Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP THAN KHE TAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP THAN KHE TAM
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU
TẠI XÍ NGHIỆP THAN KHE TAM
Xí nghiệp than Khe Tam là đơn vị trực thuộc Công Ty than Hạ long, sau 10
năm thành lập với chức năng khai thác, chế biến và tiêu thụ than đã liên tục phát
triển từ một mỏ nhỏ đến nay là mỏ vừa, là đơn vị luôn đứng đầu trong công ty về
các mặt quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
Quản lý tài chính với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng chứng tỏ sự tồn tại
của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của xí nghiệp than Khe Tam với số lượng, trình
độ hiện có là một bộ máy tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu quản lý của
xí nghiệp. Việc tổ chức hạch toán tại các phần hành nhìn chung tuân thủ đúng chế
độ báo cáo tài chính của nhà nuớc, của ngành ban hành. Mặc dù thiếu điều kiện để
có thể đưa phần mềm kế toán vào thực tế quản lý tài chính của xí nghiệp xong việc
ứng dụng những phần mềm đã giúp cho công tác kế toán đạt hiệu quả nhất định
trong đó có hạch toán vật liệu.
Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển theo
cách của xí nghiệp là khoa học và hợp lý giúp cho hạch toán tổng hợp theo phương
pháp kê khai thường xuyên thuận lợi và đạt độ chính xác cao đồng thời giúp tập
hợp chi phí được chi tiết làm tiền đề cho hạch toán giá thành công xưởng, theo dõi
chi tiết cho từng kho tiết kiệm thời gian ghi chép, khối lượng ghi chép chứng từ sổ
sách rõ ràng thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu giữa thủ kho với kế toán giữa kế
toán vật liệu và các phần hành kế toán khác. trên cơ sở đó cung cấp thông tin về
tình hình tăng giảm, tình hình dự trữ bảo quản và sử dụng để cùng các bộ phận
chức năng liên quan tiến hành phân tích, đánh giá tình hình đảm bảo cung ứng, sử
dụng bảo quản, dự trữ vật liệu và tình hình thanh toán với người bán. cách lập
phiếu đánh số thứ tự chứng từ theo kho vật tư thuận lợi cho việc lưu trữ và đối
chiếu.
Tuy nhiên, vì là đơn vị SXKD có đặc thù riêng của ngành than, đặc điểm của
vật liệu khó có thể phân biệt rạch ròi dẫn đến còn nhầm lẫn. Xí nghiệp không có số
danh điểm mà sử dụng tên gọi trực tiếp của chủng loại vật liệu hơn thế tên gọi lại


không thống nhất theo một chủng loại nào dẫn đến việc hạch toán gặp nhiều khó
khăn, kế toán vật liệu phải đối chiếu lại rất mất thời gian. để phục vụ sản xuất kịp
thời và tiết kiệm được chi phí vận chuyển, xí nghiệp đã vận chuyển thẳng những
vật tư khó bốc xếp đến những nơi không qua kho, do đó việc lập phiếu xuất kho
chỉ là thủ tục, cán bộ lập phiếu không kiểm soát được hàng dẫn đến độ tin cậy
chứng từ không đảm bảo. Cán bộ lập phiếu thuộc phòng kế hoạch vật tư xảy ra
hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” làm giảm chức năng kiểm tra, kiểm soát
điều này đòi hỏi đạo đức phẩm chất nghề nghiệp phải thực sự đặt lên hàng đầu.
Nhiều trường hợp vật tư không còn trong kho nhưng vẫn lập phiếu, hoặc vật tư
chưa có hoá đơn chưa lập phiếu nhập nhưng đã lập phiếu xuất xí nghiệp xử lý bằng
cách hạch toán những chi phí chuyển sang kỳ sau làm ảnh hưởng dẫn đến phản ánh
giá thành trong kỳ chưa đầy đủ, mặc dù chi phí không lớn nhưng vi phạm nguyên
tắc hạch toán kế toán, nghiêm trọng hơn là còn tạo điều kiện cho việc gian lận
trong việc quản lý. Việc tính giá thực tế nhập kho một số vật liệu chưa đủ do chi
phí vận chuyển tập hợp vào chi phí chung xí nghiệp đã tiến hành định mức vật tư
cho các đơn vị phục vụ như: phân xưởng sản xuất phụ và bảo vệ tổ sửa chữa… dẫn
đến tình trạng sử dụng thiếu trách nhiệm gây lãng phí, phương pháp tính giá xuất
kho không nhất quán .
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP THAN KHE TAM
Vật liệu là một trong những đối tượng kế toán, loại tài sản phải được hạch
toán chi tiết không chỉ về mặt hiện vật mà cả về giá trị. Không chỉ theo từng loại,
nhóm, thứ mà cả với từng quy cách, chủng loại, không chỉ ở kho theo từng kho mà
cả ở phòng kế toán. Để công tác hạch toán vật liệu được hoàn thiện xí nghiệp cần
kắc phục những hạn chế nêu trên.
3.2.1. Về việc lập sổ danh điểm vật liệu
Cần phải xây dựng sổ danh điểm vật liệu, cơ sở phân loại vật liệu trong xí
nghiệp. Sổ danh điểm có tác dụng cho việc kiểm tra giảm bớt khối lượng ghi chép
và đặc biệt thuận tiện cho từng điều kiện trang bị cho các phương tiện kỹ thuật tính
toán, xử lý thông tin hiện đại.

Xí nghiệp phân loại vật liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…
chỉ ở dưới dạng tên gọi mà không gắn cho nó những ký hiệu đã có sẵn trong hệ
thống tài khoản kế toán như:
Vật liệu chính: 1521
Vật liệu phụ: 1522
Nhiên liệu: 1523
Phụ tùng thay thế: 1524
Sau khi đã phân loại vật liệu như trên thì doanh nghiệp có thể lập được sổ
danh điểm vật liệu như sau:
Ký hiệu Tên gọi ĐVT Hệ số quy
đổi
Ghi chú
Nhóm Danh điểm
VL
1521.A Vật liệu nổ
1521.A.N
1
1521.A.N
2
1521.A.N
3
Thuốc nổ AD
1
Thuốc nổ UAH
Kíp vi sai
Kg
Kg
Cái
1521.B Các loại vì
152.B.V

1
152.B.V
2
Vì chống sắt
Vì chống ma sát
Cái
Cái
… … … .. .. …
1522.A Dầu mỡ phụ
1522.A.D
1
Dầu SAE 30 lít
1522.A.D
2
Dầu pluss 41/h
… … … … … …
Việc lập sổ danh điểm phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức
năng để đảm bảo tính khoa học, hợp lý phục vụ yêu cầu quản lý của xí nghiệp
3.2.2. Về việc lập phiếu
Về mặt tổ chức cán bộ lập phiếu phải thuộc phòng kế toán để tăng cường tính
kiểm tra, kiểm soát đối với vật liệu nhập – xuất kho tránh tình trạng buông lỏng
dẫn đến gian lận trong quản lý kho.
3.2.3. Về việc tính giá thành thực tế
Phương pháp tính giá nên sử dụng nhất quán phương pháp bình quân gia
quyền vì nó phù hợp với việc thực hiện hạch toán trên máy. Giá thực tế vật liệu
nhập kho phải hạch toán đúng đủ bao gồm cả chi phí vận chuyển:
Nợ TK 152 (chi phí vận chuyển)
Có Tk 111, 112, 331… (chi phí vận chuyển)
Sau đó tiến hành phân bổ cho nguyên vật liệu :
Giá trị thực tế hàng nhập kho = Giá trị ghi trên hoá đơn x Hệ số

Xí nghiệp cần tiếp tục tiến hành định mức tiêu hao vật tư cho các đơn
vị phục vụ khác không xảy ra tình trạng vật tư vô chủ, sử dụng bừa bãi thiếu trách
nhiệm.
3.2.3.4. Về dự phòng giảm giá vật tư , hàng hóa tồn kho.
Qua bảng kiểm kể vật liệu tồn kho cuối kỳ tháng 9 năm 2004 của doanh
nghiệp ta thấy số lượng vật liệu tồn kho lớn: 1.880.217.483 đ. Để hạn chế rủi do
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc “thận trọng” của kế
toán, cần thực hiện việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau.
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng hàng hóa, vật tư tồn kho thực tế
và khả năng giảm giá của từng loại, từng thứ để xác định số tiền trích lập dự phòng
tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp .
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hoàn nhập toàn bộ số đã trích lập dự
phòng cuối niên độ trước vào thu nhập khác.
Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Những giải pháp trên muốn thực hiện tốt ngoài sự cố gắng của phòng tài
chính kế toán lãnh đạo xí nghiệp cần phải chú trọng đúng mức đến công tác này.
quan trọng hơn là năng lực chuyên môn đã được đào tạo cán bộ kế toán phải nêu
cao tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp thì công tác quản lý tài chính mới
đạt hiệu quả cao và bộ máy kế toán xí nghiệp mới thực sự hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Giá tr ghi trên hoá n t ng lo i h ng ị đơ ừ ạ à
nh p khoậ
H s phân b =ệ ố ổ
T ng giá tr h ng nh p ghi trên hoá nổ ị à ậ đơ

×