Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thi hành các quy định về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.95 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ </b>


<b>TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 </b>



<i><b>PGS.TS. Đặng Minh Tuấn </b></i>
<i><b>Khoa Luật ĐHQGHN </b></i>
Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013. Việc
thông qua bản Hiến pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức
về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền người, quyền công dân trên tất cả lĩnh vực. Hiến pháp năm
2013 có quy định một chương riêng về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
cơng dân”, trong đó ghi nhận cụ thể, đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị. Điểm mới so với
các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 không cho phép văn bản dưới luật được
đưa ra quy định hạn chế quyền con người và ngay cả luật của Quốc hội cũng không được hạn
chế quyền con người vi bất kỳ lý do nào khác, ngoài các lý do được Điều 14 Hiến pháp quy
định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”441<sub>. Bài viết này đánh giá thực tiễn công tác lập pháp cụ thể </sub>


hóa các quy định về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013.


<b>I. Một số thuận lợi, khó khăn, thách thức trong cơng tác lập pháp cụ thể hóa các </b>
<b>quy định về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013 </b>


<i><b>Một số thuận lợi </b></i>


Những thành tựu to lớn về lập pháp và tổ chức thi hành pháp luật mà Việt Nam đã đạt
được trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới là yếu tố bảo đảm quan trọng để Việt
Nam tiếp tục ghi nhận, thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân442.


Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đang ngày càng khẳng định vị


trí, vai trị và năng lực của mình, đặc biệt trong công tác lập pháp, chuyển từ cơ quan thảo
luận thụ động sang cơ quan tranh luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc Hiến pháp phân định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Chính phủ trong
hoạt động lập pháp, trong đó ghi nhận quyền đề xuất, xây dựng chính sách của Chính phủ đã
thúc đẩy việc thực thi hiệu quả công tác lập pháp.


Việc ghi nhận nguyên tắc hạn chế quyền con người bằng luật đặt ra yêu cầu phải có
luật để ghi nhận, điều chỉnh các vấn đề quyền con người, quyền công dân. Điều này cũng
thúc đẩy hoạt động lập pháp trong lĩnh vực quyền con người, quyền cơng dân.


<i><b>Khó khăn, thách thức </b></i>


Việt Nam mới thốt khỏi nhóm quốc gia nghèo và lạc hậu, trở thành quốc gia có mức
thu nhập trung bình thấp, do vậy vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực của đất nước cịn
hạn chế trong khi đó lại phải phân bổ, chú trọng sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội, do vậy đã ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực thi các quyền dân sự và chính trị443<sub>. Việc </sub>


thiếu các nguồn lực chun mơn, tài chính cũng dẫn đến những khó khăn, thách thức trong
cơng tác lập pháp.


Việt Nam đang trong thời kỳ Đổi mới - thời kỳ của của những cải cách, nhưng cũng
441<sub>Xem Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, tại </sub>


trang 4.
442<sub>Tài liệu như trên, trang 4. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội. Nhu cầu
bảo vệ quyền con người, quyền công dân đặt trong bối cảnh của an ninh- chính trị, trật tự, an
toàn- xã hội, chủ quyền quốc gia. Đồng thời, việc ghi nhận và bảo đảm các quyền dân sự và
chính trị gắn liền với những đổi mới có tính chất lâu dài, bền vững về dân chủ, pháp quyền.



Khuôn khổ pháp luật về quyền con người ở Viêt Nam vẫn đang trong q trình hồn
thiện, có rất nhiều vấn đề, nội dung, yêu cầu đặt ra trong việc sửa đổi, bổ sung, nhưng năng
lực tổ chức ban hành, thực hiện pháp luật còn hạn chế do đây là vấn đề cần có sự đầu tư lớn
và nhiều thời gian.


Nhận thức về các quyền con người của một số cơ quan công quyền, tổ chức, cá nhân
và thành phần trong xã hội còn hạn chế trở thành rào cản trong việc ban hành, sửa đổi, bổ
sung các quy định pháp luật về quyền con người, quyền cơng dân. Trong khi đó, nhà nước
thiếu các kênh đối thoại để nhận biết các nhu cầu xã hội để có thể tiến hành hiệu quá công
tác lập pháp.


Một số phong tục, tập quán vẫn tiếp tục trở thành rào cản cho việc ban hành và thực
thi các văn bản pháp luật liên quan đến các quyền như: quyền bình đẳng với phụ nữ và các
nhóm người dễ bị tổn thương (trẻ em, người dân tộc thiểu số, nhóm người LGBT, người
khuyết tật...).


Một số vấn đề mới đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc ghi nhận và bảo đảm
thực hiện các quyền dân sự chính trị (như việc bảo đảm các quyền trên không gian mạng, chủ
nghĩa khủng bố, cực đoan...).


<b>II. Đánh giá về số lượng các luật, pháp lệnh cụ thể hóa các quy định về các quyền </b>
<b>dân sự và chính trị trong Hiến pháp năm 2013 </b>


Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã rà soát hơn 100.000 văn bản
quy phạm pháp luật để đưa ra kiến nghị sử đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản liên quan.
Từ tháng 01 năm 2014 đến nay, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua trên 90
luật, pháp lệnh trong đó, khoảng trên 30 luật, pháp lệnh (chiếm khoảng 30%) quy định về các
quyền dân sự, chính trị, nhiều luật quan trọng về quyền con người đã được ban hành mới như
Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ


luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật tiếp cận
thông tin năm 2016, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016, Luật Báo chí năm 2016, Luật Trợ
giúp pháp lý năm 2017, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật An ninh
mạng năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018. Các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung phủ khắp các
quyền dân sự, chính trị. Việc ban hành, sửa đổi số luật đang trong chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh, trong đó một số luật sẽ sớm được thông qua trong năm tới như Luật Đất đai
(sửa đổi), Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Phòng, chống tham
nhũng, Bộ luật Lao động, một số luật vẫn đang trong quá trình xây dựng như Luật về Hội,
Luật Biểu tình.444<sub>Một điều đáng lưu ý là trong số các luật, pháp lệnh được thông qua, phần </sub>


lớn tuyệt đối là luật, chỉ có 3 pháp lệnh, trong đó cũng chỉ có 1 pháp lệnh quy định về các
quyền quyền con người, quyền công dân (Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tịa án nhân dân năm 2014). Xu hướng luật hóa thay
vì quy định bằng pháp lệnh là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, thể hiện một
bước tiến về nhận thức trong công tác làm luật ở nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

quyền con người nói chung và các quyền dân sự, chính trị nói riêng. Việc ban hành kịp thời
các luật, pháp lệnh cụ thể hóa Hiến pháp đóng vai trị quan trọng xây dựng hành lang pháp lý
để người dân thực hiện các quyền con người, quyền công dân, đồng thời để các cơ quan nhà
nước bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, xử lý các vi phạm về quyền con người.


Tuy vậy, một sốluật quan trọng được mong đợi, mặc dù đã được bàn thảo, đưa vào
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ lâu, nhưng nhiều lần bị lùi tiến độ và cho đến bây
giờ vẫn chưa được ban hành, đó là các luật về biểu tình, luật về hội họp. Sự thiếu vắng các
luật này ảnh hướng rất lớn đến việc bảo đảm, thực thi các quyền con người được Hiến pháp
ghi nhận445<sub>. </sub>


<b>III. Chất lượng các luật, pháp lệnh cụ thể hóa các quy định về các quyền dân sự </b>
<b>và chính trị trong Hiến pháp năm 2013 </b>



<i><b>- Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các luật, pháp lệnh </b></i>


Trong quá trình làm luật, pháp lệnh, các cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án
luật, pháp lệnh đều tiến hành rà sốt tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các luật,
pháp lệnh446<sub>.Hoạt động kiểm tra trước tính hợp hiến, hợp pháp hoạt động thường xuyên được </sub>


thực hiện theo các quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay
chưa có đánh giá đầy đủ về chất lượng cơng tác này trong q trình xây dựng luật, pháp lệnh
cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, đặc biệt từ khi thông qua Luật ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015. Thực tế thì vấn đề trái Hiến pháp, trái luật của các luật, pháp lệnh
thường thì chỉ nảy sinh trong q trình thực thi, trong khi đó các luật, pháp lệnh cũng mới
được ban hành, nên chưa thể đánh giá được đầy đủ vấn đề này.


<i><b>- Về nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân </b></i>


Việc ghi nhận nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
(Khoản 2 Điều 14) đặt ra yêu cầu, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiến hành
rà soát đảm bảo sự phù hợp của các quy định pháp luật với nguyên tắc này.


Việc rà soát trước hết bảo đảm phải thay thế các quy định dưới luật có các quy định
hạn chế quyền con người, quyền công dân bằng các quy định luật (Quyền con người, quyền
cơng dân chỉ có thể bị hạn thế theo quy định của luật). Trên thực tế, một số luật, pháp lệnh
được ban hành đã thay thế các quy định dưới luật hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Tuy vậy, việc rà soát, bãi bỏ các quy định dưới luật hạn chế các quyền con người, quyền
công dân vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và đẩy đủ. Trên thực tế, vẫn còn khá
nhiều các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hạn chế các quyền con người, quyền cơng
dân vẫn khơng bị đình chỉ, bãi bỏ, như các quy định về biểu tình, lập hội, hội họp447<sub>. Theo </sub>


pháp luật hiện hành, Tòa án Nhân dân có quyền rất hạn chế trong việc kiểm tra tính hợp hiến,
hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, cơng việc rà sốt tính thống


nhất của hệ thống pháp luật hiện nay chủ yếu được thực hiện qua công tác xây dựng, hoạch
định chính sách của Chính phủ.


Việc ban hành các luật cũng phải phù hợp với nguyên tắc giới hạn quyền con người
(Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế trong những trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng
445<sub> Ở Việt Nam, Hiến pháp hầu như khơng có giá trị áp dụng trực tiếp, bởi vì Tịa án khơng có quyền giải thích Hiến </sub>
pháp và cũng khơng có quyền phán quyết về tính hợp hiến đối với các hành vi trái Hiến pháp, trong khi chưa có
cơ quan bảo hiến độc lập.


446<sub>Xem các Hồ sơ Dự án của các luật, pháp lệnh, Dựthaoonline.quochoi.vn </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

động). Các luật như Luật bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật An ninh mạng, Luật An ninh quốc gia
là những luật liên quan trực tiếp với việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận
trong mối quan hệ với các vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tuy
vậy, các báo cáo xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian qua hầu như chưa đề cập một cách
trực tiếp vấn đề bảo đảm nguyên tắc giới hạn quyền con người. Thực tế này có thể ảnh hưởng
đến việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong nội dung các quy định của luật,
pháp lệnh được ban hành. Một số luật có xu hướng chú trọng các vấn đề quốc phòng, an ninh -
trật tự trong tương quan với việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.


<i><b>- Về các quyền con người, quyền cơng dân cụ thể </b></i>


Nhìn chung, các luật, pháp lệnh mới được ban hành, sửa đổi đã quy định khá đầy đủ,
củng cố và thúc đẩy các các quyền con người nói chung và các quyền dân sự, chính trị nói
riêng448<sub>. Trong q trình làm luật, vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong luật, pháp lệnh luôn </sub>


được đảo đảm. Tuy vậy, pháp luật chưa có sự thay đổi đáng kể để củng cố, thúc đẩy thích đảng
hơn một số quyền quyền chính trị- dân sự như quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận, tự do tín
ngưỡng, tơn giáo, quyền lập hội, hội họp, quyền ứng cử, quyền của một số nhóm yếu thế....


Một số quyền chưa có luật, pháp lệnh điều chỉnh (quyền lập hội, hội họp, quyền biểu tình).


<i><b>- Về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền </b></i>


Các luật mới ban hành đã cụ thể hóa thúc đẩy vị trí, vai trị của Quốc hội, Chính phủ,
Tịa án, Viện kiểm sát và các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi, bảo đảm, bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, các cơ chế mới bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân như cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan bảo hiến vẫn chưa được
ghi nhận trong pháp luật (mặc dù việc thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền đã
và đang được nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của xã hội và điều kiện thực tế tại Việt
Nam). Trong khi đó, các cơ chế truyền thống khơng có những cải cách lớn để được kỳ vọng
sẽ đóng góp vai trị lớn hơn trong việc thực thi, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân. Cụ thể, việc bảo đảm tính độc lập của tịa án (đặc biệt là tịa hành chính),
nâng cao vị trí, vai trị của các cơ quan thuộc Chính phủ (như Ban chỉ đạo về Nhân quyền
thuộc Chính phủ) và các cơ quan nhà nước khác vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.


<i><b>- Về quyền tham gia của người dân trong việc xây dựng các luật, pháp lệnh </b></i>


Việc bảo đảm bảo quyền tham gia của người dân trong việc xây dựng luật, pháp lệnh
được thực hiện một cách đầy đủ, hệ thống và thực chất hơn từ khi có Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015. Tuy nhiên, quyền tham gia của người dân trong quá trình xây
dựng luật cần được chú trọng đi vào thực chất hơn.


<b>IV. Một số đề xuất </b>


- Xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách để bảo đảm tính hợp hiến của các văn bản
quy phạm pháp luật;


- Rà sốt đình chỉ, bãi bỏ tất cả các văn bản dưới luật hạn chế các quyền con người,
quyền công dân, thay thế chúng bằng các quy định luật.



- Nghiên cứu thúc đẩy hơn nữa việc bảo đảm một số quyền dân sự, chính trị quan
trọng (quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận, tự do tín ngưỡng, tơn giáo, quyền lập hội, hội
họp, quyền ứng cử...);


- Cần sớm có luật luật về hội họp, luật biểu tình.


- Tăng cường cơng tác thông tin nghiên caứu chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế, mở
448<sub> Xem Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, tại: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

rộng hợp tác quốc tế trong công tác lập pháp, đặc biệt trong vấn đề quyền con người, quyền
công dân;


- Xây dựng cơ quan chuyên môn chuyên trách về quyền con người (Ủy ban nhân
quyền thuộc Quốc hội);


- Thúc đẩy các hình thức đối thoại, điều trần, vận động chính sách giữa Quốc hội,
Chính phủ với người dân, các tổ chức xã hội, giới học thuật.


<b>PHỤ LỤC </b>


<b>1. Danh mục các luật, pháp lệnh được ban hành trước và sau Hiến pháp năm </b>
<b>2013 điều chỉnh các quyền dân sự, chính trị </b>


<b>STT </b> <b>Các quyền dân sự và chính trị </b> <b>Các luật, pháp lệnh </b>


<b>được ban hành mới hoặc </b>
<b>sửa đổi, bổ sung sau khi </b>
<b>có Hiến pháp năm 2013 </b>



<b>Các luật, pháp lệnh </b>
<b>chưa được ban </b>
<b>hành, sửa đổi, bổ </b>
<b>sung trước khi có </b>
<b>Hiến pháp năm 2013 </b>


1.


Các nguyên tắc về quyền con
người, quyền công dân (Điều 14,
Điều 15)


Các luật, pháp lệnh Khơng có


2.


Quyền khơng phân biệt đối xử
và bình đẳng trước pháp luật
(Điều 16)


Luật bầu cử ĐBQH và
ĐBHĐND năm 2015, Bộ
luật Dân sự năm 2015, Bộ
luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017), Bộ
luật Tố tụng hình sự năm
2015, Luật tố tụng hành
chính năm 2015, Luật hộ
tịch năm 2014...



3.


Quyền có quốc tịch (Điều 17) Luật Quốc tịch năm 2014
4.


Quyền của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài (Điều 18)


Luật Quốc tịch năm 2014
và các luật, pháp lệnh có
liên quan


5.


Quyền sống (Điều 19) Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017), Bộ
luật Tố tụng hình sự năm
2015


6.


Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, danh dự và nhân phẩm,
không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình (Điều 20)


Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017), Bộ
luật Tố tụng hình sự năm
2015, Bộ luật Dân sự năm


2015


Luật Phòng, chống
mua bán người năm
2011, Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm
2012


7.


Quyền được bảo vệ đời sống


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(sửa đổi năm 2017), Bộ
luật Tố tụng hình sự năm
2015, Luật tiếp cận thông
tin năm 2016


8.


Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều
22)


Luật Căn cước công dân
năm 2014, Luật Hộ tịch
năm 2014


Luật Đất đai năm
2013 (dự kiến được
sửa đổi năm 2019)
9.



Quyền tự do đi lại và cư trú
(Điều 23)


Luật Căn cước công dân
năm 2014, Luật Hộ tịch
năm 2014, Luật nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm
2014


Luật Cư trú sửa đổi
năm 2013


Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân
Việt Nam (dự kiến
được ban hành năm
2019)


10.


Quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo (Điều 24)


Luật tự do tín ngưỡng, tơn
giáo năm 2016


11.



Quyền tự do ngôn luận (Điều 25) Luật Báo chí (sửa đổi
2016), Luật tiếp cận thông
tin năm 2016, Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa
đổi năm 2017), Luật An
ninh mạng năm 2018


Luật Xuất bản năm
2004, Luật Công
nghệ thông tin năm
2006


12.


Quyền tự do báo chí (Điều 25) Luật Báo chí (sửa đổi
2016), Luật tiếp cận thơng
tin năm 2016, Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa
đổi năm 2017)


Luật Xuất bản năm
2004


13.


Quyền tiếp cận thông tin (Điều
25)


Luật Tiếp cận thông tin


năm 2016, Luật An toàn
thông tin mạng năm 2015,
Luật An ninh mạng năm
2018


Luật An ninh quốc
gia năm 2004


14.


Quyền hội họp, lập hội (Điều 25) Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017), Bộ
luật Dân sự năm 2015


Luật Cơng đồn 2012
Luật về Hội (trong
quá trình xây dựng)
15.


Quyền biểu tình (Điều 25) Bộ luật Hình sự năm 2015


(sửa đổi năm 2017) Luật Biểu tình (trong quá trình xây dựng)
16.


Quyền bình đẳng giới (Điều 26) Luật bầu cử ĐBQH &
ĐBHĐND năm 2015, Bộ
luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017)


Luật Phòng, chống


bao lực gia đình năm
2007


Luật Bình đẳng giới
năm 2006


17.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

18.


Quyền tham gia quản lý nhà


nước và xã hội (Điều 28) Luật tiếp cận thông tin năm 2016, Luật bầu cử
ĐBQH & ĐBHĐND năm
2015, Luật trưng cầu ý
dân năm 2015, Luật ban
hành VBQPPL năm 2015
19.


Quyền tham gia trưng cầu ý dân
(Điều 29)


Luật trưng cầu ý dân năm
2015


20.


Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều
30)



Luật Tố cáo năm 2018
Các luật, pháp lệnh có
liên quan


Luật Khiếu nại năm
2011, Luật Phòng,
chống tham nhũng
năm 2005 (dự kiến
được sửa đổi năm
2019)


21.


Các quyền của người bị tạm
giam, tạm giữ, bị can, bị cáo:
- Quyền suy đốn vơ tội


- Quyền được xét xử công bằng
- Quyền không bị kết án 2 lần vì
một tội phạm


- Quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa


- Quyền được bồi thường thiệt
hại về vất chất, tinh thần và phục
hồi danh dự (Điều 31)


Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015, Luật thi hành


tạm giữ, tạm giam năm
2015 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Luật trợ
giúp pháp lý (sửa đổi
2017), Luật tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014,
Luật trách nhiệm bồi
thường Nhà nước (sửa đổi
năm 2017), Pháp lệnh
trình tự, thủ tục xem xét,
quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý hành
chính tại Tịa án nhân dân
năm 2014


Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác
năm 2006, Luật
Tương trợ tư pháp
năm 2007


22.


Quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc,
chống phân biệt đối xử, cưỡng
bức lao động, sử dụng nhân công
dưới tuổi lao động tối thiểu
(Điều 32)



Bộ luật Hình sự năm 2015


(sửa đổi năm 2017) Bộ luật lao động năm 2012 (dự kiến được
sửa đổi năm 2019)


23.


Quyền kết hôn, ly hôn, quyền
bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo
hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ
em (Điều 36)


Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014


24.


Quyền trẻ em (Điều 37) Bộ luật Dân sự năm 2015,
Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017), Luật
Trẻ em năm 2016


25.


Quyền của người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam (Điều 48, 49)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nam năm 2014



26.


Các dân tộc bình đẳng, đồn kết,
tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng
phát triển; nghiêm cấm mọi hành
vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; Quyền
của người dân tộc thiểu số (Điều
5)


Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017) và các
văn bản khác có liên quan


<b>2. Các luật, pháp lệnh được ban hành sau Hiến pháp năm 2013 điều chỉnh về các </b>
<b>quyền dân sự và chính trị </b>


1. Luật hộ tịch năm 2014
2. Luật Quốc tịch năm 2014


3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam
4. Căn cước công dân năm 2014


5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014


6. Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính tại Tịa án nhân dân năm 2014


7. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
năm 2014



8. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014


9. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
10. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014


11. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015


12. Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015


13. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
14. Bộ luật Dân sự năm 2015


15. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
16. Luật tố tụng hành chính năm 2015
17. Bộ luật Dân sự năm 2015


18. Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015
19. Luật ban hành VBQPPL năm 2015
20. Luật trưng cầu ý dân năm 2015


21. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
22. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015


23. Luật Trẻ em năm 2016


24. Luật tiếp cận thông tin năm 2016


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

26. Luật Báo chí (sửa đổi 2016)


27. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)



28. Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi năm 2017)
29. Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi 2017)


</div>

<!--links-->

×