Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phiếu bài tập tổng hợp Ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.57 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP</b>


<b>Thời gian: 90p</b>



<b>Phần I( 6 điểm):</b>
Cho khổ thơ sau:


<i>Đất nước bốn ngàn năm</i>
<i>Vất vả và gian lao</i>
<i>Đất nước như vì sao</i>
<i>Cứ đi lên phía trước</i>


<b> (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải )</b>


1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với
quan niệm sống của tác giả ?


2. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào?


3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ cảm xúc của


nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước. Trong đoạn văn có sử
dụng câu phủ định và thành phần tình thái(gạch chân dưới câu phủ định và thành
<i>phần tình thái đó)</i>


4. Cũng trong bài thơ trên, tác giả viết :
<i> "Mọc giữa dịng sơng xanh</i>
<i> Một bơng hoa tím biếc"</i>


a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 dòng thơ trên ? Biện pháp nghệ
thuật ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân ?



b. Biện pháp nghệ thuật này còn được sử dụng nhiều trong thi ca. Em hãy chép
chính xác một câu thơ đã học có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó trong chương
trình Ngữ


văn 9 và ghi rõ tên tác tác giả.
<b>Phần II (4 điểm): </b>


<b> Cho đoạn văn:</b>


<i> “ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới</i>
<i>đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có</i>
<i>ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh</i>
<i>cái mạnh đó cịn tồn tại khơng ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do</i>
<i>thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành</i>
<i>và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.</i>


<b> ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2)</b>
1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?


2. Em hiểu thế nào về lối “học chay”, “học vẹt”? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của
em bằng một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu.


3.Theo em, tại sao trong vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả lại cho
rằng “sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”?


</div>

<!--links-->

×