Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.08 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> Bài tập Tự học tuần 34 - Văn 9</b>
<b>A-Luyện tập văn bản: Nói với con</b>
1-Cho đoạn thơ:
<i> “Người đồng mình thương lắm con ơi</i>
<i> Cao đo nỗi buồn</i>
<i> Xa ni chí lớn</i>
<i> Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn</i>
<i> Sống trên đá không chê đá gập ghềnh</i>
<i> Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói</i>
<i> Sống như sông như suối</i>
<i> Lên thác xuống ghềnh</i>
<i> Khơng lo cực nhọc”</i>
<i>a-“Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?</i>
b-Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
c-Dựa vào phần đó trích dẫn, hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu
<i>(T-P-H) làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của</i>
cha đối với con, trong đó có sử dụng 1 câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu
ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)
<b>2- </b>
a-Viết đoạn văn diễn dịch (7-9 câu) nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ:
<i> “Đan lờ cài nan hoa</i>
<i> Vách nhà ken câu hát</i>
<i> Rừng cho hoa</i>
<i> Con đường cho những tấm lịng.”</i>
Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và phép nối (Gạch chân và ghi
rõ)
<i>b-Viết 3-5 câu văn nối tiếp nêu cảm nhận của em về câu thơ: “Rừng cho hoa”.</i>
<b>B-Luyện tập: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)</b>
<i>1-Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. </i>
<i>2-Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những </i>
chuyển biến mới trong tình cảm của người nơng dân Việt Nam thời kháng chiến
chống thực dân Pháp?