Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản trị tri thức và việc tổ chức học tập của sinh viên trong thời đại số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.17 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b>QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP </b>


<b>CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI SỐ</b>



<b>Nguyễn Thị Hằng*1</b>
<i><b>Tóm tắt: Bài viết nêu khái quát khái niệm quản trị tri thức, các đặc tính của </b></i>


<i>quản trị tri thức, định nghĩa về quản trị tri thức theo quan điểm của các nhà </i>
<i>nghiên cứu, vai trò quản trị tri thức trong hoạt động của doanh nghiệp, sự </i>
<i>thành công của công tác quản trị tri thức trong doanh nghiệp. Đồng thời </i>
<i>bài viết nêu một vài đặc điểm của hệ thống thư viện số và việc tổ chức học </i>
<i>tập có hiệu quả của sinh viên thời đại số.</i>


<i><b>Từ khóa: Quản trị tri thức; Quản trị tri thức trong doanh nghiệp; Thư viện; </b></i>


<i>Thư viện số; Thư viện trực tuyến.</i>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Quản trị tri thức là quá trình quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp
ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức
hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới. Quản trị tri
thức và những nội dung liên quan được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu,
như: Các lý thuyết về học tập trong tổ chức có ảnh hưởng lớn đến lý thuyết
về tri thức trong tổ chức. Hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa, với sự cạnh
tranh quyết liệt trong phát triển kinh tế, tri thức đã và đang trở thành nhân
tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của tổ chức, là biến số cho sự
thành công hoặc thất bại. Nắm giữ được tri thức, quản trị được tri thức, là
có thể đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả.



Quản trị tri thức là một vấn đề phức tạp. Chính bởi vậy, các nhà
lãnh đạo, quản lý cần chủ động trong quản trị tri thức của tổ chức mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



bằng cách hiện thực hóa nó. Quản trị tri thức dựa trên hai nguồn lực cốt
lõi, đó là tri thức và con người. Con người cần phải đưa ra những quyết
định mang tính hệ thống dựa trên những tri thức phong phú và chất
lượng. Con người cũng là chủ thể để lan truyền tri thức. Tri thức trong
tổ chức và lợi thế cạnh tranh là nền móng cho những nỗ lực vượt qua
những thách thức trong thế kỷ XXI.


<b>2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRI THỨC, QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC </b>
<b>TRONG DOANH NGHIỆP</b>


<b>2.1. Khái niệm cơ bản về tri thức, quản trị tri thức</b>


Như chúng ta đã biết, từ cuối thế kỷ XX các nền kinh tế phát triển
bắt đầu có sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức.


<i>Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những dữ </i>
kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thơng
<i>qua giáo dục. Trong tiếng Việt, cả “tri” lẫn “thức” đều có nghĩa là biết [1]. </i>
Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực
hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành,
hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể
ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống [2].


Davenport and Prusak (1998 - trang 5 - Working knowledge) đưa
<b>ra một định nghĩa khá toàn diện về tri thức như sau: “Tri thức là một tập </b>


hợp bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin và sự hiểu biết thơng thái
mà có thể giúp đánh giá và thu nạp thêm những kinh nghiệm và thông
tin mới. Tri thức được tạo ra và ứng dụng trong đầu óc của những người
có nó. Trong một tổ chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các
văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quy trình, thơng lệ, và
ngun tắc của tổ chức đó”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b>2.2. Các đặc tính nổi bật về quản trị tri thức</b>


Có nhiều cách hiểu về quản trị tri thức, dưới đây là một số định
nghĩa đã được đưa ra:


a/ Quản trị tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với
việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức và sự duy trì (lưu
giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức[3].


b/ Quản trị tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng
tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những
tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội
mới[4].


c/ Quản trị tri thức là hoạt động mà hoạt động này quan tâm tới
chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con
người (human center assets)[5].


d/ Quản trị tri thức là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu
nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử
dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện[6].



<i>Trong cuốn sách People-Focused Knowledge Mantagement, Karl </i>
M.Wiig định nghĩa: “Quản trị tri thức là quá trình sáng tạo, phát triển
và ứng dụng tri thức một cách có hệ thống và minh bạch nhằm tối đa
hóa hiệu quả hoạt động liên quan đến tri thức và giá trị doanh nghiệp
từ tri thức và tài sản trí tuệ sẵn có”. Theo Trung tâm Năng suất và Chất
lượng Hoa Kỳ (American Productivity and Quality Center – APQC):
“Quản trị tri thức là q trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận
và chuyển tải những thơng tin và tri thức mà con người có thể sử dụng
và sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện”. Còn theo Drucke (1999): “Quản
trị tri thức là sự phối hợp và khai thác các nguồn tài nguyên tri thức của
tổ chức, nhằm tạo ra lợi ích và lợi thế cạnh tranh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



duy trì những kiến thức và kinh nghiệm đó kết hợp với tri thức, được cá
nhân hoặc tổ chức đưa vào ứng dụng, thực hành (đưa lên Website tồn
bộ những thơng tin chung, phân loại các loại hình tài liệu và các cơng
cụ tra cứu cho cả thủ thư và bạn đọc)”.


Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản trị tri thức,
McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng chúng thể hiện một miền
rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới
quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức
thông qua những quan hệ xã hội). Các định nghĩa về quản trị tri thức thể
hiện nổi bật các đặc tính sau:


- Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận
và thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực.



- Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin. Công nghệ
thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trị rất quan trọng trong
việc quản trị tri thức.


- Quản trị tri thức lấy yếu tố con người và việc học tập, sáng tạo tri
thức của con người làm trung tâm.


Từ nhận thức trên, chúng ta thấy các nước đang phát triển nói
chung, Việt Nam nói riêng đang đi sau trong kỷ nguyên tri thức mới.
Quản trị tri thức vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức
chính trị xã hội, các học viện, trường học, các trung tâm thư viện trong
nước. Tuy nhiên, các nhà quản trị Việt Nam đang có cơ hội tốt để tiếp
cận và áp dụng các mơ hình quản trị tri thức đã được phát triển và ứng
dụng thành công trên thế giới. Vấn đề là cần phải kịp thời thay đổi nhận
thức và thật sự quan tâm đến lĩnh vực này.


<b>2.3. Quản trị tri thức trong hoạt động của doanh nghiệp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



Công tác quản trị tri thức có thể hỗ trợ ban lãnh đạo giải quyết
những vấn đề nêu trên, thậm chí cịn cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.


Chẳng hạn như khi công ty gặp phải nạn chảy máu chất xám,
chuyên gia giỏi chuyển cơng tác mang theo bao kinh nghiệm hay bí
quyết nghề nghiệp…, công việc kinh doanh chung sẽ bị gián đoạn hay
ít nhất cũng bị ảnh hưởng cho đến khi tìm được người tương xứng thay
thế. Tuy nhiên, tình huống trên có thể tránh được nếu cơng ty thực hiện
tốt công tác quản trị tri thức: đó là thu thập, lưu giữ, chia sẻ và sử dụng


thơng tin, kiến thức và bí quyết nghề nghiệp không chỉ ở cấp độ từng cá
nhân mà ở cấp độ toàn doanh nghiệp. Để tri thức của mỗi cá nhân biến
thành tài sản tri thức của doanh nghiệp, để mọi người có thể cùng khai
thác, sử dụng cho sự phát triển chung, địi hỏi phải có một cơ chế, quá
trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, và phát triển trong mỗi doanh nghiệp.


Để công tác quản trị tri thức phát huy hiệu quả, doanh nghiệp
không chỉ đơn thuần tổ chức các buổi tập huấn hay chuyển giao tri thức
cho nhân viên. Điều quan trọng là ngoài mục tiêu cuối cùng của quản
trị tri thức là lợi nhuận, cịn có mục đích khác nữa, đó là cung cấp cho
nhân viên trong doanh nghiệp những nền tảng trí tuệ và quy trình thúc
đẩy việc học tập và quảng bá những tri thức thực tiễn.


Sự thành công của công tác quản trị tri thức trong doanh nghiệp có
thể kể đến một vài yếu tố góp phần vào sự thành cơng đó:


- Mối liên hệ giữa tri thức và hiệu quả kinh tế: quản trị tri thức tồn
tại được bởi vì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được những mục
tiêu kinh doanh đề ra. Nếu không, những nỗ lực tập hợp các thông lệ
tốt nhất, các nguồn dữ liệu, thông tin và các bộ kỹ năng vào trong một
hệ thống đồng bộ để tất cả nhân viên có thể truy cập sử dụng sẽ khơng
có ý nghĩa gì;


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



- Có chuyên gia về quản trị tri thức: doanh nghiệp cần có chuyên
gia về lĩnh vực này để có thể hỗ trợ hay trợ giúp tất cả mọi người - từ
lãnh đạo cao nhất đến từng nhân viên.


<b>3. VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN SỐ TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN</b>



Đối với bất kỳ một thư viện nào, để thành công trong việc thực
hiện quản lý tri thức địi hỏi phải có một nhà lãnh đạo giỏi và tầm nhìn
từ đơn vị quản lý, để có thể ảnh hưởng đến nỗ lực chia sẻ kiến thức của
tổ chức một cách tích cực nhất. Thư viện bước vào kỷ nguyên thông
tin, thời đại kinh tế tri thức, phải trang bị kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm để làm trung tâm cho sự phát triển của thư viện. Công nghệ
thông tin và hệ thống có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện quản
lý tri thức. Người làm thư viện phải chủ động làm việc cùng với các
chuyên gia công nghệ thông tin và những đối tượng khác để phát triển
các hệ thống quản lý tri thức thích hợp.


<b>3.1. Định nghĩa “Thư viện số”</b>


Thư viện số hay thư viện trực tuyến là thư viện mà ở đó các bộ sưu
tập các văn bản, tài liệu hình ảnh, tài liệu âm thanh, tài liệu video được
lưu trữ dưới dạng số (tương phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc
các phương tiện khác) cùng với các phương tiện để tổ chức, lưu trữ và
truy cập các tài liệu dưới dạng tập tin trong bộ sưu tập của thư viện. Thư
viện kỹ thuật số có thể khác nhau rất nhiều về kích thước và phạm vi,
và có thể được duy trì bởi các cá nhân, tổ chức hoặc là một phần được
thành lập từ các thư viện thông thường hoặc các viện, hoặc với các tổ
chức học thuật [7]. Các nội dung kỹ thuật số có thể được lưu trữ cục bộ,
hoặc truy cập từ xa thơng qua mạng máy tính. Một thư viện điện tử là
một loại hệ thống thông tin. Thư viện số là một loại hệ thống truy hồi
thông tin (Information Retrieval System).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



Để hiểu hệ thống thư viện số vận hành như thế nào, trước hết chúng


ta đưa ra mơ hình khái qt cấu trúc dữ liệu của một hệ thống phần mềm
thư viện số hiện đại. Các quan niệm về dữ liệu – đối tượng quản lý của
phần mềm sẽ quyết định kiến trúc của phần mềm và các vấn đề mà hệ
thống đó giải quyết. Một hệ thống phần mềm thư viện số thường phải
có cấu trúc dữ liệu cơ bản như sau:


a/ Các tệp tin tài liệu: Đây là đối tượng quản lý chính của một hệ
thống phần mềm thư viện số. Mỗi một tài liệu có thể là một hoặc nhiều
tệp tin nằm trên không gian lưu trữ web của hệ thống máy tính của thư
viện, và như vậy mỗi tệp tin có địa chỉ web riêng của nó, địa chỉ này
chính là đầu mối để liên kết tệp tin trong các siêu dữ liệu đối tượng số.
Sử dụng web làm phương tiện xuất bản tài liệu số là cách thức hiệu quả
nhất, vì tính phổ biến và năng lực web đã hồn tồn áp đảo các phương
thức cá biệt khác.


b/ Các biểu ghi thư mục: Tương tự như đối với các tài liệu truyền
thống, mỗi tài liệu số cần có một biểu ghi thư mục mô tả làm cơ sở cho
việc tìm kiếm qua OPAC và quản lý tài liệu đó. Đối với các hệ thống
thư viện số giản đơn, biểu ghi thư mục chứa thông tin liên kết trực tiếp
tới địa chỉ tệp tin tài liệu số. Ví dụ, thơng tin địa chỉ tài liệu điện tử được
tham chiếu trong trường 856 với tiêu chuẩn MARC21 và DC.Identifier
với Dublin Core. Với tham chiếu giản đơn, hệ thống thư viện số không
cho phép thể hiện tường minh cấu trúc các tài liệu phức tạp kết hợp
nhiều tệp tin và các thông tin mô tả như: một tạp chí nhiều bài, một bài
giảng nhiều thể loại tài liệu kết hợp…, ngồi ra cịn nhiều những giới
hạn về kỹ thuật khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



thấy tính hiệu quả của tiêu chuẩn này, danh mục Dự án có thể tìm


<i>thấy tại METS là </i>
một tiêu chuẩn lớn và phức tạp về mặt kỹ thuật, không tĩnh như tiêu
chuẩn MARC hay Dublin Core, việc vận dụng nó cần phải linh hoạt
trong thực tế rất phụ thuộc vào nhà cung cấp giải pháp cũng như yêu
cầu cụ thể của thư viện.


d/ Các biểu ghi bạn đọc: Đối tượng phục vụ của thư viện là bạn
đọc, mỗi bạn đọc cần được phân loại và lưu trữ các thông tin cần thiết
liên quan đến họ để thư viện có thể thiết lập lên các chính sách truy cập
tới tài liệu số, quản lý truy cập và thu phí [8].


Có thể nói thư viện số là thư viện điện tử cao cấp, trong đó tồn bộ
các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần
mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm
kiếm và xem được nội dung tồn văn thơng qua hệ thống mạng thông
tin và các phương tiện truyền thông.


Thư viện là trường học thứ hai của sinh viên, do đó việc tổ chức
học tập cho sinh viên trong thời đại thư viện số đóng vai trị quan trọng
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Phát triển thư viện số đang là xu thế chung của thư viện các trường
đại học trên thế giới, cũng như trong khu vực. Sự ra đời của thư viện số
không chỉ tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển thư viện, mà còn đặt ra
những yêu cầu cao hơn trong việc cải tổ thư viện truyền thống. Để làm
được điều đó, thư viện số phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:


Thứ nhất, cần tư duy không gian đồng bộ thư viện, tiếp cận các
nguồn thông tin và tổ chức các dịch vụ thư viện.



Thứ hai, thư viện cần xây dựng được hạ tầng đủ mạnh, có trang bị
các phần cứng như: hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ đủ mạnh để lưu
trữ dữ liệu lớn.


Thứ ba, cần có đường truyền Internet đủ mạnh, ổn định.


Thứ tư, cần có hệ thống phần mềm phù hợp, hiện đại đáp ứng được
nhu cầu xử lý, khai thác thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b>3.2. Những yêu cầu đối với sinh viên khi là độc giả số</b>


Sự phát triển của thư viện số tạo ra cơ hội mới để sinh viên khám
phá và được thừa hưởng những khoa học tiên tiến nhất được áp dụng ở
thư viện số, đó là sự tiện ích và thơng minh hơn rất nhiều so với thư viện
truyền thống, vì vậy độc giả số cũng phải là người có kỹ năng thiết yếu
của người sử dụng thư viện số hiện đại. Như vậy, độc giả số không chỉ
là người tích lũy nhiều thơng tin nhất, mà chính là khả năng truy cập và
sử dụng thơng tin tìm được một cách khoa học và có hiệu quả.


Để truy cập, khai thác và sử dụng thư viện số hiệu quả, yêu cầu
người dùng tin cần có những kỹ năng cần thiết sau:


+ Người dùng tin cần có trình độ ngoại ngữ cao, đủ tầm để đọc và
hiểu tài liệu nước ngoài, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành.


Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử
dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu


nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn
hóa của các vùng miền trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại.


+ Người dùng tin phải chủ động tích lũy kiến thức, tri thức về cơng
nghệ thơng tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào việc tra cứu những tài liệu đúng với chuyên
ngành mình học tập, nghiên cứu để đạt được kết quả cao nhất.


Ngoài các kỹ năng trên thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng
tham gia quyết định sử dụng có hiệu quả các tính năng của thư viện số.
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên
quan đến kiến thức chuyên môn. Nhưng kỹ năng mềm lại quyết định bạn
là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



Để hỗ trợ tối đa việc tra cứu tìm tin, áp dụng kiến thức thu nạp
được vào q trình học tập, tích lũy kiến thức thì sự giúp đỡ của cán bộ
thủ thư trong thời đại số đóng vai trị quan trọng trong quá trình sử dụng
thư viện số của bạn đọc:


+ Thủ thư của các thư viện phải quảng bá rộng rãi cho người dùng
tin biết về các cơ sở dữ liệu (CSDL).


+ Các thư viện phải có những biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ người
dùng tin khai thác, sử dụng tốt tài liệu trong các CSDL


<b>KẾT LUẬN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trung tam Thong tin Thu vien, DHQGHN



<b> TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1. Hội Khai trí Tiến đức, Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn, </i>
1931 (dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


2. “Knowledge: definition of knowledge in Oxford dictionary
(American English) (US)”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015 (dẫn theo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


<i>3. De Jarnett, L. (1996), “Knowledge the latest thing”, Information </i>


<i>Strategy: The Executive Journal, Vol. 12 No.pt 2, pp.3-5 (dẫn theo </i>


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


4. Quintas, P., Lefrere, P., Jones, G. (1997), “Knowledge management:
<i>a strategic agenda”, Journal of Long Range Planning, Vol. 30 No.3, </i>
pp.385-91 (dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


5. Brooking, A. 1997, “The Management of Intellectual
<i>Capital,” Journal of Long Range Planning, Vol. 30 No.3, pp. </i>
365-366(dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


6. Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ - trích dẫn bởi Serban,
<i>A. M. and Luan, J. (Eds.) (2002), Knowledge Management: </i>


<i>Building a Competitive Advantage in Higher Education: New </i>
<i>Directions for Institutional Research #113. San Francisco, CA: </i>



Jossey Bass (dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


7. Witten, Ian H., Bainbridge, David Nichols.Accessed January 31,
2014 (dẫn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).


</div>

<!--links-->

×