Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ngày sinh: 28/05/1992

Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã học viên: 1683402010026

Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư
viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin
khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)

…………………………………


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ngày sinh: 28/05/1992

Lớp: MFB016A

Nơi sinh: Bình Thuận

Tên đề tài: “Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam”
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Học viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã có nhiều nỗ lực
thực hiện luận văn tốt nghiệp theo sự hướng dẫn của giáo viên. Sau nhiều lần chỉnh sửa, đến
nay Luận văn đã được hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung theo yêu cầu của luận văn thạc sĩ và
có thể bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn.
Kính chuyển Khoa Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mở TP.HCM xem xét sắp xếp lịch
để học viên được bảo vệ luận văn trước hội đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2020
Người nhận xét

……………………………


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn: “Các yếu tố tác động đến dự phịng rủi ro
tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là bài nghiên

cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này tơi
cam đoan rằng toàn phần hoặc một phần nhỏ trong luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020,


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Minh Kiều, người đã hướng dẫn trực tiếp giúp tơi hồn thành luận
văn một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó tơi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cơ khoa Sau đại học
nói chung và các Thầy Cô trực tiếp giảng dạy các bộ mơn trong suốt q trình
học tập tại Trường Đại Học Mở TP.HCM nói riêng đã giúp tơi hồn thành
xong khóa học ngành Tài Chính Ngân Hàng.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn tập thể lớp MFB016A, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện bài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!


iii


TÓM TẮT
Luận văn “Các yếu tố tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng của các Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” được thực hiện nhầm mục đích nghiên cứu
các yếu tố lợi nhuận trước thuế và dự phòng, lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm
trước, dự phịng rủi ro năm trước, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ vốn cấp 1, tỷ lệ nợ xấu,
thời kỳ khủng hoảng tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy Pooled OLS, mơ hình
tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM), mơ hình bình
phương nhỏ nhất tổng quan (GLS) để chọn ra mơ hình tốt nhất cho nghiên cứu, với
mẫu ngẫu nhiên gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2016.
Kết quả nghiên cứu cụ thể chứng minh 5 trên 7 yếu tố đưa vào mơ hình có ý
nghĩa thống kê. Trong khi lợi nhuận trước thuế và dự phòng, dự phịng rủi ro tín
dụng năm trước, tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều thì các yếu tố cịn lại là tỷ lệ
vốn cấp 1, thời kỳ khủng hoảng có tác động ngược chiều với mức dự phịng rủi ro
tín dụng. Ngồi ra nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng sử dụng dự phịng rủi ro
tín dụng để quản lý vốn và quản lý thu nhập. Từ kết quả của bài nghiên cứu tác giả
trình bày một số khuyến nghị cho nhà quản lý ngân hàng, cơ quan nhà nước và nhà
đầu tư trong quá trình xem xét dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng.


iv

ABSTRACT
The paper consists of a set of analysis tools, including the pooled OLS
regression method, the fixed effect model (FEM), the random effect model (REM)
and the generalized least square (GLS) aims to analyze factors that impact on the
loan loss provision of Vietnam’s banking industry, specifically, joint stock
commercial banks in the period 2006 – 2016. Moreover, the defined factors can be

listed as, the earning before tax and provisions, the previous – year’s earnings
before tax and provisions, the previous year’s loan loss provision, the bank size, the
tier 1 capital ratio, the bad debt ratio and the crisis period. The outcome from
investigating the sample size of 23 random joint stock commercial banks suggests
that, 5 of 7 identified elements can be considered as statistical significances. To be
more specific, the earnings before tax and provisions, the previous year’s loan loss
provision as well as the bad debt ratio cause positive influence on the loan loss
provisions. In contrast, the tier 1 capital ratio and the crisis period factors show
negative impact. On the other hand, the paper also reveals that banks using loan loss
provision to manage capitals and earnings. Finally, from the result stems from
findings and analysis, the author proposed a set of recommendations for bank
managers, state agencies and investors to properly access the banking system’s loan
loss provision.

.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT


iii

MỤC LỤC

v

DANH MỤC BẢNG

viii

DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

x

Chương 1: GIỚI THIỆU

1

1.1 Lý do nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.7 Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


6

2.1 Rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro tín dụng ......................................................... 6
2.1.1 Rủi ro tín dụng ............................................................................................... 6
2.2 Quản trị dự phịng rủi ro tín dụng ....................................................................... 11
2.2.1 LLP và lý thuyết quản lý thu nhập ................................................................ 11
2.2.2 LLP và lý thuyết quản lý vốn ........................................................................ 12
2.2.3 LLP và lý thuyết báo hiệu ............................................................................. 13
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng ......................................... 15


vi

2.3.1 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro và dự phịng rủi ro tín dụng ....... 15
2.3.2 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro năm trước và dự phịng rủi ro
tín dụng ........................................................................................................................... 16
2.3.3 Dự phịng rủi ro tín dụng năm trước và dự phịng rủi ro tín dụng .............. 17
2.3.4 Quy mơ ngân hàng và dự phịng rủi ro tín dụng .......................................... 17
2.3.5 Tỷ lệ vốn Cấp 1 và dự phịng rủi ro tín dụng ............................................... 18
2.3.6 Nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng ............................................................. 21
2.3.7 Ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái và dự phịng rủi ro tín dụng .................... 22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................... 25
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 27
3.2.1 Xác định mẫu ............................................................................................... 27
3.2.2 Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 30

3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.3.1 Xử lý dữ liệu nghiên cứu............................................................................. 31
3.3.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 31
Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

35

4.1 Phân tích thống kê mơ tả ....................................................................................... 35
4.2 Phân tích ma trận tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............. 37
4.3 Phân tích hồi quy .................................................................................................... 38
4.3.1 Kiểm định mơ hình........................................................................................ 38
4.3.2 Các kiểm định đối với mơ hình ..................................................................... 40
4.3.3 Kết quả ước lượng ........................................................................................ 42
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 45


vii

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1 Kết luận ................................................................................................................... 50
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................ 52
5.2.1 Đối với nhà quản trị ngân hàng ................................................................... 52
5.2.2 Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng ................................................ 53
5.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ .................................................. 53
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


55

PHỤ LỤC

60


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Định nghĩa và cơng thức tính các biến của mơ hình ...................................... 26
Bảng 3.2 Danh sách các ngân hàng được chọn mẫu số liệu để nghiên cứu................... 28
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát .......................................................... 35
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan ............................................................................... 37
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ................................................................... 38
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng các nhân tố tác động ........................................................ 38
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả hồi quy theo mơ hình POOLED OLS, FE, RE và GLS .... 41
Bảng 4.6 Kết luận các giả thuyết thống kê .................................................................... 45


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kiểm định sự khác biệt giữa dự phịng rủi ro tài chính và biến ngân hàng .. 60
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định thống kê F ....................................................................... 61
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................... 62
Phụ lục 4: Hồi quy OLS ................................................................................................. 63
Phụ lục 5: Hồi quy mơ hình Fixed Effects ..................................................................... 64
Phụ lục 6: Hồi quy mơ hình Ramdom Effects ............................................................... 65
Phụ lục 7: Hồi quy theo phương pháp GLS ................................................................... 66



x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC:

Báo cáo tài chính

NHTM:

Ngân hàng thương mại

RRTD:

Rủi ro tín dụng


1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương đầu tiên nêu lí do hình thành bài nghiên cứu, cách xác định vấn đề
nghiên cứu, làm rõ câu hỏi và mục tiêu cần nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu bài nghiên
cứu.
1.1 Lý do nghiên cứu
Các ngân hàng là các tổ chức tài chính chủ yếu thu tiền gửi và phát hành
khoản vay cho các cá nhân, cơng ty và chính phủ để tài trợ cho tiêu dùng, đầu tư và
chi tiêu vốn; từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua đặc
biệt giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt

Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, hàng loạt ngân hàng công bố thua lỗ về kết
quả hoạt động kinh doanh, mất khả năng thanh toán, nợ xấu vượt mức cho phép dẫn
đến nhiều ngân hàng phải tái cơ cấu, sáp nhập hoặc mua lại 0 đồng. Sự khủng
hoảng của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những rủi ro phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh ngân hàng, có nhiều loại rủi ro khác nhau nhưng rủi ro chủ
yếu gây ra khủng hoảng ngân hàng là rủi ro tín dụng do hoạt động tín dụng yếu
kém, chạy đua với tăng trưởng tín dụng dẫn đến nợ xấu gia tăng nhanh chóng và
khơng có biện pháp phịng ngừa rủi ro hiệu quả. Biện pháp để xử lý nợ xấu hiện nay
là từ dự phịng rủi ro tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo thế chấp hoặc cầm cố cho các
khoản cấp tín dụng, mua bán nợ từ công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC). Trong đó trích lập dự phòng vẫn là kênh quan trọng trong việc
xử lý nợ xấu. Dự phịng rủi ro tín dụng là một cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng được
các ngân hàng sử dụng để giảm thiểu tổn thất dự kiến trong danh mục cho vay của
ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
quản lý ngân hàng vì khoản vay lớn của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán của họ
khiến họ dễ bị vỡ nợ do điều kiện kinh tế xấu đi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
người vay, đòi hỏi các ngân hàng phải dùng dự phòng rủi ro tín dụng để dự đốn tổn
thất cho vay dự kiến (Laeven và Majnoni, 2003). Dự phịng rủi ro tín dụng đóng


2

một vai trò quan trọng đối với sự ổn định và lành mạnh của ngân hàng trong khi
hoàn thành chức năng cho vay của họ đối với các cá nhân, cơng ty và chính phủ; do
đó, các cơ quan nhà nước yêu cầu các ngân hàng trích lập đầy đủ dự phòng RRTD
để giảm thiểu các khoản lỗ dự kiến. Như vậy vấn đề đặt ra các nhà quản trị sẽ xác
định mức trích lập dự phịng RRTD như thế nào để đảm bảo được những yêu cầu
như trên, để giải quyết vấn đề này cần biết dự phòng rủi ro tín dụng phụ thuộc vào
những yếu tố nào.
Đề tài xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến dự phòng RRTD của các

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam giai đoạn mười năm từ 2006 đến năm
2016.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định các yếu tố tác động đến dự
phịng RRTD từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với ban lãnh đạo ngân hàng để
quản lý tốt dự phòng RRTD cũng như là đưa ra những gợi ý đối với nhà đầu tư khi
lựa chọn đầu tư cổ phiếu ngân hàng và cơ quan Nhà nước về việc kiểm sốt tình
trạng điều tiết lợi nhuận thơng qua dự phòng RRTD. Cụ thể:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng RRTD tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Xác định chiều tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến dự phòng
RRTD.
Đưa ra các khuyến nghị đối với các lãnh đạo ngân hàng, nhà đầu tư và cơ quan
nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả dự phịng rủi ro tín dụng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dự phịng rủi ro tín dụng?
Chiều tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến dự phịng rủi ro tín
dụng như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các yếu tố đến dự phịng rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: số liệu về dự phòng RRTD, các chỉ số liên quan đến các
yếu tố tác động đến dự phòng RRTD được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) hoặc
báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam công khai trên trang mạng của các
ngân hàng, số liệu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung
(OTC) trong khoảng thời gian 2006 – 2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Dựa trên số liệu thu thập
được từ BCTC, báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam. Bài nghiên cứu
tiến hành chọn lọc các biến có liên quan đến đề tài để xây dựng mơ hình hồi quy đa
biến thể hiện các yếu tố tác động đến dự phòng RRTD của các ngân hàng.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên và các tài liệu liên quan của 23 ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam được công bố thông tin giai đoạn 2006 đến 2016.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định và đo lường các yếu tố
ảnh hưởng đến dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy,
nghiên cứu sẽ có một số đóng góp trên các phương diện như sau:
Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu đúc kết, hệ thống lại cơ sở lý thuyết
về dự phòng rủi ro tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dự phịng rủi ro tín
dụng tại NHTM Việt Nam, cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về ảnh
hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, dự phòng rủi ro năm trước, tỷ lệ vốn
cấp 1, tỷ lệ nợ xấu, thời kỳ khủng hoảng tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Thông qua mô hình, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của
các nhân tố bên trong của Ngân hàng đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân


4

hàng thương mại Việt Nam tác động đến trích lập dự phòng như thế nào. Điều này
giúp cho nhà quản trị ngân hàng thơng qua dự phịng rủi ro tín dụng có thể điều
hành hoạt động và thiết lập các chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả nhằm
giữ vững sự ổn định cho ngân hàng và nâng cao khả năng sinh lợi.

Đối với người nghiên cứu: Nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp người nghiên cứu
hoàn thiện khả năng nghiên cứu khoa học cùng với việc nâng cao kiến thức, kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần. Có thể áp dụng lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn tại cơ quan làm việc để
nâng cao trình độ chun mơn và hiệu quả cơng việc, có những sáng kiến thiết thực
đóng góp cho hoạt động của Ngân hàng.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm năm chương:
Chương 1 nêu lên những nét chính về cơng trình nghiên cứu bao gồm: Cơ sở
hình thành luận văn, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết
cấu luận văn.
Chương 2 trình bày các lý thuyết liên quan đến dự phịng rủi ro tín dụng, quản
trị dự phịng RRTD, các yếu tố có tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam để từ đó hình thành các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3 trình bày mơ hình nghiên cứu, cách thức đo lường, mô tả các biến,
cách thức xác định mẫu, phương pháp thu thập xử lý dữ liệu để hình thành mơ hình
nghiên cứu phục vụ cho bước phân tích kết quả ở chương tiếp theo.
Chương 4 là chương trọng tâm nhất của bài nghiên cứu vì nó sẽ đưa ra mơ
hình hồi quy phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và dự phịng
rủi ro tín dụng. Với chương này, chúng ta sẽ biết được các yếu tố nào có mối quan
hê như thế nào với dự phòng rủi ro tín dụng và mức độ tác động của từng yếu tố ra
sao, cùng với đó, chương này cũng đưa ra bằng chứng về việc các NHTM Việt Nam
sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng để quản trị ngân hàng như thế nào. Với những


5

mục đích trên, chương này sẽ gồm các nội dung sau: thống kê mơ tả các biến, phân
tích tương quan giữa các biến trong mơ hình, kết quả ước lượng mơ hình, kiểm định

các khuyết tật và sự phù hợp của mơ hình để đưa ra mơ hình tối ưu, phân tích mức
độ tác động của các yếu tố đến dự phòng RRTD.
Chương 5 kết luận lại các giả thuyết được trình bày ở chương 2 dựa vào kết quả
hồi quy mơ hình của chương 4, những hạn chế và hướng nghiên cứu. Đồng thời
cũng đưa ra những khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo ngân hàng trong việc sử
dụng các yếu tố tài chính để quản trị dự phòng RRTD nhằm đảm bảo mục tiêu lợi
nhuận và an toàn rủi roc ho ngân hàng. Ngoài ra, chương này cũng đưa ra những
khuyến nghị cho nhà đầu tư khi xem xét các thơng tin tài chính của ngân hàng để có
cái nhìn chính xác hơn về tình hình ngân hàng và cơ quan nhà nước để có biện pháp
kiểm sốt vấn đề trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo hệ thống ngân
hàng hoạt động tốt và ổn định.


6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến dự phịng rủi ro tín dụng,
quản trị dự phịng rủi ro tín dụng, khái niệm và cách xác định các yếu tố có tác động
đến dự phịng rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam. Đưa ra giả thuyết nghiên cứu
phục vụ cho chương tiếp theo.
2.1 Rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro tín dụng
2.1.1 Rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kì quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng. Cũng giống như mọi loại hình doanh nghiệp, hoạt động
ngân hàng ln ln có những rủi ro. Rủi ro ngân hàng là những ảnh hưởng bất lợi
đến lợi nhuận ngân hàng từ những điều không chắc chắn, các rủi ro phổ biến đối với
các tổ chức tài chính gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro
hoạt động, rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất và rủi ro quốc gia. Cung cấp tín dụng là chức
năng kinh tế cơ bản của ngân hàng, rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung

chủ yếu vào danh mục tín dụng (Bessis, 2015).
Theo Jorion (2009) rủi ro tín dụng là tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng được ký kết giữa các bên
liên quan.
Theo Koch (2000) một ngân hàng khi nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra
khi khách hàng sai hẹn có nghĩa là khách hàng khơng thanh tốn vốn gốc và lãi theo
thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của
vốn xuất phát từ khách hàng không thanh toán hoặc thánh toán trễ hạn.
Theo Greuning và Bratanovic (2009) rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy
cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn
định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là việc chi trả trì hỗn, hoặc tồi tệ hơn là khơng chi trả được toàn bộ,


7

điều này gây ra sự cố đối với dòng chi chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng
thanh toán của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối
với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng
thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình theo cam kết (Thơng tư 02/2013/TT-NHNN).
Nhìn chung các định nghĩa đều cho rằng rủi ro tín dụng phát sinh từ việc
không tuân thủ các điều khoản đã được thỏa thuận trước đó. Như vậy, rủi ro tín
dụng được định nghĩa trong bài nghiên cứu này là khả năng khách hàng sử dụng các
dịch vụ tín dụng của ngân hàng khơng có khả năng thực hiện hoặc khơng thực hiện
toàn bộ hay một phần nghĩa vụ đã cam kết trong các hợp đồng tín dụng.
Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ rủi ro tín dụng và tổn thất do RRTD gây ra.
Như định nghĩa ở trên, rủi ro tín dụng chỉ phản ánh khả năng có thể xảy ra, nó mang
tính chất tiềm ẩn. Cịn khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, nghĩa là khách hàng đã không

thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, gây ra những tổn thất cho ngân hàng thì đó
là tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Như vậy có thể thấy một khoản cho vay của
ngân hàng tuy chưa q hạn nhưng nó vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Trong đó, tiềm
ẩn khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng nếu những kỳ trả nợ sau đó khách hàng
vay của ngân hàng không thể thực hiện cam kết hoàn trả vốn vay như đã ký trong
hợp đồng tín dụng. Tương tự như vậy thì một ngân hàng tuy tỷ lệ nợ quá hạn thấp
nhưng không thể loại trừ rủi ro tín dụng cao. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng
mang tính tất yếu và nó gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.1.2 Dự phịng rủi ro tín dụng (LLP)
Chính sách dự phịng RRTD rất quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định của
hệ thống tài chính và chúng là những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến thu
nhập của ngân hàng, yêu cầu về vốn, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng
(Beaty và Liao, 2009).


8

Dựa trên nhiều tổng quan tài liệu trước đây, hai thành phần cấu thành các
khoản dự phịng rủi ro tín dụng là thành phần không tùy ý và thành phần tùy ý.
Thành phần không tùy ý được thực hiện để bù đắp tổn thất tín dụng dự kiến trong
danh mục cho vay của ngân hàng (Perez và cộng sự, 2006). Do đó, hoạt động trích
lập dự phịng của các ngân hàng phụ thuộc vào đánh giá rủi ro tín dụng dự kiến, có
liên quan đến rủi ro mặc định, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.
Thành phần tùy ý xem xét việc sử dụng các khoản dự phòng rủi ro cho vay cho các
mục tiêu quản lý làm mịn thu nhập, quản lý vốn và báo hiệu (Ahmed và cộng sự
1999; Liu và cộng sự, 1997).
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 Quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi, dự phịng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí

hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Dự phịng rủi ro gồm dự phịng cụ thể và dự
phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn
thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phịng chung là số tiền được
trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được
khi trích lập dự phịng cụ thể.
Mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể được quy định là tổng số tiền dư
phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ 5. Số tiền dự phòng cụ
thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i được
xác định theo cơng thức sau:
Ri = (Ai – Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính của khoản
nợ thứ i.


9

r: tỷ lệ trích dự phịng cụ thể theo từng nhóm nợ, nhóm 1 0%, nhóm 2 là 5%,
nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.
Như vậy, số tiền dự phịng cụ thể khơng chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ
và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị
tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì
số tiền dự phịng cũng bằng khơng có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế khơng
phải lập dự phịng cho khoản nợ đó (Thơng tư 02/2013/TT-NHNN)
Mức trích dự phịng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoảng
nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ các khoản tiền gửi, cho vay mua có kì hạn giấy tờ có
giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác tại Việt Nam.
Mục đích của việc sử dụng dự phịng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản

nợ của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ
trong các trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo
quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích; các khoản nợ được phân loại
vào nhóm 5. Ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc
sau: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó; Phát mại
tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: trường hợp dự phịng cụ thể khơng đủ để xử lý khoản
nợ, ngân hàng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả
thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; Trường hợp sử
dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro
của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ; Trường hợp số tiền dự
phịng khơng đủ để xử lý tồn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, ngân
hàng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phịng vào chi phí
hoạt động. Các ngân hàng hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro.
Các ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng khơng phải là xố nợ cho
khách hàng. Ngân hàng và cá nhân có liên quan khơng được phép thơng báo dưới
mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng. Sau khi đã sử dụng


10

dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đã được xử
lý rủi ro tín dụng từ hạch tốn nội bảng ra hạch tốn ngoại bảng để tiếp tục theo dõi
và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng được xuất tốn các khoản nợ đã được xử lý rủi
ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng đối với các trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh
nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất
tích (Thơng tư 02/2013/TT-NHNN).
Dự phịng rủi ro tín dụng được xem như là một khoản chi phí xuất hiện trên
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi phí dự phịng RRTD được

xác định như là khoản tiền đã mất trong năm do dùng để xử lý khoản nợ không thu
hồi được cộng với khoản tăng lên của mục trích lập dự phịng rủi ro trên bảng cân
đối kế tốn trong năm tài chính đó. Khi vấn đề nợ xấu tăng lên chi phí dự phịng rủi
ro tín dụng chính là vấn đề các cổ đơng quan tâm nhất, nó làm giảm trực tiếp lợi
nhuận mà lẽ ra các cổ đông được nhận, tỷ lệ giảm này phụ thuộc vào chất lượng dư
nợ và tài sản đảm bảo. Ngồi ra có nhiều trường hợp ngân hàng trừ chi phí dự
phịng rủi ro tín dụng của năm trước vào lợi nhuận trong kì hiện tại hoặc sắp tới.
Trường hợp ngân hàng khơng lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng thì giá trị khoản
vay trên báo cáo tài chính sẽ bao gồm cả phần tổn thất tín dụng, điều này khiến nhà
đàu tư nhận định sai, đánh giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Ajekwe và
cộng sự, 2017).
Chức năng chính của dự phịng rủi ro tín dụng là bù đắp các khoản lỗ dự kiến
nhưng mặc khác dự phịng rủi ro tín dụng lại là một công cụ quan trọng để theo đuổi
các mục tiêu khác thúc đẩy hành vi tùy ý của người quản lý như làm mịn thu nhập,
báo hiệu và quản lý vốn (Anvàarajan và cộng sự, 2007).
Liên quan đến tài khoản dự phòng RRTD trong phạm vi bài nghiên cứu này,
trên BCTC của các ngân hàng thương mại tồn tại hai loại tài khoản dự phịng rủi ro
tín dụng. Thứ nhất là tài khoản dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và các tổ chức
tín dụng khác nằm trên bảng cân đối kế tốn thể hiện quỹ dự phịng rủi ro tín dụng


11

tích lũy qua nhiều năm. Thứ hai là tài khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng nằm
trên báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện số trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong
năm tài chính đối với hoạt động tín dụng, dữ liệu nghiên cứu trong bài luận văn là
số liệu trên bảng cân đối kế tốn.
2.2 Quản trị dự phịng rủi ro tín dụng
2.2.1 LLP và lý thuyết quản lý thu nhập
Nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau trong nhiều thời kì khác nhau chỉ

ra rằng có ba động cơ để nhà quản lý tác động và cơng khai khoản mục dự phịng
rủi ro tín dụng đó là quản lý thu nhập, quản lý vốn và lý thuyết tín hiệu (Ajekwe và
cộng sự, 2017; Anandarajan và cộng sự, 2006; Ozili, 2015). Quản lý thu nhập là
làm phẳng nguồn thu nhập, mục đích là làm giảm biến động lợi nhuận ròng trong
suốt một thời gian nhất định. Việc tác động vào thu nhập sẽ gián tiếp tác động vào
nhận thức của nhà đầu tư về lợi nhuận, rủi ro và hiệu quả quản lý của ngân hàng.
Nhà quản lý sẽ tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng khi lợi nhuận cao và ngược
lại. Các nhà quản lý đặc biệt là đối với ngân hàng có niêm yết cơng khai có khuynh
hướng cố gắng giảm bớt biến động trên thu nhập (Anandarajan và cộng sự, 2006).
Một lập luận lớn khác trong bài nghiên cứu tập trung vào việc khuyến khích các
ngân hàng sử dụng LLP để làm giảm thu nhập được báo cáo của ngân hàng theo
thời gian (Greenawalt và Sinkey, 1988), và lập luận này thường được gọi là giả
thuyết làm giảm thu nhập dự đoán rằng các ngân hàng sẽ sử dụng dự phịng rủi ro
tín dụng để thu nhập được báo cáo trơn tru làm cho thu nhập được báo cáo xuất hiện
ổn định theo thời gian nhằm đáp ứng một số mục tiêu điều tiết thận trọng được xác
định hoặc mục tiêu báo cáo tài chính (Greenawalt và Sinkey, 1988; Wahlen, 1994).
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng khi thu nhập của ngân hàng cao, các nhà quản lý
cho rằng các ngân hàng nên dành một số khoản thu nhập đó làm dự phịng tổn thất
cho vay trong những năm xấu. Họ lập luận rằng khi thu nhập thấp, các ngân hàng sẽ
giữ ít dự phịng rủi ro tín dụng hơn trong giai đoạn hiện tại và rút ra từ các khoản dự


12

phịng tổn thất cho vay hoặc dự trữ tích lũy trong giai đoạn trước để bù đắp cho
khoản lỗ thực tế trong giai đoạn hiện tại (Greenawalt và Sinkey, 1988). Các nghiên
cứu thực nghiệm điều tra giả thuyết làm mịn thu nhập kiểm tra mối quan hệ thống
kê giữa dự phịng rủi ro tín dụng và lợi nhuận trước thuế (Ahmed và cộng sự, 1999;
Anandarajan và cộng sự, 2007; Bikker và Metzemakers, 2005; Laeven và Majnoni,
2003; Liu và Ryan, 2006; Leventis và cộng sự, 2011; Perez và cộng sự, 2008).

2.2.2 LLP và lý thuyết quản lý vốn
Một lập luận chính trong bài nghiên cứu tập trung vào việc liệu các ngân hàng
có sử dụng LLP để quản lý các yêu cầu về vốn pháp định hay không? Các tài liệu
cho rằng, bởi vì các nhà quản lý ngân hàng yêu cầu các ngân hàng giữ vốn tối thiểu
cho rủi ro họ gặp phải, các nhà quản lý ngân hàng có một số động lực để tác động
đến mức độ ước tính LLP theo cách cho phép họ đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp
định tối thiểu nếu LLP được đưa vào tính tốn tỷ lệ vốn tối thiểu (Ahmed và cộng
sự, 1999). Giả thuyết quản lý vốn nêu rõ rằng việc đưa các khoản dự phòng tổn thất
cho vay vào tính tốn tỷ lệ vốn pháp định sẽ thúc đẩy các nhà quản lý ngân hàng
thao túng các ước tính LLP để tác động đến mức vốn điều tiết vượt quá giới hạn tối
thiểu (Ahmed và cộng sự, 1999). Hơn nữa, nhận thức của các nhà quản lý ngân
hàng về các chi phí liên quan đến vi phạm các yêu cầu vốn pháp định tối thiểu được
cho là tạo ra động lực mạnh mẽ cho các nhà quản lý ngân hàng sử dụng quyết định
của mình để hạ thấp LLP ước tính sẽ tăng tỷ lệ vốn pháp định của ngân hàng trên
giới hạn tối thiểu (Ahmed và cộng sự, 1999). Mặt khác, Kilic và cộng sự (2012) đề
xuất một quan điểm thay thế cho giả thuyết quản lý vốn. Họ cho rằng, trong trường
hợp khơng có tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu, các ngân hàng sẽ xem LLP như một
dạng vốn ngân hàng. Họ lập luận rằng, khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng thấp, các
ngân hàng sẽ vượt quá LLP để bù cho mức vốn thấp của họ và sẽ vượt mức LLP khi
họ có đủ vốn chủ sở hữu, phản ánh việc sử dụng LLP của ngân hàng cho mục đích
quản lý vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra giả thuyết quản lý vốn tập trung
vào mối quan hệ tiêu cực giữa LLP tùy ý và vốn cấp 1 trước LLP hoặc vốn cổ phần


13

(Ahmed và cộng sự, 1999; Anandarajan và cộng sự, 2007; Leventis và cộng sự,
2011; Curcio và Hasan, 2015; Ozili, 2015). Về vai trị của dự phịng rủi ro tín dụng
trong quản lý vốn, Ozili (2015) cho rằng tỷ lệ vốn điều lệ cấp một có ý nghĩa thống
kê và có mối tương quan nghịch với chi phí dự phịng rủi ro tín dụng.

2.2.3 LLP và lý thuyết báo hiệu
Dự phịng rủi ro tín dụng được xem như một cơ chế phát tín hiệu cho nhà
đầu tư và cổ đơng biết về tình hình lợi nhuận cổ phiếu và dịng tiền kỳ vọng trong
tương lai. Thành phần tùy ý của dự phịng rủi ro tín dụng có mối liên hệ với giá hiện
hành của cổ phiếu, thu nhập trong tương lai và dịng tiền tương lai mà các nhà điều
hành có thể sử dụng các khoản mục này để truyền tín hiệu lợi nhuận ra thị trường.
Các ngân hàng sẽ sử dụng thành phần có thể tùy ý quyết định của dự phịng rủi ro
tín dụng gồm lợi nhuận trước dự phịng rủi ro tín dụng năm trước để truyền thơng
tin tích cực đến nhà đầu tư (Ozili, 2015).
Một lập luận khác trong bài nghiên cứu tập trung vào việc các ngân hàng sử
dụng LLP để báo hiệu thông tin ngân hàng cho người ngoài về chất lượng của danh
mục cho vay của ngân hàng (ví dụ Ahmed và cộng sự, 1999; Liu và Ryan, 1995;
Wahlen, 1994). Ước tính LLP bất thường thường được coi là báo hiệu một số thông
tin về các khoản vay không hoạt động của ngân hàng hoặc để báo hiệu thông tin về
triển vọng thu nhập trong tương lai của một ngân hàng. Các nghiên cứu kiểm tra giả
thuyết báo hiệu bằng cách kiểm tra mối quan hệ thống kê giữa LLP tùy ý và thu
nhập trước một năm trong khi kết luận ủng hộ giả thuyết báo hiệu xuất phát từ mối
quan hệ tích cực giữa LLP tùy ý và thu nhập trước một năm sau khi kiểm sốt các
yếu tố quyết định LLP khơng tùy ý và các ảnh hưởng bên ngoài khác (Wahlen,
1994; Kanagaretnam và cộng sự, 2005) kiểm tra các yếu tố quyết định tín hiệu giữa
các ngân hàng và chứng minh tài liệu rằng các ngân hàng sử dụng LLP để báo hiệu
triển vọng thu nhập trong tương lai của ngân hàng. Ngược lại, Ahmed và cộng sự
(1999) khơng tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết báo hiệu. Nhìn chung, việc sử
dụng LLP để báo hiệu triển vọng tương lai của cơng ty có thể phụ thuộc vào: mức


×