu
tìm hiểu thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên cơ sở đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm cân bằng việc sử dụng nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là : 210 sinh viên sử dụng ĐTTM các trường Đại Học tại
Thành phố Hồ Chí Minh (đại học Sư phạm TP.HCM, đại học Bách Khoa TP.HCM,
đại học Công Nghệ TP.HCM).
Khách thể phỏng vấn: 5 sinh viên sử dụng ĐTTM và 5 chuyên gia trong lĩnh
vực tâm lí, giáo dục và SKTT.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Người nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng SKTT của sinh viên
sử dụng ĐTTM.
4.2. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu
Người nghiên cứu lựa chọn ba trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
5. Giả thuyết khoa học

 SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa bàn TPHCM đạt mức tốt.
 Có mối tương quan thuận giữa sự phụ thuộc vào ĐTTM và SKTT không khỏe
mạnh của sinh viên.


3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện bốn nhiệm vụ:
 Nhiệm vụ 1: Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vấn đề SKTT của
sinh viên sử dụng ĐTTM.
 Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng bao gồm thời gian và mục đích sử dụng và
sự phụ thuộc của sinh viên sử dụng ĐTTM.
 Nhiệm vụ 3: Khảo sát thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa
bàn TPHCM.
 Nhiệm vụ 4: Đề xuất một số kiến nghị nhằm cân bằng việc sử dụng nhằm hạn
chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh.
7. Nguyên tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc tiếp cận
 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống cấu trúc.
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác
nhau từ đó hình thành cơ sở lý luận của các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu như
là khái niệm SKTT, SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM và việc sử dụng ĐTTM ảnh
hưởng đến SKTT của sinh viên.
Thông qua nguyên tắc tiếp cận này để hình thành đề tài theo cấu trúc đã được xác
lập nhằm xây dựng bảng hỏi, bình luận...
 Nguyên tắc tiếp cận thực tiễn.
Nghiên cứu mang tính khám phá, phát hiện và nhìn nhận thực tiễn vấn đề sử dụng
ĐTTM của sinh viên hiện nay, từ đó tìm ra ngun nhân, hướng khắc phục có thể áp
dụng vào thực tiễn.
 Nguyên tắc tiếp cận hoạt động.

Nhìn nhận vấn đề trong trạng thái động để có cái nhìn khách quan. Tìm hiểu các
quy luật, bản chất của sự vận động và phát triển vấn đề thông qua hoạt động.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận.


4
Người nghiên cứu tổng hợp các tư liệu, hệ thống kiến thức có liên quan đến đề
tài nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí luận, vấn đề nghiên cứu và mục đích,
mục tiêu, phương pháp nghiên cứu.
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này như là một cơng cụ để phân tích,
khái qt, tổng hợp những vấn đề lý luận nhằm xây dựng bảng hỏi. Người nghiên cứu
tham khảo tài liệu, phân tích thực tiễn, những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước để tìm ra được con đường nghiên cứu SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM.
Ngoài ra người nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến
của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực SKTT học nhằm xây dựng những
nội dung làm cơ sở lý luận trong nghiên cứu và tăng thêm những gợi mở về những
những kiến nghị có tác dụng giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc sử dụng ĐTTM của
sinh viên.
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chính và xuyên suốt đề tài. Bảng hỏi dành cho sinh viên
nhằm tìm hiểu thực trạng cũng như nguyên nhân của việc sử dụng ĐTTM hiện
nay.Các nhóm câu hỏi trong bảng hỏi bao gồm câu hỏi dạng đúng/sai, câu hỏi nhiều
lựa chọn, câu hỏi điền thế, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đánh giá thứ bậc.
 Phương pháp phỏng vấn.
Nhóm khách thể phỏng vấn gồm 5 sinh viên sử dụng ĐTTM và 5 chuyên gia
trong các lĩnh vực tâm lí, giáo dục, SKTT nhằm mục đích tìm hiểu về ngun nhân
khiến sinh viên sử dụng ĐTTM cũng như tìm ra được ảnh hưởng sâu của nó đối với
SKTT của sinh viên hiện nay.
 Phương pháp ứng dụng toán thống kê.

Đây là phương pháp được người nghiên cứu sử dụng trong quá trình xử lý số liệu
đã thu được của quá trình nghiên cứu. Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp
toán học thống kê và sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu.
Đề tài tập trung phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các phương pháp khác bổ
trợ, làm rõ thêm về nội dung nghiên cứu.


5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
a. Lịch sử nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên thế giới
SKTT có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của cá nhân. Từ lâu loài người đã biết chăm sóc SKTT, đến thế kỉ thứ XVIII, chính
xác là năm 1773 ở Viecginia, Mỹ đã có bệnh viện tâm thần đầu tiên và sách giáo khoa
tâm thần đầu tiên.(Đặng Bá Lãm, 2007). Sau Thế chiến thứ hai, thuật ngữ SKTT được
xuất hiện do khía cạnh tích cực của nó từ việc điều trị bệnh sang các lĩnh vực phòng
ngừa và chăm sóc sức khỏe. Trước đó, thuật ngữ này được bắt nguồn từ khái niệm
“vệ sinh tâm thần” (mental hygiene) do William Sweetser, là người đầu tiên sử dụng
và có thể được coi là tiền thân của các phương pháp đương đại để thúc đẩy SKTT
tích cực. Đến đầu thế kỷ 20, Clifford Beers đã thành lập American Health America Ủy ban quốc gia về vệ sinh tâm thần sau khi xuất bản các nghiên cứu của mình từ
kinh nghiệm làm việc trong các bệnh viện tâm thần, ông đã mở ra phòng khám phòng
khám tâm thần ngoại trú đầu tiên của Hoa Kỳ (Wikipedia, 2014).
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), SKTT là một khía cạnh rất đáng được quan
tâm vì có đến 25% dân số thế giới mắc các rối loạn tâm thần ít nhất một lần trong đời,
54 triệu người mắc rối loạn về SKTT.Những ảnh hưởng về kinh tế do rối loạn SKTT
rất đáng quan ngại. (WHO, 2013).
Tầm quan trọng của SKTT được biểu hiện khi một con người khỏe mạnh chỉ
khi hội tụ đủ về thể chất lẫn tinh thần. Theo quyển Y tế Glencoe: một hướng dẫn để

khỏe mạnh: đó là khi cá nhân cảm nhận được sự hài lòng về bản thân và kết nối được
với những người xung quanh và giải quyết được những vấn đề xảy đến với bản thân
trong cuộc sống. Khi đó con người mới cảm nhận được giá trị của cuộc sống, cảm
nhận được bản thân thật sự khỏe mạnh (Mary Bronson Merki, Don Merki, 1996).
b. Lịch sử nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người sử dụng điện thoại
thông minh trên thế giới


6
Ngày nay, trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ĐTTM với những chức
năng như gọi điện, gửi tin nhắn, email, chia sẻ hình và video, chơi game, nghe nhạc,
lướt web…mọi lúc mọi nơi đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến SKTT của con người
nói chung và sinh viên nói riêng. Đây là một lĩnh vực mới và những nghiên cứu trên
thế giới gần đây về mối liên quan SKTT và việc sử dụng ĐTTM được thể hiện như
sau:
Năm 2012, nhóm nhà nghiên cứu người Hàn Quốc đã tìm ra sự ảnh hưởng của
ĐTTM đến SKTT của sinh viên đại học qua hai phương diện đời sống học đường và
các mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra nghiên cứu này cịn đề cập đến việc trẻ hóa lứa
tuổi sử dụng ĐTTM hiện nay cũng như cách tiếp cận giáo dục cho thanh niên và
thanh niên để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến SKTT của việc dùng ĐTTM (Hyun-Seok
Choi, Hyun-Kyung Lee, Jeong-Cheol Ha, 2012).
Theo Oulasvirta và cộng sự cho rằng với việc phổ biến ĐTTM bắt nguồn từ việc
hình thành thói quen kiểm tra khi sử dụng ĐTTM. Chính sự truy cập một cách nhanh
chóng những thơng báo liên tục xuất hiện và những “phần thưởng” là thông tin mới
mà thơng báo mang lại chính là kích thích khiến cho người dùng lặp lại nhiều lần việc
kiểm tra và sau đó là thực hiện những hoạt động khác khiến tổng thời gian sử dụng
thiết bị tăng lên (Antti Oulasvirta, Tye Rattenbury, Lingyi Ma, Eeva Raita 2012).
Cùng quan điểm với nghiên cứu của nghiên cứu của Oulasvirta và cộng sự về
tác nhân “phần thưởng” kích thích người dùng thì nghiên cứu Alexander J.A.M. van
Deursen đã gợi ý mở đường cho cảm xúc xã hội chi phối việc thiết lập hành vi nghiện

ĐTTM, cụ thể ĐTTM cung cấp một môi trường an toàn để con người thể hiện cảm
xúc hơn là tương tác ngoài đời thật. Ngoài ra nghiên cứu này cịn chỉ ra sự khác biệt
giữa thói quen sử dụng và nghiện ĐTTM bằng căn cứ là sự mất khả năng tự điều
chỉnh (Alexander JAM van Deursen, Colin L Bolle, Sabrina M Hegner, Piet AM
Kommers, 2015).
Nhóm tác giả Yu-Kang Lee, Chun-Tuan Chang, You Lin, Zhao-Hong Cheng
(2014) cho rằng ngoài những lợi ích mà ĐTTM mang lại, khi nghiên cứu thực nghiệm
trên 325 người kết quả là có mối liên hệ giữa hành vi sử dụng ĐTTM và đặc điểm
tâm lí của con người, ngồi ra có sự căng thẳng do hành vi sử dụng thành thói quen


7
cưỡng chế của ĐTTM mang lại và sự cưỡng chế trên giới tính nam mạnh hơn nữ
mặc dù nam giới có xu hướng sử dụng điện thoại của họ cho mục đích kinh doanh
hoặc chuyên nghiệp, trong khi phụ nữ dựa vào ĐTTM cho mạng xã hội và duy trì
mối quan hệ (Yu-Kang Lee, Chun-Tuan Chang, You Lin, Zhao-Hong Cheng, 2014).
Theo Adriana Bianchi, Dr. James G. Phillips, tần suất và vấn đề khi sử dụng
ĐTTM có liên quan đến sự hướng ngoại, lịng tự trọng, tuổi tác, tình trạng tâm lí và
giới tính. Tuy vấn đề thần kinh chưa đánh giá được mức độ sử dụng ĐTTM nhưng
nghiên cứu trên chỉ ra rằng, tính cách hướng ngoại và lịng tự trọng thấp là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề trong việc sử dụng ĐTTM, những người trẻ tuổi
có xu hướng sử dụng ĐTTM với tần suất cao hơn và gặp nhiều vấn đề hơn (Adriana
Bianchi, James G Phillips, 2005).
Nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc Min Kwon, Joon-Yeop Lee, WangYoun Won, Jae-Woo Park, Jung-Ah Min, Changtae Hahn đã nhận thấy mối nguy hại
tiềm tàng của ĐTTM chính vì vậy họ đã phát triển thang đo tự chuẩn đốn có thể
phân biệt người nghiện ĐTTM. Với 197 trên 214 người tham gia khảo sát, nghiên
cứu chỉ ra rằng những người có trình độ học vấn thấp khả năng kiểm sốt kém có xu
hướng nghiện ĐTTM hơn. Nghiên cứu xây dựng được thang đo 40 mục cải tiến từ
thang đo của trẻ thành niên “nghiện Internet” bao gồm các nhân tố bị ảnh hưởng bới
ĐTTM: “sự xáo trộn cuộc sống thường ngày, khả năng dự đoán, sự rút lui, các mối

quan hệ ảo, sử dụng quá mức và lòng khoan dung” (Min Kwon et al., 2013).
Trong nghiên cứu của mình về tính gây nghiện và việc sử dụng ĐTTM một cách
có vấn đề, Motoharu Takao và các cộng sự khơng những tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng ĐTTM là sự tự giám sát và động cơ phê duyệt và khơng có mối liên
quan lớn của việc sử dụng có vấn đề của ĐTTM với sự cơ đơn và giới, họ cịn đưa ra
được hai giả định nhằm can thiệp vấn đề này chính là giảm các tính năng hấp dẫn của
ĐTTM và giáo dục ý thức và khuynh hướng sử dụng ĐTTM cho sinh viên (Motoharu
Takao, Susumu Takahashi, Masayoshi Kitamura, 2009)
Năm 2001, các nhà nghiên cứu Sara Thomée, Annika Härenstam, Mats Hagberg
đã khảo sát 4156 thanh niên trẻ sử dụng ĐTTM và theo dõi sau 1 năm đã rút ra được
có mối liên hệ giữa việc sử dụng ĐTTM với stress, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và


8
trầm cảm của nhóm người nghiên cứu (Sara Thomée, Annika Härenstam, Mats
Hagberg, 2011)
Năm 2012 các nhà nghiên cứu người Hàn Quốc đã chỉ ra nhóm sử dụng ĐTTM
ở mức cao có dấu hiệu đau cùng cực, trạng thái lo âu, căng thẳng thậm chí là khó
khăn trong việc thiết lập mối quan hệ cá nhân, rối loạn tính cách và trầm cảm cao hơn
nhóm sử dụng ĐTTM ở mức trung bình và thấp. Nhóm đưa ra kiến nghị về việc có
sự đánh giá sớm về mức độ sử dụng ĐTTM cũng như xây dựng các chương trình
phịng chống nghiện cũng như giảm thiểu những tác hại mà ĐTTM mang lại (Antti
Oulasvirta, Tye Rattenbury, Lingyi Ma, Eeva Raita, 2012).
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu người Úc L.L.Saling và M.Haire
đã chứng minh được việc sử dụng ĐTTM vào ban đêm sau khi tắt đèn có nguy cơ
làm gián đoạn sự liên tục của giấc ngủ, khiến cho chất lượng giấc ngủ giảm sút đóng
góp đáng kể vào việc tăng tình trạng mệt mỏi và suy nhược tâm lí của người lớn
(Lauren L Saling, M Haire, 2016).
Có thể thấy việc nghiên cứu SKTT và các yếu tố tâm lí dưới sự ảnh hưởng của
ĐTTM ngày càng được xem trọng, nhất là trong giai đoạn gần đây khi việc sử dụng

ĐTTM ngày càng được phổ biến rộng rãi và lứa tuổi sử dụng đang được trẻ hóa.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về ĐTTM và SKTT nhưng chưa
có đề tài nào nghiên cứu tổng quan trên đối tượng sinh viên sử dụng ĐTTM. Vì đây
là vấn đề mới và cấp thiết hiện nay nên nghiên cứu sẽ tập trung vào đối tượng trên.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
SKTT sinh viên hiện nay là một vấn đề đáng quan tâm khi mà áp lực ngày càng
đè nặng và có rất nhiều yếu tố khiến ảnh hưởng trong đó có ĐTTM. Tuy Việt Nam
chưa có nhiều nghiên cứu về ĐTTM và ảnh hưởng của nó đến SKTT nhưng đã có
những nghiên cứu sâu về những ứng dụng khác được sử dụng thông qua ĐTTM như
Internet, mạng xã hội, facebook, cơng nghệ hiện đại có ảnh hưởng đến tâm lí và SKTT
của con người.
a. Lịch sử nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trong nước
Trước hết, về SKTT của sinh viên, những nghiên cứu trong nước đã được đề
cập. Theo Phạm Minh Hạc (2008), SKTT là tập trung sức mạnh của con người, và


9
cũng là giá trị mà con người tạo ra cho cộng đồng và xã hội trách nhiệm của mỗi nhà
tâm lí học và giáo dục học là phải nghiên cứu, tìm ra con đường để bảo vệ và phát
triển SKTT của mỗi người dân (Phạm Minh Hạc, 2008). Chính vì điều đó việc tìm ra
và khắc phục những yếu tố ảnh hưởng đến SKTT là rất quan trọng và cấp thiết, một
trong những yếu tố đó là ĐTTM và các ứng dụng của nó.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học :Thực trạng hiện tượng stress trong đời sống của
sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. HCM
của tác giả Nguyễn Thị Huyền đã sơ bộ phác thảo rõ nét về một vấn đề trong SKTT
đó là stress của mọi lúc tuổi trong đó có sinh viên. Từ những biểu hiện, nguyên nhân,
cách khắc phục nghiên cứu đã đề ra những cách thức giảm stress bằng sự thư giản
tinh thần, thay đổi thói quen, suy nghĩ, trang bị cho mình lối sống lành mạnh hơn để
giảm bớt áp lực, xây dựng môi trường học tập phù hợp nhất, nâng cao SKTT cho sinh
viên (Nguyễn Thị Huyền, 2012).

b. Lịch sử nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của người sử dụng điện thoại
thông minh và các ứng dụng của ĐTTM trong nước
Năm 2012, nhà nghiên cứu Lê Minh Cơng nhận thấy có sự ảnh hưởng khá tiêu
cực của Internet một trong những ứng dụng lớn nhất được dùng trên ĐTTM đến đời
sống tinh thần như khó khăn trong quan hệ liên nhân cách, cảm xúc và cả nhận thức
của học sinh nên đã nghiên cứu và ứng dụng khá thành công trong việc sử dụng liệu
pháp nhận thức hành vi trong việc điều chỉnh hành vi nghiện Internet của 5 học sinh
THCS. Kết quả thu được rất khả quan, có sự tiến bộ đáng kể (Lê Minh Công 2012).
Nghiên cứu trên sinh viên tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM, tác giả Trần
Minh Trí chỉ ra hai mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng Internet của sinh viên,
tuy ý kiến thu thập được, phần trăm cao sinh viên đồng tình về lợi ích tinh thần của
Internet (60%) như việc dễ dàng thiết lập mối quan hệ tình bạn và giữ gìn tình bạn,
cung cấp thơng tin chăm sóc sức khỏe tinh thần nhưng bên cạnh đó, cũng có sự đồng
thuận về thời lượng sử dụng Internet lớn khiến sinh viên “bị mỏi mệt/bệnh” và kết
quả học tập thấp (Trần Minh Trí, Đỗ Minh Hồng, 2013).
Cũng trong năm 2012, nhóm tác giả Hồ Văn Dũng, Phùng Đình Mẫn, Zhang
Wei, Li Hui Ling, Li Ni Ni đã phát triển thang đo khuynh hướng nghiện Internet cho


10
thanh niên Việt Nam nhằm phát hiện và kịp thời có động thái ngăn chặn những ảnh
hưởng của Internet đến sức khỏe và tinh thần của thanh niên Việt Nam (Hồ Văn Dũng,
Phùng Đình Mẫn, Zhang Wei, Li Hui Ling, Li Ni Ni 2012).
Năm 2014, trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng Facebook của thanh
thiếu niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Sơn
đã chỉ ra rằng có đến 97,6% vị thành niên đã và đang sử dụng Facebook và thời điểm
tiếp cận là rất sớm. Theo khảo sát trong nghiên cứu này thì điện thoại di động là cơng
cụ được sử dụng để dùng Facebook chiếm phần trăm cao nhất. Chính sự thuận tiên
trong việc sử dụng mà cần cân nhắc đến hành vi nghiện Facebook, và có hướng phịng
ngừa và ngăn chặn kịp thời (Huỳnh Văn Sơn, 2014).

Theo nhà nghiên cứu Đặng Văn Luận thì ngồi những tác động tích cực của
cơng nghệ hiện đại bao gồm có ĐTTM giúp con người gần nhau hơn về khoảng cách
địa lý, cơng nghệ cịn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực về mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái, vợ chồng và giữa người lớn tuổi đến người nhỏ tuổi. Công nghệ khiến
sự giao lưu trực tiếp, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau của các thành viên trong gia đình
giảm sút, cũng từ đó sinh ra những tệ nạn khác như nghiện film đen, xâm hại tình dục
và các mối quan hệ ngồi luồng có cơ hội dễ dàng được hình thành hơn (Đặng Văn
Luận, 2018).
Việt Nam có nhiều nghiên cứu về SKTT ở đối tượng sinh viên tập trung những
vấn đề như sinh viên sử dụng mạng xã hội, facebook, Internet…Chưa có đề tài nào
nghiên cứu tổng quan về đối tượng sinh viên sử dụng ĐTTM. Nghiên cứu này sẽ đi
sâu về đánh giá thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM đồng thời đưa ra đề
xuất nâng cao chức năng của ĐTTM và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến SKTT của
sinh viên sử dụng ĐTTM.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Sức khỏe tâm thần
a. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa SKTT là khả năng về trí tuệ và cảm
xúc và tiềm năng của con người. Đó là khả năng nâng cao năng lực cá nhân, xác định
mục tiêu từ đó tự nhận ra năng lực của mình, giải quyết được những khó khăn trong


11
cuộc sống và cống hiến cho cộng đồng và xã hội (WHO, 2003). Theo đó, định nghĩa
về SKTT bao gồm cá nhân, quan hệ xung quanh của cá nhân ấy với xã hội. Phải cân
bằng được những điều đó cá nhân mới có được một SKTT khỏe mạnh.
Theo Từ điển tâm lí học của tác giả Vũ Dũng, SKTT được đề cập như là sức
khỏe tâm lí với ý nghĩa sau: "là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, khơng
có các biểu hiện rối loạn tâm thần, một trạng thái bảo đảm cho sự điều khiển hành vi,
hoạt động phù hợp với môi trường" Theo tác giả các tiêu chí đánh giá SKTT gồm:

sự phù hợp các biểu tượng chủ quan về khách thể với hiện thực của tính chất các phản
ứng với các kích thích bên ngoài, với ý nghĩa của các sự kiện đời sống, sự phù hợp
của mức độ phát triển về các lĩnh vực nhận thức, cảm xúc - ý chí của nhân cách với
lứa tuổi; sự thích ứng với các mối quan hệ xã hội; khả năng tự điều chỉnh hành vi, lập
kế hoạch, mục đích sống và có những nỗ lực để đạt được mục đích đó (Đặng Bá Lãm,
Weiss Bahr, 2007).
Theo bài viết của Jamie Chamberlin: "SKTT là sức khỏe", "Cho đến khi tất cả
chúng ta có thể hiểu rằng có sức khỏe mà khơng có SKTT, như thế khơng ai trong
chúng ta sẽ tiến về phía trước" chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của SKTT
để mà có thể nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí của SKTT trong cuộc sống của chúng
ta hiện nay (Jamie Chamberlin, 2015).
Trong một công bố trực tuyến trên trang mạng điện tử APA đã định nghĩa về
SKTT. SKTT bao gồm ba khía cạnh: suy nghĩ, hành vi và cảm xúc. Có được SKTT
ổn định con người có khả năng dẫn dắt được cuộc sống của bản thân, có được những
suy nghĩ tích cực, những mối quan hệ chất lượng, những quyết định sáng suốt trong
công việc, học tập và cả đời sống (APA, 2012).
Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa SKTT là trạng thái cân bằng, khơng có bệnh
tật về tâm lí. Giữ được sự thoải mái trong các hoạt động sống như công việc, học tập,
mối quan hệ bạn bè, tình yêu. Điều quan trọng là việc thực hiện các hoạt động sống
của cá nhân bên trong như giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt và
vẫn giữ được tinh thần khỏe mạnh (Phạm Minh Hạc, 2008).
Bác sĩ Nguyễn Minh Hải có đề cập trong luận văn tiến sĩ:Nghiên cứu một số chỉ
số sức khoẻ tâm thần trong hoạt động bay của phi công quân sự, “sức khoẻ tâm thần


12
là mặt trung tâm thiết yếu vì chức năng tâm thần của hệ thần kinh trung ương là chủ
đạo, điều khiển mọi hoạt động của con người. Thuật ngữ sức khoẻ tâm thần dùng để
mô tả các mặt của hoạt động tâm thần, nó vừa thể hiện sự lành mạnh trong các hoạt
động tâm thần, vừa bao gồm sự suy giảm, rối loạn trong hoạt động tâm thần” (Nguyễn

Minh Hải, 2009).
Khả năng tận hưởng cuộc sống, khả năng phục hồi, khả năng cân bằng, khả
năng phát triển cá nhân, khả năng linh hoạt thích nghi trong mọi tình huống là những
khía cạnh cơ bản mà theo nghiên cứu của Viện Tâm lý học – Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, SKTT bao hàm (Trần Thị Lệ Thu, 2014).
Để một con người có thể sống một cách khỏe mạnh, phải đảm bảo được ba yếu
tố: sinh học, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Ba mặt này luôn đồng hành và tác
động với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất (Đặng Bá Lãm, Weiss Bahr, 2007).
Cơ thể bị tổn thương (tổn thương thể chất và bệnh thực thể) sẽ gây tình trạng lo âu,
bi quan, buồn phiền, cáu gắt, uể oải, giảm hứng thú tức là gây tổn hại đến SKTT như
trầm cảm do ung thư. Ngược lại, khi trạng thái tâm lí khơng thoải mái, lo âu, sợ hãi,
buồn chán... hoặc bị rối loạn tâm thần nặng đều kéo theo những rối loạn cơ thể (rối
loạn thực vật - nội tạng, giảm miễn dịch...) như đau dạ dày do stress kéo dài. Sức
khỏe xã hội không tốt khiến con người khó hịa nhập, sống khơng thoải mái, tăng
stress làm SKTT con người dễ bị tổn thương. Ngược lại, SKTT khơng tốt cũng gây
trở ngại cho sự hịa nhập của con người vào xã hội, tức là sức khỏe xã hội.
Sự kết nối này được thể hiện rõ ràng, khi một người mang trong mình một căn
bệnh trên cơ thể sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, không tập trung
và hứng thú…Ngược lại với những người mang những bệnh tật về tinh thần, cơ quan
đầu tiên trong cơ thể dễ dàng bị ảnh hưởng nhất chính là dạ dày và những cơn đau
đầu kéo dài... Cùng với đó là khi con người khơng thể thiết lập những mối quan hệ
xung quanh mình sẽ tạo nên cảm giác cô độc, cô đơn từ đó ảnh hưởng đến SKTT.
Kế thừa những khái niệm của các tác giả đi trước, trong bài nghiên cứu, tác giả
sử dụng khái niệm SKTT là “tình trạng tâm lí của cá nhân biểu hiện ở khả năng tự
nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, thiết lập các mối quan hệ gần gũi và
hòa nhập với xã hội” .


13
b. Tiêu chí đánh giá sức khỏe tâm thần:

 Sức khỏe tâm thần khỏe mạnh.
SKTT khỏe mạnh là mặt tích cực của các hoạt động tâm lí, tâm thần của con
người. Mà ở đó con người duy trì và bảo vệ khả năng hài lòng với sự tự nhận thức về
bản thân, hài lòng với các mối quan hệ gần gũi và thiết lập được mối quan hệ vững
chắc với cộng đồng, xã hội.
Theo tác giả Ngô Thị Mỹ Duyên trích dẫn trong luận văn thạc sĩ nhận thức và
thái độ đối với rối loạn SKTT của sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
(Ngơ Thị Mỹ Duyên, 2013) có nhắc đến khái niệm khoẻ mạnh tâm thần của tác giả
R.Jenkins, ACulloch và C. Parker – WHO (1998), cá nhân khoẻ mạnh về sức khoẻ
tâm thần là cá nhân có: một cuộc sống thật sự thoải mái; niềm tin vào giá trị bản thân,
vào giá trị và phẩm chất của người khác; khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp
lý trước mọi tình huống; khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối
quan hệ; khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất cân bằng.
Dựa theo khái niệm của trên về SKTT thì SKTT khỏe mạnh được xem xét trên
các yếu tố khả năng tự nhìn nhận về bản thân, các mối quan hệ xung quanh và phản
ứng với xã hội.
 Khả năng tự nhận thức về bản thân.
Là sự hài lòng về bản thân, chấp nhận bản thân với những gì bản thân vốn như
vậy. Có suy nghĩ tích cực cả hiện tại và quá khứ của cá nhân ấy. Không những vậy
cá nhân cịn có niềm tin vào những giá trị của mình. Tin tưởng bản thân có thể hồn
thành được những nhiệm vụ trong cuộc sống.
Con người mang SKTT tốt có khả năng thể hiện rõ ràng và chính xác cảm xúc
của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, các xúc cảm được thể hiện ra ngoài
một cách lành mạnh.
Khi con người có khả năng tự cảm nhận bản thân, con người ấy sẽ tạo nên lòng
tự trọng của chính bản thân mình, biết đánh giá đúng bản thân mình ở đâu, khơng cần
so sánh bản thân mình (giỏi hơn hoặc kém hơn) với người khác. Chính nhờ sự tự cảm
nhận về bản thân tốt cá nhân biết được giá trị của mình ở đâu từ đó có được những
cư xử, cách thể hiện cảm xúc đúng mực để những người xung quanh cũng cảm thấy



14
hài lòng. Niềm vui niềm hạnh phúc của bản thân khơng cịn là tìm kiếm và làm mọi
việc một cách hoàn hảo, cá nhân chấp nhận được những sai lầm và sửa sai với tinh
thần lạc quan. Khi đó cá nhân mới tìm được niềm vui trong cuộc sống từ chính bản
thân mình (Mary Bronson Merki, Don Merki 1996).
 Hồn thành nhiệm vụ của cá nhân.
Nhiệm vụ của cá nhân là khả năng hồn thành tốt cơng việc của mình, đó là khi
gặp những thách thức và khó khăn trong cuộc sống con người có được ý chí mạnh
mẽ, khơng bỏ cuộc, cố gắng hết sức mình để hồn thành cơng việc một cách tốt nhất
có thể. Khơng những vậy, chấp nhận những khó khăn, vất vả gặp phải trong cuộc
sống như một điều tất yếu sẽ giúp bản thân có thể đứng vững chắc trên đơi chân của
mình, nâng cao được trình độ, chun mơn, khả năng của mình, ln tìm kiếm những
giá trị, những trải nghiệm mới góp phần làm cuộc sống thêm mới mẻ và đa dạng
(Mary Bronson Merki, Don Merki, 1996).
Khi hoàn thành được nhiệm vụ của mình, cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, cảm nhận
tốt hơn về bản thân mình, điều đó tác dụng tích cực ngược trở lại với khả năng hồn
thành nhiệm vụ.
 Thiết lập các mối quan hệ gần gũi.
Những mối quan hệ gần gũi chính là những mối quan hệ có tác động, ảnh hưởng
đến bản thân mỗi người. Đó có thể là mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc
tình u.
Với SKTT khỏe mạnh con người có khả năng gần gũi, giao lưu, hòa hợp với
các mối quan hệ quan trọng của mình. Khơng có nghĩa là bản thân luôn cảm thấy vui
vẻ, thoải mái nhưng phần lớn thời gian sẽ bản thân và đối tác luôn trong trạng thái
tích cực, dù có những giận hờn hay giận giữ thì cách giải quyết vấn đề ln trên tinh
thần tôn trọng lẫn nhau, luôn dành cho nhau sự tự do trong mọi quyết định và thời
gian cũng như khơng gian riêng. (Mary Bronson Merki, Don Merki, 1996).
 Hịa nhập với xã hội.
Cấu trúc hạnh phúc về mặt xã hội của tác giả Keyes (1998) là sự nhìn nhận và

đánh giá của bản thân về xã hội trên các phương diện: sự gắn kết xã hội, là khả năng
tạo ra những giá trị cho xã hội mình đang sinh sống; chấp nhận xã hội, là sự cảm


15
thơng với những khó khăn trong xã hội; tiềm năng xã hội, là niềm tin vào những khả
năng của xã hội, cộng đồng có thể được phát triển lớn mạnh; đóng góp xã hội, là sự
tự nguyện đóng góp những giá trị vật chất và tinh thần vào xã hội; hòa hợp xã hội, là
sự thuộc về một cộng đồng, tập thể và xã hội. (Keyes,1998)
Tóm lại, SKTT khỏe mạnh là biểu hiện tích cực SKTT, là trạng thái khỏe mạnh
của tâm thần, có khả năng nhận thức đúng đắn về bản thân, hoàn thành được nhiệm
vụ của bản thân ở thời điểm đó; có thể thiết lập, duy trì được các mối quan hệ gần gũi
cũng như loại bỏ những mối quan hệ làm mất giá trị của bản thân; và hịa nhập, đóng
góp, gắn kết với cộng đồng và xã hội.
 Sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh
SKTT không khỏe mạnh chỉ trạng thái mất cân bằng của con người về mặt
tâm lí, là những điều mà con người phải gánh chịu về tinh thần từ những khó khăn
trong cuộc sống đến những rối loạn tâm lí.
 Khả năng tự cảm nhận về bản thân thấp và không hồn thành nhiệm vụ của
cá nhân.
Con người với SKTT khơng khỏe mạnh sẽ mất khả năng kết nối với bản thân,
có những suy nghĩ tiêu cực: nghi ngờ, né tránh, ghét bỏ chính bản thân; khơng chấp
nhận, khơng thành thật với những điều đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và cả tương
lai của mình.
SKTT khơng khỏe mạnh con người sẽ khơng có niềm tin vào bản thân. Người
có niềm tin vào bản thân khẳng định số phận bản thân nằm trong tay mình (Nguyễn
Thị Huyền, 2012). Ngược lại, những người khơng tin tưởng bản thân khơng tin mình
có thể làm được và luôn đổ lỗi vào người khác khi có khó khăn xảy đến với mình.
SKTT khơng khỏe mạnh cịn ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân
từ những việc căn bản nhất. Không những thế, SKTT khơng khỏe mạnh cịn ảnh

hưởng đến tiến độ và chất lượng của khả năng hoàn thành nhiệm của cá nhân dẫn đến
việc sa sút trong công việc, học tập.


Không có khả năng thiết lập các mối quan hệ gần gũi.
SKTT không khỏe mạnh là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thiết lập các mối

quan hệ gần gũi và ngược lại. Những người có SKTT khơng khỏe mạnh, lịng tự trọng


×