Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.03 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG HỌC TIẾT ÔN TẬP </b>
<b>SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS.</b>


<b>I- Lý do chọn đề tài:</b>


- Tiết ôn tập có vai trị quan trọng đối với chất lượng các bài kiểm tra của học sinh. Bởi đặc
thù của tiết học này là hệ thống hóa kiến thức đã học, củng cố kiến thức cơ bản của một số
chương( 3 đến 5 chương); vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn sau
khi học lý thuyết....; tiết học này thường được bố trí trước khi kiểm tra định kì.


- Thực tế giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Công Trứ và dự giờ đồng nghiệp ở các
trường khác, tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự tích cực trong tiết ơn tập Sinh


học. Một số em có biểu hiện lơ đãng, nhìn ra ngồi, cá biệt có học sinh cịn ngủ gật. Một số
học sinh được xem là chăm chỉ trong lớp thì học bài theo câu hỏi ôn tập, chờ giáo viên rút
ngắn đề cương, đọc đáp án các câu hỏi ôn tập hoặc giải đáp thắc mắc. Cách ôn tập thụ
động này đã ảnh hưởng xấu đến phương pháp học tập và kết quả học tập của học sinh,
khơng phù hợp khi đề bài có cả phần trắc nghiệm với nội dung kiến thức rộng.


Có hiện trạng trên theo tôi do một số nguyên nhân sau:


- Nội dung kiến thức cần ôn tập quá nhiều( 3 đến 5 chương) làm học sinh khó “bơi”, chán
nản.


- Kiến thức cũ học sinh đã biết nên kém hấp dẫn.
- Tiết ơn tập khơng có kênh hình.


- Phương pháp dạy của giáo viên chủ yếu là thuyết trình; Hình thức tổ chức dạy học là
thầy hỏi trò đáp, thầy giảng trò nghe.



<b>II- Giải pháp thay thế: </b>


Thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên trong tiết học ôn tập.
Tiết ôn tập sẽ được chia thành 3 phần:


<b>* Phần 1: hệ thống hóa kiến thức.</b>


- Mỗi cá nhân học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy tổng kết các chương đã học. Mỗi nhóm học sinh
được giáo viên phân cơng thảo luận, vẽ một sơ đồ tư duy của nhóm về một chương nhất
định trên giấy rô ki từ khi chuẩn bị bài ở nhà.


- Trên lớp học sinh cử đại diện nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, các học sinh
khác đối chiếu với sơ đồ tư duy của cá nhân, cho nhận xét về nội dung, hình thức sơ đồ
trên bảng của nhóm. Sơ đồ của nhóm nào tốt nhất nhóm đó được bầu là nhóm sáng tạo
nhất.


- Giáo viên nhận xét, tư vấn, giới thiệu sơ đồ tư duy của chương tương tự do học sinh lớp
khác vẽ để học sinh tham khảo, rút kinh nghiệm cho lần sau vẽ các chương tiếp theo và bổ
sung vào sơ đồ của cá nhân các ý cần thiết.


<b>* Phần 2: Giải đáp thắc mắc.</b>


- Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ môn để soạn ra bộ câu hỏi ôn tập
cung cấp cho học sinh từ trước khi dạy tiết ôn tập khoảng 1 tuần để học sinh chuẩn bị bài,
tìm đáp án cho các câu hỏi dựa vào kiến thức đã học.


- Giờ ôn tập trên lớp cá nhân học sinh có thắc mắc về câu hỏi ôn tập nào trong bộ câu hỏi
ôn tập thì nêu thắc mắc; Học sinh nào trả lời được nhiều thắc mắc của bạn nhất thì được
danh hiệu chuyên gia.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>* Phần 3: Kiểm tra đánh giá tiết học </b>


- Sử dụng các trò chơi để kiểm tra kiến thức của học sinh như: trị chơi giải ơ chữ, rung
chng vàng, ai là triệu phú…. Trong đó trị chơi giải ơ chữ dễ hướng dẫn học sinh thiết kế
và tổ chức có thể vận dụng thường xuyên.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ơ chữ trước khi ơn tập: chọn nhóm học sinh u thích
bộ mơn làm ơ chữ. Học sinh căn cứ vào nội dung các chương sẽ được ôn tập và bộ câu hỏi
ôn tập để tìm một từ hàng dọc có ý nghĩa bao quát , tìm các từ hàng ngang có nội dung cần
ơn tập và chứa chữ cái của từ hàng dọc. Tìm câu hỏi gợi ý để người chơi tìm được đáp án
từ hàng ngang. Giải thích được ý nghĩa hoặc trình bày được các kiến thức có liên quan của
từ hàng dọc, đề ra luật chơi. Đưa nội dung trò chơi để giáo viên duyệt- chỉnh sửa trước khi
ơn tập 3 ngày.


- Trên lớp nhóm tự tổ chức trò chơi, ưu tiên cho các bạn học sinh yếu, nhút nhát trả lời để
giáo viên khen ngợi nếu trả lời đúng, cộng điểm khuyến khích vào cột điểm thường xuyên
của học sinh.


Xin được giới thiệu trò chơi của nhóm học sinh( Kim Yên, Ánh Hồng ) lớp 8A trường
THCS Nguyễn Công Trứ thiết kế và tổ chức khi học tiết ôn tập chương 1, 2, 3 mơn Sinh
học 8.


Trị chơi giải ơ chữ này gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Giải đúng mỗi từ hàng
ngang sẽ được 1 chữ cái của từ hàng dọc.


Luật chơi:


- Các bạn giơ tay chọn từ hàng ngang, tôi sẽ chọn 1 bạn trả lời và đọc câu hỏi gợi ý để bạn
tìm ra từ hàng ngang đó.



- Mỗi câu hỏi có tối đa 2 người trả lời


- Bạn có thể giơ tay trả lời từ hàng dọc bất cứ lúc nào, nếu đúng từ hàng dọc và nêu được
hiểu biết của bạn về từ hàng dọc bạn sẽ được 1 phần thưởng lớn.


<b>CÂU HỎI GỢI Ý</b>


Hàng ngang số 1: có 6 chữ cái- 0.3 giây là thời gian của pha nào trong chu kì hoạt động
của tim? THẤT CO – Bạn được chữ cái T


Hàng ngang số 2: có 7 chữ cái- Loại tế bào máu nào có chức năng bảo vệ cơ thể? BẠCH
<b>CẦU– Bạn được chữ cái U</b>


Hàng ngang số 3: có 7 chữ cái- Tế bào máu có chức năng vận chuyển ơxi và khí cácbơníc
là: HỒNG CẦU– Bạn được chữ cái Â


Hàng ngang số 4: có 9 chữ cái- Xương to ra nhờ sự phân chia tế bào ở đâu?MÀNG
<b>XƯƠNG– Bạn được chữ cái N</b>


Hàng ngang số 5: có 4 chữ cái- Vịng tuần hoàn nhỏ đẩy máu từ tim tới cơ quan nào trong
cơ thể để trao đổi khí? PHỔI– Bạn được chữ cái H


Hàng ngang số 6: có 7 chữ cái- Loại mạch máu nào có thành mạch mỏng nhất?MAO
<b>MẠCH– Bạn được chữ cái O</b>


Hàng ngang số 7: có 5 chữ cái- Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể là gì?TẾ BÀO–
<b>Bạn được chữ cái A</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về từ hàng dọc chúng ta đang có- TUẦN </b>


<b>HỒN.</b>


- Tuần hồn là 1 hoạt động quan trọng của cơ thể , được thực hiện bởi hệ tuần hoàn.
- Nó có chức năng vận chuyển ơ xivà chất dinh dưỡng đến tế bào, vận chuyển khí cac bơ
níc và chất thải ra khỏi tế bào.


- Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm tim 4 ngăn và 3 loại mạch máu để vận chuyển máu trong 2
vịng tuần hồn.


- Hệ tuần hồn của bạn có thể bị nhiều bệnh nếu bạn khơng biết tự phịng tránh bằng cách
luyện tập và ăn uống khoa học .


- Máu gồm các tế bào máu và huyết tương đem lại sự sống cho tế bào. Máu của bạn có thể
cứu được nhiều người nếu nó khơng có mầm bệnh, bạn hãy bảo vệ máu của mình và sẵn
sàng chia sẻ khi người khác cần bạn nhé!


<b>III- Tính khả thi của giải pháp thay thế: </b>


- Ba giải pháp đã trình bày trên khơng nằm ngồi khả năng của học sinh: Học sinh đã được
hướng dẫn về cách vẽ và học theo sơ đồ tư duy trong các tiết học bài mới, cuối mỗi


chương. Học sinh đã được xem nhiều trị chơi tương tự trên truyền hình nên hiểu về luật
chơi, có sự hướng dẫn của giáo viên, duyệt trị chơi của giáo viên và kiến thức khơng nằm
ngồi nội dung ơn tập bộ mơn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×