Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam - chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.5 KB, 33 trang )

Ch
Ch
ơng II
ơng II
Thực trạng hoạt động kinh doanh
du lịch lữ hành ở Việt Nam trong giai
đoạn 1997-2001.
Năm 1997 đánh dấu sự bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
châu á kéo dài hai năm. Sự kiện đó làm biến đổi sâu sắc bối cảnh kinh tế khu
vực Đông Nam á. Ngành kinh tế du lịch, và cụ thể là các doanh nghiệp du
lịch lữ hành cũng không nằm ngoài phạm vi tác động của cơn khủng hoảng
này.
Cuộc khủng hoảng mà nội dung chủ yếu là vòng xoáy phá giá đồng bản
tệ của các nớc ASEAN dẫn tới các chi phí kinh doanh du lịch và do đó, giá
các tour du lịch đến các nớc này giảm mạnh. Hơn thế nữa, do nền kinh tế bị
tàn phá nặng nề, đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán và thiếu
ngoại tệ nghiêm trọng buộc chính phủ các nớc này phải đầu t mạnh mẽ vào cơ
sở hạ tầng du lịch cũng nh tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động
du lịch. Ngành du lịch của họ cũng nhanh chóng tung ra nhiều chơng trình
quảng bá rầm rộ cho các tour và địa danh du lịch với những lời chào mời hết
sức hấp dẫn. Tất cả những điều này khiến cho ngành du lịch Việt Nam phải
chịu một sức ép cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các nớc láng giềng và thời kỳ
phát triển du lịch thuận lợi bắt đầu từ khi thực thi chính sách mở cửa đã chấm
dứt.
Sau đây chúng ta sẽ nhìn lại tình hình hoạt động du lịch lữ hành Việt
Nam trong giai đoạn khó khăn vừa qua (1997 - 2001).
28
1. Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam
1.1 Về tổ chức doanh nghiệp du lịch lữ hành
Từ khi Luật doanh nghiệp đợc ban hành, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt tại các thành phố và trung


tâm đô thị lớn nh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tính đến thời điểm năm
2001, cả nớc đã có 168 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và
khoảng 1000 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nội địa. Nh vậy, số l-
ợng doanh nghiệp lữ hành quốc tế chiếm tỷ lệ 14,38%, còn các doanh nghiệp
lữ hành nội địa chiếm 85,62%. Nếu xét theo tiêu chí nội dung hoạt động kinh
doanh, thì loại hình TOUR OPERATOR có 200 doanh nghiệp (chiếm 17,12%) còn
lại là các doanh nghiệp lữ hành môi giới.
Loại hình doanh nghiệp Số lợng Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế 168 14,38
Doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa 1000 85,62
TOUR OPERATOR 200 17,12
Doanh nghiệp du lịch lữ hành môi giới 968 82,88
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
Xét về thành phần kinh tế, trong số tổng cộng 1168 doanh nghiệp du
lịch lữ hành trên cả nớc, có 260 doanh nghiệp Nhà nớc, 8 doanh nghiệp liên
doanh và 900 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nh vậy, thành
phần kinh tế t nhân và tập thể chiếm tới 77,05%, thành phần kinh tế Nhà nớc
chỉ chiếm 22,26% và số doanh nghiệp liên doanh chỉ đạt 0,68%. Tính riêng
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, trong số 168 doanh nghiệp,
có 70 doanh nghiệp Nhà nớc chiếm tỷ lệ 41,67%; 90 công ty trách nhiệm hữu
hạn và cổ phần chiếm 53,57%.
Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, thành phần kinh tế t nhân đóng
vai trò chính trong mọi hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt là lữ
hành nội địa. Điều này thể hiện đợc sự năng động và nhậy bén của thành phần
này đồng thời qua đó cũng phản ánh đợc những chính sách của Nhà nớc
29
Bảng 1: Các loại hình doanh nghiệp du lịch lữ hành
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia sản xuất kinh doanh
đã có hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp Nhà nớc vẫn giữ đợc vị trí đáng kể,
chủ yếu trong du lịch lữ hành quốc tế. Số doanh nghiệp liên doanh còn quá

khiêm tốn phản ánh mức độ hấp dẫn của môi trờng kinh doanh du lịch ở nớc
ta đối với các nhà đầu t nớc ngoài cha cao.
Thành phần kinh tế Số lợng Tỷ trọng
Doanh nghiệp Nhà nớc 260 22,26
Doanh nghiệp liên doanh 8 0,68
Công ty TNHH và cổ phần 900 77,05
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
Trong thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hành
ngày càng sôi động và phát triển cả về số lợng lẫn chất lợng. Để đánh giá hiệu
quả hoạt động cũng nh khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn hơn nữa
trong đầu t mở rộng quy mô kinh doanh, Tổng cục du lịch Việt Nam đã tổ
chức bình bầu 10 doanh nghiệp du lịch lữ hành hàng đầu (Top ten lữ hành) bắt
đầu từ năm 1999 và tiếp tục trở thành hoạt động thờng niên.
Năm 2000, 10 doanh nghiệp lữ hành đạt danh hiệu Top ten là: Công ty
dịch vụ lữ hành Sài Gòn (Saigon Tourist); Công ty du lịch Việt Nam (Vietnam
Tourism) tại Hà Nội; Công ty du lịch dịch vụ Bến thành; Công ty liên doanh
OSC SMI; Công ty du lịch Hoà Bình; Công ty du lịch thanh niên xung
phong; Công ty liên doanh Exotissimo Cecais; Công ty du lịch Hà Nội (Hanoi
Torseco); Công ty liên doanh APEX; Công ty du lịch Việt Nam (Vietnam
Tourism) tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả bình chọn Top ten lữ hành năm 2001, 9/10 doanh nghiệp tiếp
tục giữ vững danh hiệu này. Công ty FIDI Tourist vơn lên trở thành doanh
nghiệp du lịch lữ hành Top ten thứ 10, thay thế vị trí của Công ty du lịch Hoà
Bình. Hoạt động bình bầu này đã thể hiện đợc không khí thi đua kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch lữ hành cũng nh sự quan tâm, biểu dơng kịp thời và
30
Bảng 2: Các thành phần kinh doanh du lịch lữ hành
đúng mức của Tổng cục du lịch với những doanh nghiệp có cố gắng khắc phục
đợc khó khăn thời kỳ sau cuộc khủng hoảng 19971998.
Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lợng các doanh nghiệp du lịch

lữ hành, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp này mà cụ thể là đội ngũ hớng
dẫn viên du lịch (những ngời trực tiếp tham gia và đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động lữ hành) đã có sự biến đổi rõ rệt. Cho đến năm 2001, Tổng
cục du lịch đã tiến hành kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ cho 3607 hớng dẫn viên
du lịch. Trong đó, có 1551 ngời đợc cấp thẻ từ năm 1994-1997 và từ năm
1997-2001 có 2056 thẻ đợc cấp.
Thị trờng tiếng Số lợng hớng dẫn viên Tỷ lệ %(/ tổng số)
Anh 685 33,31%
Trung 486 23,63%
Pháp 420 20,42%
Nhật 184 8,94%
Nga 126 6,12%
Các thứ tiếng khác 155 7,53%
Tổng cộng 2056
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
Xét về cơ cấu, trong số 2056 hớng dẫn viên mới đợc cấp thẻ (từ
1997-2001), có 685 hớng dẫn viên tiếng Anh, 486 hớng dẫn viên tiếng Trung,
420 hớng dẫn viên tiếng Pháp, 184 hớng dẫn viên tiếng Nhật, 126 hớng dẫn
viên tiếng Nga, còn lại là hớng dẫn viên các thứ tiếng khác. Tỷ lệ hớng dẫn
viên tiếng Anh cao nhất (chiếm 33,31%) phần lớn do đó là thứ tiếng thông
dụng nhất đợc nhiều quốc gia sử dụng. Tiếp đến, lợng hớng dẫn viên tiếng
Trung chiếm khoảng 23,63% nhờ nớc ta có chung đờng biên giới với Trung
Quốc, gần Đài Loan, Hồng Kông còn số hớng dẫn viên tiếng Pháp chiếm
20,42% vì Việt Nam nằm trong khối Pháp ngữ (Francophone). Từ đó có thể
thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay đang tập trung nhân
lực khai thác khối du khách sử dụng tiếng Anh, Pháp, Trung là chính và
những tập khách có nhiều triển vọng đến từ Nhật, Nga.
31
Bảng 3: Tỷ trọng hớng dẫn viên du lịch các thứ tiếng
Đội ngũ hớng dẫn viên du lịch hiện nay không chỉ tăng về lợng mà còn

nâng cao về chất. Thông qua những khoá huấn luyện, đào tạo và bồi dỡng
nghiệp vụ hớng dẫn đợc tổ chức ở các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Đà
Nẵng, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vũng Tàu, nhiều hớng dẫn
viên du lịch thờng xuyên tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và ngoại
ngữ. Nhiều địa phơng đã tổ chức các phong trào thi đua nh Hội thi hớng dẫn
viên giỏi Hà Nội 1998, Hội thi hớng dẫn viên du lịch thành phố Hồ Chí Minh
làm tiền đề để Tổng cục du lịch tổ chức Hội thi hớng dẫn viên du lịch toàn
quốc lần thứ I, lần thứ 2 năm 2000, 2001. Đây là hoạt động rất có ích không
chỉ đối với bản thân những ngời làm công việc hớng dẫn mà các doanh nghiệp
lữ hành cũng có điều kiện nâng cao chất lợng phục vụ du khách, tạo dựng đợc
uy tín ở trong và ngoài nớc.
1.2 Cơ chế quản lý của Nhà nớc đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành
Hiện nay hoạt động du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng đợc
Nhà nớc quản lý theo hai cấp: Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch, Thơng mại
Du lịch.
Tổng cục du lịch là cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý mọi hoạt động
du lịch trên cả nớc. Chức năng quản lý nhà nớc của Tổng cục thể hiện rõ qua
những hoạt động nh sau: Ban hành các nghị định, thông t chỉ đạo và hớng dẫn
thi hành các pháp lệnh, nghị định, chỉ thị của Chính phủ về hoạt động du lịch;
Làm công tác tham mu cho Chính phủ, soạn thảo các nghị định, quy chế về
hoạt động du lịch, các quy hoạch du lịch, chiến lợc phát triển du lịch quốc gia;
Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Du lịch và Sở Thơng mại - Du lịch; Tổ
chức các hoạt động hợp tác du lịch quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định hợp
tác du lịch; Theo dõi, lập chế độ báo cáo thống kê đánh giá tình hình hoạt
động du lịch trong cả nớc; Phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức và
điều phối thực hiện các chơng trình, sự kiện du lịch có quy mô toàn quốc; Chỉ
đạo các Sở Du lịch, Sở Thơng mại Du lịch địa phơng, các cơ quan cấp dới
bám sát hoạt động các doanh nghiệp du lịch và nhanh chóng đề ra phơng hớng
32
tháo gỡ những khó khăn vớng mắc. Hoạt động của Tổng cục du lịch về cơ bản

mang tính chất vĩ mô, định hớng và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các hoạt
động kinh doanh du lịch.
Các Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch quản lý các hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc phạm vi trách nhiệm. Chức năng quản lý
nhà nớc của Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch đợc thể hiện qua những hoạt
động sau: Xây dựng mạng lới quản lý, giám sát hoạt động các đơn vị kinh
doanh du lịch và khách du lịch trên địa bàn; Xây dựng chế độ báo cáo định
kỳ; Phối hợp hoạt động với các ban, ngành địa phơng và các tỉnh bạn triển
khai công tác quy hoạch du lịch; Tổ chức các lớp, khoá đào tạo và bồi dỡng
các cán bộ du lịch; Quảng bá, tuyên truyền cho các sự kiện văn hoá, hội chợ,
liên hoan du lịch; Thể chế hoá các văn bản pháp quy của Nhà nớc về du lịch
để hạn chế những tiêu cực ảnh hởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch; Xử lý các sai phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch;
Tổ chức thờng kỳ các hội nghị, hội thảo hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch để
kịp thời tháo gỡ khó khăn trớc mắt và định hớng các giải pháp dài hạn. Hoạt
động của Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch thiên về quản lý vi mô, bám sát
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
1.3 Môi trờng pháp lý liên quan đến hoạt động du lịch lữ hành
Trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nớc đã bày
tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển du lịch. Các văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề cập nhiều tới du lịch nh một trong những định
hớng phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng IX chỉ rõ: Phát
triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lợng
và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền
thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nớc và phát triển nhanh
33
du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và
nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh liên minh hợp tác với các nớc.
Để cụ thể hoá quyết tâm đó, cơ sở pháp lý của công tác định hớng, phối
hợp liên kết ngành lãnh thổ, kiểm tra giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp du

lịch đang đợc từng bớc hoàn thiện. Bắt kịp với tình hình trong nớc, khu vực và
trên thế giới, đứng trớc những khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng tài
chính châu á 1997-1998 đặt ra, Chính phủ và Tổng cục du lịch đã kịp thời
ban hành, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao hiệu quả
thực hiện.
Năm 1998, Quy chế 229 về hoạt động du lịch 1998 do Tổng cục du lịch
ban hành đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng xu thế để tuột nguồn
khách du lịch vào tay các nớc trong khu vực nh Thái Lan, Malaysia và tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam phục hồi
dần lợng du khách quốc tế trong thời gian vừa qua. Pháp lệnh du lịch đợc ban
hành ngày 20/2/1999, là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho công tác
quản lý Nhà nớc về du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành nói
riêng đi vào nề nếp.
Trong năm 2000 và 2001, một loạt Nghị định và Thông t hớng dẫn thi
hành về kinh doanh lữ hành, hớng dẫn du lịch (NĐ 27/2001 và TT 04/2001),
về cơ sở lu trú du lịch (NĐ 39/2001), về văn phòng đại diện du lịch nớc ngoài
tại Việt Nam, về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra du lịch
(NĐ 47/2001), về chế độ xử phạt hành chính các sai phạm trong hoạt động
kinh doanh du lịch (NĐ 50/2001) đã đợc ban hành. Tổng cục du lịch đã hoàn
thiện dự thảo Chiến lợc phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn
2001-2010 để đệ trình Chính phủ xem xét, đồng thời, đang tập trung soạn
thảo Nghị định quản lý các khu tuyến điểm du lịch và Quy chế về Quỹ phát
triển du lịch.
Những cố gắng này của Chính phủ và Tổng cục du lịch đã góp phần
hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cờng vai trò quản lý của Nhà nớc đối với
hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác cải cách hành chính cũng đang đợc
34
xúc tiến nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính phiền nhiễu đối với doanh
nghiệp du lịch lữ hành cũng nh các thủ tục quản lý và lệ phí xuất nhập cảnh
tạo điều kiện dễ dàng cho khách du lịch.

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch lữ
hành Việt Nam
a. Kết quả kinh doanh
Về doanh thu
Trớc tiên, chúng ta hãy có một cái nhìn chung về tổng doanh thu của
các công ty du lịch lữ hành Việt Nam trong thời kỳ 1997-2001. Năm 1997 và
1998, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động kém hiệu quả chỉ đạt đợc đợc
doanh số tơng ứng là 700 và 640 tỷ đồng. Bớc sang năm 1999, tình hình kinh
doanh du lịch lữ hành đã có cải thiện đáng kể đạt doanh thu 1560 tỷ đồng.
Những năm tiếp theo, 2000 và 2001, doanh thu các doanh nghiệp lữ hành vẫn
tiếp tục tăng trởng lên mức 1740 và 2050 tỷ đồng.
1997 1998 1999 2000 2001
Doanh thu (đơn vị: tỷ đồng) 700 640 1560 1740 2050
Tăng giảm (%) hàng năm 13,82% -8,57% 143,75% 11,54% 17,82%
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
Nhìn vào biểu đồ dới đây, ta thấy doanh thu du lịch lữ hành năm 1998
có giảm nhẹ 8,57% so với năm 1997 (còn năm 1997 vẫn đạt mức tăng trởng
hàng năm 13,28%).
35
Bảng 4: doanh thu du lịch lữ hành 1997-2001
0
500
1000
1500
2000
2500
Doanh thu
1997
1998
1999

2000
2001
B1. Tình hình doanh thu khu vực du lịch lữ hành
Nguyên nhân của hiện tợng này là do cuộc khủng hoảng tài chính châu
á bùng nổ cuối năm 1997 và bắt đầu có những tác động đến du lịch Việt Nam
vào đầu năm 1998. Tuy vậy, các hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam
không chịu ảnh hởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng này nh ngành du lịch
các nớc khác trong khu vực. Một phần do tình hình chính trị, xã hội nớc ta t-
ơng đối ổn định, mặt khác, đồng Việt Nam cha phải là đồng tiền hoàn toàn tự
do chuyển đổi nên không bị lôi vào vòng xoáy phá giá nh các đồng tiền khu
vực khác. Vì vậy, tác động của cuộc khủng hoảng 97-98 tới du lịch lữ hành
Việt Nam chủ yếu là gián tiếp do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những n-
ớc có thế mạnh về du lịch nh Thái Lan, Malaysia khi các quốc gia này ra
sức đầu t và quảng bá mạnh mẽ cho du lịch nhằm cải thiện cán cân thanh toán
vốn đã thâm hụt nặng nề, tạo đà khôi phục lòng tin các nhà đầu t nớc ngoài và
tăng trởng kinh tế. Mặt khác, một lợng không nhỏ du khách quốc tế đến Việt
Nam từ chính các nớc ít nhiều chịu tác động khủng hoảng nh Nhật, Đài Loan,
Trung Quốc cũng cắt giảm hoạt động du lịch bởi khó khăn kinh tế.
Năm 1999, nhờ Chính phủ đã kịp thời đa ra những chính sách đúng
đắn, cải thiện từng bớc môi trờng pháp lý cho kinh doanh du lịch cũng nh cải
cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tích cực và tháo gỡ khó khăn cho ngành du
lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đã có điều kiện giảm chi phí, thu hút
khách du lịch dần trở lại với Việt Nam. Kết quả là doanh thu du lịch lữ hành
đã tăng vọt tới 143,75% so với năm 1998. Hai năm tiếp theo, các doanh
36
nghiệp lữ hành đã duy trì mức tăng trởng đều đặn với tốc độ 11,54% và
17,82%.
Về lợng khách
Nếu chỉ tính khách sử dụng dịch vụ du lịch ở Việt Nam, không phân
biệt nớc ngoài hay trong nớc, thì năm 1997, ngành du lịch Việt Nam đón tiếp

10,12 triệu lợt ngời; năm 1998, 11,12 triệu ngời; năm 1999, 12,481 triệu; năm
2000 là 13,34 triệu; năm 2001, 13,98 triệu. Mức tăng trởng về lợng khách
hàng năm của các công ty du lịch lữ hành trong 5 năm 1997-2001 là 26%;
8,86%; 12,24%; 6,88%; 4,8%. Nh vậy, trong giai đoạn này, số lợng khách du
lịch tại Việt Nam liên tục tăng. Bất chấp những tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế châu á 97-98, tốc độ tăng lợng khách du lịch năm 1998 chỉ
giảm chút ít xuống 8,86% so với 26% năm 1997. Tuy nhiên, nếu nh cuộc
khủng hoảng kinh tế tồi tệ 97-98 dờng nh không ảnh hởng nhiều đến lợng
khách thì một xu hớng bất lợi khác đã hình thành. Chúng ta có thể thấy liên
tục trong 3 năm 1999-2001, tốc độ tăng trởng về khách đã giảm dần. Điều này
biểu hiện sức hấp dẫn đối với khách du lịch của Việt Nam còn cha cao. Các
chơng trình, địa điểm du lịch cha có nhiều đổi mới về hình thức cũng nh nội
dung đang dần trở nên đơn điệu, nhàm chán trong con mắt du khách quốc tế.
Nếu không có các biện pháp kịp thời, trong vài năm tới, sự phát triển của
ngành du lịch sẽ phải chững lại.
Về cơ cấu khách, ta sẽ xét đến lợng khách quốc tế và nội địa. Có thể
thấy rằng, năm 1998, lợng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (-11,37%)
trong tình hình chung ảm đạm của ngành du lịch khu vực Đông Nam á nhng
trong 2 năm sau đó đã hồi phục lại với mức tăng khá cao (17,17% và 20,16%).
Tuy nhiên, đến năm 2001, tốc độ tăng lợng khách quốc tế chỉ còn 8,88% một
phần do sự kiện 11/9 tại Mỹ ảnh hởng đến toàn bộ nền du lịch thế giới.
37
Bảng 5: Lợng khách du lịch ở Việt Nam 1997-2001
1997 1998 1999 2000 2001
Khách du lịch quốc tế
1715 1520 1781 2140 2330
Tăng giảm hàng năm 6,72% -11,37% 17,17% 20,16% 8,88%
Khách du lịch nội địa 8500 9600 10700 11200 11650
Tăng giảm hàng năm 30,77% 12,94% 11,46% 4,67% 4,02%
Tổng số khách 10215 11120 12481 13340 13980

Tăng giảm hàng năm 26% 8,86% 12,24% 6,88% 4,8%
(đơn vị: nghìn ngời)
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
1997 1998 1999 2000 2001
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng lượng khách
B2. Lợng khách du lịch năm 1997-2001
So với khách quốc tế, lợng khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn (năm
2001, gấp 5 lần). Vì vậy, sự tăng trởng liên tục về khách nội địa là nguyên
nhân chính khiến tổng số khách du lịch tại Việt Nam duy trì đợc xu hớng đi
lên bất chấp những biến động về lợng khách quốc tế. Năm 1997, số khách nội
địa tăng nhanh đột biến (30,77%) nhng trong 4 năm tiếp theo, tốc độ tăng tr-
ởng lại giảm dần từ 12,94% xuống còn 4,02%. Điều này cho thấy du lịch lữ
hành trong nớc đang cần đợc quan tâm đầu t hơn nữa để khuyến khích nhu
cầu đi du lịch của gần 80 triệu ngời trong thị trờng du lịch nội địa.
b. Tình hình khai thác khách hàng
Về cơ cấu khách du lịch quốc tế
Cơ cấu khách hàng có thể đợc đánh giá theo tiêu chí họ sử dụng phơng
tiện vận chuyển nào vào Việt Nam. ở đây, ta xét 3 hình thức vận tải: đờng
không, đờng bộ và đờng biển.

38
Bảng 6: Lợng khách du lịch theo phơng tiện giao thông
1997 1998 1999 2000 2001
Đờng không 1033743 873690 1022073 1113140 1294465
Đờng bộ 550414 489274 571749 770908 750973
Đờng biển 131480 157164 187932 256052 284612
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: ngời)
32%
56%
12%
Đường không
Đường bộ
Đường biển
B3. Tỷ trọng khách du lịch theo phơng tiện giao thông
Nhìn vào bảng biểu và sơ đồ trên, ta thấy phơng tiện vận chuyển đờng
hàng không là con đờng chủ yếu dẫn du khách quốc tế vào nớc ta, chiếm tỷ
trọng 56%. Khách đến Việt Nam bằng đờng này phần lớn là du khách các nớc
Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Tiếp đến là đờng bộ, chiếm 32%. Đây là phơng
thức du lịch phổ biến của du khách các nớc láng giềng nh Trung Quốc, Lào,
Campuchia thông qua các tỉnh biên giới của nớc ta. Cuối cùng là đờng biển,
chiếm 12%, thờng là khách du lịch từ các nớc trong khối ASEAN nh
Philipines, Indonesia, Singapore
Nếu đánh giá lợng du khách đến Việt Nam qua tiêu chí mục đích du
lịch, ta có những mục đích chính sau: nghỉ ngơi và du lịch thuần tuý, đi du
lịch kết hợp với công việc, đi thăm thân nhân.
1997 1998 1999 2000 2001
Du lịch, nghỉ ngơi 691402 598930 837550 1138200 1225161
39
Bảng 7: Lợng khách theo mục đích du lịch
Đi công việc 403175 291865 266001 491646 395158

Thăm thân nhân 371849 300985 337086 399962 390229
Các mục đích khác 249211 328348 341117 181572 319502
(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
1997
1998
1999
2000
2001
Các mục đích
khác
Thăm thân nhân
Đi công việc
Du lịch, nghỉ ngi
B4. Lợng khách du lịch theo mục đích
Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy rằng lợng khách đến Việt Nam vì
mục đích du lịch thuần tuý là chủ yếu (trên 50%) và có xu hớng không ngừng
tăng lên. Du khách đi vì các mục đích khác nh công việc, thăm thân nhân,
có tăng lên về mặt số lợng nhng gần đây có xu hớng chững lại đồng thời tỷ
trọng cũng giảm nhẹ. Điều này khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam
nằm ở các điểm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí. Tuy nhiên, cũng cần chú
ý rằng khai thác các u thế về tài nguyên thiên nhiên chỉ là một khía cạnh trong
kinh doanh du lịch, nớc ta còn có thể phát triển nhiều loại hình khác nh du
lịch vì mục đích thể thao mạo hiểm, nghiên cứu tìm hiểu văn hoá, hay tham
gia các hội nghị hội thảo.

Nếu đánh giá lợng khách vào Việt Nam theo mùa vụ mà cụ thể là 12
tháng trong năm, dựa vào sơ đồ dới đây, ta thấy rằng tính chất mùa vụ trong
du lịch ở Việt Nam không rõ ràng lắm và thay đổi theo từng năm.
40

×