Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Skkn một số giải pháp nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.11 MB, 45 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ ”

* Nhóm tác giả sáng kiến :
Trần Đức Hiệp - Chuyên viên PGD&ĐT
TPNB Trịnh Thị Vân Khánh - Hiệu trưởng Vũ
Quỳnh Trang - Giáo viên
Đoàn Duy Thường - Giáo viên
* Đơn vị : Trường THCS Trương Hán Siêu - TP Ninh Bình

Ninh Bình, tháng 3 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình

Chúng tôi là :

TT


Họ tên

1 Trần Đức Hiệp

2

Trịnh Thị Vân Khánh

3 Vũ Quỳnh Trang

4 Đồn Duy Thường

Năm

Nơi

Chức

sinh

cơng tác

danh

Phịng GD&ĐT

Chun

TP. Ninh Bình


viên

THCS

Hiệu

Trương Hán Siêu

Trưởng

THCS

Giáo

Trương Hán Siêu

Viên

THCS

Giáo

Trương Hán Siêu

Viên

1972

1976


1989

1984

Trình độ
chun
mơn

Tỉ lệ %
đóng góp
tạo ra
sáng
kiến

Thạc sĩ
quản lý
GD

25 %

Đại học
Sư phạm
Ngữ văn

25 %

Đại học
Tiếng
Anh


25 %

Thạc sĩ
Khoa học
máy tính

25 %

Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ”.


I. TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG : Giảng dạy môn Tiếng Anh cấp THCS.
III. CHỦ ĐẦU TƯ : Các tác giả sáng kiến.
IV. THỜI GIAN : Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào tháng 8 / 2017 – 2018.
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT
1. Nội dung sáng kiến
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, Học tiếng Anh rất quan trọng vì tiếng
Anh là cơng cụ hữu ích giúp người Việt tiếp xúc với văn hóa thế giới. Giỏi tiếng
Anh cũng giúp người học dễ có việc làm hơn và cơ hội trong cuộc sống cũng nhiều
hơn, đặc biệt trong thời giao thương toàn cầu như ngày nay.
Theo báo cáo của EF (Education First – Thụy Sĩ) vào năm 2018 thì mức độ
thành thạo tiếng Anh của người Việt được xếp hạng ở vị trí 41 trong số 88 quốc gia,
thuộc mức độ thơng thạo trung bình (EF EPI 2018). Với mục tiêu đổi mới toàn diện
việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường của Việt Nam với đích đến là giúp
người học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm

việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, … Chương trình tiếng
Anh phổ thơng hệ 10 năm là sản phẩm của đề án ngoại ngữ quốc gia để học sinh có
thể đạt được mục tiêu trên. Theo đó, bắt đầu từ lớp 3 mơn ngoại ngữ bắt buộc ở các
cấp học phổ thông, xác định năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học.
Năng lực giao tiếp mới là mục đích cuối cùng của việc học Tiếng Anh chứ không
phải học với tâm lý để vượt qua các bài thi nặng về kiến thức ngữ pháp hay ôn
luyện và kiếm tra những từ vựng mà thế giới đã không dùng từ rất lâu.
Đây là một chương trình cấp tiến, cần được thực hiện một cách toàn diện và triệt
để, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD& ĐT về việc giảng dạy theo
phương pháp cải tiến đổi mới, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp
nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh THCS
1.1. Giải pháp cũ thường làm
Học sinh được học với một chủ đề liên tục trong 7 tiết / một bài học và được


tiếp xúc với các tình huống giao tiếp có xuất hiện trong đoạn hội thoại. Hoạt động
nói được xây dựng thơng qua tình huống theo mỗi chủ điểm bài học, kĩ năng nói
được dạy tích hợp với kĩ năng đọc, hay nói một cách khác, sau khi các em được
làm quen với nội dung của đoạn văn bản tiếng Anh thì các em sẽ tái tạo ngơn ngữ
bằng bài nói của mình về chủ đề xun suốt bài học đó, nội dung bài nói dựa trên
các câu hỏi gợi mở, các mẫu câu (useful expression) sẽ được cung cấp để học sinh
vận dụng vào bài nói của mình.

(Tiếng Anh 8-Unit 8: English speaking countries)
Ưu điểm:
Nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao.
Cách thức tiến hành bài dạy khá đơn giản, học sinh dễ áp dụng theo mẫu có
sẵn, nhiệm vụ học tập của mỗi học sinh đa số đều như nhau. Hình thức luyện tập
theo mẫu nên tất cả học sinh đều có thể thực hiện được nhiệm vụ.
Nhiệm vụ học tập của tiết học nào sẽ được giải quyết dứt điểm ngay trong tiết

học đó, hết tiết học là xong nhiệm vụ.
Những hạn chế:
Thứ nhất, cách dạy và cách học rập khn, máy móc trong giờ thực hành nói
Tiếng Anh làm cho nhiều học sinh cảm thấy tẻ nhạt. Ngồi ra, thực hành theo mẫu
có sẵn gây hạn chế về ý tưởng, thông tin cũng như từ vựng, khơng phát huy được
tính sáng tạo và khơng gây hứng thú trong học tập học tập, học sinh chỉ học vẹt,
nói theo những mẫu câu cho sẵn nên các em khơng thể áp dụng linh hoạt vào các
tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau trong đời sống hàng ngày.


Thứ hai, học sinh khơng nhiều có cơ hội thực hành Tiếng Anh, do số lượng
học sinh trong lớp đông (khoảng 40 - 45 em/ lớp) với thời lượng 45 phút dành cho
một tiết Skills 1 (Bao gồm 2 kỹ năng Reading and Speaking).
Thứ ba, thiếu môi trường tiếng để giao tiếp với người bản ngữ do nhiều yếu
tố khách quan, học sinh chỉ tiếp cận phát triển Tiếng Anh qua bảng, phấn, đĩa CD,
qua video, do đó học sinh chưa phát huy được đơng cơ học tập nên cịn phụ thuộc
nhiều vào giáo viên, được thày cô hướng dẫn đến đâu thì càng em chỉ dùng đến đó
mà khơng tự tìm kiếm thơng tin hay chủ động trong giao tiếp tiếng Anh
1.2. Giải pháp mới cải tiến
Giải pháp 1: Đổi mới việc tổ chức tiết học tiếng Anh theo hướng học tập qua
dự án.
Học tập theo dự án đang là xu thế dạy và học của toàn cầu bởi tính hiệu quả
tuyệt vời của nó. Người học sẽ được trải nghiệm thực tiễn những kiến thức được
học trong sách vở đồng thời cũng được chú trọng phát triển tính tích cực và chủ
động, điều này khiến cho học tập trở nên thú vị hơn so với cách học truyền thống
là nghe giáo viên giảng giải và ghi chép, tiếp nhận kiến thức một chiều. Tuy nhiên,
chúng tôi nhận thấy khi thực hiện dự án nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng với việc
thực hiện, cụ thể như : không có đủ thời gian để thực hiện dự án, thày chủ động
hơn trò (giáo viên thường là người đưa ra quyết định về chủ đề của dự án và
thường ấn định ngay chủ đề trong sách giáo khoa ), học sinh cịn lười hoạt đơng,

lười suy nghĩ và chưa vượt qua được sức ỳ cá nhân.
Xuất phát từ mong muốn để học sinh nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh
đồng thời tạo ra môi trường để phát triển đa trí thơng minh và giúp học sinh tự kiến
tạo kiến thức cho bản thân , chúng tôi đã đổi mới việc xây dựng kế hoạch bài dạy
theo hướng học tập dự án.
Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng, dạy học theo hướng học tập thông qua dự
án không thể thay thế hồn tồn phương pháp thuyết trình và luyện tập với những
kiến thức trừu tượng, nó chỉ là cơng cụ để bổ sung cho phương pháp dạy học theo
hướng đổi mới. Ở chương trình tiếng Anh THCS, sau mỗi chủ đề đều có tiết
Project nhưng với hạn chế về mặt thời gian, chúng tơi đã thống nhất trong nhóm


chuyên môn tiếng Anh để chọn ra 2 chủ đề/ khối lớp /năm học để làm dự án.
Chúng tôi thực hiện việc hướng dẫn các em học tập thông qua dự án thông qua các
bước sau đây
Bước 1. Chọn đề tài, chia nhóm, xác định thời gian dự kiến
- Phân chia lớp học thành các nhóm dựa trên nguyên tắc các nhóm được phân chia
đồng đều về các mặt như khả năng sử dụng máy tính, khả năng thuyết trình, khả
năng tổ chức và tính sáng tạo trong họa động, mỗi nhóm sẽ bầu ra một bạn làm
nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ là người đại diện để báo cáo tiến độ của dự án theo
đúng với kế hoạch đề ra. Việc này được chúng tôi tiến hành từ đầu năm học.
- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng
dụng vào thực tế. Phát hiện những gì tương ứng đang xảy ra trong cuộc sống và
chú trọng vào những vấn đề lớn, mang tính thời sự mà xã hội và thế giới đang quan
tâm.
- Chúng tôi hướng dẫn học sinh đề xuất, xác định tên đề tài mà nhóm có thể muốn
theo đuổi để thực hiện. Chúng tôi chỉ giữ vai trò làm người giám sát và tham vấn
cho học sinh. Chúng tôi đặt ra những câu hỏi phản biện để giúp các em xác định
được đề tài sao cho phù hợp, tuyệt đối đề cao tinh thần tự do sáng tạo ở học sinh vì
chỉ khi các em làm việc theo mong muốn và dựa vào những mỗi quan tâm thực sự

của các em, có khả năng sử dụng các thế mạnh của bản thân thì các em sẽ đạt được
mục tiêu ở mức độ cao nhất.
Bước 2. Xây dựng đề cương dự án
Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng của bài học, chúng tôi hướng dẫn học sinh xác
định mục tiêu học tập cụ thể, nhiệm vụ cần làm, cách tiến hành, xác định những
công việc cần làm, thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn, các vật liệu cần có, ...
Bước 3. Thực hiện dự án
Các thành viên thực hiện công việc theo sự phân công và giám sát của nhóm
trưởng. Trong q trình thực hiện, chúng tơi tổ chức cho HS các buổi thảo luận để
các nhóm cùng trao đổi, góp ý lẫn nhau. Ở bước này, các em học sinh phải làm
việc rất chủ động và tuân theo nhiệm vụ đã được phân công từ trước, khi các em
cộng tác làm việc với nhau có thể sẽ xảy ra mâu thuẫn, nhưng chúng tôi xác định


rằng mâu thuẫn có thể là mở rộng của sự sáng tạo, khi các em giải quyết mâu thuẫn
dựa trên tôn trọng ý kiến của nhau nghĩa là các em có được cơ hội để phát triển
năng lực của mình. GV chỉ có nhiệm vụ đơn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giải đáp
những thắc mắc theo yêu cầu của HS chứ khơng trực tiếp tham gia thực hiện.

CÁC NHĨM SÔI NỔI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN

Bước 4. Học sinh công bố sản phẩm dự án
Sản phẩm cuối cùng của dự án có thể dưới dạng bài thuyết trình Powerpoint ( tơi
có xây dựng một số slide mẫu để học sinh có thể tham khảo hoặc vận dụng môt
cách sáng tạo để bước đầu tiếp cận các em khơng gặp khó khăn ví dụ như học sinh
khối lớp 6) , một vở kịch, tấm poster để tuyên truyền hoặc cũng có thể là một sản
phẩm vật chất cụ thể. Sản phẩm của dự án sẽ được một học sinh/ nhóm học sinh
trình bày trong lớp học hoặc liên kết với các lớp học khác để nâng cao khả năng
nghe nói tiếng Anh


POSTER TUYÊN TRUYỀN HÃY BẢO VỆ MÀU XANH TRÁI ĐẤT

Bước 5. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả và rút ra kinh nghiệm đạt
được


Chúng tôi quan niệm rằng bước đánh giá kết quả là một bước rất quan trọng và nên
được kiểm tra, tự kiểm tra trong suốt quá trình làm dự án để có thể kịp thời động
viên, khích lệ và điều chỉnh được quá trình học tập của học sinh. Chúng tơi cũng
khuyến khích các e gửi đến giáo viên các bản đánh giá, những bài học kinh nghiệm
chân thực được rút ra qua thư tay hoặc thư điện tử. Chính điều này cũng khuyến
khích các em mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ suy nghĩ của mình cũng như trau dồi
kĩ năng soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh.
Chúng tôi thường cho học sinh hoàn thành bản đánh giá theo nhóm và cá nhân tự
đánh giá theo mẫu có các tiêu chí cụ thể. Sau khi các nhóm tự đánh giá, chúng tơi
tiến hành cho các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau và khâu cuối cùng của việc kiểm
tra đánh giá được quyết định bởi giáo viên
Minh họa ở phụ lục 1 – Dạy học qua dự án (Trang 22)

Giải pháp 2. Tạo mơi trường tiếng nhằm khuyến khích học sinh thực hành
giao tiếp tiếng Anh hiệu quả hơn
Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Thơng qua các hoạt động giáo dục giáo
viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để hồn thành u cầu của bài học
theo dự án, hoặc các bài tập về báo cáo hoạt động trải nghiệm, sau đó các nhóm tự
trình bày và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Tất cả các em học sinh đều
được tham gia vào các hoạt động như nhau, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, có
cơ hội phát triển năng khiếu cá nhân, kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình. Từ đó
các em có thể áp dụng kiến thức của mình vào các tình huống giao tiếp thực tiễn
giúp các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
2.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.1.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn liến với các chủ đề trong
sách giáo khoa.
Thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo được dùng với
mục đích chuyển hóa kiến thức, kĩ năng, thái độ thành năng lực. Đây được coi là
chìa khóa thực hiện việc học đi đơi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn
đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường.
Chúng tôi đã lựa chọn tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với học sinh


của nhà trường, địa phương và dễ thực hiện. Để thay thế cho hoạt động học truyền
thống như: Đọc, chép, phân tích lí thuyết, ghi nhớ máy móc...chúng tơi thay thế
bằng hoạt động trải nghiệm trong môn học mà không cần đưa học sinh ra khỏi
trường. Đây là một hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng
kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “ Các dân tộc Việt Nam ”
2.1.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động gắn liền với
văn hóa của các nước nói Tiếng Anh.
* Mục đích: Chúng ta đều biết rằng học ngoại ngữ là tiếp xúc với một nền
văn hóa khác về cách sống, giao tiếp, hành vi, phong tục tập quán ,.. của nền văn
hóa đó. Điều này vơ cùng quan trọng đối với các em học sinh. Các hoạt động trải
nghiệm cụ thể có thể xoay quanh các vấn đề văn hóa, xã hội, … của các nước nói
tiếng Anh như các dịp lễ : Mừng giáng sinh ( Merry Christmas); Mừng năm mới
( Happy new year); Lễ tạ ơn ( Thanks giving); Lễ hội hóa trang (Halloween); ….
Trong năm học 2017 – 2018, chúng tôi đã tổ chức thành công lễ hội Happy
Halloween và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với các em học sinh tồn trường
Qua đó các em được học tập, vui chơi, rèn luyện kĩ năng sáng tạo, thể hiện tài
năng, cá tính của bản thân.
Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh toàn trường, giúp các em phát
triển các kỹ năng mềm như thuyết trình, biểu diễn, phát huy tính năng động, sáng



tạo, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tập thể.
Nâng cao khả năng Tiếng Anh nhất là kỹ năng nghe, nói và thuyết trình.
Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tìm hiểu về nhiều nền văn hóa khác
nhau của các quốc gia trên thế giới.
CÁC PHẦN THI TRONG LỄ HỘI HAPPY HALLOWEEN
Thời gian

Công việc

16h-16h15

Văn nghệ
(02 tiết mục)

16h15 16h20

Khai mạc

16h20 -

Chào hỏi - Thuyết trình về tên đội
Giới thiệu bằng nhiều hình thức khác
đội chơi nhau

16h35

Nội dung


Tuyên bố lý do, giới thiệu
đại biểu.

- Ban giám khảo tham gia
chấm
Phần thi hóa - MC dẫn chương trình
16h35 16h40

(Cập nhật tình hình các
trang và trình đội, hỏi han trong quá
diễn thời trình thi, tạo kịch tính)
trang
- Các đội thi bắt đầu hóa
trang khn mặt, làm tóc
cho nhân vật

16h40 17h10
17h20 17h45

Trình diễn - Trình diễn cá nhân, từng
phần thi Hóa đội thuyết trình lý tưởng
trang.
- Trình diễn tất cả các đội
Tài năng

18h00 Hùng biện
18h30

- Các đội thể hiện tài năng
của mình

Các đội thể hiện phần thi
hùng biện tiếng Ạnh

Ảnh minh họa


2.1.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với di sản.
Về không gian học tập: Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngồi nhà trường,
học sinh khơng cịn học trong lớp học mà học trong thực tế cuộc sống, khơng thụ
động tiếp thu tri thức mà tự tìm hiểu lý thuyết cũng như thực tế đời sống. Không
gian học tập được mở rộng thực sự rất có ý nghĩa với học sinh, giúp các em được
cảm nhận, đắm mình trong khơng gian văn hóa của q hương mình.
Với sự phát triển của du lịch thì những di sản luôn là địa chỉ đến tham quan
của du khách trong và ngồi nước vì vậy đây là cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng
Anh hiệu quả cho học sinh, giúp các em dùng kiến thức Tiếng Anh của mình quảng
bá hình ảnh, văn hóa và du lịch Việt Nam (đặc biệt là những di sản của Ninh Bình)
với bạn bè quốc tế. Thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn liền với di sản giúp
học sinh tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là những tình huống giao tiếp cụ thể không
nằm trong khuôn khổ những bài hội thoại, những chủ đề gị bó của cuốn sách giáo
khoa.

TỰ TIN GIỚI THIỆU VỚI KHÁCH DU LỊCH VỀ TRÀNG AN

2.2. Tổ chức thi tài năng Tiếng Anh cho học sinh.
Thi tài năng Tiếng Anh (OTE) cho học sinh đã trở thành một hoạt động
thường niên của nhà trường nhằm giúp nhà trường chọn được học sinh thi nói giỏi
Tiếng Anh cấp thành phố và cấp tỉnh, cũng là một kênh giúp giáo viên dạy đội
tuyển chọn và bồi dưỡng những HS ưu tú thi HSG cấp thành phố, HSG cấp tỉnh,
thi tài năng tiếng Anh ( OTE ) cấp tỉnh, thi IOE và TOEFL Junior và hơn tất cả là



tạo cho HS sân chơi bổ ích, tạo mơi trường học tập và giao lưu Tiếng Anh giúp các
em tự tin giao tiếp và thể hiện tài năng của mình.
Hình thức tổ chức: Hình thức thi có nhiều điểm tương đồng với vịng thi tài
năng tiếng Anh cấp tỉnh, chính vì vậy, học sinh được làm quen với các dạng bài,
với khơng khí cuộc thi nên làm giảm bớt được phần nào sự bỡ ngỡ, lo lắng của các
em khi đi vào vòng thi cấp tỉnh.
Học sinh tham gia vòng sơ loại bằng cách hoàn thành bài kiểm tra nhanh và trả lời
phỏng vấn của ban giám khảo.
Vòng thi cấp trường sẽ gồm 2 phần thi chính : phần thi nghe hiểu (khoảng 30 phút)
và phần thi hùng biện (5 phút chuẩn bị, 5 phút thuyết trình và 3 phút giao lưu với
giám khảo).

KHÁN GIẢ CHĂM CHÚ THEO DÕI PHẦN THI HÙNG BIỆN CẤP TRƯỜNG

2.3.Tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh
Luyện nghe nói đọc tiếng Anh hàng ngày ở bất cứ nơi nào cũng có thể là cách
tạo ra mơi trường tiếng Anh cho bản thân, từ việc xem phim (Phim bằng tiếng Anh
hoặc phim bằng tiếng Việt có phụ đề tiếng Anh), nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ
nói tiếng Anh, thành lập nhóm học và thảo luận. Càng tiếp cận nhiều với tiếng Anh
học sinh càng nói tiếng Anh tiến bộ hơn, từ đó câu lạc bộ tiếng Anh có tên “THS
English Club” của nhà trường đã được thành lập với mục đích :
Một là, xây dựng mơi trường tiếng nhằm giúp học sinh luyện tập thực hành
những kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hào hứng. Tạo một sân chơi lành
mạnh, sôi nổi, và bổ ích, nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh trong thực tiễn.


Hai là, tạo cơ hội trải nghiệm sáng tạo, nâng cao sự hứng thú cho học sinh
trong việc học Tiếng Anh, khuyến khích khả năng tự học, tổ chức, tự tìm tịi sáng
tạo cho học sinh.

Ba là, tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học Tiếng Anh cho
những học sinh yêu thích, muốn rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng hoạt động nhóm.
2.4.Tổ chức hoạt động “5 phút học tiếng Anh mỗi ngày”
Chúng tôi tin rằng những thay đổi dù rất nhỏ cũng sẽ góp phần tạo nên thành
cơng lớn. Việc phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh nói chung và
phát triển kĩ năng nói ở học sinh nói riêng địi hỏi phải có mơi trường sử dụng
ngơn ngữ đó thường xuyên, hay nói cách khác là phương pháp “mưa dầm thầm
lâu”.
Đây là một phương pháp tiết kiệm thời gian nhưng mang lại hiệu quả lớn và
nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía học sinh. Chúng tôi đã áp dụng phương
pháp này trong năm học 2018-2019 bằng cách tổ chức lồng ghép ở các buổi chào
cờ đầu tuần, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp, trong 15 phút
truy bài đầu giờ.
Để tránh cảm giác nhàm chán cho học sinh, chúng tôi đã linh hoạt tổ chức
hoạt động “ 5 phút học tiếng Anh mỗi ngày ” dưới nhiều hình thức phong phú,
sinh động như xây dựng góc thư viện sách tiếng Anh ở mỗi lớp học, hoạt động đọc
rất đa dạng học sinh có thể đọc sách trong giờ ra chơi hoặc có thể khách mời là học
sinh khối trên sẽ đọc cho học sinh khối dưới nghe, ngoài sách giấy ra chúng tơi cịn
tổ chức cho học sinh nghe truyện kể audio từ các nguồn uy tín để các em có thêm
cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh giọng chuẩn của người bản ngữ. Chúng tơi cịn tổ
chức ngày thứ 6 đọc sách bằng đèn pin (Flash light Friday), học sinh tỏ ra rất hứng
thú và hăng say đọc với tâm thế thoải mái và vui vẻ. Trong thời gian 5 phút, các em
sẽ cùng nhau đọc sách để hoàn thành được u cầu nào đó của giáo viên, ví dụ các
em đọc sách và sau đó tìm rồi gạch chân những từ giáo viên viết trên bảng. Với
cách đọc như thế, các em tỏ ra rất thích thú và tập trung cao hơn.


HỌC SINH SAY MÊ ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH BẰNG ĐÈN PIN TRONG 5 PHÚT


Tổ chức trò chơi: Tham gia vào các trị chơi trong học tập mơn tiếng Anh có ý
nghĩa rất lớn trong việc tạo hứng thú, lôi cuốn người chơi giao tiếp với nhau. Chơi
các trò chơi bằng tiếng Anh sẽ mang đến một khơng khí “ luyện tập – thực hành”
để học sinh có thể củng cố được các kiến thức đã học, khơi gợi hứng thú và trí tị
mị nên tiếp nhận những kiến thức mới một cách chủ động và thoải mái. Khi các
em sôi nổi nhất sẽ là lúc các em học được nhiều nhất và kiến thức được tiếp thu rất
tự nhiên, không gị ép. Có nhiều trị chơi bằng tiếng Anh chúng tôi đã tổ chức rất
thành công và được các em học sinh u thích như “Truy tìm kho báu” (Treasure
hunt), “ Chiếc ghế nóng” (Hot seat), “ Truyền miệng ” (Chinese whisper), …Các
trò chơi đa dạng về cách thức tổ chức và chúng tôi luôn cố gắng để truyền tải
những chủ đề, nội dung đang được nhà trường tuyên truyền theo tuần hoặc theo
tháng vào hoạt động trò chơi. Điều này đã mang lại cho học sinh sự sáng tạo, tinh
thần tham gia tích cực và chủ động, hình thành kĩ năng mềm và trau dồi kĩ năng
giao tiếp một cách hiệu quả.

HỌC SINH SƠI NỔI THAM GIA TRỊ CHƠI TRUY TÌM KHO BÁU


Cùng nhau kỉ niệm những ngày quan trọng : Các dịp lễ Tết truyền thống của
Việt Nam hoặc của các nước nói Tiếng Anh và ngày sinh nhật của các em học sinh
trong lớp là dịp đặc biệt để giáo viên có thể tổ chức những hoạt động mang tính tập
thể. Những hoạt động này sẽ để lại trong các em những kỉ niệm đẹp về tình bạn,
tình thày trị, giúp các em phát triển đạo đức, tình đồn kết, lịng biết ơn và tình u
thương gia đình, cộng đồng . Các hoạt động không bị đặt nặng vấn đề kiến thức
nên các em sử dụng tiếng Anh như một cơng cụ để đạt được mục đích cuối cùng
của việc học ngôn ngữ là để tư duy và giao tiếp hoặc thể hiện tình cảm, suy nghĩ
của mình.
Những hình thức tổ chức khác nhau của hoạt động “ 5 phút học tiếng Anh mỗi
ngày ” có thể được tổ chức nhanh tại lớp hoặc có thể giáo viên phân cơng, giao
nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà để tiết kiệm thời gian dành cho việc

báo cáo sản phẩm tại lớp.
Minh họa ở phụ lục 2 – Môi trường tiếng trong việc học tiếng Anh (Từ trang 22 : 42)

Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng khai thác nguồn học
liệu trên Internet và mở rộng không gian giao tiếp
3.1 Hướng dẫn học sinh khai thác nguồn học liệu mở trên mạng Internet
Với phương pháp dạy học truyền thống giáo viên chỉ dừng lại dạy kiến thức có
trong sách giáo khoa nhưng ở thời kỳ cách mạng cơng nghệ 4.0 như hiện nay thì
việc giúp học sinh khai thác những nguồn học liệu mở trên Internet lại là một giải
pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập, tính tự giác, đa dạng hóa các phương pháp
học tập và khả năng sử dụng CNTT cho học sinh.
Để giúp học sinh có thể học Tiếng Anh giao tiếp tự nhiên, hiểu người bản ngữ
và nói một cách dễ dàng. Việc sử dụng nguồn tài liệu chính thống là yếu tốt quan
trọng nhất. Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh khai thác nguồn học liệu mở như việc
tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ để thực hành giao tiếp trên những trang
Web, Fanpage học tiếng Anh miễn phí của nước ngồi và Việt Nam, của giáo viên
và cách khai thác trang web mất phí nhưng giảm thiểu chi phí để giúp học sinh
khai thác các nguồn học liệu từ đó tìm ra phương pháp học tập và luyện tập kỹ
năng một cách hiệu quả.


3.2 Phát triển cộng đồng học tập, kết nối lớp học qua ứng dụng Skype
Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cũng như của Ban giám hiệu
nhà trường về việc ứng dụng giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử để nâng
cao chất lượng dạy học, chúng tơi đã tìm kiếm thêm những cơng cụ hữu ích cho
học sinh có thêm nhiều kênh tham gia học tập và trải nghiệm sáng tạo, phát huy sự
tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Trong năm học 2018-2019, chúng tôi đã áp
dụng công cụ Skype của Microsoft vào việc kết nối lớp học của mình với các lớp
học khác trên thế giới. Đây có thể coi là mơ hình học tập cộng đồng vì chúng tơi đã
tổ chức lớp học mở rộng với các lớp học khác trên thế giới bằng cách sử dụng công

cụ ứng dụng công nghệ Skype. Lúc này, việc học đã thực sự không cịn giới hạn bó
hẹp nào, học sinh có thể trao đổi kiến thức văn hóa, cùng nhau hợp tác để thực hiện
dự án học tập, thực hành nghe và nói tiếng Anh với rất nhiều giọng nói tiếng Anh
từ các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Philipin, Mỹ, Nga…Từ đó, việc học trở nên
rộng mở, hấp dẫn hơn rất nhiều và lớp học trở thành “ lớp học không có biên giới ”

KẾT NỐI VỚI LỚP HỌC TIẾNG ANH Ở NƯỚC NGA
Minh họa ở Phụ lục 3 – Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng khai thác học liệu và kết
nối để mở rộng lớp học (Trang 43)

2. Khả năng áp dụng:
Các giải pháp trong sáng kiến đều xây dựng theo định hướng phát triển năng
lực cho học sinh trong giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là dạy kỹ năng nói cho học sinh THCS và có
khả năng áp dụng được đối với tất cả mọi đối tượng học sinh, ở tất cả các khối lớp


nếu có đủ các thiết bị dạy học phù hợp, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết
và tâm thế ln tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh với mơn Tiếng
Anh. Đa số học sinh tích cực tham gia vào các tiết học có hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, các hoạt động trải nghiệm có mơn Tiếng Anh, các tiết dạy học theo dự án,
nhiều học sinh tham gia sơ tuyển vào THS English Club. Học sinh đã tìm được cho
mình phương pháp học tập hiệu quả nên học sinh có xu hướng khơng ngại thực
hành giao tiếp bằng Tiếng Anh nữa.
Trên đây là những giải pháp chúng tơi đã thực hiện góp phần nâng cao khả
năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường. Trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này còn hạn chế về số lớp được áp dụng và giới
hạn về thời gian vì vậy khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong được
sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và hội đồng sáng kiến để

sáng kiến của chúng tơi được hồn chỉnh hơn.
VI. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Thứ nhất, các nhà trường đổi mới hình thức dạy hoạt động tăng cường tổ chức
học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Tăng cường các hoạt động giáo dục thực
tiễn tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Mỗi giáo viên
chúng ta cần nghiên cứu các hình thức trải nghiệm sáng tạo, xây dựng các hoạt
động học trải nghiệm cho học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi để các em thật
sự phát triển được năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Thứ hai, các thầy giáo, cơ giáo phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
kỹ thuật dạy học nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các
tình huống thực trong cuộc sống.
Thứ ba, phụ huynh tin tưởng, ủng hộ, tạo điều kiện cho phép con em mình sử
dụng Internet như là một phương tiện đễ hỗ trợ việc học tập hữu ích hơn giúp các
em có thể tiếp cận với các phương pháp học tập mới trên thế giới, tiếp cận được
Tiếng Anh của người bản ngữ, tiếp cận với các nguồn học liệu khác ngoài sách
giáo khoa.


VII. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, với quan điểm
lấy học sinh làm trung tâm theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và đổi
mới PPDH môn Tiếng Anh theo mục tiêu dạy học của đề án ngoại ngữ quốc gia
2020, giúp học sinh đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu
Châu Âu.
Hơn nữa, sáng kiến góp phần tiết kiệm chi phí sách giáo khoa, học liệu, giảm
thiểu chi phí của phụ huynh cho con em học thêm, chi phí học tập tại các trung tâm
Anh ngữ.
2. Hiệu quả xã hội
Hiện tại chúng chúng tôi đã áp dụng những giải pháp nêu trên vào thực tiễn

dạy và học kỹ năng nói trong chương trình Tiếng anh 6, 7, 8, 9 bước đầu tạo cho
học sinh sự thay đổi nhận thức và mối quan tâm đối với mơn học, có hứng thú học
tập, năng động, tự giác, chủ động và tích cực hơn trong học tập, đặc biệt đối với
học sinh trung bình, yếu kém khơng cịn q tự ti, thụ động trong việc nói Tiếng
Anh nữa. Học sinh có thể tự tin hơn để trình bày quan điểm của mình mà khơng sợ
sai, khơng cịn q rụt rè như trước nữa. Thơng qua các bài học áp dụng các nhóm
giải pháp này, học sinh có cơ hội học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, cùng tìm tịi, tự phát
hiện và tự chiếm lĩnh tri thức để cùng nhau tiến bộ. Tinh thần lớp học được cải
thiện. Khơng khí lớp học trở nên thoải mái, thân thiện, mỗi ngày đến lớp là một
ngày vui.
Giải pháp cũng giúp cải thiện kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình của học
sinh. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
Giải pháp giúp học sinh còn cải thiện được kĩ năng nghe. Thay vì trước đây
học sinh nghe giáo viên nói là chủ yếu thì thơng qua các bài học áp dụng phương
pháp nêu trên học sinh được nghe các bạn thuyết trình và được giao tiếp với các
bạn trong lớp.
Giải pháp còn giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết đặc biệt là kỹ năng viết


đoạn văn, viết luận văn trong các kỳ thi định kỳ và các kỳ thi học sinh giỏi các cấp,
thi thử vào 10, và trong cuộc thi vào lớp 10 THPT chuyên Lương Văn Tụy. Cụ thể,
chất lượng các cuộc thi như thi học sinh giỏi các cấp, thi tài năng tiếng Anh dành
cho học sinh Trung học (OTE), thi toán tiếng Anh, thi 24 tuần ( thi thử tuyển sinh
vào 10 ) không ngừng tăng lên trong các năm học vừa qua. Trong năm học 2018 –
2019, học sinh nhà trường đã xuất sắc giành được huy chương vàng trong cuộc thi
giải tốn bằng tiềng Anh, các thí sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi môn tiếng
Anh lớp 9 cấp tỉnh đều đạt thành tích cao và đặc biệt điểm cho kĩ năng Nói đều gần
mức điểm tối đa. Cũng trong năm học này, các em học sinh đã thể hiện được sự tự
tin, khả năng hùng biện bằng Tiếng Anh và năng lực giao tiếp trong cuộc thi tài

năng Tiếng Anh cấp tỉnh do Sở Giáo Dục & Đào Tạo tổ chức. Trong cuộc thi, tất
cả các em thí sinh dự thi đều đạt giải cao.
Dưới đây là bảng so sánh kết quả khảo sát mức độ tự tin giao tiếp bằng tiếng
Anh của học sinh trước và sau khi chúng tôi áp dụng phương pháp đổi mới.

Mức độ

Tự tin

Bình thường

Ngại giao tiếp
tiếng Anh

Năm
2016 - 2017

20 %

30 %

50 %

2017 - 2018

25 %

30 %

45 %


2018 - 2019

40 %

35 %

25 %

Ghi chú
Như vậy, sau
khi áp dụng
giải pháp mới,
sự tự tin khi
giao tiếp bằng
tiếng Anh của
học sinh đã
được nâng cao


BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG ANH CẤP THÀNH PHỐ

Năm học 2016 - 2017
TT

Trường Trung Học Cơ Sở

1
Đinh Tiên Hoàng

2
Trương Hán Siêu
3
Lý Tự Trọng
4
Lê Hồng Phong
Năm học 2017- 2018

TT

Trường Trung Học Cơ Sở

1
Đinh Tiên Hoàng
2
Trương Hán Siêu
3
Lý Tự Trọng
4
Lê Hồng Phong
Năm học 2018- 2019

TT

Trường Trung Học Cơ Sở

1
2
3
4


Đinh Tiên Hoàng
Trương Hán Siêu
Lý Tự Trọng
Lê Hồng Phong

Điểm thi môn Tiếng Anh
Tiếng Anh 8 Tiếng Anh 9
8
9
12
11

8
12
10
11

Điểm thi môn Tiếng Anh
Tiếng Anh 8 Tiếng Anh 9
9
11
10
12

9
10
12
8


Điểm thi môn Tiếng Anh
Tiếng Anh 8 Tiếng Anh 9
8
12
12
10

8
11
12
11

Xếp
thứ
toàn
đoàn
4
2
1
3

Xếp
thứ
toàn
đoàn
4
2
1
3


Xếp
thứ
toàn
đoàn
4
2
1
3


KẾT QUẢ TRUNG BÌNH ĐIỂM BÀI THI TIẾNG ANH VÀO
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA NĂM HỌC GẦN ĐÂY
Trường

Năm học

Trung Học Cơ Sở

2016- 2017

2017-2018

2018-2019

Trương Hán Siêu

6,3084

6,4015


6,9737

Lý Tự Trọng

6,2065

6,3985

6,7084

Lê Hồng Phong

6,1057

6,3953

6,7874

6,3095

6,3485

6,3082

Đinh Tiên Hoàng

Như vậy, kết quả các cuộc thi đã phản ánh tính đúng đắn của sáng kiến. Sau khi
chúng tơi áp dụng các giải pháp mới vào việc dạy và học tiếng Anh tại trường
THCS Trương Hán Siêu, các em học sinh đã chủ động hơn trong các giờ học trên
lớp, tham gia tốt trong các nhóm thảo luận, phát triển kỹ năng, hướng đến sử

dụng tiếng Anh trong giao tiếp, các kỹ năng như nghe nói vốn dĩ được coi là một
điểm yếu thì đến nay đã được cải thiện đáng kể. Học sinh khơng cịn ngại ngùng
hay miễn cưỡng tham gia vào các buổi thảo luận sử dụng tiếng Anh như trước.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong sáng kiến là trung thực, đúng
sự thật và hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TP. Ninh Bình, ngày 13 tháng 03 năm 2019
NHÓM TÁC GIẢ

Trần Đức Hiệp

Trịnh Thị Vân Khánh

Vũ Quỳnh Trang

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG HÁN SIÊU XÁC NHẬN
Sáng kiến … … … … … … … … … … … … … … …
………………..………………………………
đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác
dạy và học môn Tiếng Anh từ năm học 2017 - 2018 đến nay.

TM HIỆU TRƯỞNG
(Kí, đóng dấu)

Đồn Duy Thường


PHỤ LỤC 1
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
HỌC SINH LỚP 6 THỰC HIỆN DỰ ÁN “ TÁI CHẾ VÌ HÀNH TINH XANH ”



PHỤ LỤC 2
MÔI TRƯỜNG TIẾNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH
1. Giáo án tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 8 - chủ đề
các dân tộc Việt Nam.
TOPIC: PEOPLES OF VIET NAM
Product: ETHNIC FASHION SHOW
I. Objectives:
1. Knowledge:
By the end of the lesson, studens will be able to:
Create drawings and cutting - pasting papers about traditional costomes of
peoples of Viet Nam, using available materials.
Build up students’ ability to report, make presentation, and evaluate their
products about the costumes of the peoples of Viet Nam.
2. Skills: Drill finding information, arranging information, drawing, cutting
and pasting papers, speaking, writing and presention skills.
3. Attitudes: Educate studens about the costumes and the cuoture as well as
the tradition of the ethnic peoples of Viet Nam.
4. Competence: develop students’ abilities of collecting information, creating
and reporting. Showing responsibilities, co-operations, distributions and
disciplines when taking part in the activities.
5. Products
Ethnic Fashion Show
II. Teaching preparation:
- Teacher: lesson plan, visual pictures, aids, the computer connected to the
Internet.
- Students: textbooks (English 8 - episode 1), notebooks, vocabulary and
structure related to the topic, A3, A4 white papers, pens, crayons. Available
materials such as hats, raincoats and nylon...
III. Teaching procedures



Teacher and students’
activities
ACTIVITY 1:
PREPATATION

Contents
ACTIVITY 1: Find information
Find information in textbook

T: presents the tasks, asks Read Unit 3: Peoples of Viet Nam in episode 1 the
students to work in English texbook 8 and take notes about the costumes
groups, gives the deadline of peoples of Viet Nam
and exp;ains if necessary
Ss: 4 groups in a class (6-8
students), set up the work
T: shows pictures of the
brocade costumes and
some information about
the peoples in any regions
of Viet Nam
T: shows a clip in
Sachmem.vn,

Find information in other materials
Each group member seasches one of the keywords

Documentation: Willingo
Vietnam about traditional

clothings of Vienamses
ethnic group.

related to the traditional costumes for peoples of Viet
Nam: characteristics of the peoples’ costumes, the
colours of the costumes, the meaning of the costumes,
materials of the costumes, the occasions to wear, and

T: shows a table used to the accessories.
find information
Ss: put up an outline used
for their work, group
members work together
and decide who does what.

Hinh anh


Peoples
of Viet
Nam

Which
peoples of
Viet Nam
does your
group like?

Charaterist
ics of the

peoples’
costumes
colour
material
meaning
when to
wear
accessories

ACTIVITY 2: Process
the information:

ACTIVITY 2: Process the collected information
Peoples

Kinh
The Kinh’s
costumes

(Outdoor education - 1
period in the afternoon)

T: gives a handout (1) for
each group to collect their
choices and information
related to.

Material

After

collecting
the
information from different
sources, group members
work rogether to organize

Meaning

the
onformation
effectively. Students can
refer to this table.

When to
wear

- silk
- nhung
- veil
It is the symbol
for the beauty of
Vietnamese
women. It is also
the country’s
traditional dress
Important
occasions (like
wedding days,
Tet holiday)


Accessories Hat, earings,
bracelet ...

ACTIVITY 3: Build up
ideas

ACTIVITY 3: Build up ideas

Hmong Tay


×