Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1.1 SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
1.1.1.1 Chi phí sản xuất.
Mục đích và nhiệm vụ chủ yếu của một doanh nghiệp sản xuất là
thực hiện tổ chức sản xuất ra những loại sản phẩm nhất định và tiêu thụ
những loại sản phẩm đó nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Để đạt được
những mục đích đó, doanh nghiệp cần phải bỏ ra những chi phí nhất định.
Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra bao gồm chi phí lao động vật hoá
(Chi phí nguyên vật liệu-CPNVL, Chi phí khấu hao tài sản cố định-
CPKHTSCĐ), chi phí lao động sống (chi phí tiền lương cho người lao
động), chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Mọi chi phí
chi ra đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, điều này giúp cho việc
quản lý chi phí dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Như vậy có thể thấy rằng, chi
phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh
nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất
định. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản
xuất SP.
1.1.1.2 Phân loại CPSX.
CPSX có thể được phân loại theo 2 cách chủ yếu sau:
• Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế:
1 1
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
Chi phí sản xuất phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế được chia
thành 5 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản
xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế
tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ.
- Chi phí khấu haoTSCĐ: số trích khấu hao trong kỳ của TSCĐ dùng
cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ
mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
trong kỳ (như dịch vụ được cung cấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ...)
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại
(các yếu tố) kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
Phân loại CPSX của doanh nghiệp thành các yếu tố chi phí kể trên cho biết
kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ.
• Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng:
Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành các loại (thường gọi là các
khoản mục) sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT): bao gồm chi phí về các
loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ,
nhiên liệu...sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên
vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những
hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
2 2
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
- Chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT): bao gồm chi phí về tiền
lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền
lương của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính
vào khoản mục này tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của
nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp
hay nhân viên khác.
- Chi phí sản xuất chung(CPSXC): là chi phí dùng vào việc quản lý và
phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại...) bao
gồm các điều khoản sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng(CPNVPX): gồm chi phí tiền lương,
phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của
nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo
vệ...tại phân xưởng (đội, trại) sản xuất theo quy định.
+ CPVL: gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của
phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công
tác quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất(CPDCSX): chi phí về các loại công cụ,
dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất,
như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao
động...Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng
cụ xuất kho (đối với loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ,
dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất
chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất.
+ CPKHTSCĐ: bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như khấu
hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng...
3 3
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng
(đội, trại) sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ...
+ Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các
khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội,
trại) sản xuất.
Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục
vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX
và tính GTSP theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau.
Ngoài hai cách phân loại trên đây, CPSX có thể được phân loại theo mối
quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ thành chi
phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp; theo phương pháp tập hợp
chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; theo thẩm quyền ra
quyết định thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được...Các
cách phân loại này chủ yếu được sử dụng trong kế toán quản trị.
1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
1.1.2.1 Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng
hoặc một đơn vị sản phẩm ( công việc, lao vụ, dịch vụ...) nhất định do doanh
nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là thước đo chi phí sản xuất cho một đơn vị sản
phẩm hay một khối lượng sản phẩm (lao vụ, dịch vụ nhất định, bởi lẽ lượng
lao động hao phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí trong
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn thành. Chính vì vậy mà các doanh
4 4
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
nghiệp không ngừng phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm sao cho chi phí sản
xuất ra sản phẩm là ít nhất.
Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu đó là chức năng thước đo
bù đắp chi phí và chức năng lập giá.
1.1.2.2 Phân loại GTSP.
• Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, GTSP được chia
làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch
và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của
doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định
mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá
thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo
chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất,
giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá
trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực
tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế
đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết
thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu
tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng
5 5
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử
dụng các giải pháp kinh tế-kỹ thuật-tổ chức và công nghệ...để thực hiện quá
trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước
cũng như đối với các đối tác liên doanh liên kết.
• Theo phạm vi các chi phí cấu thành.
Theo cách phân loại này, GTSP được chia làm 2 loại sau:
- Giá thành sản xuất(Gsxsp): giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm
các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) tính
cho sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản
phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán
(trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho). GTSP là
căn cứ để xác định giá vốn hàng hoá và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh
nghiệp và được xác định theo công thức:
Zsxsp = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (Gtb của sp tt): bao gồm giá
thành sản xuất và Chi phí bán hàng(CPBH), Chi phí quản lý doanh nghiệp
(CPQLDN) tính cho sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, giá thành toàn bộ của sản
phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ
đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn
cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và được
xác định theo công thức:
Ztb của sp tt = Zsxsp + CPBH + CPQLDN
1.1.3 Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP.
Về bản chất, CPSX và GTSP là hai khái niệm giống nhau: chúng đều
là các hao phí về lao động và các hao phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy,
giữa CPSX và GTSP cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau:
6 6
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
- Nói đến CPSX là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến
GTSP là xem xét, đề cập đến mối quan hệ của chi phí đối với quá trình công
nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm (và đã hoàn thành). Đó là hai mặt của quá
trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Về mặt lượng, CPSX và GTSP có thể khác nhau khi có sản phẩm sản
xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ
giữa CPSX và GTSP thể hiện ở công thức tính GTSP tổng quát sau đây:
G = Dđk + C - Dck
Trong đó: G : Tổng giá thành sản phẩm
Dđk: Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ
Dck: Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
1.1.4 Yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản lý sản
xuất (CPSX) nói riêng đã đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán
tập hợp CPSX một cách hợp lý và đầy đủ. Đứng trước yêu cầu đó, doanh
nghiệp không những chỉ tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác từng yếu tố chi
phí phát sinh về mặt lượng mà còn cả về mặt giá trị theo đúng nguyên tắc về
đánh giá và phản ánh theo đúng trị giá thực tế của khoản chi phí phát sinh.
Không những thế, bộ máy kế toán của doanh nghiệp còn phải tổ chức công
việc ghi chép, phản ánh các khoản chi phí phát sinh theo đúng địa điểm phát
sinh chi phí và tập hợp cho đúng đối tượng chịu chi phí.
Muốn sử dụng và quản lý chỉ tiêu GTSP cần thiết phải tổ chức tính toán
đầy đủ giá thành của các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Tính
toán đầy đủ là hạch toán chính xác và đúng nội dung kinh tế của chi phí đã chi
ra để tạo thành sản phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá
7 7
Luận văn tốt nghiệp Lê Mimh Phương K37/21.06
thành , vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp, nhất quán, và giá
thành phải được xác định trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí.
1.1.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP.
Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế
quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì CPSX và
GTSP là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tính đúng, tính đủ CPSX và GTSP là tiền đề để tiến hành hạch toán
kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng
loại sản phẩm (công việc, lao vụ) trong doanh nghiệp. Tài liệu về CPSX và
GTSP còn là căn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các
định mức chi phí; tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn; tình
hình thực hiện kế hoạch GTSP trong doanh nghiệp để có các quyết định quản
lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp.
Để tổ chức tốt kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP, đáp ứng tốt yêu cầu
quản lý CPSX và GTSP ở doanh nghiệp, kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP
cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính GTSP phù hợp
với các đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
2. Tổ chức vận dụng các tài khoản (TK) kế toán để hạch toán CPSX và GTSP
phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (Kê khai thường xuyên-
KKTX hoặc Kiểm kê định kỳ-KKĐK) mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
3. Tổ chức tập hợp, phân bổ và kết chuyển CPSX theo đúng đối tượng kế toán
tập hợp CPSX đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
4. Lập Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên Thuyết minh báo cáo tài
chính); định kỳ tổ chức phân tích CPSX và GTSP ở doanh nghiệp.
8 8