Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ: MÔT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.13 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LẬP THẠCH</b>
<b>TRƯỜNG THCS LẬP THẠCH</b>




<b>CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS MÔN NGỮ VĂN</b>
<b>TÊN CHUYÊN ĐỀ :</b>


<b>MÔT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI</b>
<b>MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.</b>


<b>Tác giả chuyên đề : Lê Quang Hùng</b>
Chức vụ : Giáo viên


<i>Đơn vị công tác : Trường THCS Lập Thạch </i>


<i> - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>1.Tên chuyên đề : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI</b>
<b> MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.”</b>
<b>2.Tác giả :</b>


- Họ và tên : Lê Quang Hùng
- Năm sinh : 1978


- Trình độ chun mơn : Thạc sĩ Văn học
<i>- Nơi làm việc : Trường THCS Lập Thạch </i>


<i> - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc</i>


<b>3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC</b>
<b>A.PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>
<b>2. Lịch sử vấn đề </b>


<b>3. Đối tượng nghiên cứu </b>
<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>
<b>5. Mục đích nghiên cứu </b>


<b>6. Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn </b>
<b>B. NỘI DUNG CHÍNH</b>


<b>1. Cái đích để đạt đến chất lượng</b>
<b>2. Lựa chọn học sinh có năng khiếu.</b>


<b>3. Xác định được kiến thức cơ bản cần ôn luyện </b>
<b>4. Giới thiệu những tài liệu buộc học sinh phải đọc</b>
<b>5. “Nhào nặn” kiến thức</b>


<i><b>6. Rèn kỹ năng diễn đạt</b></i>


<i><b>7. Rèn kỹ năng tự đánh giá bài văn trong khi viết</b></i>
<b>8 . Kết quả cụ thể</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>A.PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Lý do chọn đề tài </b>



Trong sự chuyển mình đi lên của đất nước, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự nghiệp giáo dục nói
chung, cơng tác giảng dạy nói riêng đang đặt ra các nhu cầu cấp thiết trong q
trình Cơng nghiệp hoá - Hiện đại hoá, giao lưu hợp tác quốc tế.


Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bên cạnh việc
nâng cao chất lượng đại trà thì cơng việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác
mũi nhọn được đặc biệt chú trọng. Đây là một trong những khâu quan trọng
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức sáng tạo của học sinh và là một trong
những thước đo thẩm định trình độ chun mơn của mỗi người thầy. Công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và việc bồi dưỡng học sinh gỏi mơn Ngữ Văn
nói riêng là cả một q trình tìm tịi về nội dung và phương pháp. Với tôi,
chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng
hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng khơng phải
lúc nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết
trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.


Đặc biệt, phương pháp giảng dạy với những biện pháp cụ thể là con
đường ngắn nhất để tới đích thành cơng. Đây quả là một q trình tơi ln trăn
trở học hỏi sách vở, đồng nghiệp, tự đúc rút từ việc giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi của bản thân. Tất nhiên, khơng có biện pháp nào là chìa khố vạn năng
nhưng có biện pháp tốt là một “phép màu” giúp việc “tu luyện” môn Ngữ Văn
của học sinh được “thành chính quả”.


Là người u thích mơn Ngữ Văn và liên tục được tham gia công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi nên tôi tự đúc rút kinh nghiệm, phương pháp trên cơ sở học
hỏi tổng hợp từ đồng nghiệp, sách báo, tài liệu có liên quan trực tiếp. Trên cơ sở
quá trình trực tiếp giảng dạy của bản thân. Được sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả
của các cấp lãnh đạo ngành và sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, tổ chun
mơn trong q trình thực hiện đề tài.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thực tế cho thấy, môn Ngữ Văn trong nhà trường chưa được học sinh quan
tâm nhiều, chính vì thế thời gian học sinh đầu tư cho mơn học này chưa thực sự
thỏa đáng. Đối với những giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học
sinh giỏi cảm thấy lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn với
học sinh mà hiệu quả chưa cao. Ngay khi phân chia đội tuyển trong nhà trường
thì phần đơng số học sinh vẫn nghiêng về một số mơn khác. Tâm lí ngại học văn
đang dần hình thành trong nếp nghĩ của các học trị…


Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp các thầy cô giáo dạy Ngữ
Văn tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà
trường, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn ở bộ môn này .


Trên hết, tôi vẫn luôn mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô và các
bạn đồng nghiệp để có được tiếng nói chung, hữu ích trong tình hình bồi dưỡng
học sinh giỏi Ngữ Văn theo chương trình cải cách hiện nay.


Xuất phát từ ý nghĩa, mục đích trên, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
<b> 2. Lịch sử vấn đề </b>


Đã có một số tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi :


+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Trung học cơ sở - quyển 1, 2, 3, 4, 5
dành cho học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 ( Tác giả : Đỗ Ngọc Thống - NXBGD
Việt Nam).


+ Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh.



+ Mở rộng và nâng cao Ngữ văn 9 ( Tác giả : Thái Quang Vinh - NXB Đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)…


Bên cạnh đó có một số giáo viên cũng đã nghiên cứu tìm hiểu song trên thực tế
cịn nặng về lí thuyết chưa đưa ra được cách thức và con đường cụ thể để bồi
dưỡng học sinh.


Đề tài này tơi sẽ đi sâu nghiên cứu quy trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc
biệt sẽ chỉ ra cách thức con đường cụ thể để đề xuất những giải pháp tối ưu cho
việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Ngữ Văn cho học sinh bậc Trung học cơ
sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tìm hiểu các biện pháp giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đối
tượng học sinh Trung học cơ sở và chương trình sách giáo khoa mới.


Vận dụng trong giảng dạy để người dạy và người học nâng cao hiệu quả
trong q trình học chun sâu mơn Ngữ Văn Trung học cơ sở.


- Thực hiện đối với người dạy, người học.
- Áp dụng vào từng chuyên đề cụ thể.


- Thực hiện với những đề bài theo kiểu văn bản cụ thể.
<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>


Tổng hợp những biện pháp tối ưu được đúc rút trong các tài liệu liên quan
trực tiếp, những kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp.


Nghiên cứu việc áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở các
cấp độ khác nhau.



<b>5. Mục đích nghiên cứu </b>


Bồi dưỡng học sinh giỏi là một cơng việc tương đối khó khăn. Vì vậy, tơi
nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, cách thức bồi dưỡng
nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Ngữ Văn. Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lịng say
mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh.


<b>6. Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn </b>


- Giáo viên tìm ra những phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả
cao. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>B. NỘI DUNG CHÍNH</b>
<b>1. Cái đích để đạt đến chất lượng</b>


<b>- Về kiến thức :</b>


Học sinh phải nắm được những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại
đơn vị tiêu biểu thuộc từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt ; nắm được những tri
thức về ngữ cảnh, về ý định, về mục đích, về hiệu quả giao tiếp ; nắm được các
quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt ; nắm được những tri thức về các kiểu
văn bản thường dùng : Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành
chính cơng vụ ; nắm được những tri thức thuộc cách thức lĩnh hội và tạo lập các
kiểu văn bản đó ; nắm được một số tác phẩm ưu tú của Việt Nam và của thế giới
tiêu biểu cho các thể loại quen thuộc, đặc biệt là các thể loại thường gặp trong
văn học Việt Nam. Nắm được những khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm
văn học, có được những tri thức sơ giản về thi pháp, về lịch sử văn học Việt
Nam, tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn


hoá, cảnh vật, cuộc sống con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác
phẩm văn học, là kết quả của việc sử dụng các tri thức cơ sở để tạo ra các văn
bản vừa có tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật.


<b>- Về kỹ năng :</b>


Học sinh có kỹ năng nghe, nói, viết thành thạo theo các kiểu văn bản đã học ;
Có kỹ năng về phân tích tác phẩm văn học, có năng lực cảm thụ và bình giá văn
học, có năng lực tổng hợp và vận dụng kiến thức.


Nói đến kỹ năng nghe là nói đến bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng
tình cảm và giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, tự học, hiểu và cảm thụ
được giá trị nghệ thuật của các văn bản và cụm văn bản đó theo từng chủ đề.


Kỹ năng nói, viết là nói đến việc viết tiếng Việt phải đúng chính tả, đúng từ
ngữ, đúng cú pháp. Biết cách sử dụng các thao tác cần thiết để tạo lập các kiểu
văn bản phục vụ cho việc học cũng như việc thi. Đây cũng là năng lực vận dụng
các thao tác tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận, từ đó có
quyết định phù hợp đối với các vấn đề gặp phải trong qúa trình học nâng cao,
bồi dưỡng.


<b>- Về thái độ, tình cảm :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thuật trong các văn bản, không chấp nhận cách nói, viết tuỳ tiện, thiếu ý thức lựa
chọn từ ngữ, biết yêu quý các giá trị chân, thiện, mĩ.


<b>2. Lựa chọn học sinh có năng khiếu</b>


Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì việc làm tối quan trọng là phải lựa
chọn được học sinh có năng khiếu và có niềm đam mê, u thích bộ mơn.



<i>Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích</i>
<i>văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý</i>
thức tự giác trong học tập như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu
kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các
bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành
rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó
tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát
huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình
đã đọc, đã học.


<i> Học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền</i>
<i>vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới</i>
trong bài làm).


<i>Học sinh phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn</i>
trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ ; phải có sự hiểu biết nhiều
về con người và xã hội.


Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của học
<i>sinh giỏi văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước</i>
cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng
rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động
qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình
cảm, thích gần gũi với thầy cơ, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm
tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình bằng cách phát biểu trực tiếp hoặc gián
tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thơng minh và theo
tơi thì sự thơng minh của học sinh giỏi văn là sự thông minh của cả khối óc lẫn
con tim.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở học sinh giỏi văn văn
thường đi kèm với các biểu hiện bên ngồi như ánh mắt sáng, cách nói lưu lốt,
<i>gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. </i>


Thông thường, sau kết quả của ba bài kiểm tra : Kiến thức “chìa khố” (biện
pháp tu từ, lí luận Văn học) ; Về cảm thụ Văn học và về trắc nghiệm kiến thức,
tôi sẽ chọn được học sinh giỏi.


<i><b>Tôi quan niệm rằng : Văn học rất cần tư duy khoa học, lo gic và Văn học cũng</b></i>
<i><b>rất cần khả năng tinh nhạy trong việc thẩm bình Văn chương. Thêm nữa, học</b></i>
sinh phải thể hiện sự say mê qua việc tích luỹ kiến thức. Vì lẽ ấy, ba bài kiểm tra
của tôi sẽ mách bảo tôi chọn đúng đối tượng để bồi dưỡng.


Thực tế cho thấy, một học sinh có năng lực Văn học thể hiện trên những mặt sau
:


- Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Văn học
một cách chính xác.


Ví dụ : Chỉ một chữ “phả” trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh có học sinh cảm
nhận : Mùa thu đến với nhà thơ khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt
đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như
trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ “phả” kia cũng
đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh cịn bởi hương đậm một phần, sánh
cịn bởi tại hơi gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cơ
đọng thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu hương ổi chín
-tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó,
người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.


- Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm :


+ Kiến thức về lịch sử văn học.


Ví dụ : Bộ phận văn học, giai đoạn văn học, tác giả tiêu biểu.
+ Kiến thức về lí luận văn học.


Ví dụ : Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…
cốt truyện…tình huống truyện…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như
những hiểu biết của mình về văn học một cách sáng sủa, mạch lạc và có sức
thuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó.


Ví dụ : Chỉ ra cái hay cái đẹp của khổ cuối bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
<i>“Mai về miền Nam thương trào nước mắt</i>


<i>Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác</i>
<i>Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây</i>
<i>Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”</i>


Một em học sinh đã viết : Nghĩ đến ngày về miền Nam, nỗi thương xót trào
dâng nước mắt - khơng phải rưng rưng, rơm rớm nước mắt, mà là “trào”, một
cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao
ước muốn : Muốn làm con chim hót ; muốn làm đoá hoa toả hương, một làn
hương như thực, như hư đâu đây ; muốn làm cây tre trung hiếu. Mọi ước muốn
đều quy tụ vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, hẳn là muốn làm vui,
làm khuây, làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con người suốt đời hi sinh cho sự
nghiệp giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc, một con người lúc sinh thời đã
dành trọn tình yêu thương cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt cho đồng bào
miền Nam ruột thịt.



Những phương diện trên đây là những biểu hiện và đồng thời cũng là những yêu
cầu cụ thể đối với một học sinh giỏi văn, đây là cái đích cần hướng tới và đồng
thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ năng lực văn học.


Trong quá trình chọn học sinh có năng khiếu sẽ gặp phải trường hợp đòi
hỏi người giáo viên phải hết sức khéo léo trong khâu xử trí, bởi có thể sẽ gặp
phải những trường hợp sau :


<i>Học sinh có năng khiếu học văn nhưng khơng thích tham gia vào đội tuyển văn :</i>
<i>giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh tham gia vào đội tuyển bằng</i>
<i>cách truyền cho các em tình u văn chương, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ</i>
<i>của gia đình và Ban giám hiệu nhà trường.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Học sinh có khiếu văn chương, thích tham gia đội tuyển văn nhưng bố mẹ lại</i>
<i>định hướng cho thi môn khác : giáo viên và nhà trường phải làm tốt công tác</i>
<i>tuyên truyền để phụ huynh nhận thức rõ thế mạnh của con em mình cũng như</i>
<i>định hướng học tập, không nên xem nhẹ môn học thuộc ngành xã hội.</i>


<i>Học sinh học giỏi tồn diện mơn nào các thầy cơ cũng muốn em đó tham gia</i>
<i>vào đội tuyển của mình : giáo viên cần bám sát vào chiến lược và kế hoạch bồi</i>
<i>dưỡng chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Nếu học sinh đó thực sự có năng</i>
<i>khiếu về văn chương nên đề xuất với nhà trường. Nếu cần thiết có thể tổ chức</i>
<i>thi khảo sát xem học sinh đó thực sự có thế mạnh về mơn học nào để từ đó có kế</i>
<i>hoạch bồi dưỡng.</i>


<b>3. Xác định được kiến thức cơ bản cần ôn luyện </b>


Môn Ngữ Văn là môn khá phức tạp với sự tổng hợp của ba phân môn. Khi
ôn luyện cho học sinh nhất thiết giáo viên khơng nên xem thường bất kì một
phân môn nào. Nhất là việc dạy văn theo quan điểm tích hợp như hiện nay thì


khơng có sự tách rời kiến thức của ba phân môn trong một bài văn. Tuy nhiên,
<i>khi ôn trước hết ta nên ôn kiến thức và kỹ năng theo từng phân môn. Cụ thể : (Ở</i>
<i>đây, chủ yếu tôi xác định kiến thức cho học sinh lớp 9)</i>


<b>Phân môn văn học :</b>


Xác định phạm vi kiến thức cần ôn luyện : chủ yếu chương trình Ngữ Văn 8 và
9, đặc biệt là lớp 9 (kinh nghiệm nhiều năm cho thấy đề thi chủ yếu là kiến thức
văn học của khối 9, cũng có năm có cả lớp 8 nhưng rơi vào những tác phẩm tiêu
biểu và trọng tâm)


Cách thức ôn : ta nên ôn theo đặc trưng thể loại
* Văn học Việt Nam :


- Truyện :


+ Truyện trung đại (tập trung ôn luyện truyện và truyện thơ trung đại lớp 9)
+ Truyện ngắn hiện đại.


- Thơ trữ tình hiện đại.


* Văn học nước ngoài : truyện ngắn và thơ hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Tác giả : cần thiết cho học sinh thấy được phong cách sáng tác của tác giả, dấu
ấn cá nhân của mỗi tác giả. Sự đóng góp của tác giả đó trong sự nghiệp văn học
của dân tộc.


+ Xuất xứ tác phẩm : chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề, mạch cảm xúc
bao trùm của bài.



+ Nội dung cơ bản, ngắn gọn mà đầy đủ nhất.
+ Nghệ thuật chính của bài.


- Thuộc thơ, nắm vững cốt truyện về chi tiết, nhân vật, sự kiện...


<i>Về ôn luyện kiến thức, giáo viên phải căn cứ và bám sát chuẩn kiến thức và kỹ</i>
năng, nhưng nếu như thế sẽ không thể coi là đủ cần phải khai thác sâu, nâng cao
vượt chuẩn. Cái vượt chuẩn ấy cũng phải xuất phát từ cái chuẩn nếu không bài
viết sẽ trở lên sáo rỗng, xa đề. Để có kiến thức vượt chuẩn, giáo viên phải biết
tìm tịi nhiều nguồn tư liệu từ các kênh thông tin như qua sách, tài liệu tham
khảo, mạng Internet.


<b>Phân môn Tiếng Việt : </b>


Ta nên ơn luyện tồn bộ kiến thức Tiếng Việt của cấp Trung học cơ sở,
nhưng cần phải xây dựng và sắp xếp sao cho thành từng mảng hệ thống kiến
thức.


Ví dụ : Các biện pháp tu từ, mảng về câu, dấu câu, trật tự câu, mảng từ,...
<b>Phân môn Tập làm văn : </b>


<i>Nên bắt đầu rèn cho học sinh từ những kỹ năng tối thiểu nhất như : chữ</i>
viết, chính tả, bố cục, cách trình bày đến dùng từ đặt câu, viết đoạn, liên kết
<i>đoạn và cuối cùng là viết bài văn hoàn chỉnh. Đây là những kỹ năng rất quan</i>
<i>trọng để tạo nên một học sinh có tố chất viết văn. Học sinh thực sự yếu ở các kỹ</i>
năng này sẽ không bao giờ viết một bài văn hay kể cả kiến thức các em có sâu
<i>rộng đến đâu. Tiếp đến nên ôn kỹ năng viết văn theo kiểu bài. Thơng thường đề</i>
Tập làm văn có hai kiểu bài : Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội.


<i> Kiểu bài nghị luận văn học : ơn cho học sinh các kỹ năng phân tích, bình luận,</i>


đánh giá, cảm nhận ... về một bài thơ, một đoạn thơ, một nhân vật, một tác
phẩm, một hình ảnh thơ, một tâm trạng, một quan điểm sáng tác… theo những
chuyên đề, chủ đề nhất định :


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>+ Người phụ nữ Việt Nam trong văn học</i>


<i>+ Vẻ đẹp anh bộ đội Cụ Hồ thời chống Pháp, chống Mĩ</i>
<i> + Hình ảnh người lao động Việt Nam trong văn học</i>
<i> + Hình ảnh Bác Hồ trong văn học</i>


<i> + Tình cảm gia đình Việt Nam trong văn học</i>


<i>+ Tình yêu thiên nhiên trong một số tác phẩm văn học</i>
<i>+ Cảm hứng yêu nước trong văn học</i>


<i>+ Cảm hứng nhân đạo trong văn học</i>
<i> + Tình cảm bạn bè trong văn học</i>
<b> Kiểu bài nghị luận xã hội : </b>


- Bao gồm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một sự việc
hiện tượng trong đời sống. Thường đề cập các vấn đề “nóng” của xã hội.


Ví dụ : trí tuệ Việt Nam, tấm gương vượt khó - nghị lực, vấn đề mơi trường, học
tập, tình bạn, lý tưởng sống, tranh giành và nhường nhịn…).


<i>Bên cạnh đó, rèn cho học sinh có kỹ năng : nhận xét, đánh giá, bình luận, giải</i>
thích, chứng minh…


Phạm vi kiến thức của kiểu bài nghị luận xã hội khơng có trong sách giáo khoa
nên giáo viên cần sưu tầm, xác định kiến thức trọng tâm cơ bản để cung cấp cho


học sinh. Đồng thời định hướng cho học sinh biết tìm hiểu kiến thức ngoài cuộc
sống.


<b>4. Giới thiệu những tài liệu buộc học sinh phải đọc</b>


Sau khi đã lựa chọn được học sinh, tôi giới thiệu cho các em một danh
mục sách giáo khoa, sách tham khảo và buộc các em phải đọc.


Ví dụ :


-Văn học trong nhà trường, tác giả và tác phẩm (Lưu Khánh Thơ)


-Bồi dưỡng làm văn hay trung học cơ sở (Lê Lương Tâm - Thái Quang Vinh)
-Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao 6, 7, 8, 9 (Nguyễn Thị Mai Hoa
- Đinh Chí Sáng)


- Những bài làm văn hay 6,7,8,9 (Nguyễn Thị Kim Dung)
- Bồi dưỡng Ngữ văn 6,7,8,9 (Đỗ Kim Hảo)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Hạt giống tâm hồn


- Tuyển tập đề thi Olimpic 30 - 4
- Văn học và Tuổi trẻ


- Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học (Vũ Dương Quỹ)


Nếu khơng có định hướng các em sẽ đọc nhiều mà khơng hiệu quả. Có hiện
tượng học sinh đọc quá nhiều sách tham khảo để rồi chẳng biết sẽ chọn tư liệu
nào vận dụng cho bài viết của mình. Lại có khi học sinh ít đọc quá sẽ hạn chế
phạm vi kiến thức cần sử dụng.



<b>5. “Nhào nặn” kiến thức</b>


Sau khi tích luỹ kiến thức là việc “nhào nặn” kiến thức. Giáo viên không
<i>thể làm thay cho học sinh việc này được. Học sinh phải tự rèn kỹ năng cho mình</i>
dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua các đề bài cụ thể. Còn nhớ, có em học sinh
đã nói : Nếu thầy, cơ ra đề bài là bình luận hay phân tích đối với một đoạn thơ
em cũng sẽ viết y như nhau ( mặc dù hiện nay gọi chung là nghị luận nhưng
cũng cần phân biệt hai kiểu bài để giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề). Tôi nghĩ,
nếu giáo viên chỉ rèn lí thuyết, khơng u cầu các em thực hành thì dẫu có giảng
nhiều lần cũng sẽ khơng hiệu quả. Những bài học về kinh nghiệm ngôn từ, lối
diễn đạt tựa như những “phu chữ” của một nhà thơ Trung Quốc - Giả Đảo, như
nhà thơ Nga Mai - A- Côp - Xki quan niệm : chọn được một chữ “đắt” như là
khai thác chất quý hiếm trong hàng tấn quặng ngôn từ, hoặc như kinh nghiệm
<i>của nhà văn Nguyễn Thành Long : “người viết truyện ngắn phải rèn luyện đến</i>
<i>từng dấu phẩy, và anh chỉ thực sự viết được những gì anh hiểu khá kỹ càng…”</i>
<i>sẽ có tác dụng động viên, khích lệ các em rèn kỹ năng làm văn.</i>


<i>Việc rèn kỹ năng phải bắt đầu là việc rèn chính tả đến lựa chọn ngơn từ, đặt câu.</i>
Có em học sinh của tơi từng phải khổ luyện về chính tả. Dù em đã đạt giải cao
khi đi thi, tôi vẫn ln kiểm tra chính tả cho em. Dẫu có lúc, gặp phải sự phản
ứng của học trò là : thầy khắt khe quá về rèn chữ, tôi cũng vui lịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

chấm bài tay đơi với học sinh hay cung cấp đáp án chi tiết cho học sinh để học
sinh làm “thầy” chấm bài của nhau, rồi giáo viên kiểm tra. Đây là cách rất thú vị
mà tôi được sự gợi ý của thầy cơ lãnh đạo phịng Giáo dục - Đào tạo và thầy cô
giáo dạy văn giàu kinh nghiệm ở trường.


Sau khi khơi dậy hứng thú học bài, hứng thú viết cho học sinh, cần đặc biệt chú
ý nuôi dưỡng cảm xúc cho các em bằng cách tơi tự lấy bài văn của mình đọc cho


các em nghe. Phân tích một số cách viết hay trong một số bài thi học sinh giỏi.
Tôi cũng “cảnh báo” rằng mỗi lứa tuổi nguồn cảm xúc có khác đi, lối viết khác
đi thì các em sẽ phát huy tận độ khả năng của mình để sau này đỡ nuối tiếc.
Thêm nữa, những tấm gương sáng từng đạt giải Nhất, Nhì mơn Ngữ Văn của
các anh chị lớp trước ln là hướng phấn đấu để các em phát huy truyền thống
của mình.


Để động viên học sinh và giảng dạy có hiệu quả, tơi thường hay viết bài bình
thơ, bình văn xi…để nói với học sinh rằng : bể kiến thức là mênh mông, nên
<i>tâm niệm “học, học nữa, học mãi” (Lê - Nin) ; “Thiên tài chỉ có 1% là năng</i>
<i>khiếu cịn 99% là mồ hơi và nước mắt”. Đồng thời, để các em hiểu khơng có</i>
thiên tài nào lại không qua khổ luyện, khiến các em coi việc luyện viết như một
lẽ tự nhiên của học sinh giỏi.


Ví dụ :


<i>*Với đề bài : Suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương, bài làm phải đạt </i>
các ý cơ bản sau :


1- Mở bài : -Giới thiệu về tình yêu thương trong cuộc sống con người.
- Khái quát ý nghĩa của tình u thương.


2- Thân bài :


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

• Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu; bắc nhịp cầu nhân ái, xóa bỏ
những ngăn cách, hận thù…


• 3- Kết bài:


-Khẳng định sức mạnh của tình yêu thương.


-Liên hệ bản thân.


<i>*Với đề bài : “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”</i>


(Tố Hữu)
Từ cách hiểu về câu hỏi trên, em hãy làm sáng tỏ qua các văn bản:


<b> Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Chiếc lá cuối cùng (O Hen- ri), bài</b>
làm phải đạt các ý cơ bản sau :


Mở bài:


• Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
• Nêu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận.
<b>Thân bài: </b>


Giải thích ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.


• Sống đẹp là sống có mục đích, có hồi bão, có ước mơ, có lí tưởng
và có ý chí, nghị lực để thực hiện hồi bão, lí tưởng của mình.Sống
đẹp khơng chỉ là sống có ý nghĩa cho bản thân, mà cịn cho gia
đình, cho những người xung quanh và cho xã hội.


• Biểu hiện của sống đẹp: Sống có hồi bão, lí tưởng; có mục đích, ý
chí, quyết tâm để đạt được mục đích; sống là cống hiến; sống biết
trân trọng, nhân ái, vị tha với những người xung quanh mình…
• Chứng minh những biểu hiện của “sống đẹp” qua các văn bản.


• Lặng lẽ Sa Pa: Biểu hiện “sống đẹp” tập trung thể hiện qua nhân vật anh
thanh niên trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với


mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Ý thức được về cơng việc và lịng u nghề.(dẫn chứng+ phân tích)
+ Suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con
người.(dẫn chứng)


+Tìm thấy nguồn vui trong công việc.(dẫn chứng)
+Tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp.(dẫn chứng)


+ Cởi mở, chân thành, khiêm tốn trước người khác.(dẫn chứng+ phân
tích)


- Biểu hiện “sống đẹp” thể hiện qua các nhân vật khác: Ông kỹ sư
vườn rau Sa Pa; đồng chí cán bộ nghiên cứu về sét; “anh bạn” trên
trạm đỉnh Phan- xi- păng.(dẫn chứng+ phân tích)


- Chiếc lá cuối cùng:


+ Tình u thương giữa những hoạ sĩ nghèo: tình thương yêu của Xiu
đối với Giơn- xi. (dẫn chứng+ phân tích)


+ Cụ Bơ- men có ước mơ vẽ kiệt tác; cụ cao thượng, qn mình vì
người khác.(dẫn chứng+ phân tích)


<b>Kết bài: </b>


_ Bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
_ Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay.
<b>6. Rèn kỹ năng diễn đạt</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

cạnh việc viết hay cần phải nói hay, phát biểu hay. Nói hay và viết hay có những
đặc điểm và yêu cầu cụ thể riêng nhưng đều phản ánh một điểm chung đó là tư
duy của một học sinh. Ngơn ngữ dù nói hay viết đều là công cụ của tư duy và
phản ánh tư duy. Chừng nào các ý nghĩ của học sinh trong đầu chưa rõ ràng thì
chừng ấy các em chưa thể diễn đạt được ý những nghĩ ấy một cách sáng sủa, rõ
ràng dù nói hay viết. Tuy có điểm chung ấy nhưng trong thực tế có những em
nói rất hay nhưng viết lại dở. Ngược lại có em viết rất hay nhưng khi nói lại thất
bại, làm người nghe buồn ngủ ; nhiều học sinh lẫn lộn giữa văn nói với văn viết
nên trong bài làm viết như nói. Có em lại làm văn ở mọi nơi, mọi lúc. Có thể nói
rằng năng lực văn học của một học sinh giỏi khơng chỉ thể hiện ở khả năng,
trình độ tiếp nhận văn bản mà còn bộc lộ ở việc sản sinh văn bản. Đó là khả
năng biết tạo lập văn bản đúng quy cách.


Ví dụ : Trong chương trình Trung học cơ sở, phần Tập làm văn đi từ tự sự qua
miêu tả đến nghị luận xã hội và nghị luận Văn học. Cơ sở khoa học sự phát triển
sư phạm của các kiểu Tập làm văn trên là sự tạo lập văn bản giao tiếp trong đời
sống đi từ phản ánh (tự sự, miêu tả) đến nhận thức (nghị luận) (tất nhiên khi
phản ánh cuộc sống khơng thể khơng có nhận thức và ngược lại khi nhận thức
không thể không dựa trên phản ánh). Cơ sở khoa học sự phát triển của các kiểu
bài Tập làm văn còn là sự tạo lập văn bản giao tiếp từ các đối tượng vật chất (tự
sự, miêu tả) đến các đối tượng tinh thần cịn có nghĩa là đi từ kiểu dễ hơn đến
khó hơn.Trong q trình dạy, học, cần chú ý kết hợp các yếu tố với văn bản
chính.


- Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm + Nghị luận + Thuyết minh.
- Miêu tả + Biểu cảm + Tự sự + Thuyết minh.


- Nghị luận + Miêu tả + Biểu cảm + Thuyết minh.
- Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận.



- Thuyết minh + Miêu tả + Nghị luận.


<i> (Theo SGV Ngữ Văn 9, tập I- tr 228; NXBGD Việt Nam</i>
<i>2010)</i>


Tóm lại : Một học sinh giỏi Văn là phải làm sao hình thành và rèn luyện tốt cho
mình khả năng diễn đạt và thể hiện những hiểu biết và cảm nhận của mình về
văn học bằng cả hai hình thức nói và viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>Xác định đối tượng và mục đích của bài viết :</b></i>


Dù là loại văn bản nào, khi muốn viết một bài văn có chất lượng, học sinh cũng
cần phải lưu ý và xác định rõ một số vấn đề như là nguyên tắc chung chi phối
cách viết. Bác Hồ đã rút ra : khi đặt bút viết cái gì cần tự xác định phương
hướng theo các câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Sau đó mới quyết định :
Viết cái gì ? Viết như thế nào ? Từ việc xác định rõ đối tượng và mục đích mới
xác định được nội dung và cách thức thể hiện.


Trong quá trình rèn luyện viết những bài văn loại sáng tác, học sinh phải nhập
vai để viết.


<i><b>Hai diện mạo chính tạo nên bài văn của học sinh giỏi :</b></i>


- Thứ nhất, bài văn phải có ý. Một bài văn hay là bài văn phải có ý tứ sâu sắc,
mới mẻ. Người viết biết tiếp thu học hỏi ý kiến của người khác về một vấn đề
nào đó, lựa chọn và trình bày các ý ấy theo cách của mình để làm sáng tỏ yêu
cầu của đề. Suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện và nêu được những ý riêng của mình.
- Thứ hai, bài văn phải có chất văn. Tức là diễn đạt hay, diễn đạt một cách khéo
léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể gồm :



+ Lựa chọn từ ngữ.


+ Viết câu phải linh hoạt.
+ Văn viết phải giàu hình ảnh.
+ Biết so sánh trong bài viết.


+ Lập luận như một cuộc đối thoại.
+ Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng.
+ Giọng văn biểu cảm.


(Tất nhiên cách đánh giá chất văn phải dựa trên đề bài ấy thuộc kiểu văn bản
nào)


Ví dụ : Khi phân tích giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Học sinh phải trình bày được các ý sau :


• Giới thiệu câu thơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

• Phân tích giá trị của biện pháp tu từ làm nổi bật chủ đề tư tưởng trong câu
thơ.


• Suy nghĩ, đánh giá về cách sử dụng biện pháp tu từ đó.


<i>Tóm lại : Bài làm văn của học sinh giỏi rất cần đến sự phát hiện, những ý tưởng</i>
<i>mới mẻ, đây là mức độ cao nhất trong hoạt động sáng tạo, cảm thụ và làm văn</i>
<i>của học sinh trung học cơ sở. Như vậy mới thực sự có được những bài văn hay,</i>
<i>những bài văn tốt và nhà trường mới có được những học sinh giỏi văn đích</i>


<i>thực. </i>


<b>8. Kết quả cụ thể</b>


Thực hiện giảng dạy mấy năm qua áp dụng đề tài này vào việc dạy học sinh
giỏi, tôi đã thu được những kết quả khả quan:


Năm học 2005 - 2006 có 4 học sinh giỏi cấp Tỉnh.(các em : Phan Thị Tuyết
Trinh, Ngô Thị Ngọc Ngà, Ngô Thị Ngọc Ngân, Nguyễn Anh Tuấn)


Năm học 2006 - 2007 có 5 học sinh giỏi cấp Tỉnh.(các em: Dương Thị Hằng,
Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Cúc Phương, Lê Mai
Phương )


Năm học 2007 - 2008 có 4 học sinh giỏi cấp Tỉnh.(các em: Đào Việt Hằng,
Đỗ Thị Hạnh, Khổng Vân Thảo, Lê Ngọc Anh)


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ</b>
<b> I. Kết luận :</b>


Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương ln ln là điều gắn bó thân thiết. Từ
thuở cịn nằm nơi, em bế đã được nâng niu, bồi dưỡng văn chương qua lời hát
ru, âu yếm, đậm đà. Khi được đi học, bài dạy trước nhất phải là “học ăn, học
nói…”


Tơi đam mê mơn Văn, được may mắn học chuyên ngành Văn và dạy Văn, lại
vinh dự tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm; được giảng dạy trong mơi
trường có nhiều thầy cơ giáo mà tên tuổi đã được vinh danh trong lịch sử bồi
dưỡng học sinh giỏi của huyện, của tỉnh, được dạy nhiều em học sinh năng
khiếu u thích mơn Văn. Đó là động lực để tơi ln học hỏi, tìm tịi thực hiện


tốt hơn nhiệm vụ được cấp trên giao phó, đáp lại sự tin tưởng, quý mến của học
sinh.


Tôi nghiệm thấy cái ước muốn học Văn sao cho giỏi, dạy Văn sao cho hay, viết
Văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều em học sinh và các thầy cô giáo. Muốn
thực hiện được ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tịi trong văn chương. Tơi cố
gắng ghi lại vài ba điều mình cho là tâm đắc đúc rút trong giảng dạy. Hi vọng
được trao đổi với các thầy cô, đồng nghiệp. Rất mong được các thầy cô và các
đồng nghiệp bổ sung, chỉ giáo.


<b>II. Kiến nghị</b>


<b> 1. Đối với giáo viên : </b>


- Những giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng phải có kế hoạch,
chương trình cụ thể.


- Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh, truyền cho học sinh tình
cảm yêu thích văn chương.


- Tích cực cập nhật cơng nghệ thơng tin đặc biệt là những vấn đề xã hội
mang tính thời sự.


<b> 2. Đối với nhà trường :</b>


- Thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên : tài liệu, sách
tham khảo ...



<b>3. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo :</b>


- Mở các lớp bồi dưỡng về công tác ôn luyện học sinh giỏi.


- Tiếp tục duy trì có hiệu quả nguồn quỹ khuyến học để động viên khen thưởng
kịp thời cho các giáo viên, học sinh đạt thành tích cao.


- Bổ sung quy chế khen thưởng : tăng mức thưởng, mở rộng đối tượng...


-Giáo viên dạy bồi dưỡng liên tục trong ba năm có học sinh đạt giải Nhất cần có
chế độ khuyến khích.


- Có cơ chế tài chính để động viên người tham gia công tác ôn luyện một cách
thoả đáng.




<i> Lập Thạch, ngày 01 tháng 3 năm 2014</i>
Tác giả chuyên đề :


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1.Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội</i>
2.Nguyễn Huệ Chi (2003), “ Mấy đặc trưng loại biệt của Văn học Việt Nam từ
<i>thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 7- 14.</i>


<i>3.Hà Minh Đức (1984), Cơ sở lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học </i>
chuyên nghiệp Hà Nội


<i>4.A.T. A. Gu rê vích (1998), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến </i>


dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội


<i>5.Hoàng Ngọc Hiến (1990), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn</i>
Du, Hà Nội


<i>6.Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội</i>


<i>7.Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể </i>
<i>loại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội</i>


<i>8.Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội</i>


<i>9.Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội</i>
<i>10.Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1997), Thi pháp thơ Đường, NXB Đà </i>
Nẵng


<i>11.Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên </i>
xuất bản, Hà Nội


12.Trần Nho Thìn (1993), “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện cái tơi tác
<i>giả”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 33.</i>


</div>

<!--links-->

×