Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

skkn giải pháp nâng cao chất lượng dạy tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.75 KB, 5 trang )

Một số “phương pháp nâng cao chất lượng phân
môn Tập làm văn” lớp 5


Một số “phương pháp nâng cao chất lượng
phân môn Tập làm văn” lớp 5
I. Lí do :
Mơn tiếng Việt cùng với các mơn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học
sinh 4 kĩ năng đó là : “Nghe, nói, đọc, viết” .Trong đó mơn tiếng Việt có các phân
mơn như : tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu, nhưng trong
đó phân mơn tập làm văn là phân mơn có tính chất tích hợp phân mơn khác .Qua
tiết tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản đó là bài nói, bài
viết . Nói và viết là một hình thức gao tiếp rất quan trọng, thơng qua đó con người
thực hiện quá trình tư duy, chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan
điểm, giúp mọi người hiểu nhau. Cùng hợp tác trong cuộc sống lao động .
Ngôn ngữ (dưới dạng nói, ngơn bản dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát riển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh
nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần
lớn vào việc giảng dạy mơn tiếng Việt nói chung và mơn tập làm văn lớp 5 nói
riêng .Vấn đề đặt ra. Người giáo viên dạy tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như
mong muốn .
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy phân môn tập làm văn là phân
môn khó trong các phân mơn của mơn tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn tập làm
văn với mục tiêu cụ thể là : hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình
bày văn bản (Nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như kể chuyện, miêu tả, viết
thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những
người xung quanh .Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học
sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói,
các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả
cao .
Xuất phát từ thực tiễn đó. Ban giám hiệu trường Tiểu học Lương Thế Vinh


chỉ đạo giáo viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện một số “Phương
pháp dạy học nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn”.Vậy để nâng cao chất
lượng phân môn tập làm văn như thế nào ? để đạt được hiệu quả cao và đáp ứng
được yêu cầu đổi mới trong phân môn tập làm văn, bản thân tơi có một số
phương pháp dạy học sau .
II. Quá trình thực hiện :
1. Dựa vào mục đích yêu cầu của phân môn Tập làm văn:
- Trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lơgích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, xúc cảm thẩm mĩ, hình thành nhân
cách học sinh.
2. Dựa trên thực trạng hiện nay của học sinh:


Ở cả lớp 2 và lớp 3 mơn TLV nhìn chung khi trả lời câu hỏi, làm các bài, tả, kể,
theo chương trình HS điều lúng túng khơng biết trả lời, viết thế nào là chuẩn là
hay. Thông thường các em bắt chước theo bạn, theo thầy cô, bắt chước hệt như
người khác. Bản chất môn làm văn không phải là sự bắt chước máy móc, bắt
chước mãi, khơng có cái riêng của mình thì sẽ trở thành người máy. Một lớp học
tồn là người máy thì khơng cịn là lớp học. Lớp học như vậy thì việc dạy và học
đã đi chệch con đường dạy học theo hướng kiến tạo.
Về phía cha mẹ học sinh:Cha mẹ HS có thể giúp HS Tiểu học, học tốt các môn
khác.Riêng môn tập làm văn, số người có thể phối hợp dạy cho con học tốt mơn
này cịn q ít,tâm lý khá phổ biến của cha mẹ HS là muốn cho con học thêm về
mơn tốn, về các mơn tự nhiên , rất ít cha mẹ muốn cho con học làm văn nếu
không có u cầu của cơ giáo. Phụ huynh ít mua sách môn tập làm văn cho các em
đọc, hiếm thấy những gia đình xây dựng tủ sách phục vụ tốt cho việc học môn văn
ở Tiếu học.
3 .Dựa trên cơ sở lí luận thực tiển:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn
phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là TLV là môn mà các em ở tiểu học

yếu hơn các mơn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối
tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng việt như: Tập đoc, chính
tả, kể chuyện, luyện từ & câu … nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ
năng lực này, các em biết sử dụng Tiếng việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học
tập. Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy qua đó hình thành nhân cách
cho các em.
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng việt, người GV phải
có phương pháp dạy học tập làm văn cụ thể, lơgíc qua các tiết học của phân môn
TLV.

4 .Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy tập làm văn nhằm đạt hiệu
quả thiết thực .
Dạy bài hình thành kiến thức, giáo viên cần tập trung vào những yêu cầu cơ
bản, có biện pháp dạy học linh hoạt, tránh kéo dài thời gian và gây khơng khí nặng
nề trong tiết dạy .
Đối với các bài dạy có văn bản dùng làm ngữ liệu để khai thác, hình thành
kiến thức tập làm văn hoặc bài luyện tập có số lượng chữ khá nhiều( bài tập làm
văn tiết 1 - tuần 1, tiết 2 – tuần 12,…), bài có nhiều câu hỏi hoặc bài tập cần nhiều
thời gian để thực hiện (bài tập 1 và bài tập 2 tiết 1- tuần 15,...), giáo viên không
nên tập trung nhiều thời gian vào việc đọc văn bản thành tiếng mà cần chú trọng
thực hành kĩ năng đọc hiểu (có thể yêu cầu một học sinh khá, giỏi đọc thành tiếng
– cả lớp đọc thầm, sau đó trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa ); tập trung giải
quyết những bài tập, câu hỏi trọng tâm; tìm cách “giảm độ khó” của bài tập cho
học sinh dễ thực hiện (Ví dụ : Diễn đạt lại câu hỏi, lệnh bài tập hoặc chia nhỏ câu
hỏi, bài tập cho phù hợp trình độ của học sinh; cho 1 phần đáp án, u cầu học sinh
tìm tiếp phần cịn lại,…).
Ví dụ ; Bài Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tiết 1 – tuần 1 )


Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi ý và cho sẵn một phần đáp án như sau :

Bài tập gồm mấy đoạn ? Đoạn nào là mở bài ? Mở bài giới thiệu đặc điểm yên tĩnh
của Huế ở thời điểm nào ? Đoạn nào là kết bài ? Kết bài nêu cảm nhận của tác giả
về Huế ở thời điểm nào ?... (Khi học sinh trả lời, giáo viên viết vắn tắt thành dàn ý
sơ lược – cũng là cấu tạo của bài văn, hoặc mở bảng phụ ghi sẵn dàn ý.)
Sau khi học sinh xác định, nắm được cấu tạo của bài Hồng hơn trên sơng
hương, u cầu các em tự rút ra cấu tạo của bài văn tả cảnh .
Dạy bài luyện tập thực hành, giáo viên cần nắm vững trình độ của học sinh
để giải quyết những khó khăn mà các em thường gặp như : chưa biết vận dụng
kiến thức đã học để làm bài ; hạn chế về vốn sống thực tế nên chưa có cơ sở tạo
lập một số loại văn bản thơng thường (ví dụ : làm biên bản , làm đơn),…
Để giải quyết những khó khăn trên, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp
dạy học : giúp HS nắm được thứ tự các thao tác cần thực hện khi làm bài tập ;
hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức đã học có liên quan làm cơ sở cho bài luyện
tập ; làm mẫu một phần và gợi mở bằng câu hỏi cho học sinh dựa vào đó mà thực
hiện .
Ví dụ :Bài Luyện tập làm biên bản cuộc họp (tuần 14 ) – Ghi lại biên bản
một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
theo mẫu và trả lời câu hỏi (dựa vào thực tế các cuộc họp mà học sinh đã tham
gia ) để biết cách làm bài như sau :
+Hỏi : Em chọn lập biên bản cho cuộc họp tổ, họp lớp hay họp chi đội ?
+Giáo viên treo tờ giấy khổ lớn ghi mẫu biên bản cuộc họp, yêu cầu học
sinh thảo luận nhóm, trả lời theo thứ tự từng mục để nắm vững nội dung (I) Thời
gian diễn ra cuộc họp là lúc nào, ở đâu ? (II)Thành phần tham dự gồm những ai ?
(III)Chủ tọa là ai ? Thư kí cuộc họp là ai ? (IV) Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề
gì ?(V)Diễn biến cuocj họp ra sao ? (Ai phát biểu trước nêu vấn đề bàn luận ? Đó
là vấn đề gì ? Ai phát biểu tiếp theo, nói điều gì ?Tiếp đó là ý kiến của ai ?... Cơ
giáo phát biểu ý kiến gì ? Kết luận của cuộc họp thế nào ? Cuộc họp kết thúc vào
lúc mấy giờ ?)
+Giáo viên yêu cầu học sinh tự viết lại biên bản dựa theo mẫu biên bản và
các câu trả lời.( Nếu học sinh yếu, viết chậm, ở bài luyện tập đầu tiên, giáo viên có

thể phát phiếu in sẵn mẫu biên bản, yêu cầu học sinh điền các nội dung; ở các bài
luyện tập sau sẽ yêu cầu học sinh tự viết biên bản theo mẫu .)
Dạy các bài Tập viết đoạn đối thoại, giáo viên cũng cần sử dụng triệt để
biện pháp gợi ý bằng câu hỏi, biện pháp làm mẫu để dẫn dắt học sinh luyện tập,
tăng cường tính trực quan và phát huy cao độ năng lực của từng đối tượng học
sinh, nhất là những lớp cịn có những em tiếp thu chậm .
III. Kết luận
Trên đây là những việc làm cụ thể với mục đích nâng cao chất lượng phân
môn tập làm văn lớp 5 . Nhận thức được vấn đề xác định mục tiêu thực nghiệm tại
lớp tôi, tôi đã thu được kết quả cao .




×