Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.39 KB, 40 trang )

1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG
2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình quản lý nguyên vật liệu tại
Công ty
Nguyên vật liệu tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty bao gồm
nhiều loại khác nhau ở các mức độ phẩm cấp khác nhau. Chủ yếu nguyên vật
liệu được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên ngoài và thông thường là các
nhà cung cấp quen thuộc lâu dài có uy tín đối với việc cung ứng nguyên vật
liệu về chất lượng, chủng loại cũng như về thời gian giao hàng. Nguyên vật
liệu tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty bao gồm các loại chủ yếu
sau: bạt 3, bạt 7, bạt 10, chỉ may các loại, phẩm màu, hoá chất…
Về chi phí: Chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
tổng chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, thông thường nó chiếm
khoảng 60 đến 62% giá thành sản xuất của sản phẩm. Điều đó cho thấy phần
nào tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty. Chính vì thế công tác kế toán nguyên vật liệu cũng như công tác
quản lý nguyên vật liệu được tiến hành rất chặt chẽ và nghiêm túc từ khâu
thu mua đến khâu bảo quản, sử dụng đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí về
nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho công tác kế toán
chi phí giá thành cũng như công tác kế toán tổng hợp đạt được hiệu quả cao
nhất.
Đối với khâu thu mua: nguyên vật liệu được thu mua theo sự chỉ đạo
của giám đốc Công ty dựa trên cơ sở tính toán định mức tiêu hao cũng như
nghiên cứu các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm mua đúng, mua
đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đồng thời tránh tình trạng mua thừa, lãng
phí vốn lưu động và chi phí bảo quản nguyên vật liệu. Do vậy ngay từ khâu
kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được duyệt, phòng cung ứng vật tư đã phải
tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp đảm bảo các tiêu chí cần thiết. Các nhà cung
cấp nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm:


Hình Tú Lệ - KT1K36
1
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty TNHH Toung Long chuyên cung cấp chỉ may SP20/3,
NT420/3…
Công ty TNHH vải giầy Thanh Cường chuyên cung cấp các loại bạt
công nghiệp như bạt 3, bạt 7, bạt 10 …
Công ty TNHH Đại Long chuyên cung cấp silica, parafin,…
Công ty TNHH Dệt 8/3 chuyên cung cấp các loại phin trắng, cao su, chỉ
may…
Đối với khâu bảo quản: Trên thực tế nguyên vật liệu khi mua về dù ít
hay nhiều chúng đều được lưu kho trong một thời gian nhất định để sẵn sàng
đưa vào sản xuất. Tuỳ theo tính hoạt động liên tục hay gián đoạn của doanh
nghiệp, mức độ sử dụng nguyên vật liệu của công ty là nhanh hay chậm mà
nguyên vật liệu được lưu kho trong thời gian ngắn hay dài. Trong quá trình đó
dù ít hay nhiều chúng đều chịu tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường xung
quanh dẫn đến chúng có thể bị hư hỏng về mặt hiện vật hoặc giảm sút về mặt
giá trị. Chính vì điều đó mà bảo quản có một ý nghĩa quan trọng trong việc
giữ nguyên mặt hiện vật và giá trị cho nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất
lượng của nguyên vật liệu khi đưa vào sử dụng. Để làm được điều này công ty
đã xây dựng một hệ thống kho tàng bến bãi đầy đủ tiêu chuẩn với đội ngũ cán
bộ thủ kho nhiều kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm đảm bảo thực hiện tốt
công việc được giao.
Đối với khâu sử dụng: nguyên vật liệu xuất dùng cho các hoạt động sản
xuất và quản lý được theo dõi chi tiết theo từng lần xuất và cho từng đơn đặt
hàng, lệnh sản xuất đảm bảo nguyên vật liệu xuất kho được theo dõi đầy đủ cả
về số lượng và giá trị tạo điều kiện cho công tác hạch toán nguyên vật liệu đạt
kết quả cao đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu nói riêng và
công tác quản lý vật tư nói chung.

2.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty
Căn cứ vào vai trò tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản
xuất kinh doanh chúng được chia thành các loại sau:
Nguyên vật liệu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là các loại
nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể sản phẩm của Công ty như các loại bạt
Hình Tú Lệ - KT1K36
2
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
3, bạt 7, bạt 10, chỉ may công nghiệp, các loại mực in, phẩm màu, hoá chất…
Công ty không phân loại nguyên vật liệu ra làm nguyên vật liệu chính hay
nguyên vật liệu phụ mà chỉ gọi chung là nguyên vật liệu dùng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Nhiên liệu: Là các loại sử dụng để cung cấp chất đốt như các loại xăng
A92, xăng công nghiệp, các loại dầu như dầu Điezen, dầu HD4, các loại than
đá, thanh xô, than đúc…
Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại phụ tùng chi tiết máy, thiết bị máy
như phụ tùng thay thế của máy bào, máy cắt, máy gò, ôtô..
Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại vật tư dùng
cho sửa chữa nhà xưởng và các công trình XDCB như gạch, sắt, thép,
ximăng…
Phế liệu thu hồi: Bao gồm các loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty như bìa cát tông, thùng cát tông, các CCDC bị
hỏng…
2.3. Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long
2.3.1 Giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Như đã trình bày ở mục trên nguyên vật liệu nhập kho của doanh
nghiệp phần lớn là do bên ngoài cung cấp và vận chuyển đến tận kho của
doanh nghiệp do vậy mà trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho có
thể tính theo công thức sau:

Trị giá
vốn
thực tế
NVL
nhập
kho
=
Giá
mua
theo
hoá
đơn
+
CP
bốc
dỡ
+
Các CP
khác có liên
quan trực
tiếp đến VL
nhập kho
-
Các khoản
CKTM,
giảm giá
hàng bán
được
hưởng
+

Các
khoản
thuế
không
được
khấu trừ
Hiện nay hầu hết các loại nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu
là do nhà cung cấp vận chuyển đến tận nơi nên thông thường có khoản chi phí
Hình Tú Lệ - KT1K36
3
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
vận chuyển trong trị giá nguyên vật liệu nhập kho, mặc dù nó ngầm định như
giá mua của nguyên vật liệu. Chỉ có một số ít trường hợp nhân viên phòng
cung ứng vật tư đi mua vật tư thì mới có chi phí vận chuyển bốc dỡ trong trị
giá thực tế của vật tư nhập kho.
Chi phí bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình mua nguyên vật liệu
về nhập kho được phân bổ cho các loại nguyên vật liệu theo trị giá mua của
chúng và được tính vào trị giấ thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Chi phí bốc dỡ cũng được phân bổ cho các loại nguyên vật liệu theo giá
mua của chúng và cũng được tính vào trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập
kho.
Ví dụ: Ngày 25/02/2008 Công ty mua một lô nguyên vật liệu gồm 1.000m vải
bạt 7, giá là 21.350đ/m,chi phí bốc dỡ hàng nhập kho là 213.500đ (người bán
vận chuyển hàng về tận kho cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ mất tiền bốc
xếp nguyên vật liệu vào kho).
Vậy giá nhập kho thực tế của Bạt 7 như sau:
Trị giá mua bạt 7 = (1.000 x 21.350) + 213.500 = 21.563.500đ
Riêng đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì trị giá thực tế nguyên vật liệu
nhập kho được tính theo công thức sau:

Trị giá
thực tế
NVL
nhập
kho
=
Giá
CIF
+
Thu
ế
nhập
khẩu
+
CP vận
chuyển,
bốc dỡ về
kho
+
Phí uỷ
thác
+
Các
CP
khác
có liên
quan
Ví dụ: Ngày 20/02/2008 công ty nhập khẩu một lô nguyên vật liệu bạt
10 da từ Trung Quốc. Giá CIF là 240.000 USD, phí uỷ thác là 2.000 USD, chi
phí vận chuyển hàng về kho là 2.200.000đ. Thuế suất thuế nhập khẩu 5% giá

CIF, tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương công bố tại thời diểm chấp nhận
thanh toán cho bên cung cấp là 15.600đ/USD.
Hình Tú Lệ - KT1K36
4
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trị giá thực tế hàng nhập kho được tính như sau:
Giá CIF = 240.000 x 15.600 = 3.744.000.000đ
Thuế nhập khẩu =
240.00
0
x 15.600 x 5% = 187.200.000đ
Phí uỷ thác = 2.000 x 15.600 = 31.200.000đ
Trị giá thực tế NVL nhập kho:
= 3.744.000.000 +
187.200.00
0
+
31.200.00
0
+ 2.200.000
= 3.964.600.000đ
2.3.2 Giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thường xuyên liên
tục, tính phức tạp của nguyên vật liệu lại rất cao nên không có điều kiện hạch
toán nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh. Vì vậy công ty
đã lựa chọn phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ để tính trị giá nguyên
vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này trị nguyên vật liệu xuất kho được
tính dựa trên cơ sở khối lượng thực tế nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá
bình quân gia quyền theo công thức.

Trị giá vốn thực
tế NVL xuất kho
=
Khối lượng thực tế
NVL xuất kho
x
Đơn giá bình quân
gia quyền
Đơn giá
bình quân
gia quyền
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Khối lượng NVL tồn đầu kỳ + Khối lượng NVL nhập trong kỳ
Hình Tú Lệ - KT1K36
5
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Việc tính trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện trên các
sổ kế toán chi tiết của từng thứ nguyên vật liệu. Sổ kế toán chi tiết theo dõi
tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ nguyên vật liệu cả về chỉ tiêu số lượng
và giá trị. Căn cứ vào sổ chi tiết kế toán tính được đơn giá xuất kho cho từng thứ
nguyên vật liệu từ đó lấy đơn giá tính được áp vào các phiếu xuất kho kế toán
tính được trị giá nguyên vật liệu xuất kho cho các lệnh sản xuất, đơn đặt hàng.
Ví dụ: Từ bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho ngày 01/02/2008 khối
lượng tồn đầu kỳ của loại bạt 7 là 1.000m với đơn giá là 21.668,3 đ/m. Lượng
nhập trong kỳ của loại vật tư này là 6.500m với tổng giá trị nhập kho là
140.448.500 đồng. Tổng giá trị của loại nguyên vật liệu này xuất dùng cho
đơn đặt hàng 2/25HN là 5.000m.
Trị giá vốn hàng xuất kho được tính theo công thức sau:

Đơn giá bình quân =
1.000 x 21.668,5 + 140.448.500
1000 + 6500
= 21.615,6đ/m
Trị giá vốn vật liệu xuất kho = 5.000 * 21.615,6 = 108.078.000đ
2.4 Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng
2.4.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng
Khi có đơn đặt hàng mới về và dự kiến nhu cầu vật tư phát sinh cho các
hợp đồng sản xuất giầy. Phòng cung ứng vật tư yêu cầu phòng kỹ thuật cung
cấp các số liệu định mức vật tư cho từng loại sản phẩm đồng thời xem xét số
lượng giầy trong các hợp đồng cung cấp cho khách hàng từ đó xác định kế
hoạch thu mua nguyên vật liệu và lập lệnh nhập vật tư gửi lên cho Tổng Giám
đốc ký kèm theo bản phác thảo kế hoạch thu mua chờ quyết định của Tổng
Giám đốc.
Tổng Giám đốc xem xét kế hoạch thu mua và ký lệnh nhập vật tư.
Phòng cung ứng vật tư phân công người có nhiệm vụ tìm nhà cung cấp và
thực hiện ký các hợp đồng cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. Sau khi các hợp
Hình Tú Lệ - KT1K36
6
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đồng cung ứng vật tư được ký kết, bên bán tiến hành giao hàng theo thời gian
và địa điểm như trong thoả thuận. nguyên vật liệu được kiểm nhận về số
lượng cũng như về chất lượng, chủng loại theo đúng thoả thuận trong hợp
đồng cung ứng rồi được nhập kho. Thủ kho cùng người giao hàng ký nhận
vào phiếu nhập kho, phiếu này do phòng cung ứng vật tư lập thành 4 liên:
Liên 1: Lưu tại nơi lập
Liên 2: Giao cho người giao hàng giữ
Liên 3: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho
Liên 4: Giao cho phòng kế toán giữ để ghi vào sổ kế toán vật tư

(Trích phiếu nhập kho - Bảng biểu 3 –trang: 37)
Ngoài ra đối với chi phí vận chuyển bốc dỡ thì, khi nhận được chứng từ vận
chuyển bốc dỡ thì kế toán nguyên vật liệu ghi số tiền vận chuyển bốc dỡ nhập
kho vào sổ chi tiết vật tư.
Sau khi nhập kho xong, người giao hàng cùng người đại diện mua vật tư
của công ty ký vào hoá đơn GTGT. Tuỳ từng trường hợp thoả thuận trong hợp
đồng mà tiến hành thanh toán ngay cho nhà cung cấp hoặc thanh toán sau một
thời gian nhất định. Hoá đơn GTGT được chuyển đến cho kế toán công nợ và
thanh toán để ghi sổ kế toán nếu chưa thanh toán ngay cho người bán và được
chuyển đến cho kế toán tiền nếu thực hiện thanh toán ngay cho người bán.
(Trích hoá đơn GTGT - Bảng biểu: 2 trang 36)
Sơ đồ 5: Trình tự nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng
Long
Xuất hiện nhu cầu vật tư cho các hợp đồng sản phẩm
Phòng cung ứng vật tư xem xét và lập kế hoạch thu mua cùng lệnh nhập vật

Giám đốc ký lệnh nhập vật tư
Tìm nhà cung ứng vật tư và ký các hợp đồng cung ứng vật tư
Nhà cung cấp giao hàng và tiến hành các thủ tục nhập kho, thanh toán
Hình Tú Lệ - KT1K36
7
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.4.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng
Khi có nhu cầu về vật tư phục vụ sản xuất, bộ phận sản xuất cử người
lên phòng cung ứng vật tư đề nghị xuất kho cho sản xuất sản phẩm. Phòng
cung ứng vật tư xem xét yêu cầu của bộ phận sản xuất hẹn trả lời sau một thời
gian nhất định rồi lập lệnh xuất kho trình Tổng giám đốc ký duyệt.
Sau khi lệnh xuất kho được Tổng giám đốc ký duyệt thì được chuyển
lại cho phòng cung ứng vật tư. Phòng cung ứng vật tư giao lệnh này cho bộ

phận sản xuất, lệnh xuất kho được bộ phận sản xuất mang xuống kho để yêu
cầu thủ kho xuất kho nguyên vật liệu. Sau khi xuất kho thủ kho cùng nhận
nguyên vật liệu ký vào phiếu xuất kho và phiếu này được lập thành 4 liên:
Liên 1: Lưu tại nơi lập
Liên 2: Giao cho người nhận vật tư giữ
Liên 3: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho
Liên 4 cùng lệnh xuất vật tư được chuyển đến cho kế toán vật tư để tiến
hành ghi vào sổ kế toán vật tư.
(Trích phiếu xuất kho - Bảng biểu: 4 trang 38)
Sơ đồ 6: Trình tự xuất NVL tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long
Bộ phận sản xuất có nhu cầu về NVL yêu cầu xuất vật tư
Phòng cung ứng vật tư xem xét nhu cầu và lệnh xuất kho gửi giám đốc
Giám đốc ký lệnh xuất kho vật tư và gửi lại cho phòng cung ứng vật tư
Phòng cung ứng vật tư gửi lệnh xuất kho cho bộ phận sản xuất
Hình Tú Lệ - KT1K36
8
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bộ phận sản xuất cầm lệnh XK xuống kho yêu cầu thủ kho XK
Phiếu xuất kho và các chứng từ khác được chuyển đến các bộ phận có liên
quan
Hình Tú Lệ - KT1K36
9
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.5 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng trong công
tác kế toán của các doanh nghiệp. Do tính phức tạp của nguyên vật liệu trong
quá trình quản lý và sử dụng nên công ty đã lựa chọn phương pháp ghi thẻ
song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Công việc này được thực hiện

đồng thời ở kho và phòng kế toán.
Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho
tiến hành ghi vào thẻ kho. Thẻ kho được kế toán mở cho từng thứ nguyên vật
liệu, thẻ này được mở một lần và dùng trong cả năm để theo dõi tình hình
nhập, xuất, tồn kho vật tư của từng thứ vật tư, hàng hoá. Thủ kho được kế
toán giao thẻ kho để thực hiện việc theo dõi tình hình nhập, xuất các loại
nguyên vật liệu. Mỗi ngày thủ kho phải tính ra lượng nguyên vật liệu nhập,
xuất tồn trên mỗi thẻ kho nhằm phục vụ cho công tác quản lý và lập kế hoạch
thu mua của phòng cung ứng vật tư được chính xác và hiệu quả đồng thời
đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhân viên kế toán vật tư tiến hành
hạch toán nguyên vật liệu.
(Trích thẻ kho cho Bạt 7 - Bảng biểu: 5 trang 39)
Tại phòng kế toán: Để đảm bảo chất lượng của công tác kiểm tra kế toán
định kỳ khoảng 3 đến 5 ngày kế toán xuống kho một lần để ký nhận vào thẻ
kho và nhận chứng từ nhập, xuất kho của thủ kho. Sau đó căn cứ vào các
chứng từ nhập, xuất kho kế toán tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết nguyên vật
liệu. Cuối tháng lấy số liệu về số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập trong
tháng, xuất trong tháng và tồn cuối tháng trên các sổ kế toán chi tiết kế để tiến
hành ghi chép vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu. Trên bảng
tổng hợp nhập- xuất- tồn thì mỗi nguyên vật liệu được ghi một dòng trên
bảng. Số liệu tổng cộng nhập, xuất trong tháng và tồn cuối tháng của tất cả
Hình Tú Lệ - KT1K36
10
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
các loại nguyên vật liệu trên bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn là căn cứ để kế
toán tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK152 theo chỉ tiêu giá trị.
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho

Sổ chi tiết NVL
Sổ chi tiết NVL
Bảng tổng hợp nhập
Bảng tổng hợp xuất
Bảng tổng hợp N- X- T
Sổ kế toán tổng hợp
Sơ đồ 7: Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cổ phần
giầy Thăng Long
Hình Tú Lệ - KT1K36
11
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(Trích Sổ chi tiết vật tư - Bảng biểu:6 trang 40
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn. Bảng biểu: 7 trang 41)
2.6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng
Long
2.6.1 Tài khoản sử dụng
Để tiến hành hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài
khoản 152
Tài khoản 152 được sử dụng để theo dõi số hiện có và tình hình biến
động của các loại nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Do đặc điểm NVL của Công ty rất đa dạng và nhiều chủng loại, để
phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại
Công ty. Nên tài khoản 152 được chi tiết theo từng chủng loại, đồng thời mỗi
loại vật tư đều được mở sổ chi tiết vật tư riêng được theo dõi trên sổ chi tiết.
Ví dụ:
Nợ TK 152-Bạt 7 : 21.350.000
Nợ TK 133 : 2.135.000
Có TK 111 : 23.485.000

Nợ TK 152- Xăng : 50.000.000
Nợ TK 133 : 5.000.000
Có TK 112 : 55.000.000
Nợ TK 621-XMay : 2.732.900
Có TK 152-Chỉ : 2.732.900
2.6.2 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
Hình Tú Lệ - KT1K36
12
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Như đã trình bày ở phần trước nguyên vật liệu nhập kho của doanh
nghiệp chủ yếu là do bên ngoài cung cấp nên tuỳ theo hình thức thanh toán
nhanh hay chậm, tiền mặt hay TGNH mà trình tự hạch toán tổng hợp trong
các trường hợp này có sự khác nhau rõ rệt.Cụ thể như:
* Mua vật tư chưa trả tiền người bán: khi làm thủ tục nhập kho xong,
thủ kho và người giao hàng ký vào phiếu nhập kho nguyên vật liệu. Phiếu này
được sử dụng để ghi thẻ kho của thủ kho đồng thời cũng được giữ lại để kế
toán tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Hoá đơn GTGT được
gửi cho kế toán công nợ và thanh toán để ghi vào sổ chi tiết TK331. Cuối
tháng lấy số liệu tổng cộng của các sổ chi tiết ghi vào Nhật ký chứng từ số 5,
từ Nhật ký chứng từ số 5 kế toán ghi vào sổ cái TK152 theo quan hệ đối ứng
tài khoản.
Ví dụ: Ngày 05/02/2008 công ty cổ phần giầy Thăng Long có đặt mua
2.000m vải bạt 7 của công ty TNHH vải giầy Thanh Cường với giá là
21.650đ/m. Tổng giá trị của lô hàng này là 43.310.000đ (chưa bao gồm thuế
GTGT). Công ty TNHH vải giầy Thanh Cường đã cho người giao hàng tận
nơi theo thoả thuận. Hàng nhập kho đủ, công ty chưa thanh toán tiền cho
người bán.
Trường hợp này trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Sau khi hàng nhập kho đủ, thủ kho cùng người giao hàng ký vào phiếu

nhập kho. Người đại diện bên mua và bên bán ký vào hoá đơn GTGT thì
phiếu nhập kho này được thủ kho sử dụng để ghi vào thẻ kho nguyên vật liệu
. Hoá đơn GTGT này cùng phiếu nhập kho được chuyển đến cho kế toán công
nợ và thanh toán ghi sổ chi tiết TK331 số tiền là 47.641.000đ (bao gồm cả
thuế GTGT). Sau đó phiếu nhập kho được chuyển đến cho kế toán vật tư để
ghi sổ chi tiết TK152 số tiền là 43.310.000đ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu
trên sổ kế toán chi tiết TK331 ghi vào Nhật ký chứng từ số 5, đồng thời căn
Hình Tú Lệ - KT1K36
13
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cứ vào Nhật ký chứng từ số 5 ghi vào sổ cái TK152 số tiền là 43.310.000đ
theo quan hệ đối ứng tài khoản.
(Trích: Sổ chi tiết TK331 - Bảng biểu: 8 trang 42
Nhật ký chứng từ số 5- Bảng biểu: 9 trang 43)
Quy trình nhập kho nguyên vật liệu tương tự như trường hợp trên thì các
hình thức thanh toán khác nhau được theo dõi trên các loại chứng từ khác
nhau như:
* Công ty mua vật liệu thanh toán bằng tiền mặt được kế toán tiền mặt
theo dõi trên Nhật ký chứng từ số 1. Phiếu nhập kho được chuyển đến cho kế
toán vật tư để ghi sổ chi tiết TK152. Cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chứng từ
số 1 để ghi sổ cái TK152 theo quan hệ đối ứng tài khoản.
Ví dụ: Ngày 25/02/2008 Công ty cổ phần giầy Thăng Long đặt mua
1.000m bạt 7 của công ty TNHH vải giầy Thanh Cường với đơn giá là 21.350
đ/m. Công ty TNHH vải giầy Thanh Cường đã cho người vận chuyển hàng
đến tận kho Công ty cổ phần giầy Thăng Long. Công ty đã thanh toán đủ cho
công ty bán số tiền là 23.485.000đ (bao gồm cả thuế GTGT) bằng tiền mặt.
(Trích Nhật ký chứng từ số 1- Bảng biểu: 10 trang 44)
* Mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng
Khi đã hoàn tất các thủ tục nhập kho và nguyên vật liệu được nhập kho

đầy đủ, căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng kế toán tiền mặt và tiền gửi
tiến hành ghi vào Nhật ký chứng từ số 2. Sau đó phiếu nhập kho được chuyển
đến cho kế toán vật tư để ghi sổ chi tiết TK152. Cuối tháng căn cứ vào Nhật
ký chứng từ số 2 kế toán tiến hành ghi sổ cái TK152 theo quan hệ đối ứng tài
khoản.
Ví dụ: Ngày 21/02/2008 Công ty cổ phần giầy Thăng Long có đặt mua
2.000m vải bạt 7 của công ty TNHH Toung Long với giá là 21.250 đ/m. Trị
Hình Tú Lệ - KT1K36
14
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
giá tiền hàng của lô hàng là 42.500.000đ, công ty cổ phần giầy Thăng Long
đã thanh toán cho công ty TNHH Toung Long toàn bộ số tiền ngay trong
tháng (bao gồm cả thuế GTGT) là 46.750.000đ bằng TGNH.
(Trích Nhật ký chứng từ số 2- Bảng biểu: 11 trang 45)
* Mua nguyên vật liệu bằng tiền tạm ứng: cuối tháng kế toán tổng hợp số
liệu từ sổ chi tiết thanh toán tạm ứng ghi vào Nhật ký chứng từ số 10. Căn cứ
vào Nhật ký chứng từ số 10 kế toán tiến hành ghi sổ cái TK152 theo quan hệ
đối ứng tài khoản.
Ví dụ: Ngày 20/02/2008 kế toán tạm ứng cho anh Quân phòng cung
ứng vật tư số tiền là 50.000.000đ để đi mua bạt 7 của công ty TNHH Dệt 8/3.
nguyên vật liệu về nhập kho với số lượng là 1.500m với tổng trị giá là
33.075.000đ (chưa bao gồm thuế GTGT). Công ty thanh toán cho nhà cung
cấp số tiền là 36.382.500 (cả thuế GTGT).
(Trích: Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng - Bảng biểu:12 trang 46
Nhật ký chứng từ số 10 - Bảng biểu:13 trang 47)
2.6.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu
Riêng đối với kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu thì căn cứ vào
phiếu xuất kho kế toán nguyên vật liệu ghi sổ chi tiết TK152. Tổng hợp khối
lượng xuất trong kỳ cuối kỳ tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo khối

lượng và đơn giá xuất kho từ đó tính được trị giá vốn nguyên vật liệu theo
khối lượng và đơn giá xuất kho từng thứ nguyên vật liệu đó. Từ đó kế toán
tiến hành lập bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo từng đơn đặt hàng và
lệnh sản xuất. Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán tổng hợp số liệu và
lập bảng kê số 3, bảng kê số 4, bảng kê số 5. Từ các bảng kê đó kế toán ghi
vào Nhật ký chứng từ số 7.
Hình Tú Lệ - KT1K36
15
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ví dụ: Trong tháng 02/2008 tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng cho
các đơn đặt hàng và các lệnh sản xuất cũng như xuất dùng cho hoạt động
quản lý phân xưởng, cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp tại Công ty cổ phần
giầy Thăng Long được tổng hợp qua bảng kê xuất nguyên vật liệu và từ bảng
này vào các sổ kế toán có liên quan được tổng hợp qua các sổ kế toán như
sau:
(Trích: Bảng kê xuất nguyên vật liệu-Bảng biểu:14 trang 48
Bảng phân bổ nguyên vật liệu – Bảng biểu:15 trang 49)
Bảng kê số 4 -Bảng biểu:16 trang 50
Bảng kê số 5- Bảng biểu:17 trang 51
Sổ cái TK152- Bảng biểu:18 trang 52)
2.7 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu nhập kho của Công ty từ rất nhiều nguồn khác nhau, đa
dạng về chủng loại với khối lượng rất lớn, hoạt động nhập xuất lại diễn ra
liên tục do vậy để quản lý chặt chẽ tình hình hạch toán nguyên vật liệu cũng
như tăng tinh thần trách nhiệm trong quản lý và sử dụng vật tư thì một công
việc rất cần thiết được chú ý là công tác kiểm kê nguyên vật liệu. Kiểm kê
trước tiên là để xác định lượng tồn kho thực tế của nguyên vật liệu để từ đó
có kế hoạch thu mua cho phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục. Mặt khác qua đó phát hiện

và xử lý kịp thời các ảnh hưởng của môi trường và điều kiện bảo quản không
tốt làm giảm và hư hỏng đến khối lượng cũng như chất lượng vật tư. Cuối
cùng tăng cường công tác kiểm kê là một biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện
ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng và bảo quản vật tư
nhằm tăng cường tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng và
bảo quản vật tư.
Hình Tú Lệ - KT1K36
16

×