TUẦN 18
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Môn: Mĩ thuật – Lớp 3
BÀI 18: VẼ THEO MẪU VẼ LỌ HOA
(Tiết PPCT: 18)
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa
- HS biết cách vẽ lọ hoa
- HS vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số lọ hoa có hình dáng khác nhau
- Phấn màu, phấn trắng
- Một số bài vẽ của HS
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ lớp 3
- Màu vẽ,bút chì, gôm,…
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài
- GV cho HS xem một số đồ vật như chai,
lọ, li, chén,...
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Trên bàn có những đồ vật gì?
+ Các em thường thấy những đồ vật này
ở đâu?
- GV nhận xét và dẫn vào bài:
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
+ Những đồ vật này rất gần gũi với
chúng ta và còn có ích nữa. Bài học hôm
nay, lớp chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu
về cách vẽ một trong những đồ vật này, đó
là lọ hoa
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa
bài lên bảng.
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số lọ hoa có hình
dáng khác nhau và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Hình dáng của những lọ hoa này như
thế nào?
+ Lọ hoa được cấu tạo bởi mấy bộ phận?
+ Những bộ phận đó là gì?
- GV mời HS nhận xét và bổ sung
- GV mời HS lên bảng xác định những bộ
phận của lọ hoa
- GV nhận xét và tóm ý
- GV chọn 3 lọ hoa có hình dáng khác
nhau và GV chỉ vào từng lọ hoa - đặt câu
hỏi gợi ý:
+ Lọ hoa này có đặc điểm gì?
+ Tỉ lệ từng bộ phận của lọ hoa ra sao?
+ Cách trang trí của những lọ hoa có
giống nhau không?
+ Lọ hoa thường được làm bằng chất
liệu gì?
- GV nhấn xét và nhấn mạnh một số ý
- GV chọn một lọ hoa và yêu cầu HS quan
sát
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Lọ hoa có khối hình gì?
+ Lọ hoa này có đặc diểm gì?
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ hoa như
thế nào?
+ Lọ hoa được làm bằng chất liệu gì?
+ Màu sắc của lọ hoa như thế nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
- HS lắng nghe
- HS đọc tựa bài và quan sát
- HS quan sát và lắng nghe – trả lời:
+ Hình dáng không giống nhau
+ Gồm có 5 bộ phận
+ Đó là: miệng, cổ, vai, thân và đáy lọ
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lên bảng xác định bộ phận của lọ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý quan sát – lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo quan sát
- HS tập trung lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe và trả lời
+ Khối hình trụ
- HS trả lời theo quan sát
+ Để vẽ được lọ hoa đẹp các em cần
phải quan sát kĩ về hình dáng cũng như
đặc điểm của lọ hoa mà mình muốn vẽ.
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS từng bước vẽ kết hợp
giữa đặt câu hỏi gợi ý với vẽ minh họa lên
bảng
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Lọ hoa là khối hình trụ vậy khung
hình chung của lọ hoa là hình gì?
- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS xem
- GV nhấn mạnh:
+ Do lọ hoa của chúng ta là khối hình
trụ, nên khi phác xong khung hình của lọ,
ta kẻ đường trục cho lọ
- GV kẻ đường trục cho HS xem
+ Chúng ta sẽ phân chia cái gì của lọ?
- GV nhận xét và phân chia từng bộ phận
của lọ lên bảng cho HS quan sát
+ Chúng ta sẽ dùng nét gì để phác hình
của lọ?
- GV nhận xét và phác hình cho HS xem
+ Sau đó chúng ta sẽ sử dụng nét gì để
vẽ và chỉnh sửa hình cho gần giống mẫu?
- GV nhận xét và vẽ chậm từng nét cho HS
xem
+ Bây giờ hình đã vẽ xong, muốn cho lọ
được đẹp hơn ta phải làm gì?
- GV nhận xét và vẽ trang trí đơn giản
nhanh vào lọ cho HS xem tham khảo
+ Nhiệm vụ cuối của bài là chúng ta phải
làm gì?
- GV nhận xét và cho HS xem bài vẽ màu
hoàn chỉnh
- GV cho HS xem một số bài vẽ sai bố cục
và yêu cầu HS chọn ra bài vẽ sai và nêu lí
do vì sao sai?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời
+ Hình chữ nhật đứng
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát
+ Phân chia từng bộ phận của lọ hoa
- HS lắng nghe và quan sát ghi nhớ
+ Phác hình bằng nét thẳng mờ
- HS lắng nghe và quan sát - ghi nhớ
+ Sử dụng nét cong để vẽ và chỉnh sửa
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
+ Trang trí cho lọ
- HS chú ý quan sát tham khảo
+ Vẽ màu cho lọ hoa
- HS lắng nghe và quan sát tham khảo
- HS chú ý quan sát và chọn ra bài sai –
nêu lí do theo suy nghĩ
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS lấy dụng cụ học tập ra để
thực hành
- GV nhắc nhở HS làm bài theo hướng dẫn
và quan sát kĩ hình dáng, đặc điểm của lọ
hoa
- Khi HS thực hành giáo viên quan sát lớp
và đến từng HS để gợi ý thêm dựa vào bài
của HS
- GV động viên và giúp đỡ nhiều hơn với
những HS vẽ còn lúng túng
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài tốt và chưa tốt treo
lên bảng
- GV mời HS nhận xét về:
+ Bố cục của bài
+ Hình dáng và đặc điểm
+ Cách trang trí
+ Màu sắc
- GV mời HS chọn ra bài mình thích và
nêu lí do vì sao thích.
- GV nhận xét và bổ sung - đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- HS chuẩn bị dụng cụ học tập để thức
hành
- HS lắng nghe và tập trung thực hành
- HS tập trung thực hành
- HS chú ý quan sát
- HS nhận xét theo gợi ý của GV
- HS chọn bài mình thích và nêu lí do theo
cảm nhận riêng
- HS tập trung quan sát-lắng nghe và rút
kinh nghiệm
- HS lắng nghe
4. Củng cố:
- GV mời HS lên bảng sắp xếp lại quy trình của bài vẽ theo mẫu
- HS lên sắp xếp theo trí nhớ
- GV mời HS nhận xét và chỉnh sửa
- HS nhận xét
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại bàinội dung của quy trình.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 19: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông
+ Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ, thước, com pa,…