Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

skkn SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ HỌC CÁC TỪ KHÓA VÀ MỘT SỐ LỆNH TRONG PASCAL (tin học 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.76 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ HỌC CÁC TỪ KHÓA VÀ MỘT SỐ
LỆNH TRONG PASCAL”


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một xã hội phát triển trong nhiều lĩnh vực và nhiều
ngành công nghiệp hoá khác nhau. Một trong những lĩnh vực phát triển nhất đó chính là
khoa học kỹ thuật. Trong đó, ngành Cơng nghệ thơng tin góp phần khơng nhỏ vào lĩnh vực
này.
Máy vi tính giúp ích cho con người rất nhiều, nó có thể giúp con người làm những cơng
việc văn phịng, liên lạc với nhau thơng qua thư điện tử… Bên cạnh đó nó cịn giúp cho
chúng ta tạo lập ra những chương trình để phục vụ cho cơng việc hàng ngày thơng qua ngơn
ngữ lập trình.
2. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên giảng dạy Tin học trong trường THCS không những giúp học sinh
biết soạn thảo văn bản và sử dụng máy tính mà cịn phải có khả năng phân tích, tổng hợp,
trừu tượng hố, khái qt hoá vấn đề và đặc biệt là phát triển tư duy, sáng tạo.
Ngơn ngữ lập trình Pascal là một loại ngơn ngữ lập trình bậc cao, các câu lệnh và từ
khóa rất gần gũi với ngơn ngữ của con người. Là một mơn lập trình nên địi hỏi người lập
trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hợp. Chính vì những điều đó nên
Pascal cũng là một mơn học gây khó khăn cho khơng ít học sinh, nhất là học sinh lớp 8. Ở
lứa tuổi này, các em đang phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên gây khơng ít khó
khăn cho các em khi phải sử dụng Pascal để lập trình.
Đặc biệt, đối với những học sinh yếu, kém thì lại càng khó hơn. Mặt khác, nhiệm vụ của
năm học là không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của Giáo viên và việc học của học
sinh.


Chính vì những lý do trên nên tơi đã chọn đề tài “Sử dụng hình ảnh để học các từ
khóa và một số lệnh trong Pascal”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Sử dụng hình ảnh để học các từ khóa và một số lệnh trong Pascal” nhằm giúp
cho học sinh lớp 8:


- Giúp các em học sinh lớp 8 có thể nắm vững được các “Từ khóa và một số lệnh”
trong Pascal và lập trình được những bài tốn trong chương trình quyển 3.
- Vận dụng để viết chương trình giải các bài toán trong toán học mà các em đã được
học.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối lớp 8.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong q trình giảng dạy mơn tin học trung học cơ sở quyển 3 dành cho học sinh
khối lớp 8.
- Học kì I các năm học 2011– 2012 và 2012– 2013
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp thống kê.
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, chúng ta đang áp dụng và phát huy phương pháp dạy học trực quan, phát huy
tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh thơng qua sơ đồ tư duy. Chính vì vậy, việc sử dụng
hình ảnh để học các từ khóa và một số lệnh trong ngơn ngữ lập trình Pascal sẽ giúp cho
học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của mình.
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Từ tháng 8/2011 đến 11/2012



B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước khi muốn học một ngơn ngữ lập trình nào đó ta phải biết và hiểu được các khái
niệm sau:
Ngơn ngữ lập trình là gì? Ngơn ngữ lập trình là một ngơn ngữ dùng để viết ra các
chương trình máy tính.
Máy tính có hiểu ngay các chương trình này khơng? Câu trả lời là khơng! Muốn máy
tính hiểu được các chương trình này thì phải thơng qua một chương trình biên dịch.
Chương trình biên dịch là gì? Chương trình biên dịch là một chương trình dùng để
chuyển đổi từ ngơn ngữ lập trình sang ngơn ngữ máy.
Ngơn ngữ máy là gì? Ngơn ngữ máy là một dãy các bit nhị phân 0 và 1. Trong đó 0 cho
biết khơng có tín hiệu và 1 cho biết có tín hiệu.
Làm sao con người điều khiển được máy tính? Con người đã lập trình ra những chương
trình và sử dụng chương trình biên dịch để chuyển thành ngơn ngữ máy, từ đó máy tính có
thể hiểu và làm theo sự điều khiển của con người.
Khi chúng ta hiểu được rõ ràng những khái niệm như vậy thì việc lập trình cũng khơng
cịn mấy khó khăn nữa! phần cịn lại của việc lập trình là chúng ta phải thuộc được các câu
lệnh, các từ khóa mà ngơn ngữ lập trình quy định. Việc thuộc và viết được các câu lệnh và
các từ khóa của Pascal cũng khơng mấy khó khăn đối với những học sinh học giỏi về Anh
văn hay siêng năng rèn luyện, nhưng nó cũng không dễ dàng đối với những học sinh kém về
Anh văn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Hiện nay, hầu hết tất cả các trường THCS đều đã đưa môn Tin học vào giảng dạy, trong
đó học sinh lớp 8 được học Quyển 3 với chương trình học là Ngơn ngữ lập trình Pascal.
Nhưng hầu hết tất cả các giáo viên đều bám sát theo sách giáo khoa và yêu cầu học sinh
phải học thuộc các khái niệm, từ khóa và một số lệnh bằng chữ viết, điều này khiến cho học
sinh khó nhớ dẫn đến việc viết chương trình cũng rất khó khăn. Đặc biệt, đối với những học
sinh cá biệt, học sinh yếu kém lại càng khó hơn.



Học “từ khóa và một số lệnh” bằng hình ảnh là một phương pháp học trực quan và sinh
động hơn, giúp học sinh dễ nhớ các từ khóa và một số lệnh hơn và khi viết chương trình
cũng như thực hành trên máy sẽ làm cho học sinh phát huy hết được khả năng phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hóa của vấn đề.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Học “từ khóa và một số lệnh” bằng hình ảnh là như thế nào? Trước hết, tơi đã chọn và
quy ước các từ khóa và một số lệnh tương ứng với các hình ảnh như sau:
TỪ KHĨA VÀ MỘT SỐ LỆNH
Begin
(Bắt đầu chương trình)

End
(Kết thúc chương trình)

Program
(Khai báo tên chương trình)

Read (Readln)
(nhập dữ liệu vào từ bàn phím
hay tạm dừng chương trình)

HÌNH TƯƠNG ỨNG


Write (Writeln)
(In dữ liệu ra màn hình)

Var
(Khai báo biến)


Uses
(Khai báo thư viện)

Const
(Khai báo hằng số)


Các phép tính

Sau khi quy ước xong các từ khóa tương ứng với các hình ảnh, tơi bắt đầu cho học sinh
làm những bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Ví dụ 1: Viết chương trình in ra màn hình câu sau “Chao cac ban!”. (sử dụng hình ảnh
để tạo thành chương trình). Lúc đó học sinh có thể sắp xếp các hình ảnh như sau:


Sau khi các em đã sắp xếp xong các hình tơi lại u cầu một em khác lên nhìn vào
chương trình sắp xếp bằng hình ảnh để viết chương trình bằng chữ và các em có thể viết như
sau:
Program

vd1;

{Tên chương trình}
{Bắt đầu chương trình}

Begin

Write(‘Chao cac ban!’); {In ra màn hình}
Readln;

End.

{Dừng chương trình}
{Kết thúc chương trình}

Ví dụ 2: Viết chương trình nhập các số ngun x,y từ bàn phím, sau đó hốn đổi giá trị
và xuất kết quả ra màn hình.
Lần này tơi chia lớp ra thành 4 nhóm: Nhóm 1,2 sử dụng hình ảnh để tạo thành chương
trình. Nhóm 3,4 viết chương trình bằng chữ.
Chương trình nhóm 1,2 có thể thực hiện như sau:


Nhóm 3,4 có thể viết chương trình như sau:
Program

vd2;

Var x,y,z : integer;


Begin
Write(‘Nhap x,y =’);
Read(x,y);
z:=x;
x:=y;
y:=z;
Write(x,y);
Readln;
End.
Ví dụ 3: Hãy viết chương trình Pascal để nhập vào bán kính của hình trịn và in ra màn

hình chu vi của hình trịn đó.
Tơi chia lớp thành 4 nhóm trong đó nhóm 1, 2 viết chương trình bằng chữ cịn nhóm 3,
4 sử dụng hình ảnh để viết chương trình:
- Nhóm 1, 2 thực hiện như sau:
Program

chu_vi_hinh_tron;

Uses

crt;

Var

r, cv: real;

Const

pi = 3.14;

Begin
Clrscr;
Write(‘nhap vào ban kinh cua hinh tron:’);
Readln(r);
Cv:= 2 * pi * r;
Write(‘Chu vi cua hinh tron la: ’,cv:4:6);
Readln;
End.
- Nhóm 3, 4 thực hiện như sau:




Mỗi lần cho một ví dụ hay một bài tập nào đó tơi đều quan sát các em thực hiện và
nhận thấy 1 điều, khi các em sử dụng hình ảnh để tạo thành chương trình thì lúc nào cũng
thích thú và nhanh hơn so với các em (nhóm) sử dụng chữ để viết chương trình. Điều đó có
nghĩa rằng, khi các em sử dụng hình ảnh thì các từ khóa và một số lệnh trong Pascal các em
đã học thuộc và nắm rất rõ để thực hiện.


Và một điều đặc biệt nữa là, khi gọi các em lên trả lời bài, nếu tôi đưa một trong
những hình ảnh đã quy ước ở trên ra để hỏi đó là từ khóa nào và dùng để làm gì thì các em
trả lời rất nhanh và chính xác. Ngược lại, những em được gọi lên trả lời bài khi hỏi về tên từ
khóa, ý nghĩa một số lệnh và dùng để làm gì thì các em trả lời rất ấp úng và thiếu chính xác.
Chính từ những ví dụ, những bài tập, những lần trả lời bài như vậy và tơi đã thấy được
lợi ích của việc “sử dụng hình ảnh để học các từ khóa và một số lệnh trong Pascal” nên tôi
đã áp dụng cho tất cả các lớp mà nhà trường phân công giảng dạy.
IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Kết quả khảo sát các lớp trước khi thực hiện:
Năm 2011 - 2012
LỚP TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM GHI CHÚ
8A

29

2

14

13


0

0

8B

28

1

10

15

2

0

Năm 2012 – 2013
LỚP TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM GHI CHÚ
8A

27

1

7

12


7

0

8B

26

0

4

21

1

0

Kết quả sau các lớp sau khi thực hiện:
Năm 2011 - 2012
LỚP TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM GHI CHÚ
8A

29

6

16

7


0

0

Áp dụng đề tài

8B

28

5

18

5

0

0

Áp dụng đề tài

Năm 2012 – 2013
LỚP TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM GHI CHÚ
8A

27

4


15

7

1

0

Áp dụng đề tài

8B

26

0

4

21

1

0

Không áp dụng đề tài


Qua kết quả trên tôi nhận thấy đa số học sinh đều hiểu rõ về các từ khóa và một số lệnh
cũng như sử dụng chúng trong các ví dụ và các bài tập.

Tuy nhiên, với phương pháp này chúng ta chỉ có thể áp dụng tập trung vào những học sinh
yếu, trung bình và khá, cịn đối với học sinh giỏi thì cần phải phát triển và sáng tạo ra các
phương pháp khác cho phù hợp hơn.
V. NHỮNG ĐIỂM CỊN HẠN CHẾ
- Là mơn khoa học mới đưa vào chương trình giảng dạy học sinh bước đầu làm quen với
môn khoa học mới nên việc giảng dạy cho học sinh nắm và lĩnh hội kiến thức còn chưa đạt
hiệu quả cao. Đặc biệt là tiết thực hành, học sinh cịn lúng túng trong việc sử dụng chuột và
bàn phím nên thời gian thực hành chưa đủ.
- Do phòng mày vi tính chưa đủ số lượng máy cho học sinh (mỗi em 1 máy) để các em quan
sát, viết chương trình và chạy chương trình nhiều hơn trên máy tính.


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN CHUNG:
Qua thực tế giảng dạy theo phương pháp trên bước đầu đem lại một số kết quả:
- Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, đạt được độ bền kiến thức.
- Học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thực hành, liên hệ thực tế tốt hơn.
- Từ những học sinh học kém về anh văn, cũng như những học sinh lười biếng thì phương
pháp này cũng phần nào giúp các em hứng thú hơn và có thể học tốt hơn môn học này.
II. KIẾN NGHỊ:
- Nên phân chia số học sinh trong mỗi lớp sao cho phù hợp với phương pháp dạy học mới
để hiệu quả đạt được cao hơn.
- Tổ chức những cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy để giáo viên rút kinh nghiệm và
tìm ra các phương pháp giảng dạy hay, phù hợp.
- Bổ sung kịp thời các loại phương tiện, thiết bị dạy học cho bộ môn như: đủ số lượng máy
cho học sinh (mỗi em 1 máy) phục vụ cho tiết dạy tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc kết được từ trong q trình thực dạy, tuy
nó khơng nhiều nhưng hy vọng nó sẽ giúp ích cho q thầy, cơ dạy tốt cũng như các em học
sinh có thể học tốt hơn đối với môn học này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận

xét chân tình của quý thầy (cô).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tin học dành cho Trung học cơ sở (Quyển 3) của Bộ Giáo Dục.
2. Tin học đại cương turbo Pascal của Tô Văn Nam


NHẬN XÉT
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................



×