Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực thi quy định về nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.77 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG </b>


<b>VIỆC BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN </b>



<b>THEO HIẾN PHÁP 2013 </b>



<i><b>ThS.NCS. Nguyễn Thùy Dương </b></i>
<i><b>Khoa Luật, ĐHQGHN </b></i>
<b>1. Nghĩa vụ Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân </b>
<b>theo tinh thần luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam </b>


Quyền con người ngày nay đã trở thành mục tiêu chung của toàn nhân loại, được đảm
bảo ở các cấp quốc tế, khu vực, quốc gia dựa trên hệ thống pháp luật về quyền con người trên
toàn cầu. Hệ thống văn kiện về quyền con người bắt đầu phát triển cùng với sự ra đời của Liên
Hợp Quốc vào năm 1945. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên
ngôn Quốc tế về Quyền con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) đã góp
phần đẩy mạnh và củng cố phong trào nhân quyền trên toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử
nhân loại, các quyền con người cơ bản thuộc các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội được khẳng định trong một văn kiện mang tính quốc tế. UDHR hiện nay được coi tiêu
chuẩn chung về nhân quyền và là thành tựu của mọi dân tộc và quốc gia trên thế giới. Tuyên
ngôn Nhân quyền cùng với Công ước Quốc tế về các quyền dân sự chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR 1966) và Công ước quốc tế về quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR
1966) đã trở thành Bộ luật Nhân quyền quốc tế (International Bill of Human Rights).


Bên cạnh đó, một loạt các hiệp ước về nhân quyền và văn kiện quốc tế khác được
thơng qua từ năm 1945 đến nay đã góp phần hình thành cơ chế nhân quyền ở cấp quốc tế.
Ngoài các văn kiện cấp quốc tế, một số khu vực cũng thông qua các văn kiện ở cấp khu vực
nhằm phản ánh những mối quan tâm cụ thể về tình hình nhân quyền trong khu vực mình và
xác lập cơ chế bảo vệ nhân quyền cụ thể dựa trên các văn kiện đó. Khơng chỉ ở cấp quốc tế,
khu vực, các quốc gia cũng thông qua Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo các quyền con
người cơ bản trong phạm vi lãnh thổ của mình. Mặc dù các điều ước và tập quán quốc tế,


cũng như các văn kiện khơng mang tính ràng buộc như tuyên ngôn, hướng dẫn và các bộ
nguyên tắc đã cung cấp những tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo các quyền con người, những
quy tắc này vẫn cần được nội luật hóa trong pháp luật quốc gia.


Luật nhân quyền quốc tế ghi nhận các nghĩa vụ ràng buộc các quốc gia trong việc đảm
bảo các quyền con người trong quốc gia mình. Theo tinh thần của pháp luật nhân quyền quốc
<i>tế, để đảm bảo các quyền con người, các quốc gia cần thực hiện các nghĩa vụ sau: nghĩa vụ </i>


<i>tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực thi. Nghĩa vụ tôn trọng thể hiện ở việc các quốc </i>


gia không được tùy tiện can thiệp hoặc làm suy giảm việc thụ hưởng các quyền con người.
Nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại các vi phạm
nhân quyền. Nghĩa vụ thực hiện đòi hỏi các Quốc gia phải có hành động tích cực để tạo
thuận lợi cho việc thụ hưởng các quyền cơ bản của con người. Thông qua việc gia nhập các
công ước quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên công ước đã cam kết đưa ra
các biện pháp cũng như quy định pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ và trách
nhiệm được ghi nhận và ràng buộc theo công ước. Trong trường hợp các quy trình, thủ tục
pháp lý trong nước không giải quyết những khiếu nại liên quan đến vi phạm nhân quyền, các
cơ chế và thủ tục giải quyết khiếu nại cá nhân ở cấp khu vực và quốc tế có thể được sử dụng
nhằm để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế thực sự có hiệu lực và được tơn
trọng, thực thi ở tất cả các cấp.601


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngoài ra, liên quan đến nghĩa vụ bảo đảm các quyền con người trong các lĩnh kinh tế, xã
hội, văn hóa và quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương, quốc gia cịn có thể có thêm


<i>nghĩa vụ tổ chức (obligation of conduct) và nghĩa vụ đạt được kết quả (obligation of result). </i>


Ở Việt Nam, trải qua các bản Hiến pháp, ngay từ những bản Hiến pháp đầu tiên đã thể
hiện tinh thần tôn trọng những giá trị nhân quyền thông qua những quy định về quyền cơng
dân và coi đó là những thành quả đấu tranh của toàn dân tộc. Tuy nhiên, phải đến Hiến pháp


1992, lần đầu tiên, nghĩa vụ tôn trọng của nhà nước đối với các quyền con người mới được
<i>ghi nhận trong Hiến pháp. Cụ thể, Điều 50 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “ở nước Cộng hoà xã </i>


<i>hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội </i>
<i>được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. </i>


Khắc phục những hạn chế của Hiến pháp 1992 cũng như những bản Hiến pháp trước đây,
<i>Hiến pháp mới ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con </i>


<i>người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn </i>
<i>trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.</i>602 Như vậy, lần đầu tiên, nghĩa vụ của
nhà nước đã được hiến định một cách đầy đủ và rõ ràng thể hiện thông qua các nghĩa vụ
<i>"công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân". Quy định </i>
không chỉ phù hợp với tinh thần của pháp luật nhân quyền quốc tế mà còn góp thay đổi tư
duy coi quyền con người, quyền công dân là những thứ nhà nước “ban phát” cho người dân,
sang nhận thức chung của cộng đồng quốc tế trong đó xem quyền con người, quyền cơng dân
là những giá trị tự nhiên, vốn có của con người mà nhà nước có nghĩa vụ ghi nhận và bảo
đảm.603<sub> Không chỉ được ghi nhận tại Điều 14, nghĩa vụ nhà nước trong việc đảm bảo các quyền </sub>


con người, quyền công dân cũng được khẳng định ngay tại chương đầu tiên trong Hiến pháp
<i>2013 quy quy định về Chế độ chính trị: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ </i>


<i>của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; </i>
<i>thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc </i>
<i>sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.</i>604


<b>2. Những yêu cầu trong việc thực thi nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo </b>
<b>các quyền con người, quyền công dân </b>


Trong việc thực thi những nghĩa vụ cơ bản đối với quyền con người, quyền công dân,


các quốc gia trong đó có Việt Nam cần lưu tâm đến những khía cạnh sau:


<i>Đối với việc thực thi nghĩa vụ tôn trọng: các quốc gia cần phải phải ghi nhận, tôn </i>
trọng, đồng thời kiềm chế không can thiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các
<i>quyền con người của các chủ thể quyền. Do tôn trọng được coi là nghĩa vụ thụ động nên </i>
khơng địi hỏi các nhà nước phải đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm
hỗ trợ trong việc hưởng thụ các quyền.


<i>Đối với việc thực thi nghĩa vụ bảo vệ: các quốc gia cần phải ngăn chặn sự vi phạm </i>
quyền con người của các bên thứ ba. Để thực thi nghĩa vụ này, quốc gia cần chủ động đưa ra
những biện pháp và xây dựng những cơ chế phịng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm thơng
qua việc thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp.


<i>Đối với việc thực thi nghĩa vụ thực hiện (hay còn gọi là nghĩa vụ hỗ trợ): các quốc gia </i>
cần phải có những biện pháp nhằm bảo đảm, tổ chức thực hiện, tạo điều kiện và hỗ trợ người
dân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người. Cụ thể các quốc gia phải chủ động xây dựng


<i> Truy cập:20/09/2018 </i>


602<sub> Hiến pháp 2013, Điều 14.1. </sub>


603<sub> Đào Trí Úc - Vũ Công Giao, “Khái quát những điểm mới của Hiến pháp năm 2013” trong cuốn Bình luận khoa </sub>


học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 (Sách chuyên khảo), NXB ĐHQGHN, 2014.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi người có thể hưởng thụ đến mức
cao nhất có thể các quyền con người.


Mặc dù nhận thức chung cho rằng các quyền con người là thống nhất, đòi hỏi mỗi
quốc gia phải đề cao trách nhiệm, thực hiện tốt nghĩa vụ quốc gia bảo đảm quyền con người


trên tất cả các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, liên quan đến
nghĩa vụ quốc gia bảo đảm quyền con người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có một số ý kiến
cho rằng việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị là những quyền có thể thực thi tức thời,
do khơng phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực vật chất bảo đảm. Trong khi đó, việc bảo đảm
các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, trình độ phát triển
tương ứng với nguồn lực hiện có của quốc gia. Do vậy, các quốc gia khi thực hiện nghĩa vụ
thực thi các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện từng bước trong phạm vi nguồn lực của
nước mình. Cụ thể hơn, nghĩa vụ tổ chức đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện trên thực tế các
biện pháp cụ thể để thực thi các quy định của ICESCR, ví dụ: đưa ra các chương trình chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng, bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em.... Nghĩa vụ đạt
được kết quả đòi hỏi các quốc gia phải bảo đảm quyền con người trên cơ sở đưa ra những
biện pháp và hoạt động mang tính khả thi và hiệu quả, có nghĩa là kết quả của những hoạt
động nàu phải có thể kiểm nghiệm trên thực tế.605


Bên cạnh việc ghi nhận các nghĩa vụ của quốc gia trong việc đảm bảo các quyền con
người trong Hiến pháp và pháp luật, để đảm bảo những quy định này được thực thi trên thực
tế, các quố gia cần thiết lập một cơ chế giám sát đối với việc thực thi nghĩa vụ của quốc gia
trong lĩnh vữ nhân quyền. Một trong những cơ chế phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới
là cơ quan nhân quyền quốc gia. Thập kỷ qua đã chứng kiến sự tăng trưởng vĩ đại về số
lượng và quy mô của các cơ quan nhân quyền quốc gia trên toàn thế giới. Các cơ quan nhân
quyền quốc gia được xem như là yếu tố cốt lõi và không thể thiếu trong Hệ thống bảo vệ
quyền con người quốc gia. Trái với các cơ quan nhân quyền quốc tế, các cơ quan nhân quyền
quốc gia là tiếng nói của quyền con người trong phạm vi quốc gia. Các cơ quan nhân quyền
quốc gia có hiệu quả không chỉ trực tiếp thúc đẩy quyền con người, mà còn cung cấp sự
giám sát quan trọng và góp phần vào việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan
nhà nước. Các cơ quan nhân quyền quốc gia thường tham gia vào các hoạt động để củng cố
các yếu tố khác của Hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc gia, chẳng hạn như lĩnh vực tư pháp
hoặc an ninh. Điều này có nghĩa là các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể coi là điểm kết
nối quan trọng khi giải quyết các yếu tố khác của Hệ thống bảo vệ quyền con người quốc gia.
Cơ quan nhân quyền quốc gia là cơ quan được thiết lập và tài trợ bởi nhà nước, và


thường giữ vị trí tự quản (hoặc bán tự quản) 606<sub> trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật quốc gia. </sub>


Điều này phân biệt cơ quan nhân quyền quốc gia với các tổ chức phi chính phủ. Việc thiết
lập cơ quan quốc gia có thể là một dấu hiệu cho thấy một quốc gia có thái độ nghiêm túc
trong việc thực thi các nghĩa vụ về quyền con người. Cơ quan nhân quyền quốc gia chiếm vị
trí độc nhất trong các thành tố tư pháp và lập pháp của nhà nước và thường được thiết lập về
vị trí thơng qua một q trình lập hiến hoặc sửa đổi Hiến pháp và thiết lập về hoạt động dựa
trên pháp luật cụ thể quy định địa vị và nhiệm vụ của các cơ quan này theo tinh thần ghi
nhận trong Hiến pháp.


Cơ quan nhân quyền quốc gia có thể tồn tại dưới nhiều mơ hình khác nhau với chức
năng cơ bản là bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người nói chung, một số cịn có có chức
năng điều tra, đa số đều có thẩm quyền nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân có chức năng


605<sub> Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền </sub>


con người, NXB DHQGHN, 2015, tr. 49.


606<sub> Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tăng cường Hệ thống bảo vệ quyền con người của quốc gia (Strengthening the National </sub>


Human Rights Protection System) Nguồn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều tra, thẩm quyền nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân, tồn tại dưới 05 hình thức chính:607
<i>Ủy ban nhân quyền; Thanh tra Quốc hội (Parliamentary Ombudsman/ Ombudsman); Cơ </i>
<i>quan hỗn hợp (hybrid institutions); Cơ quan tư vấn; Viện, trung tâm nghiên cứu. </i>


Bên cạnh cơ quan nhân quyền, chức năng giám sát việc thực thi nghĩa vụ đảm bảo các
quyền con người cịn có thể trao cho cơ quan tư pháp trong nước. Theo tinh thần của luật
nhân quyền quốc tế, tư pháp độc lập được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc
bảo vệ các quyền con người. Về vấn đề này, vào năm 1985, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc


trong văn kiện “Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tịa án”, đã thiết lập các nguyên
tắc nhằm hỗ trợ các quốc gia bảo đảm và nâng cao tính độc lập của tịa án,608<sub> một trong số </sub>


các nguyên tắc này là ghi nhận tính độc lập của tịa án trong Hiến pháp. Bên cạnh đó, hoạt
động của hệ thống tịa án còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: nguyên tắc xét xử công
bằng, công khai, đúng thời hạn; nguyên tắc hai cấp xét xử; nguyên tắc xét xử có sự tham gia
của hội thẩm (hay bồi thẩm đồn); ngun tắc tranh tụng trong xét xử;… Q trình thụ lý vụ
án tại tòa càng kéo dài, hiệu quả hoạt động của tòa án càng dễ bị nghi vấn. Để bảo đảm các
quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, Hiến pháp một số quốc gia thiết
lập những thủ tục tố tụng khá nhanh chóng nếu liên quan đến quyền con người. Tiếp cận tịa
án, trong đó có tiếp cận các phương thức trợ giúp pháp lý, cũng đóng vai trị quan trọng trong
việc đảm bảo các quyền con người. Nhiều bản hiến pháp ghi nhận quyền tiếp cận với đại
diện pháp lý miễn phí trong một số hoặc tất cả các vụ án hình sự, nhưng khơng nhiều quốc
gia trên thực tế đảm bảo sự trợ giúp hoặc đại diện pháp lý miễn phí đối với những cá nhân
khiếu nại về việc các quyền con người của họ bị vi phạm.


Ngoài ra, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế và tồn cầu hóa, việc thực thi nghĩa vụ
quốc gia trong việc bảo đảm các quyền con người cần tính đến các mục tiêu phát triển bền
vững được đã được ghi nhận, thảo luận trong các chương trình nghị sự tồn cầu. Trong
chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (2030 Agenda for Sustainable
Development), các quốc gia đã lồng ghép việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
vào việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Một trong những thành tựu mà Chương trình
nghị sự 2030 hướng tới chính là đạt được sự tôn trọng các giá trị nhân quyền, phẩm giá con
người, nền pháp quyền, cơng lý, sự bình đẳng và khơng phân biệt đối xử. Chương trình này
cũng làm rõ hơn trách nhiệm của các quốc gia trong việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân
quyền trên cơ sở thống nhất với tinh thần pháp luật nhân quyền quốc tế. Theo đó, khi thực
hiện các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người, các quốc gia cần lưu ý
các khía cạnh sau: gìn giữ, xây dựng nền hịa bình, cơng bằng và một xã hội của mọi người;
chấm dứt đói nghèo; đấu tranh lại sự bất bình đẳng giữa các quốc gia; bảo vệ quyền con
người và thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái; đảm bảo sự bảo tồn


lâu dài hành tinh của chúng ta và các nguồn tài nguyên.609


<b>3. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo thực thi quy định về nghĩa vụ của Nhà </b>
<b>nước trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013 </b>


Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, nhằm thực thi tốt hơn nữa quy định hiến định về
nghĩa vụ nhà nước cần thực hiện các khuyến nghị sau:


Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và ban hành pháp luật về một số quyền
dân sự, chính trị cơ bản đã được hiến định theo Hiến pháp 2013 nhưng hiện tại vẫn chưa có
luật, như Luật biểu tình, Luật về hội….


607<sub> Lã Khánh Tùng, Cơ quan Nhân quyền quốc gia 101 Câu hỏi – đáp, NXB Hồng Đức, 2017, tr.5 – 10. </sub>


608<i><sub> Khoa Luật – ĐH QGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động – xã hội, </sub></i>


Hà Nội, tr.821-824.


609<sub> States’ Obligations Under International Human Rights Conventions. Nguồn: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế bảo đảm nhân quyền. Mặc dù, cơ chế bảo đảm nhân quyền
đã bước đầu hình thành theo tinh thần của Hiến pháp mới, tuy nhiên, cơ chế này còn chưa
hiệu quả do chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền;
chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi phạm nhân quyền.610


Thứ ba, lồng ghép các mục tiêu về phát triển bền vững trong các chương trình nghị sự
quốc tế trong việc thực thi các nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo các quyền con người.


Thứ tư, tăng cường hoạt động giám sát của quốc hội, nhân dân, tổ chức xã đối với
việc thực thi nghĩa vụ của nhà nước trong lĩnh vực nhân quyền.



Thứ năm, tăng cường nhận thức của người dân cũng như công chức nhà nước về
quyền con người nói chung và nghĩa vụ của nhà nước đối với quyền con người nói riêng.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


1. Đào Trí Úc - Vũ Cơng Giao, “Khái qt những điểm mới của Hiến pháp năm 2013”
trong cuốn Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 (Sách
chuyên khảo), NXB ĐHQGHN, 2014.


2. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), Giáo trình Lý
luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB DHQGHN, 2015.


3. Bộ Ngoại giao Hà Lan, Tăng cường Hệ thống bảo vệ quyền con người của quốc gia
(Strengthening the National Human Rights Protection System) Nguồn:


(Truy
cập: 15/09/2018)


4. Lã Khánh Tùng, Cơ quan Nhân quyền quốc gia 101 Câu hỏi – đáp, NXB Hồng Đức,
<i>2017. Khoa Luật – ĐH QGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con </i>


<i>người, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. </i>


5. States’ Obligations Under International Human Rights Conventions. Nguồn:


/>%20International%20Human%20Rights%20Conventions.pdf.


6. <i>Office of the High Commissioner for Human Rights, International Human Rights Law. </i>
Nguồn:


Truy cập:20/09/2018.


610<sub> TS. Phạm Ngọc Anh, Quyền con người ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển. </sub>


</div>

<!--links-->

×