LỜI CAM KẾT
Tôi tên là Nguyễn An Định, học viên cao học lớp 24QLXD21-CS2 chuyên
ngành “Quản lý xây dựng” năm học 2016-2018, trường đại học Thủy lợi, Cơ sở 2 –
TP. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan Ḷn văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả lý chất lượng thi công
công trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp tại Cơng ty cổ phần xây dựng số 2
Đồng Nai” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu khoa
học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Nguyễn An Định
1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình tới các Thầy/cô là giảng viên
thuộc bộ môn Công nghệ và quản lý xây dựng – Trường Đại học Thủy Lợi vì sự chỉ
bảo của các Thầy/cô trong śt quá trình học tập và hồn thiện các kiến thức chuyên
môn của tôi tại lớp 24QLXD21-CS2.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Trung Phong & PGS.TS Nguyễn
Trọng Hoan. Các Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp những
kiến thức khoa học cần thiết cho Tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các Anh/chị làm việc tại
các Công ty, Ban quản lý huyện, Cơ sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhiệt
tình giúp đỡ trong quá trình khảo sát thu thập dữ liệu cung cấp cho việc nghiên cứu.
Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn
bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong śt thời gian nghiên cứu và hồn
thành ḷn văn.
Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn. Trong khi vấn đề nghiên
cứu rộng và phức tạp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý chia sẻ của quý Thầy/cô cũng như quý đồng nghiệp, bạn bè người thân
quan tâm đến lĩnh vực quản lý xây dựng để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Nguyễn An Định
2
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ......................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................10
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................................................. 10
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. .................................................................................. 11
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. ..................................................... 11
3.1 Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................................11
3.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................................11
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................................... 11
4.1 Cách tiếp cận ............................................................................................................................11
4.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................11
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. ............................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG CƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG DÂN DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP .........................................................................................13
1.1. Chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp......................................................... 13
1.1.1. Giới thiệu chung về chất lượng. ...........................................................................................13
1.1.2 Chất lượng các cơng trình xây dựng. ....................................................................................15
1.1.3 Một số nhân tố tác động đến chất lượng cơng trình xây dựng. ............................................21
1.2. Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. ........................................... 26
1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng...........................................................................................26
1.2.2 Cơng trình xây dựng và quy trình xây dựng tổng qt cơng trình xây dựng : ......................26
1.2.3 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng. ........................................................28
1.2.4 Các chủ thể và vai trị các chủ thể liên quan đến quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 29
1.3 Hình thức quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. .................... 33
1.3.1 Hình thức quản lý chất lượng xây dựng ở một số nước trên thế giới : ................................ 33
1.3.2 Hình thức quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam .............................................................36
1.4 Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành xây dựng hiện nay...................................................... 39
1.4.1 Hệ thống quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. .............................................................39
1.4.2 Hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng ...........................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................44
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
NHÀ THẦU THI CÔNG .....................................................................................................................45
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng........................................................... 45
2.1.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng. ................................................45
2.1.2 Cơ sở pháp lý nhà nước quản lý về chất lượng cơng trình xây dựng : ................................ 46
2.1.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. .......................................48
3
2.1.4 Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ......................................... 48
2.1.5 Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng ......................... 49
2.1.6 Trình tự quản lý chất lượng thi cơng xây dựng .................................................................... 50
2.1.7 Quản lý chất lượng cơng trình trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công .......................... 50
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng. ......................................... 52
2.2.1 Ngun nhân gián tiếp .......................................................................................................... 53
2.2.2 Nguyên nhân trực tiếp .......................................................................................................... 54
2.3 Các ́u tớ ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình và quản lý chất lượng cơng trình. ................... 55
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. ............................................................... 55
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình ..................................... 56
2.4. Vài trị và trách nhiệm của nhà thầu trong quản lý chất lượng công trình................................... 60
2.5 Phương pháp phân tích, khảo sát, điều tra sớ liệu ........................................................................ 61
2.5.1 Đề tài, mơ hình nghiên cứu................................................................................................... 61
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo trong SPSS ............................................... 62
2.5.3 Phân tích và xử lý kết quả thu được từ phần mềm SPSS 22 ................................................. 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 78
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG SỐ 2 ĐỒNG NAI. ................................................................................................................... 79
3.1. Tổng quan về mơ hình hoạt đợng của Cơng ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai. .................. 79
3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng số 2 Đồng Nai. .................................... 79
3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................................................. 80
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. ............................................................................. 80
3.2. Phân tích thực trạng các quy trình quản lý chất lượng đang được áp dụng tại Công ty Cổ Phần
Xây Dựng Số 2 Đồng Nai................................................................................................................... 83
3.2.1 Nguồn lực về quản lý của Công ty ........................................................................................ 83
3.2.2 Nguồn lực máy móc thiết bị của Cơng ty.............................................................................. 87
3.2.3 Nguồn lực về tài chính của Cơng ty...................................................................................... 90
3.2.4 Nguồn lực về nhân lực của Công ty...................................................................................... 92
3.2.5 Hệ thống quản lý của Cơng ty. ............................................................................................. 94
3.2.6 Phần mềm mơ hình áp dụng tại Cơng ty............................................................................... 96
3.2.7 Thể chế chính sách của nhà nước, của Công ty. .................................................................. 97
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng
và cơng nghiệp của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai. ..................................................... 98
3.3.1 Nâng cao nguồn lực về quản lý cho Cơng ty: ....................................................................... 98
3.3.2 Nâng cao nguồn lực máy móc thiết bị cho Công ty:........................................................... 122
3.3.3 Nâng cao nguồn lực về tài chính cho Cơng ty:................................................................... 123
3.3.4 Nâng cao về nguồn nhân lực cho Công ty:......................................................................... 124
4
3.3.5 Nâng cao về nhận thức thực hiện hệ thống quản lý cho Công ty: .......................................125
3.3.6 Nâng cao về phần mềm, mơ hình áp dụng cho Cơng ty: .....................................................127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................133
5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nhà Q́c hợi
Hình 1.2 Keangnam Hanoi Landmark Tower
Hình 1.3 Bitexco Financial Tower
Hình 1.4 Trung tâm hành chính Bình Dương
Hình 1.5 Trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng
Hình 1.6 Trường Mầm non Vườn Xanh, quận Nam Từ Liêm
Hình 1.7 Sập nhịp dẫn Cầu Cần Thơ
Hình 1.8 Sơ đồ - Các nhân tớ tác đợng đến chất lượng cơng trình xây dựng
Hình 1.9 Sơ đồ mô hình quản lý CLCT xây dựng tại Việt Nam
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu đới tượng theo Đơn vị khảo sát
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu đới tượng theo Kinh nghiệm làm việc
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu đới tượng theo Vị trí làm việc
Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu đới tượng theo Dự án
Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu đới tượng theo tình trạng nhận định về quản lý chất lượng
cơng trình
Hình 2.7 Biểu đồ tần sớ của phần dư chuẩn
Hình 2.8 Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức hiện trường
Hình 3.3 Yêu cầu trách nhiệm đối với Ban chỉ huy công trình
Hình 3.4 u cầu đới với bợ phận quản lý chất lượng
Hình 3.5 u cầu đới với Giám sát kỹ tḥt cơng trình
Hình 3.6 Quy trình hệ thớng quản lý chất lượng.
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC
Bảng 2.1 Yếu tố Đơn vị công tác
Bảng 2.2 Yếu tố Kinh nghiệm làm việc
Bảng 2.3 ́u tớ Vị trí làm việc
Bảng 2.4 ́u tố Dự án
Bảng 2.5 Kiểm tra độ lệch chuẩn
Bảng 2.6 Kiểm tra đợ tin cậy Cronbach’s alpha nhóm 1
Bảng 2.7 Kiểm tra đợ tin cậy Cronbach’s alpha nhóm 2
Bảng 2.8 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha nhóm nhân tố khác
Bảng 2.9 Kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach’s alpha nhóm nhân tớ khác
Bảng 2.10 Bảng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tớ
Bảng 2.11 Bảng tổng phương sai trích
Bảng 2.12 Nhóm nhân tớ sau khi đã xoay
Bảng 2.13 Bảng Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc
Bảng 2.14 Bảng tổng phương sai trích nhóm biến phụ tḥc
Bảng 2.15 Nhóm nhân tớ phụ thuộc
Bảng 2.16 Bảng tạo biến đại diện cho các nhóm
Bảng 2.17 Bảng tương quan Pearson
Bảng 2.18 Phân tích hồi quy
Bảng 2.19 Kết quả kiểm định F
Bảng 2.20 Kiểm định Sig, Vif, hệ số hồi quy
Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần
đây.
Bảng 3.2 : Cơ cấu tổ chức lao động Công ty cổ phần xây dựng số 2 Đồng Nai
Bảng 3.3 Quy trình giai đoạn chuẩn bị thi công
Bảng 3.4 Quy trình giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Bảng 3.5 Giai đoạn chuẩn bị - quy trình thi công phần móng
7
Bảng 3.6 Quy trình thi công phần móng
Bảng 3.7 Quy trình thi công ép cọc
Bảng 3.8 Quy trình thi công phần khung
Bảng 3.9 Quy trình thi cơng hồn thiện
Bảng 3.10 Trách nhiệm của bộ phận QA/QC
Bảng 3.11 Các giai đoạn lắp đặt ván khuôn
Bảng 3.12 Các giai đoạn lắp đặt cốt thép
Bảng 3.13 Các giai đoạn đổ bê tông
8
CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ
QLDA
Quản lý dự án
CĐT
Chủ đầu tư
QLNN
Quản lý nhà nước
CLCT
Chất lượng cơng trình
TVGS
Tư vấn giám sát
CTXD
Cơng trình xây dựng
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
TVQLDA
Tư vấn quản lý dự án
QLCL
Quản lý chất lượng
TK
Thiết kế
HĐXD
Hoạt động xây dựng
DNXD
Doanh nghiệp xây dựng
DN
Doanh nghiệp
HTQLCL
Hệ thống quản lý chất lượng
TVGS
Tư vấn giám sát
CBKT
Cán bộ kỹ thuật
9
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
- Trong những năm gần đây khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế (WTO,
APEC, FTA,...) diện mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới. Đời sống kinh tế
của người dân ngày càng được cải thiện, Cùng với sự phát triển không ngừng của các
ngành nghề kinh tế. Kéo theo đó là sự mọc lên của các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng sự phát triển không ngừng của các
doanh nghiệp đó là sự cạnh tranh phát triển giữa các công ty trong lĩnh vực xây dựng ở
trong nước và quốc tế. Một trong những yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực xây dựng khơng chỉ là quy mơ, tính chất cơng trình mà cịn là chất lượng
cơng trình xây dựng. Đây là một nhân tố rất quan trọng, quyết định đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Do đó tầm quan trọng của
công tác quản lý chất lượng công trình là vô cùng to lớn. Trên thực tế hiện nay đã xảy
ra khơng ít sự cớ liên quan tới chất lượng cơng trình xây dựng mà hậu quả của chúng
là vô cùng to lớn, không thể lường hết được chẳng hạn như : Sập giàn giáo ở khu công
nghiệp Formosa (Hà Tĩnh), rơi vận thăng tại tịa nhà Lilama (Hà Nợi), đổ sập cần cẩu
thi công đường sắt trên cao, sập giàn giáo chung cư 16 tầng tại dự án của Mường
Thanh thuộc dự án Thanh Hà Cienco 5…, gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình, nhà
nước và xã hội. Tới năm 2017 ngành xây dựng có hơn 70.000 doanh nghiệp lớn nhỏ,
chiếm tới 10% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, số vụ tai nạn lao động và
số người thiệt mạng do tai nạn lao động trong ngành xây dựng chiếm tới 1/3 tổng số
vụ tai nạn ở tất cả các ngành nghề. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng. Điều đó cho thấy chất lượng công trình, sản phẩm xây
dựng cần tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh trong mọi khâu của quá trình đầu tư xây
dựng cơng trình. Những doanh nghiệp cịn chưa thực sự quan tâm, chưa biết đến lợi
ích cơ bản, lâu dài mà cuộc vận động mang lại trong việc hỗ trợ tăng cường khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường cần có chuyển biến về nhận thức, xây dựng chiến lược phát triển doanh
nghiệp trong đó có chiến lược về phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, coi sự thỏa
mãn của khách hàng là sự tồn tại của doanh nghiệp.
10
- Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp đã
khẳng định được uy tín, chất lượng qua các cơng trình xây dựng. Bên cạnh những
thành tưu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình quản lý chất lượng
công trình xây dựng, vì vậy Tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiểu quả quản lý
chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp tại Công ty Cổ
Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai”. Để tìm hiểu nghiên cứu về công tác quản lý chất
lượng tại Công ty, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện, nâng cao cơng
tác quản lý chất lượng xây dựng của Công ty, cũng như khắc phục những bất cập, hạn
chế.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Đưa ra giải pháp nâng cao hệ thống quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai. Từ đó nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai trong lĩnh vực
quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình quản lý chất lượng thi cơng các
cơng trình dân dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2
Đồng Nai đã và đang thực hiện.
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1 Cách tiếp cận
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, tình
hình quản lý chất lượng thi công công trình dân dụng và công nghiệp tại Công ty Cổ
Phần Xây Dựng Số 2 Đồng Nai.
- Điều tra, khảo sát thực tế tìm hiểu các yếu tố tác động đến chất lượng công trình;
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn;
11
- Nghiên cứu, phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia đánh giá hiện trạng quản lý
chất lượng công trình hiện nay tại dự án;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý chất
lượng thi công công trình dân dụng và công nghiệp.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- Hệ thống, cơ sở lý luận về quản lý chất lượng phục vụ cho quá trình đánh giá chất
lượng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn.
- Có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý chất lượng và quản lý chất lượng các công
trình công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng số 2
Đồng Nai
- Nâng cao hiểu quả quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng và
công nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng Số 2 Đồng Nai.
12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP
1.1. Chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp.
1.1.1. Giới thiệu chung về chất lượng.
- Chất lượng là gì : “Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa
khác nhau, và cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối tượng sử dụng,
từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Theo một số chuyên gia về chất lượng :
- "Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ). [1]
- "Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo
sư Crosby. [2]
- "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo Giáo
sư người Nhật – Ishikawa. [3]
- Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa
ra định nghĩa sau:
+ Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của mợt sản phẩm, hệ thống hay
quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Ở đây yêu
cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.
- Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
+ Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị
coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi
nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng.
Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao
hơn thì có chất lượng cao hơn.. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà
chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
+ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động
nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử
dụng.
13
+ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này
không chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu
mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
+ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng
có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận
chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng không chỉ là tḥc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng
ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
- Khái niệm chất lượng trên đây được gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp. Rõ ràng khi
nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán,
vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng
quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết qủa ngẫu nhiên, nó là
kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt
được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt
động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu
biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất
lượng.
- Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong
sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô lớn đến qui mô
nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm
bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các
công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái
niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả.
- Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một
tổ chức về chất lượng
- Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục
tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng
14
1.1.2 Chất lượng các cơng trình xây dựng.
- Chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật của công trình xây
dựng được xác định thông qua kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định thỏa mãn các
yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình và phù hợp với thiết
kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, hợp đồng xây dựng và quy định
của pháp luật có liên quan.
- Quan niệm hiện đại về chất lượng công trình xây dựng : Thông thường, xét từ góc độ
bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công
trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: cơng năng, đợ tiện dụng; tuân thủ các
tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an tồn trong khai thác, sử
dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).
- Rộng hơn, chất lượng cơng trình xây dựng cịn có thể và cần được hiểu không chỉ từ
góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả
trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một
số vấn đề cơ bản trong đó là:
+ Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý
tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi
công... đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn
phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng ,
chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơng trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản
vẽ thiết kế...
+ Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bợ phận, hạng mục
cơng trình;
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
15
+ Vấn đề an tồn khơng chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà cịn là cả trong giai đoạn thi cơng xây dựng đối với đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng;
+ Tính thời gian khơng chỉ thể hiện ở thời hạn cơng trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà cịn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa cơng trình vào khai thác, sử
dụng;
+ Tính kinh tế khơng chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi
trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt
động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
+ Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố
môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố
môi trường tới quá trình hình thành dự án.
Chất lượng các cơng trình xây dựng ở việt nam hiện nay.
- Từ năm 2001 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội
nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành Xây dựng đã tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn
trong các lĩnh vực của Ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô
thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm,
vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các
Chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị…trên
phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững. Ngành
Xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây
dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị
và nhà ở; năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mơ lớn, địi hỏi chất lượng cao, cơng
nghệ hiện đại ở trong và ngồi nước. Dưới đây là mợt số thành tựu nổi bật của ngành
xây dựng việt nam trong những năm qua như : Tịa nhà Q́c hợi, Keangnam, Bitexco
16
tower, trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương... là những dự án được đầu tư lớn, kiến
trúc hiện đại, sánh ngang các công trình nổi tiếng trên thế giới.
- Nhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) có diện tích sàn trên 60.000 m2,
được xây dựng trên nền tịa Nhà Q́c hợi cũ nằm cạnh quảng trường Ba Đình, trong
khn viên khu di tích Hồng thành Thăng Long - trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa
của đất nước. Tịa nhà cao 39 m, kiến trúc hình vng, có 3 tầng hầm với sức chứa hơn
500 ôtô, cùng đường hầm dài 60 m nới với Bợ Ngoại giao.
Hình 1.1 Nhà Quốc hội
(Nguồn : Báo điện tử news.zing.vn)
- Keangnam Hanoi Landmark Tower (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà
Nợi) là khu phức hợp khách sạn, văn phịng, căn hộ, trung tâm thương mại cao nhất
Việt Nam. Với 72 tầng (cao 336 mét), khi vừa hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 17
trên thế giới.
17
Hình 1.2 Keangnam Hanoi Landmark Tower
(Nguồn : Báo điện tử news.zing.vn)
- Bitexco Financial Tower (TP HCM) gồm 68 tầng, cao 262 m có sân đỗ trực thăng
mang biểu tượng búp sen vươn lên bầu trời. Đây là nơi lý tưởng để ngắm Sài Gòn từ
trên cao. Bitexco là nơi đặt trụ sở, văn phịng của nhiều cơng ty q́c tế, ngồi ra cịn
có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại...
Hình 1.3 Bitexco Financial Tower
(Nguồn : Báo điện tử news.zing.vn)
18
- Trung tâm hành chính Bình Dương cao 23 tầng, diện tích sàn hơn 100.000 m2 đặt tại
trung tâm thành phố mới Bình Dương (Bình Dương New City). Công trình nằm trong
Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ và đô thị 4.196 ha, tổng vớn đầu tư 1.400 tỷ đồng.
Tịa nhà có bãi đỗ 640 ôtô, 2.000 xe máy cùng sân đỗ trực thăng trên nóc.
Hình 1.4 Trung tâm hành chính Bình Dương
(Nguồn : Báo điện tử news.zing.vn)
- Tuy nhiên bên cạnh những cơng trình đạt chất lượng, cũng cịn khơng ít các cơng
trình có chất lượng kém, khơng đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt,
thấm dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa
chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì
không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự
cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
đầu tư. Dưới đây là mợt sớ ví dụ điển hình như :
- Sập tường tầng 3 tại trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng hồi tháng
8/2017, dự án trường Mầm non Vườn Xanh, quận Nam Từ Liêm bị đổ sập đêm
25/9/2017… một lần nữa báo động về chất lượng công trình ngay từ khâu thi công.
19
Hình 1.5 Trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng
(Nguồn : Báo điện tử anninhthudo.vn)
Hình 1.6 Trường Mầm non Vườn Xanh, quận Nam Từ
(Nguồn : Báo điện tử vietnamnet.vn)
- Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn
xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại
xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét
giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công
nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất.
20
Hình 1.7 Sập nhịp dẫn Cầu Cần Thơ
(Nguồn : Báo điện tử vnexpress.net)
- Như vậy ta có thể thấy những tồn tại, hạn chế và bất cập trên trong công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng cần phải có các biện pháp để khắc phục, nhất là kiên
quyết xử lý những sai phạm, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí đầu tư để những
cơng trình xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực.
1.1.3 Một số nhân tố tác động đến chất lượng cơng trình xây dựng. [4]
- “Chất lượng của sản phẩm xây dựng hay chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp
các đặc tính thỏa mãn được tính cơng năng, tiêu chuẩn kỹ tḥt mỹ thuật, vật lý kiến
trúc, tuổi thọ công trình, độ tin cậy, tính an tồn và tính kinh tế mà người sử dụng hoặc
xã hội yêu cầu, phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu thiết kế và điều khoản
hợp đồng. Xét một cách hệ thống, chất lượng công trình xây dựng là yêu cầu nhiều
cấp, nhiều mặt để đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế lớn nhất”.
- Chính vì vậy, việc xác định các nhân tớ tác động đến chất lượng công trình xây dựng
sẽ góp phần quan trọng cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp xây dựng nâng cao
trách nhiệm và vai trò của mình để tạo nên một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Có
thể mô phỏng các nhân tố tác động qua sơ đồ sau:
21
Hình 1.8 Sơ đồ - Các nhân tớ tác đợng đến chất lượng công trình xây dựng
1.1.3.1 Nhân tố kỹ thuật, công nghệ, biện pháp thi công.
- Trong thời đại ngày nay, chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi
phối bởi sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
+ Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
- Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao những
tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng xuất lao động.
- Về giải pháp công nghệ thi công được áp dụng biện pháp thi công xây lắp: Có thể nói
đây là nhóm nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến
chất lượng sản phẩm được sản xuất ra và công trình xây dựng lắp đặt lên. Nhóm nhân
tố kỹ thuật công nghệ là phương pháp thi công xây lắp phản ánh một cách đầy đủ, tồn
diện nhất của trình đợ lực lượng sản xuất xã hội: yêu cầu của kỹ thuật công nghệ sẽ
quyết định yêu cầu chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào sản xuất, nó quyết định cơ
cấu chi tiết về mặt kỹ thuật của từng bước công việc cho nên nó quyết định cơ cấu chi
tiết của hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật và sẽ quyết định chi phí ở từng khoản mục
của giá thành sản phẩm, kể cả chi phí khấu hao tài sản cớ định cho mỗi đơn vị sản
phẩm.
22
- Về trình độ trang bị máy móc thi công và thiết bị phụ trợ phục vụ thi công: được
đánh giá bằng mức đợ hiện đại, tính đồng bợ của trang thiết bị sử dụng và năng lực
quản lý của nhà thầu, nó quyết định khối lượng sản phẩm được sản xuất ra ở từng
khoảng thời gian, tức là nó quyết định năng xuất lao động của doanh nghiệp. Khi một
công nghệ có trình độ kỹ thuật tinh xảo, hiện đại thì chắc chắn năng suất lao động ở đó
sẽ rất cao và để nó phát huy được hiệu quả đầu tư thì tất yếu phải ứng dụng nó ở quy
mô lớn. Khi kỹ thuật tinh xảo thì yêu cầu nguyên vật liệu đầu vào của nó phải có chất
lượng cao, như thế chắc chắn chất lượng sản phẩm do nó tạo ra sẽ cũng rất cao. Đồng
thời do chuyên môn hóa sâu cũng đảm bảo cho chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản
xuất thấp dẫn đến giá cả hàng hóa thấp. Như vậy trong thi công xây lắp, hai phương
pháp thi công thủ công và phương pháp thi công cơ giới sẽ đem lại hai kết quả rất khác
biệt nhau về chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất.
1.1.3.2 Nhân tố về nguyên vật liệu bán thành phẩm
- Gồm tính năng, thành phần, hình thức... Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ
chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức. Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu
được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúng thời
hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhóm nhân tố về nguyên vật liệu đầu vào được gia công chế biến để tạo ra sản phẩm.
Trong phạm vi này, cần chú ý rằng khi đã có công nghệ hiện đại hay đã lựa chọn được
phương pháp thi cơng tiên tiến địi hỏi chất lượng của nguyên vật liệu thì bán thành
phẩm (cấu kiện tiền chế) đầu vào phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công nghệ và
phương pháp thi công. Ở đây chất lượng cơng trình hay sản phẩm được tạo ra phụ
tḥc hồn toàn vào chất lượng nguyên vật liệu và cấu kiện tiền chế đầu vào. Trong
trường hợp nào đó chất lượng của nguyên vật liệu cũng phản ánh trình độ tiến bộ của
lực lượng sản xuất xã hội, công nghệ đó có trình độ cao thì chất lượng công nghệ của
nó (nguyên liệu mà nó tạo ra cho nghành sản xuất khác) sẽ có chất lượng cao. Thí dụ:
Gạch ép bằng máy và nung bằng lị liên hồn có chất lượng cao hơn hẳn gạch thủ
công; xi măng sản xuất bằng lò quay có chất lượng cao hơn xi măng sản xuất bằng lò
đứng. Tất cả các sản phẩm này đều là nguyên liệu đầu vào của xây dựng và nó sẽ là
nhân tố quan trọng trong việc tạo ra chất lượng của công trình xây dựng.
23
1.1.3.3 Nhân tố về thông tin, đo lường và quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng
- Nhóm nhân tố về quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng dùng để quản lý chất
lượng sản phẩm. Nhóm nhân tố này xác định nội dung của quy trình công nghệ, quy
phạm kỹ thuật của từng bước công việc mà quá trình sản xuất, quá trình thi công xây
lắp phải tuân thủ. Việc tn thủ có tính chất bắt ḅc các quy định trong nội dung của
quy trình, quy phạm khi sản xuất sẽ là cơ sở, là điều kiện để sản phẩm đạt được những
tiêu chuẩn chất lượng được quy định ở quy chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Vậy, nhóm nhân tố về quy trình, quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sẽ là
thước đo đánh giá chất lượng sản phẩm được tạo ra của mỗi doanh nghiệp. Cùng với
sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ, những nhân tớ này cũng thường xun được hồn
thiện bổ sung để phù hợp với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất nói chung.
1.1.3.4 Nhân tố về tổ chức quản lý
Đây là nhóm nhân tố về tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm
- Có thể nói rằng khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi tổ chức phụ
thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý của mỗi nước.
- Hiệu lực quản lý nhà nước là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản
phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của
nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Mặt khác, nó cịn góp phần tạo tính tự chủ, đợc lập, sáng tạo trong cải tiến chất lượng
sản phẩm của các tổ chức, hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động các
nguồn lực, các công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản lý hiện đại.
- Cũng giống như việc tổ chức cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp, tính chất sản xuất
của mỗi dây chuyền công nghệ phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật tạo ra sản phẩm của nó,
nên việc tổ chức sản xuất hồn tồn phụ tḥc vào trình tự cơng nghệ. Nếu kết cấu sản
phẩm phức tạp thì yêu cầu công nghệ phức tạp và việc tổ chức sản xuất phải phức tạp
để thỏa mãn yêu cầu chất lượng sản phẩm. Vì vậy, tổ chức hệ thống quản lý chất
lượng sản phẩm trong sản xuất phải bám sát dây chuyền công nghệ hay trình tự các
khâu thi công. Ở mỗi bước công việc của sản xuất đều phải có bộ phận hoặc nhân viên
kỹ thuật thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm ở bước công việc đó, nghĩa là hệ
24
thống tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm phải bám theo tuyến, theo các nhánh của
dây chuyền công nghệ.
- Một trong những vấn đề hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là
những quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng quốc gia phải tiến gần với tiêu chuẩn quốc tế.
Những doanh nghiệp thực hiện quy trình quản lý chất lượng sản phẩm của mình theo
tiêu chuẩn ISO 9000, TQM (Total Quality Managment – Quản lý chất lượng toàn
diện) thì sản phẩm của họ sẽ được người tiêu dùng các nước tin tưởng, chấp nhận về
chất lượng của nó, tức là sản phẩm đó được thừa nhận tồn tại trên thị trường trong
nước và cả ở nước ngoài. Các doanh nghiệp khi đã chấp nhận thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 là đảm bảo với người tiêu dùng về chất
lượng sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu
dùng thông qua các hoạt động quản trị doanh nghiệp.
1.1.3.5 Nhân tố về trình độ lao động
- Lực lượng lao đợng trong tổ chức (bao gồm tất cả thành viên trong tổ chức, từ cán bộ
lãnh đạo đến nhân viên thừa hành). Năng lực,tay nghề, sức khỏe, đạo đức phẩm chất
của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng.
- Nhóm nhân tố về trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật và trình độ lành nghề của công
nhân sản xuất. Đây là nhóm nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất, phản ánh những tớ
chất trí ṭ của lực lượng sản xuất. Tố chất này phản ánh chất lượng của lao động sống
trong xã hội nói chung và của nền kinh tế nói riêng. Trình độ của nhân tố thuộc về con
người phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa trong phân công lao động xã hội, suy
cho cùng nó cũng tùy thuộc vào trình độ tiến bộ, trình độ hiện đại của kỹ thuật công
nghệ sản xuất của từng ngành kinh tế cụ thể và đương nhiên là phụ thuộc vào chất
lượng công tác đào tạo của từng chuyên ngành cụ thể. Nếu như trong công nghệ hiện
đại, quá trình sản xuất được cung cấp những vật tư đầu vào có chất lượng cao, quá
trình sản xuất được tổ chức hợp lý và có hệ thống tổ chức công tác kiểm tra chất lượng
chặt chẽ nhưng trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân lại không có, trình độ của
cán bộ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm không cao thì chắc chắn chất
lượng sản phẩm do họ tạo ra cũng sẽ khơng cao. Chính vì vậy, nhóm nhân tớ này giữ
vai trị qút định trong cả quá trình quản lý chất lượng sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.
25