Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn thạc sĩ kỹ năng sống của sinh viên trường đại học trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dương Thị Thu Huyên

KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dương Thị Thu Huyên

KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Dương Thị Thu Huyên


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn chân thành nhất tơi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý
thầy cô giáo cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu. Cảm ơn trường đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để
tơi thu thập số liệu hồn thành đề tài.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn
Văn Phương đã tận tình động viên, giúp đỡ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Các thầy, cơ giáo khoa Tâm lí học Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi theo học
cao học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc
và có những nhận xét, góp ý quý giá về luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã sát cánh, động viên và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn này
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


Dương Thị Thu Huyên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

........................................................................................................................ 1

Chương 1.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC.................................................................................... 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5
1.1.1. Một số nghiên cứu về kỹ năng sống trên thế giới ................................................ 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về kỹ năng sống trong nước .................................................. 7
1.2. Những khái niệm cơ bản ............................................................................................. 7
1.2.1. Kỹ năng ................................................................................................................ 9
1.2.2. Kỹ năng sống ..................................................................................................... 19
1.3. Kỹ năng sống của sinh viên trường đại học .............................................................. 23
1.3.1. Đặc điểm sinh viên trường đại học .................................................................... 23
1.3.2. Kỹ năng sống của sinh viên trường đại học ....................................................... 34
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên trường đại học ........ 43
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 48

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÀ VINH .......................................................................................... 49
2.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................................. 49
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 49
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 49
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 51
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà
Vinh .......................................................................................................................... 55
2.2.1. Thực trạng một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức của sinh
viên trường đại học Trà Vinh ......................................................................... 55


2.2.2. Thực trạng kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc của
sinh viên trường đại học Trà Vinh .................................................................. 63
2.2.3. Thực trạng một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng xã hội của sinh viên
trường đại học Trà Vinh. ................................................................................ 65
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh .... 72
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 75
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH .................................................... 76
3.1. Kết quả khảo sát về một số biện pháp phát triển kỹ năng sống của sinh viên
trường đại học Trà Vinh ........................................................................................... 76
3.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh ................................................................................................................... 78
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 84
1. Kết luận ........................................................................................................................ 84
2. Kiến nghị...................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 87
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu ..................................................... 51

Bảng 2.2.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “đánh giá
mức độ quan trọng của các kỹ năng sống” ............................................... 53

Bảng 2.3.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “thực
trạng kỹ năng sống” ............................................................................... 53

Bảng 2.4.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “yếu tố
ảnh hưởng” ............................................................................................ 53

Bảng 2.5.

Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 –
biện pháp ............................................................................................... 54

Bảng 2.6.

Một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức của sinh viên

trường đại học Trà Vinh ........................................................................ 55

Bảng 2.7.

Tần suất tham gia các khóa học kỹ năng sống của sinh viên ................ 59

Bảng 2.8.

Đánh giá vai trò của kỹ năng sống đối với cuộc sống ........................... 60

Bảng 2.9.

Hiểu biết về khái niệm kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh................................................................................................. 60

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng sống của sinh viên ............ 61
Bảng 2.11. Một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức của sinh viên
trường đại học Trà Vinh xét theo giới tính, khối ngành, năm học và
học lực ................................................................................................... 62
Bảng 2.12. Về kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc ............. 63
Bảng 2.13. Về kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc theo
giới tính, năm học, khối ngành, học lực ................................................ 64
Bảng 2.14. Về một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng xã hội của sinh viên
trường đại học Trà Vinh ........................................................................ 65
Bảng 2.15. Về một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng xã hội theo giới tính,
năm học, khối ngành, học lực ................................................................ 68
Bảng 2.16. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh .......... 69


Bảng 2.17. Thực trạng kỹ năng sống theo giới tính, năm học, khối ngành, học

lực. ......................................................................................................... 70
Bảng 2.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên trường đại
học Trà Vinh .......................................................................................... 72
Bảng 3.1.

Biện pháp nâng cao kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà
Vinh ....................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tần suất tham gia các khóa học kỹ năng sống của sinh viên. ..............59
Biểu đồ 2.2. Nhân tố về kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh ........70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ “kỹ năng sống” bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam vào
những năm đầu thập niên 90 – khi xã hội bắt đầu có những chuyển biến phức
tạp – nền kinh tế thị trường và việc du nhập các nền văn hóa từ các nước bên
ngoài vào Việt Nam hay sự biến đổi của môi trường tự nhiên đã tác động rất
lớn đến con người. Vì lẽ đó đã địi hỏi sinh viên tạo ra những nội lực cần thiết
để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện
quan trọng của năng lực tâm lý – xã hội, giúp cho sinh viên vững vàng trước
cuộc sống vốn chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức (Nguyễn Thanh Bình,
2007).
Giáo dục trong xu hướng hiện nay khơng chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến
mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người

có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có
chất lượng và hạnh phúc. Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức
tạp và những vấn đề bất định đối với con người. Nếu con người khơng có
năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó và hành động theo cảm
tính thì rất dễ gặp rủi ro (Nguyễn Thanh Bình, 2007).
Triển khai Kế hoạch số 363/KH-BGDĐT ngày 6/6/2016 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục đạo đức - lối
sống văn hóa” và “Thực hành kỹ năng sống” sử dụng trong các trường phổ
thông, đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Nhằm tăng
cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa và giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh, góp phần triển khai cơng tác giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW trong
thời gian tới (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Kỹ năng sống giúp sinh viên nhận biết và có thái độ tích cực đối với


2
những tình huống căng thẳng, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống. Đồng thời, sinh viên cũng có cách để ứng phó tích cực trong
nhiều tình huống khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân,
luôn trau dồi kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận
thức cảm xúc của bản thân.
Hiện nay, có nhiều đề tài đã nghiên cứu về kỹ năng sống, nhưng vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu ở các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Đặc biệt trường đại học Trà Vinh vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu về
kỹ năng sống của sinh viên. Mặc dù trường đại học Trà Vinh với số lượng
sinh viên được tuyển sinh vào các năm khá cao với 18 ngành bậc sau đại học,
39 ngành bậc đại học và 26 ngành bậc cao đẳng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài "Kỹ năng
sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh"

2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng một số kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh từ đó đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng sống của sinh viên trường
đại học Trà Vinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường đại học Trà Vinh
4. Giả thuyết khoa học
- Sinh viên trường đại học Trà Vinh có kỹ năng sống ở mức trung bình.
- Có sự khác biệt giữa mức độ kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh theo năm học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: kỹ năng, kỹ năng


3
sống, kỹ năng sống của sinh viên trường đại học, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ
năng sống của sinh viên trường đại học,…
5.2. Nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sống của sinh viên
trường đại học Trà Vinh.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ giới hạn trong một số kỹ năng sống của sinh viên theo
quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gồm 3 nhóm kỹ năng sống:
nhóm kỹ năng nhận thức; nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc; nhóm kỹ
năng xã hội.

6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu khách thể chính là sinh viên trường đại học Trà Vinh
bao gồm sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của bậc đại học hệ chính qui (khoảng
200 sinh viên);
- Đề tài nghiên cứu khách thể bổ trợ là các giảng viên, cán bộ quản lý
lớp tại trường Đại học Trà Vinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài
qua sách, báo, tài liệu tham khảo và những cơng trình nghiên cứu có liên
quan.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát ý kiến của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng một
số kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh.
Nội dung bảng hỏi:
- Mức độ biểu hiện một số kỹ năng sống của sinh viên trường đại học


4
Trà Vinh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của sinh viên trường đại học
Trà Vinh.
- Các biện pháp phát triển kỹ năng sống cho sinh viên trường đại học Trà
Vinh.
Cách tiến hành, gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi mở để lấy ý kiến của sinh viên, giảng
viên về vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng tiêu chí cho bảng hỏi.
- Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thử trên sinh viên để tính tốn độ tin
cậy của bảng hỏi, đồng thời tiến hành chỉnh sửa các câu chưa đạt yêu cầu.
- Giai đoạn 3: Hoàn thiện bảng hỏi và phát đến khách thể trên mẫu

nghiên cứu đã chọn. Hướng dẫn khách thể nghiên cứu cách thức trả lời và
nhận lại phiếu đã hồn thành.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập thơng tin bổ sung làm rõ hơn thực trạng một số kỹ
năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh và nguyên nhân của thực
trạng.
Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp sinh viên, giảng viên. Có ghi biên
bản phỏng vấn.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Xử lý và phân tích số liệu từ phiếu trả lời bằng chương trình thống kê
SPSS 20, tính tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ phân cách, độ lệch
tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-Square, tính hệ số tương quan, xếp thứ hạng.
Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng, biểu đồ.


5

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về kỹ năng sống trên thế giới
Thuật ngữ “kỹ năng sống” được WinthropAdkins sử dụng lần đầu tiên
trong một chương trình đào tạo nghề thực hiện trong những năm 1960.Vào
cuối năm 1960, thuật ngữ “kỹ năng sống” được những nhà tâm lý học thực
hành đưa ra và coi đó như là khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát
triển cá nhân (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011).
Năm 1989, Bộ Lao Động Mỹ thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn
luyện các Kỹ năng Cần thiết, nhằm mục đích “Thúc đẩy nền kinh tế bằng
nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. Đồng thời, các cơng

trình nghiên cứu về các bộ chuẩn kỹ năng sống của trẻ em ở lứa tuổi học sinh
tiểu học. Ở Mỹ, Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc
(Nguyễn Hữu Long, 2016).
Năm 1996, tại Mỹ La Tinh hội thảo về kỹ năng sống được tổ chức tại
Costa Rica. Năm 1998, một hội thảo khác được tổ chức tại Mexico. Colombia
là một trong những quốc gia nhận được tài trợ lớn từ PAHO / WHO và các
quốc gia khác để thực hiện chương trình này trên tồn hệ thống giáo dục quốc
dân (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011).
Tại vùng biển Caribe, Liên hợp quốc phối hợp với Đại học Tây Ấn,
Bộ giáo dục và Bộ y tế đã điều hành dự án CARICOM nhằm đưa chương
trình giảng dạy kỹ năng sống vào các bậc học: Mẫu giáo, tiểu học và trung
học trên tồn vùng Caribe thơng qua cách tiếp cận giáo dục sức khỏe và cuộc
sống gia đình (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011).


6
Vào những năm 1990 - 2002, ở Úc Hội đồng Kinh Doanh Úc và Phịng
thương mại và cơng nghiệp Úc với sự bảo trợ Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa
học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc cho xuất bản “Kỹ năng hành nghề cho
tương lai” gồm 8 kỹ năng mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải
có (Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Ở Canada, Bộ Phát triển Nguồn nhân lực và Kỹ năng Canada có nhiệm
vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh giúp người lao
động nâng cao chất lượng năng lực ra quyết định và năng suất làm việc nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống (Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Từ năm 1966, Botswana và Nam Phi được sự hỗ trợ của trung tâm
chính sách quốc tế về rượu (ICAP), chương trình “Growing up” (1996 –
1999) ra đời nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho một số trường tiểu
học ở một số khu vực này. Cụ thể là Nepal, kỹ năng sống được xem là một

phương thức để ứng phó hay những kỹ năng cần để tồn tại bao gồm: kỹ năng
tồn tại; kỹ năng chung về giải quyết vấn đề; kỹ năng dịch chuyển tức là sự
thích ứng với nghề nghiệp, kết hợp giữa kỹ năng tồn tại, kỹ năng chung và kỹ
năng nghề nghiệp (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011).
Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của tổ chức UNESCO, UNICEF,
UNFPA, các chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai rộng
khắp ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Sri lanka), Đông Á
(Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia,
Lào, Myanmar, Philipines, Thái Lan, Myanmar, Đông Timor, Việt Nam)
(Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011).
Tại Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce
Development Agency). WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề
ESS (Singapore Employability Skills System) (Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Tại Lào, từ năm 1997 – 2002, lần đầu tiên việc giáo dục kỹ năng sống
được thực hiện tại năm trường trung học cơ sở thuộc một tỉnh thành, sau đó


7
mở rộng ra 700 trường tiểu học và trung học thuộc 8 tỉnh, tuy nhiên nội dung
chương trình chưa đề cập đến việc sử dụng thời gian mà tập trung vào kỹ
năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn
đề (Nguyễn Thanh Bình, 2007).
Tại Campuchia, tìm việc, kiếm tiền để ni sống bản thân và gia đình
là những kỹ năng quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn, quốc gia này cho
rằng kỹ năng sống là năng lực cần phải có để nâng cao điều kiện sống có hiệu
quả nhằm phát triển quốc gia, trong đó bao gồm ba nhóm kỹ năng: kỹ năng
chung, kỹ năng tiền nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp. Trong giáo dục kỹ
năng sống, Campuchia đã đề ra những mục tiêu về việc tích hợp kỹ năng vào
môn học, đồng thời các kỹ năng nghề được lựa chọn thực hiện dựa trên khả
năng của từng trường (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Như vậy, từ năm 1960 đến nay, trên thế giới nói chung và ở Châu Á nói
riêng, kỹ năng sống đã được triển khai đưa vào giáo dục ở các bậc học, cả
trong giáo dục chính quy và khơng chính quy. Đồng thời, có rất nhiều nghiên
cứu kỹ năng sống, đặc biệt chú trọng đến chương trình đào tạo, bộ chuẩn kỹ
năng sống cho từng cấp bậc học.
1.1.2. Một số nghiên cứu về kỹ năng sống trong nước
Tại khoản 3 điều 39 mục 4 chương số 2 của Luật giáo dục được bổ sung
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 đã nêu mục tiêu
của giáo dục Đại học:“Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm vững kiến
thức chun mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo”, đồng thời tại khoản 2 điều 40 yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
Đại học trình độ cao đẳng, trình độ Đại học “phải coi trọng việc bồi dưỡng ý
thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người tham gia
nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).


8
Thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”;
Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 4/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày
28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Triển
khai Kế hoạch số 363/KH-BGDĐT ngày 6/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục đạo đức - lối sống văn
hóa” và “Thực hành kỹ năng sống” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Năm 2007, Nguyễn Thanh Bình sau khi tham gia dự án Đào tạo giáo
viên Trung học cơ sở đã cho ra đời “Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống” với

nội dung chủ yếu về vấn đề đại cương và một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh (Nguyễn Thanh Bình, 2007).
Một số bài báo viết về kỹ năng sống có giá trị thực tiễn và được nhiều
người quan tâm như bài báo của tác giả Nguyễn Quang Uẩn “Khái niệm kỹ
năng sống xét theo góc độ tâm lý học” trong tạp chí tâm lý học (Nguyễn
Quang Uẩn, 2008).
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Oanh đã nghiên cứu, tìm hiểu và cho ra
nhiều quấn sách về kỹ năng sống như: “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành
niên”, “10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Hữu Long bảo vệ đề tài: “kỹ năng sống của
học sinh Trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh”. Sau đó, cuốn sách “Phát
triển kỹ năng sống dành cho lứa tuổi thiếu niên” được xuất bản, nhằm xây
dựng những định hướng tích cực để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy tại các
bậc học và góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập các hành vi phù
hợp ở lứa tuổi thiếu niên.
Năm 2009, Huỳnh Văn Sơn xuất bản cuốn sách “Nhập môn kỹ năng
sống” và Trung tâm hộ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn


9
đàn ”Những kỹ năng thực hành xã hội dành cho sinh viên”, nhằm hỗ trợ kiến
thức về một số kỹ năng sống và làm việc trong thời kỳ hội nhập và phát triển
của đất nước.
Năm 2011, Trần Thị Minh Hằng có một nghiên cứu về “Giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên hiện nay” đã cho thấy việc hình thành kỹ năng sống
cho sinh viên phải được chú trọng song song với việc hình thành kỹ năng
nghề trong tương lai (Trần Thị Minh Hằng, 2011).
Năm 2019, tác giả Lê Thị Thu Hà có nghiên cứu về “Thực trạng giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức”. Qua nghiên cứu
cho thấy rằng sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần được

nhận thức đúng đắn và có những biện pháp nâng cao để sinh viên vững vàng
trong học tập, cuộc sống và công việc (Lê Thị Thu Hà, 2019).
Tác giả Đinh Thị Tình đã có đề tài nó về vấn đề giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên năm nhất tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn. Trong nghiên
cứu đã cho thấy rằng vai trò hết sức quan trọng và giữ vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp,… đối với mỗi cá
nhân (Đinh Thị Tình, 2019).
Nhìn chung, tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu kỹ năng sống, các
nghiên cứu đã tập trung trên cả phương diện lý luận và ứng dụng thực tiễn
cho từng độ tuổi, cấp học khác nhau. Những nghiên cứu trên tạo điều kiện cho
việc lựa chọn hệ thống kỹ năng sống vừa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi vừa
phù hợp với thực tiễn nền giáo dục, đáp ứng nguyên tắc dạy và học kỹ năng
sống “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn và nhà trường gắn
liền với xã hội”.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Kỹ năng
a. Khái niệm về kỹ năng
Vấn đề kỹ năng đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.


10
Có nhiều định nghĩa về kỹ năng được đưa ra, có thể sắp xếp các định nghĩa
theo ba hướng chính: kỹ năng được xem là kỹ thuật của hành động; kỹ năng
là năng lực của cá nhân trong hoạt động; kỹ năng là hành vi ứng xử của cá
nhân.
Thuật ngữ kỹ năng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau bởi
nhiều tác giả trong và ngoài nước. Mỗi quan niệm mang một ý nghĩa nhất
định và thể hiện cụ thể lập trường của tác giả.
➢ Quan niệm thứ nhất xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành
động, hoạt động

Từ điển tâm lý học Mỹ do tác giả J.P.Chaplin chủ biên 1968 định nghĩa
kỹ năng là “thực hiện một trật tự cao cho phép chủ thể tiến hành hành động
một cách trôi chảy và đúng đắn” (Vũ Khắc Bình và Lê Quốc Anh, 2009).
Một số tác giả như A.A.Xmiecnop, A.N.Leonchep, X.I.Rubinxtein,
B.M.Chieplop, A.G.Covaliov, B.Ph.Lomov đã xem kỹ năng là sự vận dụng
kỹ thuật hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hoạt
động (Huỳnh Văn Sơn, 2012).
Tác giả Trần Trọng Thủy (1978) trong quyển “Tâm lý học lao động” cũng
cho rằng “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách
hành động tức là có kỹ thuật của hành động, có kỹ năng” (Phan Thị Luyến,
2007).
Các tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh cho
rằng: “Kỹ năng là những hành động được hình thành do sự bắt chước trên cơ
sở của tri thức mà có, chúng địi hỏi sự tham gia thường xuyên của ý thức, sự
tập trung chú ý, cần tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể”. Các tác giả cũng
khẳng định: kỹ năng cũng có những đặc điểm khác nữa là “hành động chưa
được khái quát, do thao tác chưa chính xác nên vai trị kiểm sốt của thị giác
là quan trọng” (Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh, Bùi Ngọc Oánh,
1994).


11
Tóm lại, các tác giả nêu trên đã chú ý đến mặt kỹ thuật của kỹ năng, tìm
hiểu kỹ năng theo hướng nghiên cứu các thao tác cụ thể. Bên cạnh đó, hướng
nghiên cứu trên chưa nhấn mạnh đến yếu tố vận dụng tri thức về phương thức
hành động cũng như kết quả của hành động.
➢ Quan niệm thứ hai xem kỹ năng là một biểu hiện của năng lực con
người trong hoạt động
Theo từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng biên soạn, kỹ năng là “năng
lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được

chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng,
cơng việc được hồn thành trong điều kiện hồn cảnh không thay đổi, chất
lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng
thẳng. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” (Vũ Dũng, 2000).
Trong từ điển Tâm lý học của A.M.Colman, kỹ năng được hiểu như sau:
“Kỹ năng là sự thông thạo, hiểu biết chun mơn sâu, là khả năng đạt được
thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể là một cách thức thực hiện
hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực
hành” (Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Từ điển Tiếng Nga (1968) định nghĩa: “Kỹ năng là khả năng làm một cái
gì đó, khả năng này được hình thành bởi tri thức, kinh nghiệm”. Hai nhà
nghiên cứu K.K.Platonov và G.G.Golubev (1977) cũng cho rằng kỹ năng là
năng lực của một người thực hiện cơng việc có kết quả với một chất lượng
cần thiết trong những điều kiện mới và trong một khoảng thời gian tương ứng.
Đồng thời, “kỹ năng luôn được nhận thức. Cơ sở tâm lý của nó là sự hiểu biết
về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương
thức thực hiện hành động” (Chu Liên Anh, 2011).
Theo V.A.Crutexki (1974): “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành
động đã được con người nắm vững từ trước”, “Kỹ năng là sự thực hiện thành
công một hay nhiều hoạt động phức tạp nào đó với những thủ thuật, những


12
phương thức đúng đắn” (Nguyễn Hữu Long, 2016).
A.V Petrovxki cho rằng “Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực
hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được,
những thói quen và kinh nghiệm”. Cụ thể hơn, tác giả viết: “Năng lực sử dụng
các dữ kiện, các tri thức hay kinh nghiệm đã có, năng lực vận dụng chúng để
phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công
những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định, được gọi là kỹ năng” (Lệ

Hằng, 2004).
Từ điển Tâm lý học của Liên Xô (1983) cũng định nghĩa: “Kỹ năng là
giai đoạn giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới - cái dựa
thêm một quy tắc (tri thức) nào đó và trên q trình giải quyết một loạt các
nhiệm vụ tương ứng với tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo”
(Huỳnh Văn Sơn, 2009).
Như vậy, theo những quan điểm trên, kỹ năng đã được khẳng định là
năng lực vận dụng tri thức nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ. Nói một cách
khác, một người có kỹ năng thì người đó đang hình thành một năng lực tương
ứng với kỹ năng đó.
➢ Quan niệm thứ ba xem kỹ năng là hành vi ứng xử của cá nhân
Nhiều nhà nghiên cứu chú ý trong những năm trở lại đây đã tiếp cần kỹ
năng với một góc nhìn mới. Quan điểm này xem kỹ năng khơng chỉ là mặt kỹ
thuật của hành động mà cịn là thái độ, giá trị của cá nhân đối với hoạt động.
Tác giả S.A. Morales và W.Sheator (1978) đã nhấn mạnh vai trò của
thái độ, niềm tin cá nhân trong kỹ năng. Còn J.N.Richard (2003) coi kỹ năng
là hành vi thể hiện hành động ra bên ngoài và chịu sự chi phối của các suy
nghĩ và cảm nhận cá nhân. Theo quan điểm này xem xét kỹ năng trong việc
liên kết tri thức, kinh nghiệm, phương thức hành động với các giá trị thái độ,
chuẩn mực, động cơ hoạt động cá nhân (Nguyễn Hữu Long, 2016).
Tóm lại, kỹ năng là khả năng vận dụng có hiệu quả những tri thức, kinh


13
nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ năng khơng chỉ đơn
thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con
người.
b. Đặc điểm của kỹ năng
Khi nhắc đến kỹ năng, người ta thường hay đề cập đến một khái niệm
“họ hàng” của nó là kỹ xảo. Nhưng nếu như kỹ xảo có mức độ tham gia của ý

thức khá ít, thậm chí trong nhiều trường hợp có khi khơng cảm thấy có sự
tham gia của ý thức và đơi khi có sự kiểm tra bằng cảm giác vận động, tầm tri
giác được mở rộng thì kỹ năng có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Một là tính chủ thể của kỹ năng, mỗi chủ thể khi thực hiện thao tác,
hành động phải phối hợp với các loại cảm giác, tri giác khác nhau để kiểm tra,
đánh giá kết quả đạt được, nhưng diễn trình này lại mang tính chủ quan, tùy
vào năng lực thực hiện của mỗi chủ thể mà kỹ năng thuộc mức độ nào, chính
vì thế việc tự giác rèn luyện, củng cố kỹ năng giúp chủ thể nâng cao và hoàn
thiện bản thân hơn.
- Hai là tính đúng đắn của kỹ năng, tức trong quá trình thực hiện hành
động, đặc biệt ở những giai đoạn đầu hình thành kỹ năng, chủ thể thực hiện
hành động vẫn còn sai phạm nhất định trong nhận thức và trong hành vi, thao
tác thực hiện. Càng ở những giai đoạn sau, kỹ năng càng hồn hảo thì sự sai
phạm của kỹ năng càng được loại bỏ dần. Khi đó, chủ thể hầu như khơng cịn
gặp phải sai phạm trong quá trình thực hiện hành động, thao tác.
- Ba là tính thuần thục của kỹ năng, tức là trong quá trình thực hiện hành
động, chủ thể thực hiện các thao tác, hành vi một các thành thạo, thuần thục,
khơng cịn những thao tác thừa, khơng cịn gặp vướng mắc khi triển khai hành
động. Đây là sự phù hợp giữa mục đích và điều kiện để thực hiện hoạt động.
Tính thành thục được thể hiện ở sự thành thạo của từng thao tác và sự kết hợp
hợp lý các thao tác về số lượng và trình tự. Có được sự thuần thục là một
trong những biểu hiện đỉnh cao của kỹ năng hành động.


14
- Bốn là, tính linh hoạt của kỹ năng, tức là không chỉ trong một trường
hợp cố định, duy nhất, chủ thể mới có thể thực hiện được có hiệu quả hành
động đó mà trong nhưng trường hợp tương tự hoặc trong những hoàn cảnh
khác nhau chủ thể vẫn biết sử dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có và thao tác
phù hợp để thực hiện có hiệu quả hoạt động. Tính linh hoạt cịn thể hiện được

ở chỗ chủ thể biết tự mình bỏ đi những thao tác khơng cần thiết trong những
tình huống nhất định hoặc thêm vào những thao tác phù hợp để thực hiện có
hiệu quả hành động. Tính linh hoạt là biểu hiện đặc trưng của sự sáng tạo
trong kỹ năng.
- Năm là tính hiệu quả, tức là sau khi chủ thể thực hiện hành động, thao
tác phù hợp phải mang lại được kết quả như mục tiêu ban đầu được đề ra. Đây
là yếu tố quyết định để đánh giá mức độ kỹ năng của chủ thể (Trần Quốc
Thanh, 1992).
Ngồi ra kỹ năng cịn có các đặc điểm khác, tuy nhiên trong phạm vi
luận văn này, sẽ sử dụng 5 đặc điểm đã phân tích trên để làm cơ sở lý luận
bao gồm: tính chủ thể, tính đúng đắn, tính thuần thục, tính linh hoạt và tính
hiệu quả.
c. Các mức độ của kỹ năng
Có rất nhiều tác giả đề cập với những cách phân chia mức độ khác nhau
của kỹ năng từ thấp đến cao, từ ban đầu sơ khởi đến mức độ hoàn hảo.
Trong từ điển rút gọn các khái niệm Tâm lý học của Nga và cũng là quan
niệm của tác giả K.K. Platonov và G.G. Golubev, có năm mức độ hình thành
kỹ năng như sau: (Huỳnh Văn Sơn, 2009)


15
Bảng 1.1. Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm của K.K.
Platonov và G.G. Golubev
STT

Các mức độ

Miêu tả
Có kỹ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện


1

Mức độ 1

theo cách thử và sai, dựa trên vốn hiểu biết và kinh
nghiệm.

2

Mức độ 2

3

Mức độ 3

4

Mức độ 4

5

Mức độ 5

Biết cách thực hiện hành động nhưng khơng đầy
đủ.
Có những kỹ năng chung nhưng cịn mang tính
chất rời rạc, riêng lẻ.
Có những kỹ năng chuyên biệt để hành động.
Vận dụng sáng tạo những kỹ năng trong các tình
huống khác nhau.


Theo quan điểm của V.P.Bexpalko, có năm mức độ kỹ năng sau:
- Mức độ một: Kỹ năng ban đầu
Người học đã có kiến thức về nội dung một dạng kỹ năng nào đó, và
trong những tình huống cụ thể khi cần thiết, sẽ có thể tái hiện được những
thao tác, hành động nhất định. Tuy nhiên, ở mức độ kỹ năng ban đầu này thì
người học thường chỉ thực hiện được yêu cầu của kỹ năng này dưới sự hướng
dẫn của người dạy.
- Mức độ hai: Kỹ năng mức thấp
Khác với mức độ ban đầu, ở mức độ kỹ năng mức thấp, người học đã có
thể tự thực hiện được những thao tác, hành động cần thiết theo một trình tự đã
biết. Song, ở mức độ kỹ năng này, người học chỉ thực hiện được những thao
tác, hành động trong những tình huống quen thuộc và chưa di chuyển được
sang những tình huống mới.
- Mức độ ba: Kỹ năng trung bình


16
Người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong các tình
huống quen thuộc. Tuy vậy, việc di chuyển của các kỹ năng sang tình huống
mới cịn hạn chế.
- Mức độ bốn: Kỹ năng cao
Một sự khác biệt thể hiện kỹ năng ở mức độ cao là người học đã tự lựa
chọn các hệ thống các thao tác, các hành động cần thiết trong các tình huống
khác nhau. Bên cạnh đó, người học đã biết di chuyển kỹ năng trong phạm vi
nhất định.
- Mức độ năm: Kỹ năng hoàn hảo
Đây là mức độ cao nhất của kỹ năng. Người học nắm được đầy đủ hệ
thống các thao tác, hành động khác nhau, biết chọn lựa những thao tác, hành
động cần thiết và ứng dụng chúng một cách thành thạo trong các tình huống

khác nhau mà khơng gặp khó khăn gì (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng
Trên thế giới, đến nay có nhiều khuynh hướng, nhiều quan điểm khác nhau
về kỹ năng và sự hình thành kỹ năng.
Tác giả K.K.Platonov đưa ra 5 giai đoạn hình thành kỹ năng như sau:
(Huỳnh Văn Sơn, 2009).
- Giai đoạn 1: Giai đoạn kỹ năng sơ đẳng
- Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không đầy đủ
- Giai đoạn 3: Có kỹ năng chung nhưng cịn mang tính riêng lẻ.
- Giai đoạn 4: Có kỹ năng phát triển cao
- Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau.

Cịn Theo tác giả Vũ Dũng thì kỹ năng hình thành qua ba giai đoạn: (Vũ
Khắc Bình và Lê Quốc Anh, 2009).
- Giai đoạn 1: Người học lần đầu làm quen với vận động và lần đầu lĩnh

hội nó. Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện các thành phần của
vận động – tập hợp các thành tố vận động, trình tự thực hiện và mối


×