PHỊNG GD-ĐT TAM NƠNG
TRƯỜNG TH AN LONG “A”
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017-2018
Tên SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Tác giả: Huỳnh Cơng Trí, chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1. Thực trạng:
1.1 Mặt mạnh:
Việc dạy và học Tiếng Anh ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo và của toàn xã hội.
Giáo viên Tiếng Anh được tạo nhiều cơ hội nâng cao trình độ chun mơn qua
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các hội thảo do Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng
Tháp tổ chức.
Việc thành lập các tổ bộ môn đã tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh
thường xuyên được học tập kinh nghiệm giảng dạy qua các lần hội giảng các cấp.
Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan
tâm công tác dạy và học Tiếng Anh nên việc giảng dạy được nhiều thuận lợi.
Trường ở địa bàn chợ, đa phần gia đình học sinh có trình độ dân trí cao, điều
kiện kinh tế tương đối ổn định nên việc học tập của các em có nhiều thuận lợi vì thế
việc học ngoại ngữ của học sinh cũng được phần lớn phụ huynh quan tâm hơn.
1.2 Hạn chế:
Bộ sách Tiếng Anh hiện hành theo chương trình 4 tiết/ tuần nhưng vì điều
kiện khách quan tại đơn vị học sinh chỉ được học Tiếng Anh 2 tiết/ tuần nên việc
truyền tải nội dung học tập đến các em khá khó khăn.
Hiện trường vẫn chưa có phịng chức năng cho việc dạy và học ngoại ngữ.
Việc thiếu một không gian phù hợp và thiếu các trang thiết bị nghe nhìn cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Tiếng Anh tại đơn vị.
Một số gia đình chưa quan tâm đến việc cần thiết của mơn Tiếng Anh vì thế
cũng ít quan tâm đến việc học Tiếng Anh của con em mình.
Học sinh cịn xem nhẹ mơn Tiếng Anh so với các các mơn khác vì thế các em
cịn lơ là trong việc học Tiếng Anh.
Qua khảo sát khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của các em có kết quả sau:
1
Bảng 1: Bảng đánh giá kỹ năng đọc hiểu của 140 học sinh lớp 5, Trường
TH An Long “A” ngày 15/09/2017.
CHƯA HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH TỐT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
(em)
(%)
(em)
(%)
(em)
(%)
57
40,7
61
43,6
22
15,7
2. Nguyên nhân:
Qua quan sát quá trình học tập và rèn luyện Tiếng Anh của các em tơi phân
tích và nhận diện một số nguyên nhân làm giảm hiệu quả kỹ năng đọc hiểu Tiếng
anh của các em là:
Nguyên nhân thứ nhất là do phương pháp dạy đọc hiểu hiện tại chưa thu hút
được sự hứng thú học tập của các em.
Nguyên nhân thứ hai là do các em rất ít rèn luyện đọc hiểu. Do cảm thấy việc
đọc hiểu rất khó, nên hầu hết các em ngại đọc hay chỉ đọc qua loa cho hoàn thành
bài tập trong sách mà khơng quan tâm đến việc mình có hiểu bài đọc không.
Nguyên nhân thứ ba là do các em không biết phương pháp đọc hiểu. Hầu hết
các em chỉ đọc và làm theo cảm tính vì thế việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của các
em không đạt hiệu quả.
Nguyên nhân cuối cùng là do vốn từ vựng của các em còn rất hạn chế. Hầu
như các em chỉ học từ vựng do giáo viên dạy tại lớp mà khơng tìm hiểu bên ngồi
thêm. Ngồi ra, việc tích lũy và ôn lại từ vựng đã học của các em cũng không
thường xuyên nên rất dễ quên.
II. Giải pháp đã thực hiện:
Sau khi nhận diện các nguyên nhân chính của việc rèn luyện kỹ năng đọc
hiểu Tiếng Anh chưa hiệu quả của các em, tôi áp dụng các giải pháp phù hợp cho
từng nguyên nhân cụ thể như sau:
1. Dạy đọc hiểu theo phương pháp cá nhân hóa và ứng dụng mạng xã hội vào
dạy học.
1.1. Dạy đọc hiểu theo phương pháp cá nhân hóa nội dung học tập.
Nhận thấy việc yêu cầu các em đọc theo nội dung quy định sẽ không mang
lại hiệu quả như mong muốn hoặc có thể mang lại tác dụng ngược, sẽ khiến các em
càng sợ hãi mơn đọc hơn. Vì thế, thay vì yêu cầu các em đọc và làm các bài tập có
sẵn theo nội dung chương trình, tơi cho các em có thể chọn đọc bài tùy thích. Các
em có thể chọn đọc bất kỳ bài đọc hiểu nào trong sách giáo khoa, sách bài tập
không nhất thiết phải theo thứ tự trước sau.
Tại lớp, trong quá trình đọc các em có thể tự do trao đổi với bạn bè, giáo viên
bất cứ vấn đề gì liên quan đến bài đọc. Tất cả các vướng mắc của các em sẽ được
giải quyết cặn kẽ, rõ ràng, tránh hiểu mập mờ. Dĩ nhiên theo cách này giáo viên sẽ
vất vả hơn vì phải hướng dẫn riêng từng học sinh nhưng đổi lại các em sẽ hứng thú
hơn với các chủ đề mình lựa chọn vì thế hiệu quả rèn luyện kỹ năng đọc cũng cao
hơn.
2
Bên cạnh đó, tơi cũng khuyến khích các em khơng chỉ đọc tại lớp mà còn đọc
thêm ở nhà và tôi luôn là người bạn bên cạnh để giúp đỡ các em kịp thời bất kể khi
nào các em cần trợ giúp. Do đặc trưng bộ môn, không phải gia đình nào cũng có
người biết Tiếng Anh nên các em thường ít nhận được sự trợ giúp của người thân
khi có vướng mắc vì thế để kịp thời giúp đỡ các em tôi cho cho các em số điện
thoại của mình để các em tiện liên lạc và hỏi đáp các vấn đề liên quan khi có gì
khơng hiểu. Làm như thế sẽ giúp việc đọc của các em diễn ra liên tục, không bị
gián đoạn do phải chờ mang vào lớp hỏi giáo viên.
Riêng đối với các em không có điều kiện liên lạc ngay thì có thể ghi nhận lại
những khó khăn vào sổ tay và gặp tơi giải thích sau. Tơi động viên các em khơng
bỏ qua các vướng mắc, lâu dần sẽ bị mất kiến thức.
Do có thể hỏi giáo viên bất cứ khi nào có khó khăn, các em khơng cịn sợ bài
đọc nữa và dành thời gian rèn luyện đọc hiểu nhiều hơn vì thế việc đọc hiệu quả
hơn.
1.2. Đa dạng hóa hình thức đọc để tránh nhàm chán.
Nếu chỉ áp dụng một hình thức dạy học cho tất cả các tiết học thì học sinh sẽ
mau nhàm chán, không hứng thú học tập. Vì thế ngồi hình thức đọc cá nhân, tơi
cũng kết hợp các hình thức học tập khác như đọc theo cặp, theo nhóm để tạo thêm
hứng khởi học tập cho các em.
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội vào giảng dạy đọc hiểu.
Trong xu hướng phát triển công nghệ, đa phần cha mẹ các em đều sử dụng
smart phone, thậm chí một số em có smart phone riêng, các em cũng sử dụng các
mạng xã hội như facebook, zalo khá tốt. Nhận thấy tiềm năng này nên ngoài ứng
dụng các bài giảng Power Point tại lớp, tôi cũng lập và cung cấp tài khoản zalo để
các em có thể dễ dàng truy cập và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bài đọc
của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn nếu biết, giáo viên sẽ theo dõi và
giải đáp các thắc mắc của các em. Việc này sẽ mang lại nhiều thuận lợi như:
+ Tài khoản này đóng vai trị như một diễn đàn thu nhỏ, các em sẽ được tự
do trao đổi các vấn đề liên quan đến việc học.
+ Các em nhút nhát không dám hỏi trước lớp sẽ mạnh dạn đưa ra các khó
khăn của mình thơng qua tài khoản zalo.
+ Các em có cơ hội học tập thêm từ các câu hỏi của bạn.
+ Các em có cơ hội thể hiện mình nếu giải đáp được các vấn đề của bạn và
cố gắng rèn luyện hơn.
+ Tiết kiệm chi phí điện thoại.
+ Các câu hỏi sẽ được giải đáp kịp thời, đảm bảo việc học được diễn ra liên
tục ngay cả khi ở nhà.
+ Đảm bảo giáo viên luôn là người bạn đồng hành cùng các em trong việc
học tập và rèn luyện các kỹ năng của mơn Tiếng Anh.
2. Khuyến khích các em đọc thường xuyên và đa dạng hóa các chủ đề đọc.
2.1. Khuyến khích các em đọc thường xuyên.
3
Tơi ln khuyến khích các em chăm chỉ đọc, đọc mọi thứ về mọi chủ đề mà
các em quan tâm vào bất kỳ lúc nào có thể. Trong khi đọc đừng qn ghi nhớ
những thơng tin quan trọng, nếu có chỗ nào chưa hiểu rõ thì tốt nhất nên bỏ qua để
khơng làm cản trở q trình đọc và tất nhiên sẽ quay trở lại và nghiên cứu kỹ hơn
sau đó.
Tơi ln khuyến cáo các em tránh đọc theo kiểu nhồi nhét. Chẳng hạn như
các em có thể dành thời gian 15-30 phút đọc mỗi ngày thay vì cố gắng đọc liên tục
trong nhiều giờ liền. Các em có thể đọc bất cứ khi nào và bất cứ điều gì mình thích,
đó có thể là một đoạn văn ngắn, một câu chuyện cười hay một bản tin ngắn…tất cả
nội dung này có thể dễ dàng tìm thấy với vài từ khóa trên internet.
2.2. Đọc đa dạng hóa các chủ đề.
Tơi khuyến khích các em cố gắng đọc nhiều chủ đề khác nhau. Lợi thế của
việc này là đa dạng hóa vốn từ của các em, giúp các em có thể hiểu nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Ngoài các bài đọc trong chương trình tơi cũng gợi ý một số chủ đề phổ biến
để các em có thể tìm đọc thêm như: Hobbies, Travelling, Sports, Food and Drink,
Healthy, School, Friends/Friendship, Family…
3. Hướng dẫn các em phương pháp đọc hiểu.
Để giúp các em biết cách đọc hiểu thế nào mang lại hiệu quả, tôi hướng dẫn
các em một số thủ thuật áp dụng cho rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
3.1. Kỹ thuật đọc skimming và scanning.
Có rất nhiều phương pháp đọc, trong đó skimming và scanning là hai kỹ
thuật đọc cơ bản giúp cải thiện kỹ năng đọc hiệu quả.
3.1.1. Skimming.
Skimming là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài. Skimming áp dụng với
những đoạn văn dài và thời gian đọc có hạn.
Tôi hướng dẫn các em hãy bắt đầu bài đọc bằng cách lướt qua tiêu đề bài
viết, các phần đề mục chính nếu đó là bài văn dài, có phân mục rõ ràng. Nếu là một
đoạn văn ngắn hoặc vừa, hãy lướt qua đọc các chủ đề (câu đầu đoạn) và câu kết
luận (câu cuối đoạn) để nắm được ý chính tồn bài. Mục đích của việc này là để
nắm rõ những nội dung chính mà các em cần quan tâm đồng thời sẽ quyết định quá
trình đọc sẽ đi theo hướng nào.
Các bước để thực hiện skimming:
+ Đọc phần title (tựa đề) của bài viết, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định
được nội dung chính trong bài viết.
+ Đọc các topic sentence (câu chủ đề) của từng đoạn, các topic sentence này
thường là câu đầu tiên của bài text. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng
câu hỏi hay câu dẫn dắt, thì khi đó topic sentence lại thường nằm cuối đoạn.
+ Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where,
when, why. Những từ quan trọng trong đoạn văn như danh từ riêng, số từ, các từ
được in đậm hay viết hoa.
4
+ Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với một tốc độ nhanh và không
bỏ qua bất cứ đoạn nào của bài để đảm bảo không bị mất ý.
Ngồi ra, tơi cũng hướng dẫn các em nắm được logic trình bày của bài đọc
bằng cách dựa vào các marking words (từ dấu hiệu) như: because,
firstly , secondly, finally, but, then, next, includes và những từ chỉ thời
gian khác…
3.1.2. Scanning.
Scanning là đọc bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thơng tin
cụ thể, cần thiết cho việc trả lời câu hỏi. Scanning cực kì quan trọng trong bài thi
đọc, vì đơi khi qua phần skimming ta đã nắm bắt được những ý chính nhưng để trả
lời được câu hỏi phần reading ta cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả nếu
không sẽ rất dễ bị đánh lừa.
Scanning được áp dụng khi cần tìm kiếm các dữ liệu trong bài viết như tên
riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của
bài text.
Các bước thực hiện kỹ thuật scanning:
+ Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dịng cùng một lúc. Khi tìm thấy thơng
tin hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu hay đoạn chứa thơng tin.
+ Các em nên ghi nhớ mình đang tìm kiếm thơng tin gì: danh từ riêng hay số
từ, ngày tháng … Càng định hình được thơng tin cần tìm cụ thể thì việc đọc và trả
lời câu hỏi càng hiệu quả.
+ Xác định xem thơng tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí nhớ có
được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thơng
tin cần tìm. Thơng tin có thể được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự thời gian vì vậy
các em có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn.
3.2. Điều chỉnh tốc độ đọc.
Các em nên tự đặt ra một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành bài đọc.
Thời gian ít hay nhiều phụ thuộc vào khả năng của các em. Để tránh cảm thấy mệt
mỏi khi phải tập trung chú ý vào tất cả các phần, các nội dung trong bài. Các em có
thể đọc chậm lại nếu thấy đây là phần quan trọng và có thể tăng tốc trước một phần
quá quen thuộc, dễ hiểu.
3.3. Đọc cả câu, cả cụm từ chứ không đọc từng từ riêng lẻ.
Các em nên đọc cả câu, cả một nhóm từ cùng có liên quan chặt chẽ với nhau
thay vì lúc nào cũng chăm chăm chú ý tới từng từ một trong đoạn văn. Như vậy có
thể rút ngắn được thời gian đọc khá nhiều. Nếu cần các em có thể sử dụng một số
chương trình máy tính như Speed Reader hoặc Rapid Reader được tạo ra để hỗ
trợ người đọc có thể tăng tốc độ đọc của mình với những từ và chữ cái nhấp nháy.
3.4. Đánh dấu các từ khó, các từ chưa hiểu.
Trong khi đọc các em nên dùng một cái bút chì, bút highlight di chuyển theo
hướng đọc. Đó có thể là hướng từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Như vậy
các em sẽ không bỏ lỡ các ý chưa đọc mà cũng tránh phải đọc đi đọc lại vì nhầm.
5
Bên cạnh đó các em cũng có thể dùng viết chì, viết highlight gạch chân các
từ khó, từ chưa hiểu để chú ý hơn vào đó. Việc này giúp các em tìm hiểu bài cặn kẽ
bài đọc và tiện ơn lại các từ khó sau này.
3.5 Chọn thời gian đọc phù hợp và kể lại những gì mình đọc.
Các em không nên áp đặt thời gian biểu cứng nhắc mà thay vào đó hãy chọn
cho mình thời gian phù hợp nhất cho việc đọc. Hơm nay có thể là buổi sáng, ngày
mai là buổi trưa hay buổi tối tùy vào lịch sinh hoạt của các em. Nhưng điều quan
trọng là các em phải đọc thường xuyên, tránh trường hợp ngày thường không đọc,
chỉ cuối tuần mới đọc thật nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Một việc cũng không kém phần quan trọng là sau khi đọc các em cố gắng
tóm lại ý chính của bài đọc và chia sẻ những câu chuyện thú vị đó với bạn bè, với
người thân vào lúc phù hợp. Nó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn những
điều đọc được. Điều này còn giúp tổng hợp kiến thức Tiếng Anh và kiến thức tổng
quát trong cuộc sống.
4. Hướng dẫn các em cách thường xuyên tích lũy từ vựng để gia tăng vốn từ.
Chọn học từ vựng theo các chủ đề khác nhau. Các em có thể chọn học các
nhóm từ liên quan đến quần áo, thực phẩm, dụng cụ gia đình, nghề nghiệp, phương
tiện giao thơng, du lịch, sở thích…
Học từ vựng theo những lĩnh vực mà các em yêu thích. Nếu thích thể thao
các em có thể tìm học các từ liên quan về bóng đá, cầu lơng…. Nếu thích âm nhạc
các em có thể học từ mới thơng qua các bài hát. Nếu là môt người khôi hài các em
có thể tích lũy thêm từ qua các mẩu chuyện cười…
Học cả những từ vựng liên quan đến từ vừa học. Chẳng hạn như nếu học từ
“house”, thì cố gắng học thêm những từ như “door”, “window”, hoặc “floor”.
Học thông qua các video clips phù hợp trên youtube.
Học mọi lúc, mọi nơi. Các em có thể dùng một quyển sổ từ vựng để viết lại
các từ và cụm từ trong tiếng Anh chẳng những trong sách vở mà còn vơ tình bắt
gặp trên đường, một điểm tham quan du lịch nào đó…Việc này khơng chỉ giúp các
em nắm được nghĩa từ mà còn biết chúng được sử dụng như thế nào trong thực tế.
Khuyến khích các em sử dụng từ mới. Các em không nên ghi các từ, cụm từ
mới rồi để nguyên trong sổ mà hãy sử dụng đến chúng. Nhiều chun gia ngơn ngữ
khun dùng đó là:
+ Phải nghe phát âm chuẩn của từ vựng đó.
+ Phát âm lại từ vựng bạn đang học một cách rõ ràng, chính xác.
+ Đặt một câu với từ mới đó rồi đọc câu vừa viết lên, tập cho đến khi khơng
cịn cần nhìn vào sổ.
+ Làm tương tự với các từ liên quan đến từ mới đang học.
Cuối cùng, sau khi học xong hãy ôn lại từ mới vừa học một cách thường
xuyên bằng cách đọc lại trong sổ đã ghi, áp dụng vào thực tế, dán chúng lên tường
và nghe chúng thật nhiều lần. Nếu không ôn lại từ mới vừa học, việc học trên sẽ
chẳng có ý nghĩa nào cả vì các em sẽ nhanh chóng qn đi các từ đã học.
6
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1. Hiệu quả:
Để kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến sau khi thực hiện các giải pháp trên
tôi đã thực hiện hai lần khảo sát lại kỹ đọc hiểu của các em sau 3 tháng và 6 tháng
thực hiện các giải pháp, kết quả khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát lần một (trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm):
Bảng 1: Bảng đánh giá kỹ năng đọc hiểu của 140 học sinh lớp 5, Trường
TH An Long “A” ngày 15/09/2017.
CHƯA HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH TỐT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
(em)
(%)
(em)
(%)
(em)
(%)
57
40,7
61
43,6
22
15,7
Kết quả khảo sát lần hai (sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 3 tháng):
Bảng 2: Bảng đánh giá kỹ năng nói của 140 học sinh lớp 5, Trường TH An
Long “A” ngày 15/12/2017.
CHƯA HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH TỐT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
(em)
(%)
(em)
(%)
(em)
(%)
25
17,9
81
57,9
34
24,2
Kết quả khảo sát lần ba ( sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 6 tháng):
Bảng 3: Bảng đánh giá kỹ năng nói của 140 học sinh lớp 5, Trường TH An
Long “A” ngày 16/03/2018
CHƯA HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH
HOÀN THÀNH TỐT
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
(em)
(%)
(em)
(%)
(em)
(%)
3
2,2
92
65,7
45
32,1
Biểu đồ kết quả khảo sát kỹ năng đọc hiểu trước và sau khi thực hiện sáng kiến
kinh nghiệm.
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Chú thích:
C: tỉ lệ % học sinh chưa hoàn
thành qua 3 lần khảo sát, lần lượt
là lần 1,lần 2, lần 3.
H: tỉ lệ % 1học sinh hoàn thành qua
3 lần khảo2sát, lần lượt là lần 1,lần
2, lần 3.
3
T: tỉ lệ % học sinh hoàn thành tốt
qua 3 lần khảo sát, lần lượt là lần
1,lần 2, lần 3.
C
H
T
7
Quan sát biểu đồ, so sánh kết quả khảo sát lần 1 vào ngày 15/12/2017, trước
khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm và kết quả khảo sát lần 2 vào ngày 20/03/2017
(sau ba tháng thực hiện sáng kiến), kết quả khảo sát lần 3 vào ngày 16/03/2018
(sau sáu tháng thực hiện sáng kiến) ta thấy có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể như:
Đối với học sinh chưa hoàn thành. Kết quả đạt được rất tốt, số lượng học sinh
chưa hoàn thành từ 57 em, tỉ lệ 40,7% ở khảo sát lần một, khi chưa thực hiện sáng
kiến giảm xuống còn 25 em, tỉ lệ 17,9% ở khảo sát lần hai, sau ba tháng thực hiện
sáng kiến và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 3 em, tỉ lệ 2,2%, sau sáu tháng thực hiện
sáng kiến.
Đối với học sinh hoàn thành. Số lượng học sinh hoàn thành tăng cao hơn
trước, tăng từ 61 em, tỉ lệ 43,6% khi chưa thực hiện sáng kiến lên 81 em, tỉ lệ
57,9% và tiếp tục tăng lên 92 em, tỉ lệ 65,7% lần lượt sau ba tháng và sáu tháng
thực kiện sáng kiến.
Đối với học sinh hồn thành tốt. Thêm một tín hiệu cũng vơ cùng phấn khởi
đối với học sinh hoàn thành tốt bài đọc đó là số lượng học sinh hồn thành tốt tăng
cao hơn nhiều so với trước khi thực hiện các giải pháp sáng kiến. Tăng từ 22 em, tỉ
lệ 15,7% ở khảo sát lần một, khi chưa thực hiện sáng kiến kinh nghiệm lên thành
34 em, tỉ lệ 24,2% ở kết quả khảo sát lần hai và lên thành 45 em, tỉ lệ 32,1% ở kết
quả khảo sát lần ba.
Với kết quả như trên cho thấy sáng kiến đã phát huy hiệu quả rất tích cực,
mang lại tín hiệu lạc quan cho việc rèn lyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh của học
sinh tại đơn vị.
2. Khả năng áp dụng:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến tại đơn vị cho thấy các giải pháp trên dễ thực
hiện với học sinh lớp Năm. Ngồi ra cũng có thể áp dụng thuận lợi cho cả lớp Bốn,
lớp Ba trong đơn vị. Các giải pháp trên cũng có thể áp dụng rộng rãi với tất cả các
trường giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học.
An Long, ngày 25 tháng 03 năm 2018
Người viết SKKN
Huỳnh Cơng Trí
8