Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận Văn Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành

Hà Nội - năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Khánh Thành. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Trần Khánh Thành, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Khoa
Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian 02 năm tham gia học tập của khóa
học (2014 - 2016).
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................10
Chƣơng 1: NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT ....................................... 11
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ......................................................... 11
1.1. Nghệ thuật

y dựng nh n vật ngƣời kể chuyện .............................12

1.1.1. Khái quát về nhân vật n
1.1.2. Nhân vật n

i

hu n .......................................... 12

i k chuy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh........... 16

1.1.2.1. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất ............................16
1.1.2.2. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba ...............................19
1.1.3. i

nh n tr n thuật ........................................................................ 20

1.1.3.1. Điểm nhìn khơng gian .................................................................22
1.1.3.2. Điểm nhìn thời gian ....................................................................25
1.1.3.3. Điểm nhìn bên trong, bên ngồi .................................................26
1.2. Nh n vật đƣợc kể trong truyện Nguyễn Nhật Ánh .........................30
1.2.1. Khái quát về nhân vật “đ ợc k ’’ .................................................... 30

1.2.2. Cá ph ơn thứ và thủ pháp n h thuật xâ dựng nhân vật “đ ợc
k ” ..................................................................................................................... 33
1.2.2.1. h c h a nhân vật qua ngo i hình .............................................33
1.2.2.2. h c h a nhân vật qua nội tâm ..................................................37
1.2.2.3. h c h a nhân vật qua ời n i và hành ộng .............................40

1


1.3. Tiểu kết ....................................................................................................44
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY ỰNG CỐT
TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ....................................... 45
2.1. Nghệ thuật t chức kết cấu.....................................................................45
2.1.1. Khái quái về ngh thuật tổ chức kết cấu ......................................... 45
2.1.2. Ngh thuật tổ chức kết cấu trong truy n Nguyễn Nhật Ánh .......... 49
2.2. Nghệ thuật

y dựng cốt truyện ............................................................56

2.2.1. Khái quát n h thuật xâ dựng cốt truy n ...................................... 56
2.2.2. Ngh thuật xâ dựng cốt truy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh .. 60
2.2.2.1. Nghệ thuật t o tình huống truyện ầy kịch tính ......................... 60
2.2.2.2. Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận ộng cốt truyện .................... 63
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................67
Chƣơng 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU......................................................... 69
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH ......................................................... 69
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ...............................................................................69
3.1.1. Khái quát về ngh thuật sử dụn n ôn n ữ .................................... 69
3.1.2. Khái quát về ngh thuật sử dụn n ôn n ữ nhân vật .................... 70
3.1.3. Ngh thuật sử dụn n ôn n ữ nhân vật trong truy n Nguyễn Nhật

Ánh .................................................................................................................... 71
3.2. Giọng điệu trần thuật .............................................................................79
3.2.1. Khái quát về giọn đi u tr n thuật .................................................. 79
3.2.2. Giọn đi u tr n thuật trong truy n của Nguyễn Nhật Ánh............ 82
3.2.2.1. Gi ng iệu hài hước, tinh nghịch, h m hỉnh ..............................82
3.2.2.2. Gi ng iệu ối tho i hồn nhiên, ngộ nghĩnh ..............................85
3.2.2.3. Gi ng iệu triết ý, chiêm nghiệm và suy tư ...............................89
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................95
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 99
2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học đặc sắc, Nguyễn Nhật
Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách tân nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của anh
ra đời đều mang đến một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Với giọng văn hài hước
nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc những trang văn của anh thực
sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả những ai “từng là trẻ em”.
Nguyễn Nhật Ánh là cây bút trẻ đa tài, viết ở nhiều lĩnh vực nhưng có thể
khẳng định thành cơng nhất của tác giả vẫn là văn xuôi với những sáng tác cho
thiếu nhi. Anh đã từng vinh dự nhận nhiều giải thưởng: giải văn học Trẻ hạng A
(1995) do Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng cho
truyện dài Chú bé r c rối, giải thưởng văn học (2002) của Hội Nhà văn Việt Nam
cho bộ ính v n hoa, huy chương Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung ương Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giải thưởng Văn h c của Hội Nhà văn Việt Nam và
giải Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam (2008) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé i
tuổi thơ, giải thưởng Văn h c ASEAN (2010) tại Thái Lan, giải thưởng FAHASA
(2012)... Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh cịn được bầu chọn là nhà văn được u

thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) và sau này (2005) là 30 năm (1975- 2005) do
Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức.
Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng và ấn tượng với những tác phẩm tự sự của
Nguyễn Nhật Ánh viết về thế giới tuổi thơ, từng là người giáo viên giảng dạy bộ môn
Ngữ Văn, tôi nhận thức được sự ảnh hưởng của tác giả đối với các em học sinh bậc
Trung học cơ sở khi học môn Ngữ Văn nên tôi quyết định chọn đề tài: Ngh thuật tự
sự trong truy n của Nguyễn Nhật Ánh với một mong muốn sẽ giải mã được phần
nào nghệ thuật tự sự của Nguyễn Nhật Ánh và góp thêm cảm nhận của cá nhân về
nhà văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07 tháng 5 năm 1955, tại huyện Thăng Bình,

3


tỉnh Quảng Nam. Anh đến với diễn đàn văn học trước hết bằng những tập thơ trữ
tình ngọt ngào lãng mạn: Thành phố tháng Tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984),
Đầu xn ra sơng giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988), Lễ hội của
êm en (1994) và Tứ tuyệt cho nàng (1994).
Truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh là Trước vòng chung kết (Nhà
xuất bản Măng Non 1984) và từ đó anh mải mê viết những tập truyện cho thanh
thiếu niên như: Cô gái ến từ hôm qua (1987), Chú bé r c rối (1989), Cho tôi xin
một vé i tuổi thơ (2008), Đảo mộng mơ (2009), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
(2010), C hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012), Ngồi kh c trên cây (2013), Chúc
một ngày tốt ành (2014), Bảy bước tới mùa hè (2015) và Con ch nhỏ mang giỏ
hoa hồng (2016)...
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã thu hút sự quan tâm của độc giả và các
nhà phê bình văn học. Đến nay độc giả đã biết được nhiều bài viết về tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. Tất cả các tác giả
khi viết về Nguyễn Nhật Ánh đều giành những lời có cánh cho cây bút tài năng này.

Đó là những bài nhận xét, bài báo ph ng vấn, những bản tin được in trong các cuốn
sách tư liệu, đăng trên báo, tạp chí, cập nhật trên mạng Internet... Chính những bài
viết này đã chứng minh được rằng: Nguyễn Nhật Ánh đã gây được thiện cảm và sự
yêu mến từ những tác phẩm văn chương, mộc mạc, tự nhiên, đời thường... nhưng
chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí

inh số 273 ra ngày 26 tháng 12 năm

1996, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã viết: “Đi sâu vào các cảm xúc mạnh mẽ và tâm
trạng khắc khoải nặng nề không phải là chủ trương mà cũng không phải là sở
trường của Nguyễn Nhật Ánh. Anh nắm bắt rất tinh những trạng thái mong manh,
niềm vui, nỗi buồn thoáng qua của tuổi mới lớn.... Nguyễn Nhật Ánh viết về cái gì
vậy Anh viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc và gần gũi trong thế giới trẻ thơ:
những cuộc học, cuộc chơi, những mối tình thơ dại... Trong tiểu thuyết của anh,
khơng gian khơng rộng lắm, thời gian không dài lắm. Những câu chuyện chẳng có
gì là ly k để kích thích trí tưởng tượng của độc giả trẻ thơ như các truyện cổ tích,

4


truyện phiêu lưu viễn tưởng thế mà trẻ thơ vẫn “say anh như điếu đổ” [61, tr.35].
Hồng Loan trên trang : “Phong cách viết của
Nguyễn Nhật Ánh thật trong trẻo, hồn nhiên, đã đưa người đọc về gần với tuổi thơ
của mình hơn”.
Trong lời giới thiệu sách trên trang: wwwlazada.vn nhận xét: “Có thể khơng
ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới lớn và là nhà văn
thành công nhất khi khai thác nghệ thuật tự sự trong truyện. Nhiều thế hệ trẻ đã lớn
lên cùng các tác phẩm hồn nhiên, trong sáng của anh".
Lã Thị Bắc Lý trong bài Nguyễn Nhật Ánh người gi


ửa cho văn h c

thiếu nhi đã nhận xét, nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tính dí d m, hài hước, lạc
quan. Tính hài hước bắt nguồn từ thái độ lạc quan, nhẹ nhõm với cuộc đời: “Tôi
quan niệm cuộc đời con người vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó
thêm lần nữa. Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy
yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn...” [41, tr.15,16].
Trên trang Bình uận văn nghệ quân ội ,
Thụy Anh có viết: Trước đây, tơi cho rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn biết cách
đáp ứng nhu cầu của người đọc. Ơng tìm hiểu bọn trẻ rất kĩ. Theo tôi được biết, nhà
văn dành tương đối nhiều thời gian để trò chuyện với tuổi teen, lên mạng đọc, thậm
chí, mở diễn đàn để lắng nghe và đối thoại với các em. Vì thế, Nguyễn Nhật Ánh
hiểu đứa trẻ cần gì, mong gì khi đến với một cuốn sách. Bên cạnh những khao khát
phiêu lưu, tìm hiểu thế giới, đứa trẻ cịn có nhu cầu tìm hiểu chính bản thân mình:
những cảm xúc kì lạ khơng tên, những xáo trộn trong các mối quan hệ đang bình ổn
bỗng một ngày trở nên rối tung khiến chúng hoảng sợ, những mong muốn nho nh
một ngày bỗng trở nên nhức nhối, bức xúc khiến chúng khơng hiểu nổi mình.
Nguyễn Nhật Ánh ln tìm nhiều cách diễn đạt mới, và tiến hành các thử nghiệm
nho nh , tuy khá thận trọng. Các tác phẩm gần đây ẩn dụ nhiều hơn, chiêm nghiệm
nhiều hơn dù vẫn giữ cách viết hài hước, trong sáng.
Trang tài liệu Thanh niên diễn àn Hội thanh niên Việt Nam, nhà báo Dương
Thành Truyền nhận định: Xét về mặt tâm lý - giáo dục, có một điều hết sức quý giá
của hệ thống tác phẩm viết cho thanh thiếu niên của Nguyễn Nhật Ánh, vốn rất lớn

5


về số lượng, đa dạng về thể loại, từ truyện tâm lý, tình cảm đến truyện pháp thuật,
truyện phiêu lưu, truyện thể thao và phong phú về không gian biểu hiện từ làng đến

phố, từ gia đình đến lớp học: đó là chúng có thể đồng hành theo q trình phát triển
tâm lý lứa tuổi của các bạn trẻ.
Trên trang văn http://Tơn vinh văn h a

c.com.vn có bài viết: Nguyễn Nhật

Ánh - nh Bồ câu a tài. Đọc bài viết này, Nguyễn Nhật Ánh đã được độc giả đánh
giá là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi thành cơng nhất hiện nay ở nước
ta. Nhưng khơng chỉ có thế các tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh còn được
đánh giá là giúp trẻ “lớn lên” theo từng nấc thang của cuộc đời với một thế giới trẻ
thơ hết sức trong sáng, khơng có cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, chỉ ngập tràn yêu
thương và tôn trọng con người, như chính cái khát khao mà mỗi con người ln muốn
hướng tới dù ở lứa tuổi nào. Chính nghệ thuật tự sự của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã
giúp các bạn trẻ yêu đời hơn, tự tin hơn, bình thản hơn trong cuộc sống thường nhật
hơm nay vốn đầy ắp những bộn bề lo toan và không thiếu những khắc nghiệt.
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên T p chí Văn h c đã
từng nhận xét: Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lịng người bởi
tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luônyêu q và
tơn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã phải chịu
đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này, anh lại
không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, ốn hận đời. Anh ln muốn truyền cho
các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn. Lịng tin u cuộc
sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với
thiếu nhi nhất.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một
“khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng khơng
ngồi quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, khơng ngồi sự tự phát hiện


6


ra chất hài hước của chính mình” [38, tr.39].
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của
Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết Nguyễn Nhật
Ánh nhà văn ôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng
điệu và giới thiệu khái quát về tập truyện ính v n hoa. Nguyễn Nhật Ánh đã làm
được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo
hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh
đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tơi xin một vé i tuổi
thơ. Vẫn với lối viết dí d m kiểu ính v n hoa, Tơi à Bêtơ nhưng dấu ấn tâm trạng
tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết
nhớ về tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và
giảithưởng ASEAN, 2010. Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá
nằmtrong á, C hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức
viết bền bỉ của mình.
Nguyễn Thị Thúy Hằng (ThS. Trường PTTH

u Lạc, thành phố Hồ Chí

Minh), có bài Tâm hồn tuổi thơ trên trang sách Nguyễn Nhật Ánh. Mở đầu bài viết,
cô đã giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh như sau: Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học
thiếu nhi như một lẽ tự nhiên. Đó là sự trở về của ký ức, của những hồi niệm, là sự
thơi thúc của ý tưởng và hơn hết là tấm lòng của nhà văn. Trong một lần trả lời
ph ng vấn trên báo Sài Gịn Giải Phóng, Nguyễn Nhật Ánh nói rằng: “Nhà văn viết
cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là nhà giáo dục”, thậm chí là “nhà giáo dục
bẩm sinh”. Ơng viết với trách nhiệm của một người thầy, người nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ thơ” [31, tr.70].
Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn

Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả
đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự
tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo
hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như anh” [35,

7


tr.17]. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo
của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn
Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại
từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật
tưởng chừng khơng có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế mà khó có thể
xác định nhà văn viết cho hế hệ nào, về thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau
trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ
của mình như thế này mà thơi” [35, tr.17].
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của anh còn xuất hiện trên các báo như báo Lao ộng, Thanh niên,các tạp chí
và nhiều trang thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net... bộ truyện ính v n
hoa đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tậpcho thiếu nhi, các tác phẩm
khác cũng được dựng thành phim như Cô gái ến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh và một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể
thành truyện tranh. Có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm
và giành được nhiều tình cảm ưu ái của độc giả ở mọi lứa tuổi.
Đặc biệt là sức hút, sự ảnh hưởng rất lớn của truyện Nguyễn Nhật Ánh đối
với độc giả trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thống kê kết quả khảo sát ở
khu vực thành phố Hồ Chí Minh tại các trường trung học cơ sở (83,33

học sinh


biết và yêu thích nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), trung học phổ thơng (93,87

học

sinh biết và yêu thích nhà văn Nguyễn Nhật Ánh)... Có thể khẳng định rằng: “Thành
cơng của Nguyễn Nhật Ánh chính là lối kể chuyện hấp dẫn, rất hay, dễ đi vào lòng
người, trong mỗi mẩu chuyện mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc” (Theo nh hưởng
của truyện Nguyễn Nhật Ánh ối với ộc giả trẻ ở thành phố Hồ Chí

inh [22,

tr.128]).
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi của Lê Huy Bắc có đoạn
viết: “Phải thừa nhận, ở thời điểm thực tại, viết truyện cho trẻ em (thiếu nhi) ở Việt
Nam, chẳng ai sánh bằng Nguyễn Nhật Ánh. Ơng khơng chỉ viết kh e mà cịn viết
hay và rất đều tay. Đã rất lâu, bạn đọc Việt Nam mới có thể tiếp xúc được với một
cây bút truyện thiếu nhi có một phơng văn hóa, một nền tảng kiến văn rộng, cộng

8


với một cảm xúc trẻ thơ chân thành, sâu sắc với lối tư duy đậm chất triết lí, đầy ngỗ
nghịch và mang tính đột biến cao”.
Một ý kiến khác về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh: Trong
truyện, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ rất dễ hiểu. Ở đó, ngơn ngữ trần thuật
thường được biểu hiện bằng những câu văn ngắn, đơn giản nhưng vẫn biểu đạt được
các sắc thái tình cảm rõ rệt..
Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta nghiên cứu ở nội dung nào thì chúng ta cũng
đều khẳng định được tài năng độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Vì vậy trên cơ

sở tiếp thu những ý kiến đi trước, tôi mong muốn ở đề tài này phần nào lý giải được
Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh và hiểu hơn nữa về các tác phẩm
tự sự của anh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi tập trung khám phá nghệ thuật tự sự trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh với các phương diện: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn
trần thuật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu
trần thuật. Từ đó xác định và khẳng định được những đóng góp độc đáo của
Nguyễn Nhật Ánh cho văn học thiếu nhi.
Chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Nhật Ánh đồng
thời giúp người đọc thấy được những đóng góp tích cực cũng như lý tưởng sống, tài
năng và tấm lòng nhân hậu của nhà văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng luận văn hướng đến là Nghệ thuật tự sự
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
- Phạm vi: Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Nhật Ánh vô cùng phong phú
song ở đề tài này, tôi chủ yếu tập trung khảo sát nghệ thuật tự sự của anh qua một
số tác phẩm như: Cho tôi một vé i tuổi thơ, ính v n hoa, Đảo mộng mơ, Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh, Bảy bước tới mùa hè, Thằng qu nhỏ, Tôi à Bêtô... đồng
thời tham khảo thêm những bài viết của các nhà khoa học về Nguyễn Nhật Ánh. Từ

9


đó có thể thấy rõ nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng như
những đóng góp của anh cho văn học nước nhà.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở luận văn này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp liên ngành: đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
là tuổi thơ và tuổi mới lớn - những đối tượng phức tạp trong văn chương và ngoài

đời thực. Do vậy, khi thực hiện đề tài, tôi kết hợp với phương pháp của các ngành
khoa học khác như: văn hóa học, giáo dục học...
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết tự sự: Khám phá thế giới
nghệ thuật nhà văn từ các yếu tố hình thức đến nội dung, tìm hiểu đặc điểm nổi
bật trong nghệ thuật tự sự của tác giả.
- Phương pháp so sánh: nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo riêng
của Nguyễn Nhật Ánh về nghệ thuật tự sự so với các nhà văn khác ở các giai đoạn
văn học khác nhau và đặc biệt là nhà văn khác cùng viết cho thiếu nhi.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai
trên ba chương:
Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng cốt truyện trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

10


Chƣơng 1: NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Đặc điểm của tác phẩm tự sự là phản ánh cuộc sống thông qua các yếu tố sự
kiện biến cố và hành vi con người; thường có cốt truyện gắn với hệ thống nhân vật.
Loại hình tự sự thể hiện tâm trạng, tư tưởng của chủ thể thông qua phản ánh hiện
thực khách quan, tức là cái chủ quan ẩn đi hoặc hoà vào cái khách quan. Nhà văn
phải dùng đến các yếu tố như sự kiện, nhân vật trong một thời gian và không gian
nghệ thuật nhất định. Chính vì thế truyện phải có chuyện và nhà văn phải sáng tạo
ra hình tượng người kể chuyện, các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn, ngơn
ngữ, giọng điệu,… làm nên những đặc trưng riêng cho loại hình tự sự.

Theo Từ iển thuật ng văn h c của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì: “trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự
sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn
cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật khơng chỉ là lời kể mà
cịn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hồn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân
vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ
ý thức sử dụng ngơn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ
cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả” [26, tr.275].
Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ
chủ thể, khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nhà văn kể lại, tả lại những gì
xảy ra bên ngồi mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản
ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại
bên ngồi nhà văn, khơng phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn.
Nói đến nghệ thuật tự sự là nói đến nghệ thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần
thuật, một phương thức nhằm làm cho các sự việc, tình tiết trong tác phẩm được
diễn ra và sống dậy.
Để tạo nên phong cách riêng cho các tác phẩm của mình, các nhà văn phải
tạo dựng được nghệ thuật kể chuyện riêng của mình. Và nghệ thuật kể chuyện chính
là phương thức kể, mà được xây dựng lên bởi lời kể, lời nhân vật... được thể hiện

11


bằng các biện pháp nghệ thuật phục vụ cho việc kể. Để xây dựng được nhân vật kể
chuyện trong sáng tác của mình các nhà văn đã sử dụng nhiều hình thức tự sự khác
nhau. Có khi đó là người hồn tồn bên ngồi tác phẩm nhưng cũng có khi nhân vật
xưng “tôi”. Tuy nhiên với từng loại văn, từng kiểu nhân vật, đặc biệt với từng dụng
ý nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện
pháp thể hiện nghệ thuật riêng. Song mục đích cuối cùng của nghệ thuật tự sự nghệ thuật kể chuyện là làm nổi bật nên nhân vật tự sự trong mỗi tác phẩm để từ đó
ta hiểu được tư tưởng, quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn.

1.1. Nghệ thuật

y dựng nh n vật ngƣời kể chuyện

1.1.1. Khái quát về nhân vật n

i

hu n

Thuật ngữ người kể chuyện trong tác phẩm tự sự tương ứng với thuật ngữ
người trần thuật, người thuật chuyện, người mang thông iệp, chủ thể trần thuật,
chủ thể kể chuyện…
Theo Từ iển thuật ng văn h c của Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần
Đình Sử thì người kể chuyện có thể là hình tượng của chính tác giả, có thể là một
nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra.
Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự
đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn
tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm
phong phú.
Hay: “Người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó
khác với người kể chuyện thực tế trong đời sống” [22, tr.197].
Hoặc “Người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể
trong tác phẩm văn học”.
Nguyễn Thái Hồ thì cho rằng: “người kể là người biết tất cả, biết hết cả cốt
truyện, nhân vật và dẫn nhân vật hành động”. Tuy nhiên anh ta có thể là người
thuyết minh, là một nhân chứng hoặc giả vờ khơng dính líu đến câu chuyện kể tu
vào mức độ khác nhau, tức là “tạo một khoảng cách giữa người kể và chuyện”. Để
kể chuyện, người kể phải có một điểm nhìn bao qt để lựa chọn, điều khiển các


12


nhân vật hành động và một khi đã có chuyện thì khơng thể thiếu người kể chuyện
và tất yếu sẽ phải có điểm nhìn. Sự lựa chọn điểm nhìn và ngơi kể sẽ chi phối đến
việc viết cái gì và viết như thế nào của nhà văn để đạt được hiệu quả tối ưu cho tác
phẩm tự sự.
Người kể chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Nếu
như người kể chuyện thực tế trong đời sống là những con người cụ thể, hữu hình, có
hình hài, giọng nói, điệu bộ… thì đến người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, tất cả
những yếu tố hữu hình, cụ thể này đều được chuyển vào trong văn bản thơng qua
các thủ pháp nghệ thuật. Chính vì thế, khác với người nghe - đối tượng của người
kể chuyện trong tác phẩm tự sự sẽ có điều kiện phát huy tối đa khả năng liên tưởng
của mình, có khả năng thâm nhập, đồng sáng tạo với người kể chuyện. Điểm khác
biệt thứ hai giữa người kể chuyện trong tác phẩm tự sự với người kể chuyện thực tế
là người kể chuyện trong thực tế hồn tồn có thể điều chỉnh câu chuyện theo phản
ứng của người nghe còn người kể chuyện trong tác phẩm nghệ thuật thì hầu như
khơng có cái quyền đó. Câu chuyện mà họ kể ra đã được cố định trong văn bản,
không thể thêm bớt hay sửa chữa gì… Thứ ba, người kể chuyện thực tế trong đời
sống thường kể câu chuyện theo tuần tự thời gian, theo trật tự tuyến tính để cho
người nghe dễ theo dõi còn người kể chuyện trong tác phẩm nghệ thuật thì có thể sử
dụng lối kể đảo tuyến, đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai để làm tăng sức
hấp dẫn cho câu chuyện.
Người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Tính chất
đặc biệt của nhân vật người kể chuyện được thể hiện cụ thể như: Người kể chuyện
không chỉ là nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà cịn có
chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác. Người kể
chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện thống nhất
với tác giả bởi người kể chuyện là người nêu quan điểm của tác giả. Đặc biệt trong
tác phẩm tự truyện, sự thống nhất giữa người kể chuyện và tác giả lại càng bộc lộ

rõ. Người kể chuyện và tác giả không đồng nhất với nhau. Tác giả viết truyện bao
giờ cũng có tư tưởng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện. Nếu chúng ta chỉ dựa

13


vào cách kể của người kể chuyện để đánh giá, phán xét thì sẽ là cực đoan, phiến
diện. Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa người kể chuyện với
tác giả vẫn có những nét khác nhau. Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà
người kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn nhưng đó là
những gì đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải ở thời khắc hiện tại
bây giờ...
Có thể khẳng định rằng: Người kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo
nghệ thuật, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Người kể chuyện
có các chức năng như: tổ chức kết cấu tác phẩm, môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp
cận thế giới nghệ thuật và thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc
sống, nghệ thuật. Giữa người kể chuyện với tác giả có một mối liên hệ mật thiết với
nhau nhưng ta tuyệt đối không đồng nhất giữa hai đối tượng này.
Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả viết về những điều mình đã trải
qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm. Và tất nhiên, với tính chất hư cấu,
“tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật của truyện. Lời trần thuật ở đây
vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức
vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật).
Ngoài ra tác giả cịn trần thuật ở ngơi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện
(do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hố và trung tính.
Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại tồn bộ câu
chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây cịn có nhiệm vụ tái hiện và
phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người… tái hiện và phân
tích, lý giải lời nói ý thức người khác. Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp này
(khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là

gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới
trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng. Loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là
lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật
cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể
hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loại thứ hai này

14


cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh
trong ngơn ngữ trần thuật, ngơn ngữ tiểu thuyết.
Ngồi việc tác giả trần thuật theo hai dạng thức nói trên, nhân vật cịn có vai
trò là người trần thuật. Trong tiểu thuyết, nhân vật có vị trí rất quan trọng, là then
chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư
tưởng tác phẩm. Có nhân vật thì có ngơn ngữ nhân vật. Ngơn ngữ nhân vật là một
trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc
sống và cá tính nhân vật.
Tác giả của tác phẩm tự sự là một giả định, không cần thiết cho một tổ chức
trần thuật. Trong trần thuật, viết mang tính chất văn học. Tư cách của người trần
thuật là kết quả của hành vi trần thuật của chính mình, là sản phẩm của bản thân
hành vi của mình, là một người trần thuật được trần thuật ra.
Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại tồn bộ
câu chuyện theo cách riêng của mình. Lời trần thuật ở đây cịn có nhiệm vụ tái hiện
và phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người…, tái hiện và
phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác. Lời văn trần thuật gián tiếp này (khác
với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp
một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý
nghĩ khách quan vốn có của chúng, loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần
thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngơn của người trần thuật cùng lúc
có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối

thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loại thứ hai này cho phép
tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngơn
ngữ trần thuật, ngơn ngữ tiểu thuyết.
Có thể chia ra thành người trần thuật lộ diện và người trần thuật ẩn tàng.
Theo thuật ngữ thơng dụng thì người trần thuật lộ diện là người trần thuật theo“ngôi
thứ nhất” còn người trần thuật ẩn tàng là người trần thuật theo“ngôi thứ ba”. Nhưng
hai thuật ngữ này ngày nay không có ý nghĩa chặt chẽ. Bởi vì bất cứ người kể nào
và bất cứ ai nói về mình đều xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất mà không dùng ngôi thứ ba,
cịn cái gọi là kể theo ngơi thứ ba chỉ có ý nghĩa là khơng nói đến mình mà thơi.

15


Để kể chuyện, người kể phải có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều
khiển các nhân vật hành động. Vì thế, một khi đã có chuyện thì khơng thể thiếu
người kể chuyện và tất yếu sẽ phải có điểm nhìn. “Điểm nhìn” theo Nguyễn Thái
Hịa là tọa độ thời gian được lựa chọn cho hành động kể chuyện, phát triển nội
dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện.
1.1.2. Nhân vật n

i k chuy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh

1.1.2.1. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất
Trong truyện dài Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh không
giới thiệu tên hay những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của nhân vật ngay khi
nhân vật xuất hiện mà mở đầu tác phẩm bằng một cảm giác của người trần thuật
xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng là tôi: “Một ngày tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật
buồn chán và tẻ nhạt. Năm đó tơi lên tám” [1, tr.10].
“Tơi” ở đây là nhân vật trung tâm trong tác phẩm. “Tơi” chính là thằng cu
Mùi và cùng với nó là Tý sún, Hải cò, con Tủn làm nên những cuộc phiêu lưu k

thú cho riêng mình: Đặt tên cho thế giới, lập trang trại chó hoang... Nhân vật cu Mùi
đã tham gia và kể lại diễn biến những trò chơi, những kỷ niệm vui buồn vì thế mà
tính chất sự việc thật hơn. Người đọc chúng ta cảm thấy sự chính xác trong những
lời kể đó. Nhân vật “tơi” - thằng cu Mùi đã rất quả quyết khẳng định rằng: “Tôi
không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi” [1, tr.98].
Tham gia là vai trị người kể chuyện cịn có một nhân vật xưng là cu Mùi khi
đã ở tuổi trưởng thành. Cu Mùi dẫn dắt câu chuyện về quá khứ. Thêm vào đó là sự
so sánh dí d m đã làm nổi bật lên sự khác biệt giữa hai thế giới trẻ em và người lớn:
“Với người lớn ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức
năng... Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Đơn giản vì trẻ con có kho báu vơ
giá: óc tưởng tượng”.
Sử dụng ngơi kể thứ nhất để kể chuyện, nhưng dường như Nguyễn Nhật Ánh
không phải chỉ kể về riêng mình, về thời thơ ấu của bản thân mà nói đến một thằng
cu Mùi nào đó. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tạo nên một nhân vật “tơi” trẻ
hóa và rất điển hình với mong ước cũng rất điển hình của trẻ nh . Nhân vật “tôi”

16


thằng cu Mùi khơng bị chi phối bởi cái nhìn của một người lớn đang hình dung về
tuổi thơ của mình. Cái hay của nhân vật “tơi” - cu Mùi là ở chỗ nó vừa là “tơi” lại
vừa là nhân vật độc lập - một đứa trẻ với tất cả những đặc thù và tính cách của lứa
tuổi thiếu nhi.
Cũng như truyện Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, truyện Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh, người kể chuyện bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm. “Tôi” ở đây là
nhân vật chính trong truyện và nhân vật chính này đã kể lại diễn biến câu chuyện.
Nhân vật chính - Thiều đã tham dự vào cốt truyện và chứng kiến mọi chuyện:
Chuyện xem hoa tay, chuyện ma, chuyện mối tình đầu, chuyện đánh nhau... Trong
khi kể chuyện chính Thiều đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Tôi khơng nói gì
chỉ gật đầu lặng lẽ rời kh i nhà. Tơi giống như một phạm nhân vừa được tịa tuyên

bố tha bổng. Vậy mà khi đã thoát nạn rồi tơi ngạc nhiên chẳng thấy lịng mình vui
sướng” [2, tr.25].
Trong tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn một nghệ thuật tự sự hấp
dẫn, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Điểm độc đáo và thành cơng nhất chính là nghệ
thuật

y dựng nh n vật ngƣời kể chuyện mang cái nhìn trẻ thơ, mang tâm hồn

trẻ thơ. Có thể nói, làm lạ hóa thế giới hiện thực từ cái nhìn trẻ thơ là điểm thành
cơng trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh. Để viết được truyện này,
Nguyễn Nhật Ánh ln giữ trong tâm hồn mình một chú bé chưa chịu lớn và khi
viết thì ln hồn nhiên như cậu học trị ngồi kể chuyện về đời mình. Chính Nguyễn
Nhật Ánh đã từng bộc bạch: Có lẽ trong tôi luôn luôn sống mãi tuổi mười lăm. Mỗi
lần tôi viết một tác phẩm tuổi mới lớn cũng giống như một cậu học trị ngồi viết
nhật ký đời mình vậy, rất tự nhiên, khơng có gì phải lên gân hay gượng gạo cả. Có
lẽ do tâm hồn tơi gần gũi với tâm hồn của các em nên những gì tơi viết ra, các em
cảm thấy như chuyện của chính mình”. Ở đây Thiều đã cảm nhận về cái vất vả, đói
kém của gia đình sau mùa lũ: “Tơi có thể nhìn thấy sự đói kém hiển hiện từng ngày
trong mân cơm. Nồi cơm lưng hơn. Thức ăn ít đi. Cá thịt thưa thớt dần, có hơm mất
tích hẳn. Thỉnh thoảng có bữa tơm rang thì con nào con nấy mặn chát, muối bám
xung quanh con tơm trắng xóa như tuyết. Chỉ với một con tơm đó, tơi ăn ba chén

17


cơm. Dĩ nhiên thằng Tường và con Mận, tôi đều khơng hề than vãn nhưng nhìn vẻ
mặt kém tươi của tụi tơi, có lẽ mẹ tơi nghe được những thở dài chạy quanh mâm
cơm và cảm giác đó khiến bà vơ cùng xót ruột” [2, tr.137]. Là tâm trạng ân hận của
Thiều khi làm Tường bị thương vì trị chơi chọi đá: “Tôi đáp, bụng ngập tràn hối
hận. Tôi đã lừa em tơi, tơi đã làm nó bị thương... Tơi tự hứa với mình: mai mốt nếu

thằng Tường có gặp phải hoạn nạn gì, bị ba tơi phạt đánh địn vì tội ham chơi b bê
bài vở chẳng hạn, tơi sẽ xung phong nhận tội thay nó, tơi sẽ nói với ba tơi là chính
tơi xúi thằng Tường đi chơi...” [2, tr.138]. Có lẽ nếu khơng hóa thân trọn vẹn vào
trẻ thơ, không sống thật sâu với tâm hồn trẻ thơ... thì Nguyễn Nhật Ánh khơng thể
nào diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc từ trong sâu thẳm trái tim của Thiều một cách
chân thực, cảm động như thế. Có thể nói, chính với điểm nhìn trong trẻo của nhân
vật người kể chuyện xưng “tôi”, tác phẩm đã trở nên rất đỗi thân thương với trẻ
thơ. Việc tác giả lựa chọn người kể chuyện là một nhân vật trong truyện xưng tơi
tự kể lại chuyện mình đã tạo nên được sự gần gũi giữa độc giả và người kể
chuyện. Nguyễn Nhật Ánh từng nói rằng: khi đặt chữ “tơi” vào ngịi bút của
mình. Và khi ơng hóa thân vào “tơi”, đó là cách hữu hiệu nhất để ơng tìm về kí
ức tuổi thơ.
Câu chuyện qua lời kể của người trần thuật tham gia vào cốt truyện “ tôi cảm
giác mùa hè khắc nghiệt sắp sửa trơi qua” [2, tr.376]... Chính cách kể chuyện này đã
làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc hơn.
Câu chuyện hay và hấp dẫn không kém với người đọc là cách sử dụng ngôi
kể thứ nhất xưng “tôi” được thể hiện ngay trong nhan đề và cách xưng tên nhân vật
trong Tôi à Bêtơ.
“Tơi là Bêtơ. Đó là cái tên chị Ni đặt cho tôi Bêtô. Đúng ra cái tên ban đầu là
Bêbêtô”[6, tr.1] - tên của một cầu thủ bóng đá đội Brazil. Người kể chuyện xưng
“tôi” - ngôi kể thứ nhất gắn với những quan sát, suy nghĩ và hành động của chú cún
con. Lựa chọn người kể chuyện đặc biệt như thế, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
đã bắc một nhịp cầu quen thuộc với kiểu truyện đồng thoại vốn rất gần gũi với trẻ
em trong sáng tác của Võ Quảng, Tơ Hồi...

18


Ở đây người kể khơng chỉ kể mà cịn đóng vai nhân vật. Do vậy câu chuyện
càng trở nên hấp dẫn hơn. Với lối kể này hiện thực sáng tạo nghệ thuật trở nên gần

gũi với người đọc và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm cũng dễ dàng đến với họ hơn.
1.1.2.2. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba
Đối lập với loại truyện kể ở ngôi thứ nhất - người kể xuất hiện trực tiếp
xưng “tôi” hoặc “chúng tôi” là loại truyện kể mà người kể chuyện không được biểu
thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất - thường được gọi là “truyện kể ở ngôi thứ
ba” và người kể chuyện trong trường hợp này là “người kể chuyện ở ngôi thứ
ba” hay “người kể à nhân vật”.
H

ỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh làm người đọc mê say. Mỗi lần giở

sách, người đọc như mơ màng nhớ về tuổi học trị của mình! Qua lời kể của
Chương, hình ảnh phượng đ đã khiến người đọc hình dung khá rõ về tâm trạng
nơn nao, hòa quyện những kỷ niệm của nhân vật trong năm tháng ngồi trên ghế nhà
trường.
Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn người đọc trở về những chuyến nghỉ hè thú vị
được vui cùng bạn bè, gia đình. Khi người kể chuyện kể về mùa hè đến mang theo
niềm vui của những tháng ngày vô tư nô đùa trên đồng ruộng, bên cạnh con suối
nh vẫn thường là nơi tập kích đánh nhau hay những buổi trưa hè nơi vườn trái cây
mát rượi. Anh khắc hoạ một tình bạn gắn bó, một cử chỉ đẹp mà Chương đã mang
lại cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên. Chương mang đến sự thuận hòa, cho Út
Thêm một niềm vui giản dị, ấm áp.
Bao giờ cũng thế, truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang đến cho người
đọc những cung bậc cảm xúc thật nhẹ nhàng, êm ái, sâu lắng. Khi kể về hình ảnh cơ
bạn Út Thêm xuất hiện, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác trong Chương khiến
lòng chúng ta cũng lâng lâng. Út Thêm xuất hiện như một làn gió mát nhẹ, thoảng
qua trên những bơng lúa non ngồi đồng ruộng mênh mơng. Tất cả đã mang đến
một luồng gió mát lành cho Chương, cho Út Thêm, cho những đứa trẻ làng Hà
Xuyên, cho cả những bạn nh khi đọc các truyện của anh hay nói rộng hơn là cho


19


chúng ta - những người đang cầm trên tay quyển truyện này, nâng niu, trân trọng nó
với cảm xúc bay bổng.
Người đọc thích câu chuyện này cịn ở cái mơ mơ màng màng của tuổi mới
lớn, tuổi sắp làm người lớn. Phải chăng vì thế mà ai cũng thích nhân vật Chương.
Cậu đã trải qua một mùa hè đáng nhớ với bao cung bậc cảm xúc: vui, buồn hòa lẫn
với cái lơ lơ lửng lửng trong cảm xúc của mối tình đầu tiên. Nụ cười của Út Thêm
chỉ mãi là hình ảnh trong những giấc mơ đêm về của Chương. Người đọc còn xúc
động bởi đằng sau mùa hạ đ là nỗi buồn của những đứa trẻ nơi quê nghèo. Mùa hạ
là phượng đ , là nắng gắt, là vui chơi sau một năm học căng thẳng, còn đối với
những đứa trẻ sớm tảo tần, mùa hạ là phụ giúp cha mẹ, mùa nắng cháy trên những
cánh đồng khô nẻ chân chim. Mùa hạ vui chơi thật xa vời...
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đưa ra những nhận định gần như tương
đồng nhau khi nói về tầm quan trọng của người kể chuyện và điểm nhìn.
Người kể chuyện là một hình tượng do tác giả hư cấu, đại diện cho phát ngôn
của tác giả; là chủ thể của lời kể, nhân tố trung tâm chi phối đến việc tổ chức, kết
cấu của văn bản tự sự; là người giữ vai trò trung gian giữa tác giả, tác phẩm và
người đọc. Bất kì một tác phẩm tự sự nào cũng có người kể chuyện và người đọc
cần phải căn cứ vào điểm nhìn, ngơi kể và lời kể trong tác phẩm để đánh giá tác
phẩm tự sự đó.
1.1.3. i

nh n tr n thuật

Điểm nhìn là điểm rơi ở cái nhìn của người kể chuyện vào đối tượng trần
thuật, vào thế giới khách quan được tái hiện trong sáng tác. Điểm nhìn nghệ thuật
biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật: ngơi kể, cách dùng từ, kiểu câu… Điểm
nhìn khơng bao hàm các quan điểm chính trị xã hội của nhà văn mà chỉ xét riêng về

kĩ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể. Nếu như điểm nhìn là nơi để người trần thuật
nhìn, miêu tả sự vật trong tác phẩm thì tồn bộ nội dung, diễn biến của câu chuyện
cũng sẽ được soi chiếu từ điểm nhìn này.
Điểm nhìn trần thuật có vai trị rất quan trọng trong nghệ thuật trần thuật của

20


mỗi nhà văn. Việc tìm chỗ đứng, vị trí thích hợp để xác lập cho người kể một điểm
nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện bắt đầu có ý nghĩa quan trọng. Phùng Văn Tửu
quan niệm “Điểm nhìn là kỹ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể”. Trong mỗi tác
phẩm, mỗi nhà văn có sự lựa chọn riêng nhưng ý nghĩa chung, nó quy định và chi
phối các thành tố khác của nghệ thuật: nhịp điệu, thời gian, không gian, giọng điệu,
ngôn ngữ trần thuật... Thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu vào
tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách, cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Trong mối tương quan khác với người kể chuyện, điểm nhìn là một trong
những yếu tố để nhận dạng người kể chuyện và là yếu tố được đặt lên hàng đầu so
với yếu tố ngôi kể, lời văn nghệ thuật của tác phẩm. Vậy đồng nghĩa với quá trình
hình thành và biến đổi hình tượng người kể chuyện là sự xuất hiện và biến đổi linh
hoạt của điểm nhìn trong loại hình tự sự.
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao
giờ cũng quan trọng hơn ai là người viết nên truyện kể ấy. “Điểm nhìn” trở thành cơ
sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm
nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và khơng có vai
trị đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai
phương diện không thể tách rời.
Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người
kể chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trị quan trọng của điểm nhìn trần thuật
trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa

các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn của người trần
thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [25, tr. 90].
Trong mối tương quan khác với người kể chuyện, điểm nhìn là một trong
những yếu tố để nhận dạng người kể chuyện và là yếu tố được đặt lên hàng đầu so
với yếu tố ngôi kể, lời văn nghệ thuật của tác phẩm. Vậy đồng nghĩa với quá trình
hình thành và biến đổi hình tượng người kể chuyện là sự xuất hiện và biến đổi linh

21


×