Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

phương án cứu hộ cứu nạn của cơ sở kho ABC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 23 trang )

Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)
Tên cơ sở:(1) Chi nhánh CÔNG TY TNHH XXX Tại YYY (Nhà Kho ABC Việt Nam)

Địa chỉ: Đường AA, Khu BB - KCN XXX – Huyện AAA – Tỉnh BBB
Điện thoại:
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: Công Ty TNHH ABC VIỆT NAM
Điện thoại:

Hà Nội, tháng 08 năm 2019.


SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)


A. ĐẶC ĐIỂM CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CƠNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Vị trí địa lý:(3)
Chi nhánh Cơng ty TNHH ABC Việt Nam tại XXX (Nhà Kho ABC Việt Nam) được xây dựng
trên khu đất bằng phẳng có diện tích S= 21.600m2. Nằm ở Khu ABB, KCN XXX, Huyện XXX,
Tỉnh XXX.
- Cách Đồn Cảnh sát PCCC Khu công nghiệp XXX khoảng 6 km.
- Cách trung tâm Thành phố XXX khoảng 40 km.
- Cách trung tâm Thị trấn XXX, Huyện XXX khoảng 9 km.
- Cách Bệnh viện Đa Khoa XXX khoảng 6 km.
- Cách Đồn Công an khu công nghiệp XXX khoảng 1 km.
- Cách Điện lực XXX khoảng 8 km.


Các hướng tiếp giáp
- Phía Đơng Bắc, Bắc và Tây Bắc giáp: Giáp bãi đất trống KCN
- Phía Tây Nam giáp: Giáp công ty XXX Việt Nam chi nhánh ABCCC
- Phía Đơng Nam và Nam giáp: Giáp đường nội bộ AB-KCN
II. Giao thơng bên trong và bên ngồi:(4)
1) Bên trong cơ sở.
Là đường trục chính rộng >5.5m, có 1 số đoạn rộng trên 8m, trên đường khơng có đường ống
cơng nghệ, dây điện đi ngang, đường được làm bằng bê tơng, dẫn từ cổng chính đến các hạng
mục cơng trình của cơ sở, vòng quanh cơ sở. Xe chữa cháy có thể di chuyển và quay đầu dễ
dàng, có thể tiếp cận tất cả các hạng mục cơng trình.
2) Bên ngoài cơ sở.
Tuyến đường từ đội Cs PCCC KCN XXX đến công ty dài khoảng 6 km đi qua các đường: Đội
PCCC KCN XXX  Quốc Lộ 5  Ngã tư KCN XXX  Đi thẳng đường 206  Rẽ trái vào
đường D1  Rẽ phải vào đường C2  đi khoảng 400m, Cơ sở nằm ở phía tay trái.
Ngồi ra có thể đi theo tuyến đường khác, dài khoảng 6.5 km (trường hợp tắc đường vào công
ty): Đội PCCC KCN XXX  Quốc Lộ 5  Ngã tư KCN XXX  Đi thẳng đường 206  Đi
đến ngã tư trước Đồn cơng an KCN thì rẽ trái  đi khoảng 50 m thì tiếp tục rẽ trái vào đường
C2  đi khoảng 700m, Cơ sở nằm ở phía tay trái.
Lái xe cần chú ý khi đi qua các ngã tư có đơng người qua lại.
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến cơng tác cứu nạn, cứu hộ:(5)
Chi nhánh Công ty TNHH ABC VIỆT NAM (Nhà Kho ABC Việt Nam) tại Hà Nội có tổng diện
tích mặt bằng khoảng 21.600 m2, bao gồm 01 nhà kho đóng gói, chứa thành phẩm và các cơng
trình phụ trợ khác như: Nhà xe, Phòng bơm, Trạm biến áp, Khu xử lý nước thải, … Cơ sở được
xây dựng và hoàn thành đi vào sản xuất từ 3.2011. Tổng số lao động trung bình từ 30-40 người,
bao gồm cơng nhân viên Kho và nhân viên nhà thầu nhập xuất hàng. Chi tiết các cơng trình
chính như sau:
- Nhà kho (kí hiệu số 1): diện tích 12.600 m2. Bao gồm khu nhà kho 1 tầng để lưu trữ hàng
thành phẩm và xuất hàng cho xe container, khu văn phòng 2 tầng (nằm ở góc phía trước bên



phải kho – nhìn từ cổng), sàn tầng 2 là 81m2 là nơi làm việc và nghỉ ngơi của công nhân viên
Kho. Làm việc giờ hành chính từ 8h – 17h. Số người làm việc tại văn phòng khoảng 8-10 người.
Số người làm việc ngoài Kho, bãi xuất hàng từ 15 – 20 người. Lối đi lại được bố trí thơng
thống, có 15 cửa thốt hiểm và 01 thang thốt hiểm đảm bảo cho việc thốt nạn.
- Nhà xe (kí hiệu số 2): diện tích 88 m2. Dùng để chứa xe máy của cán bộ công nhân viên.
Không thường xuyên có người. Là khơng gian mở có thể thốt nạn theo mọi hướng.
- Phịng bơm: diện tích 34,34 m2. Chứa hệ thống bơm nước sinh hoạt và cứu hỏa của Kho.
Khơng thường xun có người. Có 01 cửa thốt nạn.
Đặc điểm kiến trúc của nhà xưởng:
* Khu Nhà kho và văn phòng được xây kiên cố, kiểu nhà khung, kết cấu thép lợp mái tơn kim
loại, có chiều cao từ 8-11m, xung quanh xây tường gạch bao dày 220mm. Có bậc chịu lửa bậc 2.
Hệ thống thơng gió, ánh sáng đảm bảo. Nhà văn phịng được xây ở góc của Kho, dựng bằng
thạch cao chống cháy.
* Khu nhà xe có kết cấu kiểu khung thép mái tơn, khơng có tường bao gạch hoặc betong, chiều
cao 3,2m. Có bậc chịu lửa loại 3. Thơng thống, khơng bị cản trở, nằm ở vị trí cách biệt so với
Kho.
* Phịng bơm có kết cấu betong cốt thép, chiều cao 3,2m. Có bậc chịu lửa loại 1. Khơng gian
rộng, có thơng gió, ánh sáng đảm bảo.
Cơng tác đảm bảo an tồn của nhà máy:
* Nhà máy thành lập ban An tồn riêng, có một mạng lưới An toàn vệ sinh viên thường xuyên
thực hiện kiểm tra, kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn và khắc phục, đảm bảo an toàn
cho cán bộ công nhân viên làm việc.
* Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy định cụ thể về An tồn lao động, An tồn phịng chống
cháy nổ cho từng khu vực đặc thù.
* Các khu vực có mối nguy hiểm cao như: Máy móc thiết bị nhà xưởng, các thiết bị yêu cầu
nghiêm ngặt, các khu vực làm việc hóa chất, các khu vực làm việc khơng gian hạn chế, các khu
vực có nguy cơ cháy nổ, nhiễm độc cao đều được xác định và quản lý chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ
các quy định của pháp luật về an tồn vệ sinh lao động, an tồn hóa chất, phịng cháy chữa
cháy,...
* Các phương án ứng phó với từng tình huống nguy hiểm có thể xảy ra đều được xây dựng, đào

tạo và diễn tập định kỳ theo quy định của pháp luật.
IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(6)
1. Tổ chức lực lượng:
Ban chỉ huy PCCC&CNCH của công ty TNHH ABC Việt Nam gồm: 07 người (cập nhật năm
2019), đứng đầu là giám đốc Nhà máy (Trưởng ban): Mr.XXX.
Lãnh đạo cơ sở đã ra quyết định thành lập đội PCCC&CHCN cơ sở gồm: 20 đồng chí (cập nhật
năm 2019), đã được đào tạo về nghiệp vụ và gửi cho Cs.PCCC&CNCH Hà Nội, có danh sách và
phân công nhiệm vụ cụ thể:
+ Đội trưởng: Đ/c Nguyễn Văn A


+ Đội phó: 02 đồng chí.
Cơ sở đã tổ chức cho CBCNV và đội PCCC&CNCH cơ sở đào tạo sử dụng thành thạo các
phương tiện PCCC&CNCH đã trang bị.
Ngoài ra còn lực lượng An ninh, bảo vệ và kỹ thuật thường trực 24/24 tại các khu vực bên trong
cơ sở (Bảo vệ có 9 người chia 2 ca, mỗi ca 12 tiếng, Ca 1 – 5 người, Ca 2 – 4 người). Tổ kiểm tra
định kỳ duy trì việc kiểm tra An tồn – PCCC hàng tháng, có ghi chép và tổng hợp báo cáo Ban
chỉ huy PCCC&CNCH.
2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ (chỉ tính riêng trong đội PCCC&CNCH cơ sở):
+ Trong giờ hành chính: 15 người.
+ Ngồi giờ hành chính: 05 người.
V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở:(7)
- Bộ thiết bị phá dỡ cơng trình: máy khoan betong (01 cái); máy cắt sắt các loại (10 cái); kìm
cộng lực, kéo cắt sắt, búa các loại, xà beng (02 cái/loại); cưa tay (01 cái), cuốc chim (01 cái);
máy kích, máy nâng; máy hàn cắt di động (02 cái). Được bảo quản, lưu giữ tại bộ phận Bảo
dưỡng của Kho.
- Bộ thiết bị hiển thị, cảnh báo: Cờ hiệu cứu nạn cứu hộ (01 bộ); cờ hiệu ban chỉ huy cứu nạn cứu
hộ; băng chỉ huy cứu nạn cứu hộ (01 bộ); biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực cứu nạn cứu
hộ (02 bộ); biển báo khu vực cứu nạn cứu hộ (02 bộ). Được bảo quản, lưu giữ bởi đội trưởng Đội
PCCC&CNCH cơ sở.

- Bộ trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân: Bộ trang phục cho đội PCCC&CNCH cơ sở đầy đủ
gồm mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang phòng độc (số lượng đảm bảo theo yêu cầu). Được bảo
quản, lưu giữ tại văn phòng làm việc của Kho.
- Bộ thiết bị ứng phó sự cố về điện: 01 sào cách điện, 01 thảm cách điện, găng tay cách điện,
khóa loto,... Được bảo quản, lưu giữ tại bộ phận Bảo dưỡng của Kho.
- Bộ thiết bị hỗ trợ cứu người: Câu liêm bồ cào (02 bộ); Thang chữa cháy (02 cái); Dây cứu
người (02 cuộn); Hộp sơ cấp cứu (kèm dụng cụ cứu thương) (02 bộ); Đèn pin chuyên dụng (02
cái). Được bảo quản, lưu giữ tại bộ phận Bảo dưỡng và Y tế Kho.
- Bộ thiết bị thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy: Loa pin (02 cái), bộ đàm (02 cái). Được bảo
quản, lưu giữ tại văn phòng làm việc của Kho.
- Bộ thiết bị, phương tiện PCCC: 170 bình chữa cháy các loại: 135 bình MFZL4, 45 bình MT3
phục vụ cơng tác chữa cháy ban đầu khi đám cháy mới phát sinh, kèm theo các nội quy, tiêu lệnh,
biển báo PCCC.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy gồm: 02 máy bơm, trong đó:
+ Hệ thống bơm chữa cháy vận hành tự động theo áp lực, có: 01 bơm động cơ điện và 01 động
cơ xăng/1 HT có Q = 153 l/s, H = 85 m.c.n;


+ 24 Hộp họng chữa cháy trong nhà D50
+ 5 Trụ nước chữa cháy ngoài nhà D65
+ 02 Trụ tiếp nước chữa cháy.
+ Hệ thống chữa cháy sprinkler trang bị cho toàn bộ khu vực Kho.
- Hệ thống báo cháy tự động gồm 01 tủ trung tâm báo cháy đặt tại khu vực phòng bảo vệ nhà máy,
cụ thể: Tủ trung tâm báo cháy 40 zones; tổ hợp các thiết bị báo cháy: chng, đèn, nút ấn, thiết bị
báo khói, nhiệt ln trong tình trạng hoạt động tốt.
- Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được bố trí vào vị trí dễ lấy, dễ thấy, thuận tiện
cho việc thao tác, sử dụng, đảm bảo tiêu chuẩn PCCC.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN
I. Phương án xử lý tình huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất
1. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(8)

Theo thực tế tại cơ sở, các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn cứu hộ có thể liệt kê như
là:
- Tình huống có người bị nạn, bị mắc kẹt trong sự cố cháy nổ.
- Tình huống có người bị mắc kẹt trong các sự cố sập đổ nhà xưởng, cơng trình, thiết bị.
- Tình huống có người bị mắc kẹt trong các cơng trình ngầm.
- Tình huống cứu nạn cứu hộ khác phát sinh trong quá trình cải tạo, nâng cấp, xây lắp mới các
hạng mục cơng trình, nhà xưởng, thiết bị theo quy định của pháp luật (điện giật,...)
TÌNH HUỐNG CỨU NẠN CỨU HỘ GIẢ ĐỊNH PHỨC TẠP NHẤT (*):
- Loại sự cố: Cháy nổ dẫn đến mắc kẹt, bị thương, có nguy cơ sập đổ cơng trình.
- Vị trí xảy ra sự cố: Cháy tại Nhà văn phịng tầng 1, Vị trí bắt đầu cháy ở bàn làm việc gần cửa
Exit.
- Số người đang làm việc: 0 người/tầng 1, 15 người/tầng 1 (2 tầng).
- Thời gian xảy ra sự cố: lúc 12h40, ngày.... tháng..... năm ......
- Nguyên nhân xảy ra sự cố: Do dây điện nguồn ổ cắm bị chuột cắn nhưng không phát hiện ra,
dây chưa đứt hẳn dẫn đển hiện tượng move khi có dịng điện chạy qua, sinh nhiệt và gây chập
mạch, phát sinh tia lửa cháy dây điện, nhựa chảy ra bén vào giấy tờ ở gần gây cháy. Khối lượng
chất cháy khoảng 200 kg gồm giấy, nhựa, cao su, khăn giẻ lau,...
- Diễn biến: Tại vị trí chập điện các tia lửa điện mang nhiệt độ cao trên 1000 oC bắn ra xung
quanh rơi vào khu vực để các vật dụng dễ cháy. Do đang trong giờ nghỉ trưa nên khoảng 5’ sau
đám cháy phát triển lên bàn làm việc. Khói bay lên kích hoạt hệ thống đầu báo cháy và chuông
báo cháy kêu. Lúc này mọi người tỉnh dậy và di chuyển theo lối thang bộ từ gác xép xuống tầng
1 để thoát nạn.


Cùng lúc này, đám cháy phát triển nhanh, ngọn lửa từ vị trí cháy ban đầu lan sang các khu vực
nhà vệ sinh bên cạnh do ảnh hưởng của đối lưu, truyền nhiệt, bức xạ nhiệt của ngọn lửa (diện
tích cháy khoảng 20 m2), bịt kín lối thốt hiểm phía sau và nguy cơ phong tỏa khu vực cầu thang
thoát hiểm từ trên tầng 2 xuống. Lực lượng chữa cháy tại chỗ sau khi tiếp cận khu vực xảy ra
cháy đã tổ chức các hoạt động chữa cháy ban đầu, sử dụng bình chữa cháy tại chỗ được trang bị
tại cơ sở để phun vào đám cháy, di chuyển thiết bị hàng chữa cháy ra khu vực an toàn nhưng do

trong đám cháy nhiều khói, lực lượng PCCC&CNCH cơ sở khơng có thiết bị an tồn, chịu nhiệt
chun dụng trong đám cháy cao nên không thể tiếp cận đám cháy và lên tầng 2 cứu người. Sự
cháy không chỉ phát triển trong khu vực văn phịng mà cịn có khả năng phát triển sang các khu
vực khác xung quanh gây thiệt hại lớn khó có thể lường trước được. Đến khi khơng kiểm sốt
được sự cháy lực lượng PCCC&CNCH cơ sở mới gọi điện báo cho lực lượng PCCC&CNCH
chuyên nghiệp. Đội Cs.PCCC&CNCH KCN XXX cho xuất xe chữa cháy, xe thang đến đám
cháy, khi đến thì đám cháy đã phát triển rộng. Nếu không cứu chữa kịp thời đám cháy sẽ lan
rộng ra toàn bộ cơ sở và gây biến dạng sụp đổ mái nhà gây khó khăn cho việc cứu người, tài sản
và chữa cháy.
Chất cháy chủ yếu tại khu vực là giấy, bìa (nhiều nhất), nhựa, vải, rèm, thiết bị điện.
- Số nạn nhân bị mắc kẹt:
Tại thời điểm xảy ra cháy tuy đã thực hiện sơ tán sớm nhưng vẫn còn 2 người mắc kẹt trong đám
cháy ở tầng 2. Lý do: 2 nạn nhân khi nghe tiếng chng báo cháy đã khơng giữ được bình tĩnh,
tâm lý hoảng loạn khiến việc di chuyển thoát nạn bị muộn, khi xuống cầu thang thì ngọn lửa đã
phát triển lớn nên đã quay trở lại phịng, đóng cửa và mở cửa sổ tầng 2 để kêu cứu.
- Số lượng vị trí thốt nạn: 01 cửa Exit ở tầng 2, 01 cửa Exit ở tầng 1, 01 cầu thang thoát hiểm.
2. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:(9)
Công tác tổ chức thoát nạn, cứu người trong đám cháy với phương châm “Ưu tiên Cứu người
trước” được tổ chức song song trong công tác tổ chức chữa cháy. Đồng thời huy động mọi lực
lượng và phương tiện tại chỗ để tham gia cứu người và chữa cháy.
Người đầu tiên phát hiện thấy đám cháy lập tức bằng mọi cách thông báo cháy cho mọi người
trong công ty biết: Hô to Cháy... cháy.... cháy, ấn chuông báo cháy gần nhất hoặc đánh kẻng
(nếu có) báo động.
Đội trưởng đội PCCC&CNCH cơ sở tiếp nhận và xác nhận thông tin báo cháy, cho phát loa
thơng báo trên tồn cơng ty, đồng thời phối hợp các lực lượng tại chỗ thực hiện cứu người, chữa
cháy và cứu tài sản, nhanh chóng báo cáo lãnh đạo công ty, ban chỉ huy PCCC&CNCH biết và
chỉ đạo chữa cháy.
Sau khi phát hiện ra cháy, đội PCCC&CNCH cơ sở nhanh chóng thực hiện các cơng việc sau:



Tổ thơng tin:

- Báo động, hơ hốn có cháy cho mọi người biết.
- Gọi điện báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC 114/Cs.PCCC&CNCH KCN XXX, yêu cầu
nói rõ họ tên, số điện thoại (nếu có) của người báo tin; địa chỉ công ty; loại sự cố cứu nạn
cứu hộ, nơi xảy ra sự cố, thời gian xảy ra sự cố; chất cháy, diện tích đám cháy, thời điểm bắt
đầu cháy (nếu là sự cố cháy nổ); số người bị chết/bị thương và mắc kẹt trong cơng trình, tình
trạng người bị nạn (nếu có thể biết), ước tính về thiệt hại về tài sản (nếu có)...


- Gọi điện cho Công an phản ứng nhanh 113/Công an KCN XXX đến hỗ trợ ổn định an ninh trật
tự, phối hợp cứu người.
- Gọi điện cho lực lượng y tế 115/bệnh viện Đa Khoa XXX đến sơ cấp cứu và chuyển người bị
nạn đến cơ sở y tế phù hợp (nếu cần).
- Gọi điện cho Điện lực XXX để phối hợp cắt điện (nếu cần).
- Kiểm tra, báo cáo số người bị nạn và số người còn mắc kẹt ở khu vực xảy ra cháy.


Tổ bảo vệ:

Có nhiệm vụ khi có cháy xảy ra lập tức cắt điện toàn bộ khu vực cháy, bảo vệ an ninh trật tự, bảo
vệ tài sản cứu được, sử dụng hệ thống loa pin, thơng báo cho mọi người biết tình hình cụ thể của
đám cháy. Mỗi bộ phận chỉ định 1-2 người giữ nhiệm vụ cắt điện, Bảo dưỡng nhà máy phụ trách
cắt điện ở phòng phân phối – nếu cần.
- Khoanh vùng hiện trường xảy ra sự cố.
- Đón xe chữa cháy, xe cứu thương, xe thang cứu hộ, xe công an và xe các lực lượng khác đến
làm nhiệm vụ, cấm người khơng có nhiệm vụ vào khu vực xảy ra sự cố.
- Thu thập thông tin liên quan đến nguyên nhân sự cố, tổ chức bảo vệ hiện trường phục vụ công
tác khám nghiệm hiện trường sự cố.



Tổ chữa cháy:

Khi có cháy xảy ra lập tức tâp trung mọi người lại triển khai chữa cháy bằng cách sử dụng bình
chữa cháy xách tay phù hợp phun dập tắt đám cháy nhanh nhất không cho cháy lan.
Tùy theo quy mô và sự phát triển của đám cháy mà sử dụng phù hợp các phương tiện chữa cháy
tại chỗ như:
 Cấp độ cháy nhỏ: ưu tiên sử dụng bình chứa cháy khí CO2, bình bột ABC các loại.
 Cấp độ cháy lớn, lan rộng: khởi động hệ thống bơm chữa cháy, dùng họng nước chữa cháy
vách tường, ngoài nhà tại khu vực để ngăn cháy lan và chữa cháy để khống chế và dập tắt đám
cháy nếu có thể (chú ý không dùng nước chữa cháy đám cháy xăng dầu, hóa chât có khả năng
phản ứng với nước và phải xác nhận điện đã được cắt hoàn toàn trước khi chữa cháy).
Khi lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp tới: Đ/c trưởng ban báo cáo tình hình
đám cháy, chất cháy, tình hình cắt điện, số người bị nạn, mắc kẹt và tình trạng, sau đó trao lại
quyền chỉ huy cho chỉ huy Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp. Lực lượng
PCCC&CNCH cơ sở chỉ vị trí nguồn nước, cứu tài sản ra ngồi và hỗ trợ các công việc khác
theo lệnh của chỉ huy chữa cháy.
Nếu công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ kéo dài, phức tạp, cơ sở cần chuẩn bị hậu cần đồ ăn,
nước uống, chỗ nghỉ tạm thời phục vụ cho những người tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
xăng dầu và nhiên liệu phục vụ cho máy bơm chữa cháy và các thiết bị chữa cháy, cứu hộ khác;
Sau khi đám cháy đựơc dập tắt và tất cả những người mắc kẹt được đưa ra khỏi khu vực nguy
hiểm, thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu cần thiết và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, cơ sở cử
người bảo vệ hiện trường cháy, phối hợp với cơ quan điều tra chức năng tìm ra nguyên nhân
cháy, ký vào biên bản cháy.
Những lưu ý trong quá trình tổ chức chữa cháy:




Chữa cháy ban đêm phải dùng đèn pha chiếu sáng khu vực xảy ra cháy.




Phải sử dụng mặt nạ phòng độc khi tiếp cận khu vực chữa cháy.



Lưu ý sự sụp đổ cấu kiện xây dựng.


Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra lại nếu không thấy dấu hiệu cháy lại mới
được thu dọn phương tiện.


Tổ cứu nạn cứu hộ

- Tổ cứu nạn (ưu tiên trước):
Lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở dùng hệ thống loa thơng báo cho mọi người biết
lối ra thốt nạn, vị trí tập trung thốt nạn, cử người chốt ở các vị trí đầu các hành lang, cầu thang
bộ xuống sân dẫn ra ngoài khu vực cháy an toàn, đến nơi cách xa đám cháy.
Thực hiện điểm danh theo từng bộ phận, đồng thời kiểm tra thật kỹ xem cịn người sót lại trong
khu vực cháy khơng?
Huy động mọi phương tiện cứu nạn cứu hộ tại cơ sở phù hợp với tình huống cứu nạn cứu hộ, di
chuyển đến khu vực xảy ra sự cố và thực hiện cứu nạn cứu hộ trong phạm vi và khả năng của cơ
sở.
Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như băng cáng cứu thương, thuốc men phục vụ công tác
cứu nạn, cứu người bị nạn kẹt trong đám cháy, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và chuyển ra xe cấp
cứu.
Với những người bị kẹt lại bên trong đám cháy mà việc cứu nạn vượt quá điều kiện trang thiết bị
phương tiện cứu nạn cứu hộ hiện có của cơ sở, ban chỉ huy PCCC&CNCH của công ty họp bàn,

xác định các lối thoát nạn khác và chỉ dẫn người bị nạn di chuyển đến nơi an toàn hơn, đảm bảo
thời gian an toàn lớn nhất cho người bị nạn, đồng thời hướng dẫn người bị nạn các phương pháp
tự bảo vệ và sơ cấp cứu. Trong trường hợp sự cố này, hướng dẫn người bị nạn di chuyển lên tầng
2 và đứng ra phía cửa sổ tầng 2, sử dụng giẻ/quần áo làm ẩm để thở tránh hít phải khói từ đám
cháy, đồng thời ở phía dưới đội chữa cháy tích cực dùng nước để dập lửa, làm mát và làm chậm
quá trình cháy lan của ngọn lửa, kéo dài thời gian và làm công tác tư tưởng để giữ bình tĩnh cho
người bị nạn. Do ngọn lửa phát triển khá lớn nên việc sử dụng thang để lên tầng cứu người là
nguy hiểm, vì thế Ban chỉ huy PCCC & CNCH quyết định chờ đợi lực lượng chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ chuyên nghiệp đến giải cứu.
Những lưu ý trong quá trình tổ chức cứu nạn cứu hộ:

Phải chú ý đảm bảo an toàn cho cán bộ và phương tiện trước khi triển khai các hoạt động
cứu nạn cứu hộ tại hiện trường.

Khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ lực lượng PCCC&CNCH của cơ sở phải được
trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như mũ, ủng, găng tay, quần áo.

Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường cháy nổ có khói, khí độc hoặc
những nơi thiếu oxy phải được trang bị các thiết bị phịng chống khói, khí độc phù hợp.

Khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy hoặc dưới nước cần quy định tín
hiệu liên lạc cụ thể giữa chiến sĩ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chỉ huy.

Khi thực hiện nhiệm vụ ở nơi có rị rỉ phóng xạ, hóa chất đặc biệt là hóa chất nguy hiểm
cần phải được trang bị các thiết bị bảo hộ chuyên dụng.



Khi tiến hành các hoạt động cứu nạn cứu hộ trên cao phải đeo đai an tồn và móc dây bảo
hiểm vào những vị trí cấu kiện vững chắc.


Khi cứu nạn, cứu hộ trong các cơng trình xây dựng bị sụp đổ cần phải chú ý đến nguy cơ
sụp đổ thứ cấp đe dọa đến tính mạng chiến sĩ và phương tiện tham gia công tác cứu nạn cứu hộ.

Khi tiến hành công tác cứu người bị nạn cần xem xét để lựa chọn phương pháp và biện
pháp cứu người cho phù hợp. Trong khi cứu người cần phải thận trọng tránh làm phát sinh các
chấn thương khác cho người bị nạn.
- Tổ cứu hộ - cứu tài sản (Sau khi cơng tác cứu nạn, cứu người đã hồn thành):
Dùng hệ thống loa thông báo cho mọi người biết khu vực xảy ra cháy để cứu tài sản. Huy động
mọi người mọi phương tiện hiện có cứu tài sản chuyển giao cho lực lượng bảo vệ trông giữ, tạo
khoảng cách ngăn cháy. Tổ chức cứu tài sản không cản trở việc thoát nạn.
* Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến: chỉ huy đội PCCC&CNCH của cơ sở báo cáo
tình hình diễn biến của sự cố, số người bị thương, số người mắc kẹt, đường giao thông, nguồn
nước trong khu vực cháy, công tác tổ chức cứu nạn cứu hộ ban đầu và giao quyền chỉ huy cho
chỉ huy của lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho lực
lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp theo sự phân công của chỉ huy chữa cháy, hướng dẫn
nguồn nước chữa cháy, hỗ trợ triển khai đường vòi chữa cháy cứu người, tài sản, hỗ trợ về
phương tiện, dụng cụ cứu nạn cứu hộ (nếu cần).
* Nhiệm vụ của lực lượng CS PCCC&CNCH
- Nhận tin về sự cố và có người bị nạn: chiến sĩ trực điện đánh kẻng tập trung lực lượng phương
tiện. Lãnh đạo đơn vị sau khi phân tích tình hình, ra lệnh xuất 02 xe chữa cháy, 01 xe thang, 01
xe bồn chứa nước và 1 số trang thiết bị máy móc phục vụ cứu hộ trên cao, thiết bị phòng độc đến
cơ sở đồng thời điện báo cho các đơn vị lân cận theo kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện
(nếu cần), khi đến cơ sở lập tức tiếp nhận báo cáo tình hình đám cháy, cơng tác chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ của cơ sở.
- Tổ chức trinh sát và nhận định tình hình sự cố và cứu nạn cứu hộ:
+ Xác định vị trí, số lượng người bị nạn, đặc điểm của khu vực xảy ra sự cố và phương pháp cứu
nạn cứu hộ phù hợp.
+ Tình trạng sức khỏe và tinh thần của người bị nạn.
+ Tình trạng của lối, đường tiếp cận đến vị trí người bị nạn mắc kẹt.

+ Những mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như đối
với cán bộ của cơ sở thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ.
- Quyết định các biện pháp và phương pháp cứu người, cứu tài sản.
- Quyết định hướng tấn cơng chính, các khu vực ngăn chặn cháy lan và bố trí lực lượng phương
tiện.
- Dự báo diện tích của đám cháy, khả năng cháy lan sang các khu vực lân cận.
- Xác định nguy cơ độc hại của sản phẩm cháy, khói thốt ra từ khu vực cháy, đề xuất với chỉ
huy các biện pháp an toàn để bảo vệ lực lượng chữa cháy
- Khi triển khai công tác cứu người bị nạn cần phải chú ý 1 số nội dung sau:


+ Tiếp tục xác định và đề xuất với chỉ huy những biện pháp đưa người bị nạn ra nơi an toàn.
+ Hướng dẫn lực lượng cơ sở cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác trong thời gian cứu
người.
+ Ưu tiên cứu những người đang bị đám cháy đe doạ nghiệm trọng như: Người bị thương do các
yếu tố nguy hiểm từ đám cháy tác động đến.
- Công tác triển khai chữa cháy, ngăn cháy lan và cứu nạn cứu hộ được thực hiện như sau:
+ Xe chữa cháy (số 1): Tiếp cận nhà văn phịng từ phía trước triển khai đội hình 1 lăng A; 1 lăng
B có nhiệm vụ phun vào gốc lửa để khống chế dập tắt đám cháy, làm mát cho Cán bộ chiến sĩ,
làm mát cấu kiện xây dựng.
+ Xe chữa cháy (số 2): Đỗ phía bên phải nhà văn phịng (Nhìn từ ngồi cổng vào), triển khai
đường vịi A sử dụng 1 lăng A, 1 lăng B phun quét từ ngoài vào khu vực cháy ngăn chặn không
cho đám cháy phát triển và ngăn chặn cháy lan ra ngoài kho.
+ Xe thang (số 3): tiếp cận từ trên mái để thực hiện cứu người bị nạn và chữa cháy tầng 2.
+ Xe bồn cấp nước chữa cháy (số 4): Hỗ trợ tiếp nước chữa cháy cho xe cứu hỏa.
* Nhiệm vụ công an huyện:
- Phân luồng giao thông chống ùn tắc đường trên đoạn đường, tham gia cứu người tài sản, bảo vệ
tài sản và đảm bảo ANTT.
- Phối hợp điều tra nguyên nhân vụ cháy.
* Nhiệm vụ của lực lượng Y tế huyện:

Hỗ trợ lực lượng y tế cơ sở sơ cấp cứu người bị nạn.
Vận chuyển người bị thương trong quá trình tổ chức chữa cháy và người bị nạn đến cơ sở khám
và điều trị.
* Nhiệm vụ của Điện lực huyện:
Cắt điện các khu vực chữa cháy theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy (nếu cần).

Chi tiết liên hệ như bảng dưới đây:
Stt

Đơn vị huy động

1

Lực lượng CSPCCC
đội chữa cháy khu vực
XXX

Điện thoại
0221 114
Hoặc
0962 639338

Số người huy
động
(tối thiểu)
12 cán bộ CS

Số lượng chủng loại
phương tiện huy động
02 xe chữa cháy

01 xe thang chữa cháy
01 xe chở nước

Ghi
chú


Các phương tiện CNCH
khác phù hợp: đệm khơng
khí, dây đai cứu sinh, mặt
nạ thở Drager, ...

Tối thiểu 15
đội viên đội
PCCC cơ sở và
những người có
mặt tại cơ sở

20 bình chữa cháy cầm tay
05 bình chữa cháy xe đẩy
03 họng nước chữa cháy
và lăng vòi
01 loa pin
02 đèn pin
01 máy khoan betong
02 máy cắt tay
02 kéo cắt sắt
02 thang thẳng : 01 thang
dài 05m, 01 thang dài 10
m.

Cáng cứu thương và 01 bộ
thiết bị sơ cấp cứu đầy đủ.
02 xà beng, 02 cuốc, xẻng.
02 mặt nạ phòng độc rời
(cho các nạn nhân).
Và các phương tiện phụ
trợ khác.

2

Lực lượng PCCC cơ
sở (Đội trưởng PCCC)

0976 864848
Hoặc
0978 807709

3

Công an huyện XXX/
Công an đồn Khu
công nghiệp

0221 3985073

03 CBCS

Phương tiện chỉ huy giao
thông , đảm bảo ANTT


4

Bệnh viện đa khoa
XXX

0221 3767666

04 cán bộ

Xe cứu thương chở người
bị nạn đi cấp cúư tại nơi
gần nhất

5

Điện lực huyện XXX

0221 3786881

03 cán bộ

Mang phương tiện thiết bị
để cắt điện

Sau khi cứu được tất cả người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm, thực hiện chữa cháy và dập tắt
hoàn toàn đám cháy, phong tỏa hiện trường phục vụ điều tra và tổ chức họp với sự tham gia của
các bên liên quan.


3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất:(10)



Sơ đồ mặt bằng tầng 1 – Văn phòng làm việc Kho và WC

Sơ đồ mặt bằng tầng 2 – Khu vực nhà nghỉ


4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ:(11)
Khi lãnh đạo chỉ huy lực lượng CS PCCC&CNCH đến, lãnh đạo cơ sở báo cáo lại tình hình diễn
biến sự cố đến thời điểm hiện tại, những việc đã làm, cụ thể:
+ Có người bị nạn mắc kẹt trong sự cố/đám cháy không? Ở đâu, đường vào, ra và phương pháp
có thể cứu họ.
+ Có nắm được tình trạng hiện tại của người bị nạn hay khơng? Có duy trì liên lạc với người bị
nạn hay khơng?
+ Đã có những biện pháp cứu nạn cứu hộ nào được triển khai từ khi xảy ra sự cố đến hiện tại?
+ Đã cắt điện khu vực xảy ra cháy chưa? (với sự cố cháy nổ)
+ Cháy chất gì? Khối lượng là bao nhiêu? ở vị trí nào? Có hóa chất, xăng dầu trong khu vực cháy
khơng? (với sự cố cháy nổ)
+ Có nguồn nước chữa cháy khơng? Xe chữa cháy có hút được nước khơng? (với sự cố cháy nổ)
+ Các hướng phát triển chính của đám cháy. (với sự cố cháy nổ)
+ Đặc điểm kiến trúc của Nhà văn phịng, những khu vực có khả năng bị sụp đổ, tường, nơi cần
dỡ nhà để tạo khoảng cách hay thốt khói. (với sự cố cháy nổ/sụp đổ nhà)
+ Nơi phát sinh cháy đầu tiên. Những dấu vết vật chứng có liên quan đến nguyên nhân cháy. (với
sự cố cháy nổ)
+ Những đồ vật, hàng hóa cần bảo vệ, di chuyển đề phòng lửa, nước làm hư hỏng. Cần chú ý bảo
vệ, di chuyển trước những đồ vật, hàng hóa quý nào? (với sự cố cháy nổ)
+ Phạm vi cháy, có cần đến lực lượng khác khơng? (với sự cố cháy nổ)
Đồng thời lãnh đạo cơ sở trao lại quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho chỉ huy đội
PCCC&CNCH chuyên nghiệp.

Trong trường hợp quá trình ứng phó sự cố kéo dài, lãnh đạo cơ sở cần tổ chức tốt công tác hậu
cần bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ, lực lượng PCCC&CNCH cơ sở nhằm mục đích đảm bảo sức khoẻ
để cơng tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ diễn ra hiệu quả.
Có kế hoạch bảo vệ hiện trường sau khi sự cố được xử lý tạm thời, khơng cịn khả năng tiếp diễn
để phục vụ cơng tác điều tra, có kế hoạch khắc phục hậu quả sau sự cố và tránh tái diễn.
II. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng:(12)
Giả định tình huống
và kết quả tính tốn
TT
lực lượng, phương
tiện cứu nạn cứu hộ
Tình
Tình huống mắc kẹt
huống trên phương tiện vận
01
tải.
- Thời điểm xảy ra sự
cố: 14h00.
- Địa điểm xảy ra sự
cố : góc bên trái, phía
trước Kho (nhìn trước
phía trước).
- Nguyên nhân sự cố:
Xe tải chở hàng lưu

Kế hoạch huy động
lực lượng, phương
tiện cứu nạn cứu hộ

Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ


Lực lượng cứu nạn
cứu hộ:
- Lực lượng PCCC
& CNCH cơ sở.
- Kíp trực bảo vệ cơ
sở.
- Cán bộ công nhân
viên công ty (nếu
cần).
- 05 cán bộ chiến sĩ
Cs.PCCC & CNCH

- Sau khi nhận tin về sự cố và có người bị
thương và mắc kẹt, người phát hiện báo
động bằng trống, loa cịi, hơ hốn... để
mọi người biết. Đồng thời thông báo ngay
cho Lãnh đạo cơ sở, gọi điện cho lực
lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
chuyên nghiệp theo số 114 báo cáo chi tiết
tình hình (có thể thơng báo cho các lực
lượng khác như 115, 113, Điện lực
XXX,…), sau đó:
- Đội PCCC & CNCH cơ sở nhanh chóng


thông trong khuôn
viên nhà máy, do tài
xế khi lùi xe vào vị trí
lấy hàng bất cẩn nhấn

nhầm chân ga thay vì
phanh nên xe đã đâm
vào chồng pallet hàng
hóa, gây gãy và sập
nhiều hàng sứ, đổ vào
thùng xe gây móp 1
phần thùng khiến 02
người công nhân đang
dỡ hàng trong thùng
xe bị kẹt và chấn
thương.
- Số người bị nạn (giả
định): 02 người công
nhân bốc dỡ hàng.

(nếu cần).
Phương tiện cứu nạn
cứu hộ của cơ sở:
- 01 loa pin
- 02 đèn pin
- 01 máy khoan
betong
- 02 máy cắt tay
- 02 kéo cắt sắt
- 01 xe nâng
- Cáng cứu thương
và 01 bộ thiết bị sơ
cấp cứu đầy đủ.
- Găng tay vài 05 bộ,
găng tay chống cắt

05 bộ.
- 02 xà beng, 02
cuốc, xẻng.
Và các phương tiện
phụ trợ khác.
Phương tiện cứu nạn
cứu hộ của Cc PCCC
& CNCH: Tùy theo
tình hình cụ thể.

tập trung lực lượng.
- Ban chỉ huy CNCH xác định loại sự cố,
nguyên nhân sự cố, số người bị nạn, tình
trạng của nạn nhân.
- Xác định các phương tiện, dụng cụ cần
thiết để cứu hộ cứu nạn, Xây dựng
phương án CNCH phù hợp và chi tiết, các
tình huống có thể xảy ra.
- Tìm cách liên lạc và duy trì liên lạc với
người bị nạn, hướng dẫn họ mơ tả tình
trạng tổn thương, tình trạng bên trong xe,
đánh giá sơ bộ về nguy cơ sụp đổ, và tiến
hành tự sơ cứu (nếu có thể).
- Lực lượng cứu hộ phân công công việc
như sau :
- Tổ bảo vệ : Cắt điện khu vực xảy ra sự
cố, di chuyển tài sản ra khỏi khu vực bị
sập đổ, cứu tài sản, tạo lối đi vào đến vị trí
người bị nạn. Đón xe của Cs.PCCC &
CNCH và hướng dẫn đến đúng vị trí xảy

ra sự cố, bảo vệ tài sản cứu được, giữ gìn
an ninh trật tự trong nhà máy, khơng cho
người khơng có nhiệm vụ vào khu vực sự
cố.
- Cán bộ trạm y tế của cơ sở phối hợp với
y tế huyện chuẩn bị thuốc men, dụng cụ
để cấp cứu người bị nạn, trường hợp cần
thiết (Người bị nạn thiếu oxy, chảy
máu,…) có thể đưa mặt nạ oxy hoặc băng,
gạc vào cho người bị nạn trước.
- Tổ cứu nạn cứu hộ : ưu tiên cứu người
trước. Sơ tán tất cả cán bộ công nhân viên
làm việc trong khu vực ra ngồi đến nơi
tập kết an tồn. Trong q trình cứu người
bị nạn tại vị trí mắc kẹt cần hết sức chú ý
về nguy cơ sụp đổ của cấu kiện, cơng
trình, nếu không chắc chắn tuyệt đối
không được tự ý triển khai.
+ Trường hợp có thể thực hiện tự cứu
nạn : Thực hiện tuần tự tháo dỡ các phần
cấu kiện bị sập từ trên xuống dưới, trong
quá trình tháo dỡ hạn chế đứng trực tiếp
lên cấu kiện, nếu phát hiện bất thường có
thể gây đổ sập thì lập tức dừng lại và thay
đổi phương án.
+ Trường hợp không thể thực hiện tự cứu


nạn : Bằng mọi cách liên lạc, giữ người bị
nạn tỉnh táo và hỗ trợ họ kéo dài sự sống

đến khi lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên
nghiệp đến.
- Sau khi cứu được người bị nạn ra ngồi,
nhanh chóng thực hiện sơ cấp cứu theo
các tình huống phù hợp và chuyển người
bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục
điều trị.
- Có kế hoạch bảo vệ hiện trường sau sự
cố để phục vụ công tác điều tra (nếu cần).
Tình
Tình huống mắc kẹt
Lực lượng cứu nạn
- Sau khi nhận tin về sự cố và có người bị
huống trong giá để hàng.
cứu hộ :
thương và mắc kẹt, người phát hiện báo
02
- Lực lượng PCCC
động bằng trống, loa cịi, hơ hoán... để
- Thời điểm xảy ra sự & CNCH cơ sở.
mọi người biết. Đồng thời thơng báo ngay
cố: 09h00.
- Kíp trực bảo vệ cơ cho Lãnh đạo cơ sở, gọi điện cho lực
- Địa điểm xảy ra sự
sở.
lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
cố: Khu vực giá để
- Cán bộ công nhân
chuyên nghiệp theo số 114 báo cáo chi tiết
hàng ở góc Kho (khu viên cơng ty (nếu

tình hình (có thể thơng báo cho các lực
vực đánh dấu).
cần).
lượng khác như 115, 113, Điện lực Gia
- Nguyên nhân sự cố: - 05 cán bộ chiến sĩ
Lâm,…), sau đó:
Xe nâng trong quá
Cs.PCCC & CNCH
- Đội PCCC & CNCH cơ sở nhanh chóng
trình bốc xếp hàng lên (nếu cần).
tập trung lực lượng.
giá cao đã nhấn nhầm Phương tiện cứu nạn - Ban chỉ huy CNCH xác định loại sự cố,
chân ga khiến xe húc cứu hộ của cơ sở:
nguyên nhân sự cố, số người bị nạn, tình
đổ giá và đè lên xe
- 01 loa pin
trạng của nạn nhân.
khiến cho người lái xe - 02 đèn pin
- Xác định các phương tiện, dụng cụ cần
bị mắc kẹt trong xe
- 02 máy cắt tay
thiết để cứu hộ cứu nạn, Xây dựng
- Số người bị nạn (giả - 02 kéo cắt sắt
phương án CNCH phù hợp và chi tiết, các
định): 01 người (lái xe - 01 xe nâng
tình huống có thể xảy ra.
nâng).
- Cáng cứu thương
- Tìm cách liên lạc và duy trì liên lạc với
và 01 bộ thiết bị sơ

người bị nạn, hướng dẫn họ mơ tả tình
cấp cứu đầy đủ.
trạng tổn thương, tình trạng bên trong xe,
- Găng tay vài 05 bộ, đánh giá sơ bộ về nguy cơ sụp đổ, và tiến
găng tay chống cắt
hành tự sơ cứu (nếu có thể).
05 bộ.
- Lực lượng cứu hộ phân công công việc
- 02 xà beng, 02
như sau :
cuốc, xẻng.
- Tổ bảo vệ : cắt điện khu vực xảy ra sự
Và các phương tiện
cố, di chuyển tài sản ra khỏi khu vực bị
phụ trợ khác.
sập đổ, cứu tài sản. Lực lượng bảo vệ có
Phương tiện cứu nạn nhiệm vụ đón xe của Cs.PCCC & CNCH
cứu hộ của Cc PCCC và hướng dẫn đến đúng vị trí xảy ra sự cố,
& CNCH: Tùy theo
bảo vệ tài sản cứu được, giữ gìn an ninh
tình hình cụ thể.
trật tự trong nhà máy, khơng cho người
khơng có nhiệm vụ vào khu vực sự cố.
- Cán bộ trạm y tế của cơ sở phối hợp với


y tế huyện chuẩn bị thuốc men, dụng cụ
để cấp cứu người bị nạn, trường hợp cần
thiết (Người bị nạn thiếu oxy, chảy
máu,…) có thể đưa mặt nạ oxy hoặc băng,

gạc vào cho người bị nạn trước.
- Tổ cứu nạn cứu hộ : ưu tiên cứu người
trước. Sơ tán tất cả cán bộ công nhân viên
làm việc trong khu vực ra ngồi đến nơi
tập kết an tồn. Trong q trình cứu người
bị nạn tại vị trí mắc kẹt cần hết sức chú ý
về nguy cơ sụp đổ của cấu kiện, cơng
trình, nếu khơng chắc chắn tuyệt đối
khơng được tự ý triển khai.
+ Trường hợp có thể thực hiện tự cứu
nạn : Thực hiện tuần tự tháo dỡ các phần
cấu kiện bị sập từ trên xuống dưới, trong
quá trình tháo dỡ hạn chế đứng trực tiếp
lên cấu kiện, nếu phát hiện bất thường có
thể gây đổ sập thì lập tức dừng lại và thay
đổi phương án.
+ Trường hợp không thể thực hiện tự cứu
nạn : Bằng mọi cách liên lạc, giữ người bị
nạn tỉnh táo và hỗ trợ họ kéo dài sự sống
đến khi lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên
nghiệp đến.
- Sau khi cứu được người bị nạn ra ngoài,
nhanh chóng thực hiện sơ cấp cứu theo
các tình huống phù hợp và chuyển người
bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục
điều trị.
- Lực lượng cứu nạn cơ sở với tình hình
hiện tại có thể cứu thành cơng tài xe mắc
kẹt trong xe cẩu, cịn người hoa tiêu do bị
treo lơ lửng trên mái nên khó tiếp cận,

phải nhờ đến lực lượng cứu nạn cứu hộ
chuyên nghiệp giải cứu.
- Có kế hoạch bảo vệ hiện trường sau sự
cố để phục vụ công tác điều tra (nếu cần).


TÌNH HUỐNG 1 – SỰ CỐ XE Ơ TƠ ĐÂM ĐỔ PALLET HÀNG SỨ


TÌNH HUỐNG 2 – SỰ CỐ XE NÂNG ĐÂM ĐỔ GIÁ HÀNG


C. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(13)

TT

Ngày, tháng,
năm

Nội dung bổ sung,
chỉnh sửa

Người xây dựng
phương án ký

Người phê duyệt
phương án ký

1


2

3

4

5

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:(14)
Ngày, tháng, Nội dung, hình thức Tình huống sự Lực lượng, phương Nhận xét, đánh giá
năm
học, thực tập
cố, tai nạn
tiện tham gia
kết quả

……., ngày ….. tháng…...năm…….
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(15)..........................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

……., ngày ….. tháng…...năm…….
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(16)..........................
(Ký, ghi rõ họ tên)


HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
Chú ý: Mẫu phương án cứu nạn, cứu hộ có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể.
1. Tên của cơ sở: Ghi tên của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao

dịch hành chính.
2. Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng
mục, nhà, cơng trình, đường giao thơng; vị trí và kích thước đường giao thơng; vị trí và hướng
các lối thốt nạn (có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4).
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.
3. Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện... bao
nhiêu km; các cơng trình, đường phố.... tiếp giáp theo bốn hướng Đơng, Tây, Nam, Bắc.
4. Giao thơng bên trong và bên ngồi: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến
việc lưu thông, khoảng cách đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.
5. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến cơng tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây
dựng và bố trí các hạng mục cơng trình (số đơn nguyên, số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu
của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động,
cơng năng sử dụng của các hạng mục cơng trình liên quan, số người thường xuyên có mặt...; dự
báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài
sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.
6. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài
giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ
thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương
tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.
7. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện
cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định).
8. Giả định tình huống sự cố, tai nạn: Giả định tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra làm thiệt
hại về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ cần phải huy động
nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn,
nguyên nhân; tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và những ảnh hưởng tác động
tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: Tình trạng cơng trình, nhà, cấu kiện xây dựng, hệ thống
đường hầm...; dự kiến số lượng và định vị trí người bị nạn.
9. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng
bộ phận trong việc báo tin, cắt điện, triển khai các biện pháp cứu nạn, cứu hộ, hướng dẫn thoát

nạn và tổ chức cứu người, cứu và di chuyển phương tiện, tài sản; đón tiếp các lực lượng được


cấp có thẩm quyền huy động đến cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động
phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác.
10. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện xử lý tình huống phức tạp nhất: Vẽ mặt bằng tổng
thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tầng phải có thêm mặt cắt đứng); các cơng
trình, đường phố, sơng, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thơng bên trong và bên ngồi
(nếu có); kích thước cơng trình, khoảng cách giữa các hạng mục cơng trình; vị trí người bị nạn;
bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ
đồ thống nhất theo quy định.
11. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt để cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà
người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ cần thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình
về sự cố, tai nạn, công tác cứu nạn, cứu hộ đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ
huy cứu nạn, cứu hộ thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi
người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến sự cố, tai
nạn, nhiệm vụ tiếp tục tham gia cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác phục vụ
cứu nạn, cứu hộ.
12. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng: Giả định tình huống sự cố, tai
nạn xảy ra ở từng khu vực, hạng mục cơng trình có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn khác nhau và
việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1,
2, 3...”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương
tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm
vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động cứu nạn, cứu hộ
(cách ghi tương tự như tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và có sơ đồ cứu nạn, cứu hộ kèm
theo).
13. Bổ sung, chỉnh sửa phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến
việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án cứu
nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải

tiến hành xây dựng lại theo quy định.
14. Theo dõi học và thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập
các tình huống sự cố, tai nạn trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập
và đính kèm vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.
15. Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ.
16. Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ.



×