Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

skkn dạy học môn toán lớp 5 thoát ly sách giáo khoa gắn với thực tế cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.21 KB, 11 trang )

I. Đặt vấn đề:
Nội dung giảng dạy của Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho
cuộc sống. Mỗi mơn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
nhân cách học sinh. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán đều được ứng dụng
trong thực tế cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. Tốn học có liên hệ mật
thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của
khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trị đặc biệt, Tốn
học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội
ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực
vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của
xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục Toán học.
Nhu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là người giáo viên được chủ động hơn trên bục
giảng, thoát ly sách giáo khoa để hướng đến những phương pháp giảng dạy sáng tạo,
kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tình trạng khá phổ biến hiện nay là giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách giáo
khoa, sách giáo viên. Nhiều giáo viên đó cố gắng thuyết trình, giảng giải hết những
nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh học thuộc, nhớ máy
móc theo sách giáo khoa, thậm chí biến giờ dạy thành một giờ “đọc chép” từ sách
giáo khoa.
Chính việc cố gắng để dạy hết kiến thức trong sách giáo khoa đó gây ra sự quá tải,
nặng nề, thiếu thời gian cho một tiết học trên lớp. Nội dung của sách giáo viên cũng
chỉ là những hướng dẫn được cho rằng “có thể tốt nhất” mà thơi. Vì thế khi giảng dạy
giáo viên hồn tồn được sáng tạo mà khơng phải lệ thuộc vào đó.
Chủ trương dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ giúp giáo viên thoát ly
được sách giáo khoa, xác định được nội dung nào là cơ bản nhất, trọng tâm nhất cần
tập trung đạt được; từ đó giáo viên mới có điều kiện thời gian cho việc tổ chức dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Như thế, giáo


viên sẽ dần dần từ bỏ được các thói quen dạy học thụ động, phù hợp với cách đánh
giá qua thi cử “dạy gì học nấy”, thói quen dạy chay, không làm chủ thiết bị, không


bao quát đối tượng học sinh, bỏ rơi học sinh tiếp thu chậm, chỉ chú trọng truyền đạt
kiến thức, không chú trọng rèn luyện kỹ năng, ứng dụng.
Xuất phát từ thực tế ấy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và mở chuyên đề "Dạy
học môn toán lớp 5 thoát ly sách giáo khoa gắn với thực tế cuộc sống, tạo cơ hội
cho học sinh được trải nghiệm."
II. Thực trạng việc dạy học hiện nay:
a. Những thuận lợi:
- Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017 đã chỉ rõ: quản lí, tổ chức dạy học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh
nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Khuyến khích sự
sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý. Triển khai các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ
động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chú trọng việc nhận xét, động viên,
góp ý học sinh trong q trình học tập. Khuyến khích giáo viên tăng cường xây dựng
kế hoạch dạy học gắn với thực tế và tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm.
- Việc dạy thoát ly sách giáo khoa đã được giáo viên và học sinh dần làm quen
từ những năm học trước.
b. Những khó khăn:
- Những ứng dụng của Tốn học vào thực tiễn trong Chương trình và sách giáo khoa
cũng như trong thực tế dạy học Toán chưa được giáo viên quan tâm một cách đúng
mức và thường xun. Trong các sách giáo khoa mơn Tốn và các tài liệu tham khảo
về Toán thường chỉ tập trung chú ý những vấn đề, những bài toán trong nội bộ Tốn
học; số lượng ví dụ, bài tập Tốn có nội dung liên môn và thực tế trong các sách giáo
khoa để học sinh học và rèn luyện cũng rất ít. Một vấn đề quan trọng nữa là trong
thực tế dạy Tốn, các giáo viên khơng thường xun rèn luyện cho học sinh thực hiện


những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn, chưa quan tâm đến việc tạo cơ hội cho
học sinh được trải nghiệm.

- Việc thiết kế một bài học Toán thoát ly sách giáo khoa gắn với thực tế cuộc
sống, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm đòi hỏi giáo viên phải có trình độ
chun mơn vững vàng, tâm huyết với nghề và đầu tư nghiên cứu đáng kể.
III. Giải pháp khắc phục:
1. Nắm vững chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng:
Chương trình tốn ở Tiểu học thống nhất với 5 mạch nội dung:
*

Số học.

*

Đại lượng và đo đại lượng.

*

Hình học.

*

Yếu tố thống kê.

*

Giải tốn có lời văn.

Người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ
năng và mục tiêu yêu cầu cần đạt của cấp học, lớp học, từng chương, từng bài. Từ đó,
giáo viên mới định hướng được sẽ dạy thốt ly sách giáo khoa ra sao, gợi ý cho học
sinh chọn các dữ liệu toán học nào cho phù hợp nội dung và gần gũi với thực tế cuộc

sống hàng ngày của các em. Các nội dung về đại lượng và đo đại lượng, hình học,
yếu tố thống kê, giải tốn có lời văn đều có thể dựa vào mục tiêu bài học để thoát ly
sách giáo khoa, lấy các dữ liệu gần gũi với cuộc sống của học sinh; các em được thực
hành, trải nghiệm tự mình tìm ra các dữ liệu bài toán.
2. Nguyên tắc dạy học thoát ly sách giáo khoa gắn với thực tế cuộc sống
- Bám sát mục tiêu của tiết học, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và
thực tế cuộc sống của học sinh. Giáo viên phải xác định rõ kiến thức trọng tâm của
tiết học.


- Đảm bảo tính khoa học, chính xác, lơgích, tính thẩm mĩ, tính giáo dục, … trong các
ngữ liệu và bài tập khi đưa vào.
- Việc thay đổi của giáo viên phải tiến tới mục đích dễ làm, dễ thuộc, dễ hiểu, gần gũi
với học sinh, tránh cường điệu, gò bó, hình thức hoặc làm phức tạp hố vấn đề …
- Việc thay đổi được thực hiện một cách linh hoạt, tránh lạm dụng việc thoát li SGK.
- Khi thoát li phải chú ý đến nội dung điều chỉnh chương trình.
3. Xây dựng kế hoạch dạy học thốt ly thốt SGK gắn với thực tế cuộc sông, tạo
cơ hội cho học sinh trải nghiệm.
Hiện nay người giáo viên được chủ động trên bục giảng, thoát ly sách giáo khoa để
hướng đến những phương pháp giảng dạy sáng tạo, kích thích tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Với từng bài học cụ thể, căn cứ vào mục tiêu và chuẩn
kiến thức kĩ năng, căn cứ vào nội dung dữ liệu trong sách giáo khoa mà giáo viên có
thể xây dựng kế hoạch dạy học thoát ly SGK từng phần hoặc thốt ly hồn tồn. Khi
xác định được các nội dung dạy học có thể thốt ly SGK, người giáo viên chủ động,
linh hoạt lựa chọn “con đường” đi cho mình, có thể sử dụng những nguồn tài liệu nào
gần gũi với cuộc sống học sinh, tổ chức cho học trải nghiệm (Thảo luận, thực hành
cân, đong, đo đếm, ...) như thế nào để có dữ liệu phục vụ cho việc giảng dạy đảm bảo
đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, môn học, học sinh tiếp thu một cách nhẹ
nhàng, hiệu quả…
4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm
tránh sự đơn điệu, nhàm chán đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh
thần hợp tác, … cho học sinh. Các phương pháp thường được sử dụng trong tiết dạy
học Toán như phương pháp pháp dạy học theo nhóm, hỏi đáp, thực hành,… cùng các
hình thức: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm, lớp, dạy ngồi lớp học,...
Khi hoạt động nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt bố trí nhóm từ 2 đến 6
học sinh tùy theo điều kiện thực tế về không gian lớp học. Giáo viên cần tạo mọi điều
kiện để học sinh tự bộc lộ quan điểm của bản thân, quan sát, giúp đỡ các nhóm, các


cá nhân đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn để phát huy hết năng lực của học
sinh. Được như vậy tiết dạy sẽ đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều hồn thành
cơng việc của mình.
IV.Ví dụ minh họa cụ thể:
Toán 5
Tiết 44: Luyện tập chung (SGK trang 47)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của tiết học là: củng cố viết số đo độ dài, diện tích, khối
lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu của chuyên đề
chúng tôi đề ra là ngoài cách đổi các đơn vị đo theo các bước quy định GV sẽ hướng
dẫn học sinh nắm được cách đổi thuận tiện nhất (cách dịch chuyển dấu phẩy, đếm số
chữ số tương ứng với mỗi đơn vị đo).
Ở bài học này sách giáo khoa đưa ra những con số khô khan yêu cầu học sinh viết các
số đo đó dưới dạng số đo với đơn vị đo khác. Với chun đề này chúng tơi chọn
thốt ly sách giáo khoa hoàn toàn và sắp xếp lại thứ tự các bài tập cho hợp lý hơn.
Học sinh được thực hành, trải nghiệm, được tiếp xúc với các số liệu qua các hình ảnh
thực tế của quê hương Cẩm Chế gần gũi với cuộc sống của các em. Từ đó tiết tốn
khơ khan trở nên sinh động, nhẹ nhàng hơn. Qua đó tích hợp giáo dục học sinh u
q trường lớp, quê hương, …
Các phương pháp chúng tôi áp dụng trong tiết dạy là: quan sát, hỏi đáp, thực hành, …
các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp.

Cách thực hiện:
Hoạt động 1: Bài tập 1:
Mục tiêu: Củng cố viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Mở đầu là hoạt động thực hành, giáo viên đưa ra 3 yêu cầu:
+ Đo chiều dài, chiều rộng phòng em học.
+ Đo chiều dài bàn học của em và cạnh của viên gạch lát nền phòng học.


+ Đo chiều cao của 2 bạn trong nhóm (bạn cao nhất và bạn thấp nhất)
- Học sinh tạo nhóm ngẫu nhiên theo sở thích, cử một bạn làm nhóm trưởng và nhóm
trưởng nhận nhiệm vụ, đồ dùng giáo viên giao cho. Với hoạt động này, học sinh được
trải nghiệm thực hành đo theo nhiệm vụ được giao và có được các dữ liệu về các số
đo.
* Tích hợp giáo dục học sinh về chế độ dinh dưỡng, tập luyện để phát triển cơ thể qua
chiều cao của học sinh.
- GV chọn số liệu về chiều cao của hai bạn và chiều dài bàn học thêm yêu
cầu Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: (với đơn vị là mét) được Bài 1
phần a.
- Học sinh làm bài cá nhân, giáo viên chấm chữa bài, Gọi HS nêu cách đổi đơn vị đo
độ dài từ 2 đơn vị đo ra 1đơn vị.
- Trình chiếu cho học sinh quan sát nhận biết được độ dài quãng đường từ trường học
đến chùa Đông Lai và từ trường học đến chợ Nứa, học sinh được liên hệ từ thực tế
em đã đi và nêu được độ dài của từng quãng đường. Từ những số liệu đã có 1125m,
325m được dữ liệu Bài 1 phần b.
- Học sinh làm bài cá nhân, giáo viên chấm chữa bài.
- Gọi HS nêu cách đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn. Hỏi HS về
cách làm khác, GV nhận xét và chốt cách làm thuận tiện nhất để HS thực hiện với các
bài tập sau. (Cách đếm các chữ số tương ứng với đon vị đo)
Hoạt động 2: Bài tập 2:
Mục tiêu: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân. (Chuyển từ bài tập 3 lên

thành bài tập 2 để liên kết so sánh đổi số đo độ dài và số đo diện tích.)
Với bài tập này, clip giới thiệu nhanh về xã Thanh Hải đã cung cấp cho học sinh các
số liệu để học sinh thực hành, đó là các số liệu thực tế của địa phương các em, học
sinh đã được nhìn thấy cảm nhận được qua thực tế cuộc sống của các em.


- Các số liệu để học sinh làm bài chính là số liệu các em đo được ở hoạt động 1:
(chiều dài, chiều rộng căn phòng, cạnh viên gạch lát nền HS tính thành diện tích)
được Bài 2 phần a; số liệu về diện tích xã Thanh Hải (9km2), diện tích trồng lúa
(86,4ha), diện tích trồng cây ăn quả (290ha) của người dân quê em là dữ liệu Bài 2
phần b. Giáo viên thêm yêu cầu Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là
mét vng được Bài tập 2.
- Học sinh làm bài cá nhân, giáo viên chấm chữa bài, nhận xét chốt cách làm
nhanh nhất. Cung cấp cho học sinh một số đơn vị đo diện tích khác của đồng bằng
Bắc Bộ: thước, sào, mẫu.
- So sánh sự khác biệt giữa đổi đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài.
* Tích hợp giáo dục học sinh tôn trọng người dân, yêu quê hương Thanh Hải.
Hoạt động 3: Bài tập 3:
Mục tiêu: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Giáo viên cho HS hoạt động theo 3 dãy bàn, phát đồ dùng cho các nhóm (1 gói bột
mỳ, 1 hộp sữa) và giao nhiệm vụ: bằng thực tế tay cầm các em cho biết vật nào nặng
hơn, vật nào nhẹ hơn. Kiểm chứng bằng số đo trên bao bì đánh giá khả năng nhận
biết của các em.
- Ghi lại khối lượng của gói bột mỳ và hộp sữa.
- Cung cấp khối lượng xi-măng dùng để xây phòng đa năng các em đang ngồi học.
Cách đọc khác của số đo khối lượng xi-măng.
- Thêm yêu cầu Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lơ-gam để có Bài
tập 3.
- Học sinh làm bài cá nhân, đổi chéo bài trong bàn để kiểm tra.
- GV yêu cầu học sinh nêu cách đổi từ đơn vị đo nhỏ ra đơn vị đo lớn hơn và

ngược lại, nhận xét chốt cách làm nhanh nhất.
- Cách gọi khác của 0,5kg: 5 lạng, nửa cân.


Củng cố: Cho học sinh đọc nội dung kiến thức cần ghi nhớ
V. Giáo án minh họa:
Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2016
Toán:
TIẾT 44: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số
thập phân.
( Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3). Dạy thoát li sách giáo khoa.
- Chuyển đổi đơn vị đo thành thạo.
- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán; cẩn thận khi làm bài. GD HS ăn uống đủ
chất dinh dưỡng, giáo dục ý thức tôn trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học:


Thước dây, thước đo chiều cao, ê-ke, 3 gói bột mì 500g, 3 hộp sữa đặc có
đường.



Thẻ có gắn nam châm( 9 chiếc)

- Máy tính xách tay, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
- Ổn định tổ chức.

A. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài- ghi bảng
2. Thực hành
Hoạt động 1
a. Gv chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Đo kích thước phịng học.

Hoạt động của HS
- Lớp trưởng giới thiệu về lớp, GVCN với
các vị đại biểu
- HS nghe giới thiệu – ghi vở tên bài.

- Những HS nào có cùng sở thích vào 1


- Nhóm 2: Đo chiều dài bàn học. Cạnh
viên gạch lát nền.
- Nhóm 3: Đo chiều cao của 2 bạn
trong nhóm (1 bạn cao nhất và một bạn
thấp nhất)
- Gv giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng
và đồ dùng học tập.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm – ghi kết
quả đo được vào các thẻ.
- GV yêu cầu HS đính kết quả báo cáo
của từng nhóm lên bảng.
- Gv căn cứ vào số đo chiều cao của 2
bạn trong nhóm 3 liên hệ giáo dục ăn
uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể

phát triển tốt.
- GV lựa chọn số đo chiều dài bàn học,
chiều cao của hai bạn và yêu
cầu: Viết số thập phân thích hợp vào
chỗ chấm: (với đơn vị là
mét)
Đây là yêu cầu bài tập số 1 phần a.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào
vở.
- GV chấm một số bài.
- Chữa bài chốt kết quả đúng.
- Muốn đổi đơn vị đo độ dài từ 2 đơn
vị đo ra 1 đơn vị đo ta làm thế nào?

nhóm. Các nhóm lựa chọn nhóm trưởng và
thư kí.

b. GV đưa hình ảnh qng đường từ
cổng trường Tiểu học đến chợ Nứa và
quãng đường từ cổng trường Tiểu học
đến cổng chùa Đông Lai.
- Em nhận xét quãng đường nào xa
hơn, quãng đường nào gần hơn? GV
đưa số liệu 1125m và 325m yêu cầu
HS lựa chọn số đo phù hợp.
- GV đính thẻ ghi số liệu đó lên bảng
yêu cầu Hs đổi ra đơn vị ki-lô-mét. Bài
1 phần b.
- Chấm một số bài chốt kết quả đúng.

- Muốn đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị
bé ra đơn vị lớn hơn ta làm như thế
nào?

- HS quan sát.

- HS hoạt động theo nhóm.
- HS báo cáo kết quả. Đính thẻ ghi số liệu
lên bảng.

- HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu đề.
- HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm.

- 1 HS nêu – HS khác nhận xét.
- Viết số đo đó dưới dạng hỗn số có chứa
phân số thập phân sau đó viết thành số
thập phân.

- HS trả lời
- HS trả lời
HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài.
1125 m = 1,125 km
325 m = 0,325 km
HS nêu


- Cách làm khác?
=> Cách làm thuận tiện nhất.


Hoạt động 2:
a. GV đính thẻ ghi số đo chiều dài,
chiều rộng phòng đa năng. Yêu cầu HS
đổi ra đơn vị đo là đề - xi – mét.
- Gắn thẻ ghi cạnh viên gạch lát nền.
-Yêu cầu HS tính diện tích căn phịng
và diện tích viên gạch lát nền.
- GV ghi số đo HS vừa tính được
=> Bài 2 phần a.
b. Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
để biết diện tích xã Thanh Hải, diện
tích cấy lúa, diện tích trồng cây ăn quả
của xã Thanh Hải. => Bài 2 phần b.
- Yêu cầu HS Viết các số đo sau dưới
dạng số đo có đơn vị là mét vng
- Chấm, chữa bài.
- Gọi HS nêu cách làm bài.
- Chốt cách đổi đơn vị đo diện tích từ
đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn ( từ đơn vị lớn
ra đơn vị nhỏ) theo cách thuận tiện
nhất.

- Đếm chữ số theo thứ tự từ phải sang trái,
cứ 1chữ số ứng với một đơn vị đo đến đơn
vị đo cần đổi thì dừng lại đánh dấu phẩy.
Nếu hàng nào thiếu thì thêm 1 chữ số 0.

- HS nêu miệng.

- Hs nêu kết quả tính diện tích căn phịng

với và diện tích viên gạch.
+ DT xã: 9 km2
+ DT cấy lúa của xã: 290 ha
+ DT trồng cây ăn quả của xã: 86.4 ha
- Hs làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm
bài.

- Đếm chữ số theo thứ tự từ phải sang
trái (từ trái sang phải) cứ 2 chữ số ứng
với một đơn vị đo đến đơn vị đo cần đổi
thì dừng lại đánh dấu phẩy. Nếu hàng nào
thiếu thì thêm 2 chữ số 0.
- Mẫu – sào - thước
Liên hệ : các đơn vị đo diện tích khác - 1 sào Bắc Bộ bằng 360 m2
địa phương thường dùng để đo ruộng, - 1 thước bằng 24 m2
vườn? HS quan sát trên màn hình và - 1 sào Bắc Bộ bằng 15 thước
đọc số liệu
- HS đọc lại số liệu.
- Em hãy so sánh sự khác biệt giữa đổi
đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ
dài?
- Giáo dục ý thức tôn trọng người dân,
yêu quê hương.
Hoạt động 3:
- Gv đưa cho mỗi dãy bàn một gói bột
mì và 1 hộp sữa. u cầu HS so sánh
sản phẩm nào nặng hơn sản phẩm nào
nhẹ hơn.
- GV cho HS đọc số đo ghi trên bao bì.


- Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số.
- Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.

- HS lần lượt chuyền tay cầm và so sánh
xem sản phẩm nào nặng hơn sản phẩm nào
nhẹ hơn. Báo cáo
- 2 Hs đọc số đo trên gói bột mì và hộp


- GV ghi số đo lên bảng.
500 g
380 g
- GV cung cấp khối lượng xi măng
dùng để xây nhà đa năng và ghi bảng:
24,5 tấn
- 24,5 tấn còn được đọc là bao nhiêu?
- Gv nêu yêu cầu : Viết các số đo sau
dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lôgam => Bài 3
- Yêu cầu HS làm bài.

sữa.
- Hs đọc số đo

- Hai mươi tư tấn rưỡi.
- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu.
- HS làm bài sau đó đổi chéo trong nhóm
đơi kiểm tra kết quả.
- 1 HS làm bài trên bảng
a) 500 g = 0,500 kg ( 0,5 kg)
b) 380 g = 0, 380 kg = 0,38 kg

c)24,5 tấn = 24500 kg

- Chữa bài.
- Trong thực tế, 0,5kg gọi như thế nào? - 0,5 kg ( nửa cân, 5 lạng)
- Chốt: Cách đổi đơn vị đo khối lượng HS nêu lại.
từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn và ngược
lại.
3. Củng cố
- Rút ra kiến thức càn ghi nhớ:
- GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bài

KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Trong số đo độ dài và số đo khối lượng:
Mỗi đơn vị đo ứng với 1 chữ số.
- Trong số đo diện tích: Mỗi đơn vị đo ứng
với 2 chữ số.
- Khi đổi đơn vị đo từ bé đến lớn: ta dịch
chuyển dấu phẩy từ phải sang trái.
- Khi đổi đơn vị đo từ lớn đến bé: ta dịch
chuyển dấu phẩy từ trái sang phải.

Người viết



×