Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khảo sát đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.41 KB, 96 trang )

TRẦN XUÂN TOÀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Trần Xn Tồn

KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ KHU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

2008-2010

Hà Nội – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Trần Xuân Toàn

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ KHU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG



Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC LÂN

Hà Nội – Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh
hoạt tại một số khu đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và thiết kế hệ thống
xử lí nước thải sinh hoạt cho thành phố Hải Dương” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân
hướng dẫn là do tôi thực hiện không phải sao chép của bất kỳ tác giả nào hay của tổ
chức nào trong và ngồi nước. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung đã
trình bày trong đề tài!

Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2010
Học viên

Trần Xuân Toàn


LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân,
người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học - Trường đại học Bách khoa
Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi

trường đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu học
tập và làm luận văn.
Tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn đối với Lãnh đão Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hải Dương, Trung tâm QT&PT Môi trường Hải Dương, các đồng
nghiệp nơi tôi công tác và bạn bè nơi tôi học tập đã hỗ trợ, động viên tơi hồn
thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã chăm sóc, giúp đỡ và động viên tơi trong tồn bộ q trình học tập và làm
luận văn.

Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2010
Học viên

Trần Xuân Toàn


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................8
1.2. Phạm vi đề tài ..................................................................................................8
1.3. Nội dung đề tài, các vấn đề cần giải quyết....................................................8
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG
.....................................................................................................................................9
1.1. Vài nét đặc trưng của thành phố Hải Dương ...............................................9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................9

1.1.2. Điều kiện xã hội .......................................................................................12
1.1.3. Định hướng quy hoạch thành phố Hải Dương .........................................14
1.2. Hiện trạng môi trường nước ........................................................................19
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước ......................................................................19
1.2.2. Hiện trạng nước thải thành phố Hải Dương .............................................25
1.2.3. Vệ sinh môi trường ...................................................................................27
1.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước ..................................................................28
1.3.1. Hiện trạng nền ..........................................................................................28
1.3.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước thành phố Hải Dương..........................28
1.3.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước tự nhiên ..................................................31
1.3.4. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, nước thải .......................................32
1.3.5. Hiện trạng tiêu thốt nước từ các hộ gia đình của thành phố ...................33
CHƯƠNG 2. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG ...........................................................................................................34
2.1. Khái quát về khu vực quy hoạch .................................................................34
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án thoát nước .............35
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................35
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

1


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

2.2.2. Về quy hoạch đô thị và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác ........................35
2.2.3. Về tính chất khơng gian đơ thị ảnh hưởng đến quy hoạch thoát nước.....35
2.2.4. Về đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch thoát nước ..........35
2.3. Các yêu cầu về lựa chọn hệ thống thoát nước ............................................36
2.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa ..........................................................36
2.4.1. Phân chia lưu vực thoát nước mưa ...........................................................36

2.4.2. Mức nước thiết kế.....................................................................................36
2.4.3. Quy hoạch hệ thống thốt nước mưa .......................................................38
2.4.4. Tính tốn các cơng trình chính .................................................................40
2.4.5. Thống kê các khối lượng các cơng trình chính ........................................45
2.5. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải .......................................48
2.5.1. Phân vùng khu vực hệ thống thoát nước ..................................................48
2.5.2. Các phương án thoát nước thải.................................................................49
2.5.3. Lựa chọn vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải ........................................49
2.5.4. Thống kê các cơng trình chủ yếu .............................................................50
CHƯƠNG 3. TÍNH TỐN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP
TRUNG NGỌC CHÂU CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ...............................52
3.1. Phân tích lựa chọn cơng nghệ xử lý ............................................................53
3.1.1. Đặc tính của nước thải đơ thị ...................................................................53
3.1.2. Cơng nghệ xử lý nước thải đô thị trên thế giới và Việt Nam ...................54
3.1.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho Trạm Ngọc Châu ....................59
3.2. Nguyên lý hoạt động .....................................................................................61
3.3. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lý ......................................................62
3.3.1 Xử lý cơ học (Xử lý sơ bộ) ........................................................................62
3.3.2 Xử lý hố lý (Đơng keo tụ) ......................................................................63
3.3.3 Xử lý sinh học ...........................................................................................64
3.3.4. Khử trùng..................................................................................................65
3.4. Tính tốn thiết kế các hạng mục của hệ thống xử lý .................................65
3.4.1. Các thông số phục vụ tính tốn ................................................................65
Trần Xn Tồn - K810KTMT

2


Luận văn Thạc sĩ Khoa học


3.4.2. Song chắn rác ...........................................................................................68
3.4.3. Bể lắng cát ngang .....................................................................................70
3.4.4. Bể điều hòa ...............................................................................................70
3.4.5. Bể đơng keo tụ ..........................................................................................71
3.4.6. Bể lắng sơ cấp ..........................................................................................72
3.4.7. Tính toán bể Aeroten ................................................................................73
3.4.8. Bể lắng đợt 2 ............................................................................................80
3.4.9. Trạm khử trùng .........................................................................................82
3.4.10. Máy ép bùn .............................................................................................83
CHƯƠNG 4. TÍNH TỐN KINH PHÍ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ....84
4.1. Kinh phí phần xây dựng và lắp đặt thiết bị ...............................................84
4.2. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải ................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC .................................................................................................................90

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

3


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COD

Nhu cầu oxy hố hóa học

BOD 5


Nhu cầu oxy hoá sinh học (5 ngày)

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

NO 2 - N

Nitơ dạng Nitrit

NO 3 -N

Nitơ dạng Nitrat

NH 4 +-N

Nitơ dạng Amoni

PO 4 3--P

Photspho theo Phosphat

F-

Flo

QCVN

Quy chuẩn Việt nam


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

NXB

Nhà xuất bản

TP

Thành phố

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

4


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê dân số thành phố Hải Dương năm 2009 ...................................13
Bảng 1.2: Kết quả phân tích chất lượng một số hồ trong thành phố tháng 12/2009.20
Bảng 1.3: Kết quả phân tích nước sơng Thái Bình ...................................................23
Bảng 1.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sơng Sặt ............................................24
Bảng 1.5: Tải trọng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ..............................25
Bảng 2.1: Mực nước lớn nhất chu kỳ năm trạm Phú Lương sơng Thái Bình ...........37
Bảng 2.2: Mực nước theo chu kỳ tính tốn ...............................................................37
Bảng 2.3: Các thơng số của cống và mương .............................................................45
Bảng 2.4: Các trạm bơm của thành phố ....................................................................47
Bảng 2.5: Các hồ điều hòa trong thành phố ..............................................................48

Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật của hệ thống cống riêng ..............................................50
Bảng 2.7: Các trạm bơm nước thải ...........................................................................51
Bảng 3.1: Nồng độ chất bẩn trong nước thải đô thị tại một số nước ........................53
Bảng 3.2: Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải ChuBu, thành phố
YoKohama, Nhật Bản ...............................................................................................54
Bảng 3.3: Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải trạm Okutama,
Nisitama, Tokyo, Nhật Bản .......................................................................................55
Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý tại Jalan Canang, Johor, Malaysia ...................................57
Bảng 3.5: Hiệu quả xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Kim Liên.............59
Bảng 3.6: Kết quả mẫu phân tích chất lượng nước thải ............................................67
Bảng 4.1. Khái toán kinh tế phần xây lắp .................................................................84
Bảng 4.2 Bảng định mức chi phí cho 1m3 nước thải ................................................85

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

5


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại ChuBu, thành phố YoKohama,
Nhật Bản ....................................................................................................................54
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Okutama, Nisitama,
Tokyo, Nhật Bản .......................................................................................................55
Hình 3.3. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Sriracha, tỉnh Cholburi,
Thái Lan ....................................................................................................................56
Hình 3.4. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải đô thị tại trạm Jalan Canang, Taman
Desa Tebrau, Ulu Tiram, Johor, Malaysia ................................................................57
Hình 3.5. Sơ đồ cơng nghệ tại nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, TP. Hà Nội ......58

Hình 3.6. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải của trạm Ngọc Châu thành phố
Hải Dương .................................................................................................................60

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

6


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỞ ĐẦU
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, nằm trong tam
giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thành phố
Hải Dương trực thuộc tỉnh Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh. Năm 1997,
Chính phủ ban hành Nghị định 88/CP thành lập thành phố Hải Dương và là đô thị
loại III, năm 2009 Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại II
thuộc tỉnh Hải Dương, là trung tâm công nghiệp - dịch vụ thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ.
Thành phố Hải Dương được xây dựng đã lâu có cơ sở hạ tầng cấp thốt nước
chưa được hồn chỉnh. Hệ thống thốt nước hiện tại của thành phố là hệ thống thoát
nước chung cho nước mưa và nước thải. Các loại nước thải của cả thành phố đều
được xả ra hệ thống thoát nước chung, sau đó chúng được xả vào các hồ, kênh rạch,
hào thành... trong thành phố để tự làm sạch trong điều kiện tự nhiên. Với sự phát
triển dân số và sản xuất các hồ này khơng cịn khả năng tiếp nhận và tự làm sạch
như trước.
Việc xây dựng các đường ống thoát nước hiện nay ở thành phố Hải Dương
đã và đang được tiến hành, để phục vụ các nhu cầu trước mắt song chưa có quy
hoạch cụ thể, hoặc chưa có dự án, nên việc xây dựng mang tính chắp vá. Nếu cứ
tiếp tục hiện tượng này sẽ gây nên lãng phí, khơng đồng bộ gây khó khăn cho việc
cải tạo sau này.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố Hải Dương trong tương lai, đảm
bảo công tác vệ sinh mơi trường, sức khỏe cộng đồng cần có các khảo sát, nghiên
cứu, đánh giá hiện trạng môi trường cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung cho thành phố Hải Dương.
Từ các vấn đề cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là:
“Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu đô
thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và thiết kế hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt cho
thành phố Hải Dương”.
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

7


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cùng với q trình đơ thị hóa sẽ kéo theo ơ nhiễm nguồn nước đặc biệt là
nước thải sinh hoạt. Tại thành phố Hải Dương chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung, nước thải chỉ được xử lý qua bể tự hoại của các hộ gia đình sau đó
thải trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận gây suy giảm chất lượng nước và ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng. Do đó việc khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lý nước thải
và thiết kế hệ thống xử lý nước cho thành phố Hải Dương là hết sức cần thiết góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tiếp nhận.
1.2. Phạm vi đề tài
Trong quá trình khảo sát thực tế, tỉnh Hải Dương có thành phố Hải Dương là
đơ thị loại II - đô thị lớn nhất của tỉnh, các huyện trong tỉnh đều có các thị trấn, thị
tứ tuy nhiên quy mơ rất nhỏ. Vì vậy trong khn khổ của luận văn thạc sỹ, đề tài
được giới hạn trong nội dung: Khảo sát, đánh giá cho một đơ thị điển hình và đại
diện cho tỉnh Hải Dương đó là thành phố Hải Dương.
1.3. Nội dung đề tài, các vấn đề cần giải quyết

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng xử lí nước thải sinh hoạt tại thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
- Lấy mẫu nước thải sinh hoạt, phân tích thành phần và đánh giá đặc tính ơ nhiễm.
- Thiết kế hệ thống xử lí nước thải cho một lưu vực của thành phố Hải Dương.

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

8


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Vài nét đặc trưng của thành phố Hải Dương [1]
Thành phố Hải Dương được hình thành từ năm Gia Long thứ ba (1804), là một
tiền đồn qn sự nằm án ngữ phía đơng kinh đơ Thăng Long. Thành phố Hải Dương
cách Hà Nội 58 km, nằm ở giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng nên rất
thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với các tỉnh lân cận.
Trải qua các thời kỳ phát triển, đến nay thành phố Hải Dương ln là trung
tâm chính trị, kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Hải Hưng cũ cũng như
tỉnh Hải Dương ngày nay. Những năm gần đây, theo đường lối đổi mới của Nhà
nước về q trình đơ thị hóa đất nước, Hải Dương đã có những bước phát triển nhảy
vọt về cả quy mơ và chất lượng. Để đáp ứng sự phát triển đó, năm 1997 Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định nâng cấp thị xã Hải Dương từ đô thị loại IV lên thành
phố Hải Dương thuộc đô thị loại III, ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố Hải
Dương được Chính Phủ ban hành quyết định công nhận thành đô thị loại II.
Nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 1997 thành phố Hải Dương là một trong những
đô thị đã, đang và cần được ưu tiên đầu tư.

Thành phố Hải Dương có 15 phường và 6 xã, cụ thể các phường là: Bình
Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi;
Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú;
Tứ Minh; Việt Hòa; các xã là: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch
Khôi, Thượng Đạt.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình [2]
* Vị trí địa lý
Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, có tọa độ địa
lý 20057’ vĩ độ Bắc, 106005’ kinh độ Đông, nằm trên đường quốc lộ 5A cách thành
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

9


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

phố Hải Phòng 46 km về phía Đơng và cách thành phố Hà Nội 58km về phía Tây.
Diện tích tồn bộ thành phố theo địa giới hành chính là 3628,43ha.
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía Bắc giáp huyện Nam
Sách, phía Đơng giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía Tây giáp huyện
Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Gia Lộc, phía Đơng Nam giáp hai huyện Thanh
Hà và Tứ Kỳ.
* Đặc điểm địa hình
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng,
có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao +2,00 ÷ +2,40 m thấp
dần xuống +1,50 ÷ +1,00 m, có vùng thấp trũng cao độ từ +0,50 ÷ +0,80 m, cụ thể
từng khu vực như sau:
- Vùng có cao độ từ + 2,10 - 2,40 m có diện tích 450 ha thuộc xã Tứ Minh,
phường Việt Hòa.

- Khu vực có cao độ +1,50 ÷ +2,00 m có diện tích khoảng 400 ha thuộc
các phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, khu vực phía Nam đường 5 cũ của phường
Thanh Bình.
- Khu vực có cao độ từ +1,00 ÷ +1,40 m có diện tích 150 ha tập trung ở các
phường Ngọc Châu, Hải Tân và Thanh Bình.
- Khu vực có cao độ từ +0,80 ÷ +1,00 m rải rác ở các phường xã chủ yếu là
các chân trũng.
Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh rạch nối liền với nhau thành 1 hệ
thống liên hồn thơng với các sơng, chia cắt thành phố thành các lưu vực nhỏ.
1.1.1.2. Điều kiện thủy văn [2]
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các
sơng Thái Bình và sơng Sặt.
- Sơng Thái Bình là một sơng lớn ở miền Bắc Việt Nam, là hợp lưu của ba
sông: sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển
Đơng. Vì vậy, chế độ thủy văn của sơng Thái Bình rất phức tạp. Theo các tài liệu đo
ở cầu Phú Lương mức nước sơng Thái Bình như sau:
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

10


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 –
10 đều cao hơn nền thành phố: Tháng 6 là 2,60 m; tháng 8 là 3,54 m; tháng 9 là
3,14 m; tháng 10 là 3,54 m.
+ Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng 7 đến
tháng 9 còng vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hòa: Tháng 7:
1,93m; tháng 8: 2,34m; tháng 9: 2,10m.
+ Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều: Tháng 7: 1,17m; tháng 8: 1,57m;

tháng 9: 1,34m.
+ Qua các số liệu trên có thể thấy rằng có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy
ra sơng Thái Bình vào lúc mức nước thấp nhất lúc triều rút. Cịn vào các thời điểm
khác khơng thể xả tự chảy được.
- Sông Sặt là 1 sông nội đồng, một phần của hệ thống thủy nông Bắc Hưng
Hải. Về mùa mưa, mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,00 m; mực nước lớn
nhất là 3m; mực nước trung bình là 2,4 m – 2, 8m.
Về mùa khơ mực nước cao nhất là 2 m, mực nước thường xuyên ở sông Sặt
là 1,6 m – 1,7 m.
- Các mức nước này đều lớn hơn cao độ trung bình của thành phố, vì vậy ven
theo 2 sơng này đều phải có hệ thống đê bảo vệ thành phố khỏi bị ngập lụt.
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất [4]
Thành phố Hải Dương nằm trung tâm tỉnh Hải Dương, là nơi phát triển các
trầm tích Đệ tứ, đặc trưng cho vùng đất yếu. Các tài liệu nghiên cứu địa chất của
khu vực đã khẳng định thành phố Hải Dương có các trầm tích Holocen lộ ra trên
mặt, với sự có mặt của hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng.
Quy luật cấu trúc theo chiều đứng, từ trên xuống có:
- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q 2 3tb)
- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm – giữa (Q 2 1-2hh)
Quy luật cấu trúc theo chiều ngang, trầm tích hệ tầng Thái Bình chỉ phân bố
thành những dải hẹp ven các con sơng, hồ ngun thủy. Trầm tích hệ tầng Hải Hưng
phân bố rộng rãi ở nhiều nơi dưới dạng các vịm nâng tương đối tân kiến tạo, cục
Trần Xn Tồn - K810KTMT

11


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

bộ. Thành phố Hải Dương là một khu vực sụt lún sâu nhất, còn tồn tại nhiều hồ

móng ngựa, là khu vực trũng nhất, là nơi thu nước của các khu vực xung quanh,
cũng vì thế khu vực thành phố Hải Dương còn đọng lại trầm tích hệ tầng Thái Bình
với bề dày khơng nhỏ do đó bề mặt địa hình trong khu vực thành phố có đặc điểm
gồ ghề, lượn sóng.
1.1.1.4. Khí hậu [5]
Khí hậu của thành phố Hải Dương mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, với 4 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh và khơ.
- Nhiệt độ: Trung bình năm (từ năm 2003 – 2009) là 23,40C, dao động từ
21,00C đến 26,60C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 (13 ÷ 15,00C), cao
nhất vào tháng 6, tháng 7 (30 ÷ 33,00C). Tổng bức xạ hơn 100 Kcal/cm2/năm, tổng
số giờ nắng trung bình năm đạt 1.600 ÷ 1.700 giờ/năm.
- Lượng mưa: Trung bình năm dao động từ 1.300 ÷ 1.700 mm/năm, tập trung
nhiều vào tháng 6, 7, 8. Lượng mưa mùa hè chiếm 75 ÷ 80%, tháng 8 là tháng nhiều
mưa nhất. Độ ẩm tương đối cao, dao động từ 85% đến 90%.
- Chế độ gió: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khơ) chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc và từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa) chịu ảnh hưởng của gió
Đơng Nam. Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,5 m/s.
1.1.2. Điều kiện xã hội
1.1.2.1. Dân số và phân bố dân cư
* Dân số
Theo niên giám thống kê của tỉnh Hải Dương năm 2009, dân số thành phố
Hải Dương là 213.639 người, mật độ dân số là 3009 người/km2, trong đó dân số đô
thị là 171.412 người, số dân ngoại thành là 42.227 người.

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

12


Luận văn Thạc sĩ Khoa học


Bảng 1.1: Thống kê dân số thành phố Hải Dương năm 2009 [5]
Dân số

Phường, xã

STT

(người)

Thành thị

171412

1

Phạm Ngũ Lão

11701

2

Nguyễn Trãi

11431

3

Lê Thanh Nghị


6897

4

Trần Phú

6600

5

Quang Trung

6

Trần Hưng Đạo

7

Cẩm Thượng

10626

8

Bình Hàn

20904

9


Ngọc Châu

13860

10

Nhị Châu

11

Thanh Bình

17701

12

Tân Bình

12993

13

Hải Tân

13516

14

Việt Hịa


8709

15

Tứ Minh

12577

12299
5254

6344

Ngoại thành

42227

1

Nam Đồng

2

Ái Quốc

10540

3

An Châu


3812

4

Thượng Đạt

2585

5

Tân Hưng

6981

6

Thạch Khơi

9357

8952

Tổng

213639

Trần Xn Tồn - K810KTMT

13



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

* Phân bố dân cư
Mật độ phân bố dân cư khu vực thành phố Hải Dương không đồng đều, tập
trung cao nhất tại các phường ở trung tâm thành phố như phường Trần Phú, Nguyễn
Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung và Trần Hưng Đạo. Mật độ thấp nhất tập trung
tại một số phường và các xã ngoại thành như xã Việt Hòa, Tứ Minh, phường Cẩm
Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu.
1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế [2]
Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của
tỉnh. Sản xuất công nghiệp tại thành phố Hải Dương phát triển với tốc độ cao.
Nhiều dự án đầu tư đi vào sản xuất với quy mô và chất lượng ngày càng tăng.
Đến năm hết năm 2005 về cơ bản đã quy hoạch xong toàn bộ khu cơng
nghiệp phía Bắc thành phố, dọc theo quốc lộ 5 và một số vùng lân cận với tổng diện
tích trên 400 ha hình thành một số khu và cụm cơng nghiệp như: Đại An, Việt Hịa,
Cẩm Thượng, Tứ Minh... xây dựng hai làng nghề mới là mộc Đức Minh và bánh đa
thái Lộ Cương.
Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷ
đồng, tăng 52% so với năm 2007. Cũng năm này, thành phố có 1.700 doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14%
so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3%
kế hoạch năm; doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty trách
nhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng,
bằng 50,9%; hộ cá thể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm. Thành phố hiện
có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

1.1.3. Định hướng quy hoạch thành phố Hải Dương
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể thành phố Hải Dương đến năm 2020 và
báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2020 được Ủy
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

14


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt theo Quyết định số 405/2006/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 01 năm 2006, định hướng quy hoạch thành phố Hải Dương như sau:
1.1.3.1. Định hướng phát triển không gian đô thị [2]
- Nội thị thành phố phát triển về hướng Tây và Nam
+ Về phía Tây: Phát triển xây dựng các xã ngoại thị hiện nay của thành phố
là Tứ Minh và Việt Hịa. Sẵn có hệ thống hạ tầng kĩ thuật đơ thị như: Nhà máy nước
ngầm Việt Hịa, nhà máy nước Cẩm Thượng, trạm điện 110KVA Đồng Niên,
đường Quốc lộ 5, đường Nguyễn Lương Bằng (trục cửa ngõ phía Tây thành phố),
tỉnh lộ 388, hiện đang phát triển xây dựng các khu cơng nghiệp: Tứ Minh – Việt
Hịa; Đồng Niên – Cẩm Thượng; Đại An – Lai Cách; khu đơ thị mới…
+ Về phía Nam: Mở rộng nội thị ra một phần các xã Thạch Khôi, Tân Hưng,
Ngọc Sơn, đây là vùng đất nơng nghiệp, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xây
dựng đơ thị, dân cư ít, sống tập trung thành làng xóm, cảnh quan đẹp. Sẵn có hệ
thống giao thơng như tỉnh lộ 191, tỉnh lộ 17A, đã và đang hình thành các cơ sở cơng
nghiệp của tỉnh và thành phố, cảng sông Cống Câu (cảng hàng hóa lớn dự kiến nâng
cấp lên từ 220.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm).
- Địa giới hành chính: Mở rộng địa giới hành chính hiện nay sang các xã: Ái
Quốc, Nam Đồng, một phần An Châu, Thượng Đạt thuộc huyện Nam Sách; xã
Thạch Khôi, Tân Hưng thuộc huyện Gia Lộc, một phần xã Ngọc Sơn thuộc huyện
Tứ Kỳ và một phần thị trấn Lai Cách thuộc huyện Cẩm Giàng.

1.1.3.2. Tổ chức không gian đô thị
Tổ chức không gian đô thị thành phố Hải Dương được chia thành các khu
chức năng như sau [2]:
a. Khu trung tâm
+ Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh và thành phố: Giữ nguyên vị trí
hiện nay, cải tạo chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất.
+ Trung tâm thương mại cấp tỉnh và thành phố: Tập trung trong khu vực nội thị,
dự kiến nâng cấp cải tạo các chợ khu vực, chỉnh trang tuyến phố thương mại.

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

15


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ cấp phường: Chủ yếu cải tạo
nâng cấp trên cơ sở hiện trạng đã có. Với các phường Thanh Bình, Việt Hịa, Tứ
Minh sẽ bố trí trên trục đường giao thơng chính.
+ Trung tâm văn hóa cấp tỉnh và thành phố: Xây dựng mới với một số cơng
trình văn hóa tại khu đơ thị mới phía Đơng và phía Tây.
+ Trung tâm y tế cấp tỉnh và thành phố: Cải tạo, nâng cấp các bệnh viện, cơ
sở y tế hiện có. Xây dựng, bổ sung các trạm y tế cấp phường cho các phường mới
thành lập.
+ Khu cây xanh vui chơi giải trí: Hồn thiện các cơng viên vui chơi giải
trí và xây dựng mới cơng viên sinh thái hai bên sông Kẻ Sặt, hồ Tứ Minh, hồ
Cẩm Thượng…
b. Công nghiệp – Kho tàng – Bến cảng
Tổng diện tích đất cơng nghiệp tồn thành phố 674,5 ha. Trong đó đất cơng
nghiệp của nội thị 574,5 ha.

+ Khu công nghiệp Đại An: Quy mô 170 ha, nằm ở phía Nam Quốc lộ 5,
thuộc xã Tứ Minh và thị trấn Lai Cách với các ngành nghề như: Công nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm, may mặc, dệt, giầy da.
+ Cụm cơng nghiệp Việt Hịa và cảng nội địa: Quy mơ 270 ha, nằm ở phía
Tây thành phố, phía Bắc quốc lộ 5. Các ngành nghề như: Công nghiệp sạch, công
nghệ cao không gây ô nhiễm, bao gồm các ngành cơ khí chính xác, điện tử điện
lạnh, lắp ráp ơ tơ xe máy và kho cảng hàng hóa.
+ Cụm cơng nghiệp Cẩm Thượng: Quy mơ 50 ha, nằm ở phía Tây Bắc thành
phố, nằm hai bên quốc lộ 5. Các ngành nghề như: Cơng nghiệp chế tạo bơm, cơ khí,
đá mài, may mặc, chế biến thực phẩm, nước giải khát, thủ công mỹ nghệ.
+ Khu công nghiệp Nam Sách và cụm công nghiệp Nam Đồng: Quy mô
100 ha, nằm ở phía Đơng thành phố, bên cạnh quốc lộ 5, thuộc xã Nam Đồng.
Các ngành nghề như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt, nhuộm, giày da,
may mặc, dụng cụ thể thao, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng cao cấp (kính, tấm
lợp, vật liệu mới).
Trần Xn Tồn - K810KTMT

16


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

+ Cụm cơng nghiệp phía Nam tại khu vực ngã ba Phú Tảo và xí nghiệp da
giày: Diện tích 40 ha, nằm trên đường tỉnh lộ 17 đi Gia Lộc và đường Ngô
Quyền kéo dài. Các ngành nghề như: Công nghiệp chế biến thịt gia súc, gia cầm
đông lạnh, cà chua hành tỏi, tơ tằm, nước giải khát, dệt may, giầy da xuất khẩu
và vật liệu xây dựng.
+ Cụm công nghiệp kho - cảng - hàng hóa Cống Câu: Quy mơ 10 ha, nằm
trên đường tỉnh lộ 161 đi huyện Tứ Kỳ. Các ngành nghề như: Cơng nghiệp cơ khí,
đóng và sửa chữa thiết bị nâng hạ, kho, cảng vận tải hàng hóa, cơng suất cảng 450

tấn/năm.
+ Các xí nghiệp cơng nghiệp nội thị: Diện tích khoảng 40,4 ha với các ngành
nghề như cơng nghiệp cơ khí sửa chữa, chế tạo bơm, đá mài, sứ dân dụng, may xuất
khẩu, rượu, bia, nước ngọt, nước lọc tinh khiết, chế tác kim cương…
c. Các khu nhà ở
Tổng diện tích ở trong nội thị khoảng 1354,9 ha.
- Khu ở hiện trạng cải tạo và mở rộng: Tổng diện tích đất ở 653,9 ha.
- Khu dân cư có mật độ xây dựng cao: Hạn chế xây dựng thêm nhà ở, tăng
cường cây xanh, xây dựng bổ sung một số cơng trình dịch vụ cơng cộng và cải tạo
hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự báo quy mô dân số 30.000 người, mật độ xây dựng
35%, các nhà xây dựng cao 1 - 3 tầng.
- Khu dân cư có mật độ xây dựng thấp: Quản lý hướng dẫn xây dựng đối với
nhà ở dân tự xây, cải tạo môi trường, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Xây
dựng xen cấy thêm một số dự án nhà mới chia lô, biệt thự vào các khu vực đất
trống, tăng mật độ xây dựng, bổ sung một số cơng trình dịch vụ công cộng. Dự báo
quy mô dân số khoảng 101.700 người. Mật độ xây dựng 30%, các nhà xây dựng cao
1 - 3 tầng.
- Khu dân cư xây dựng mới: Tổng diện tích đất ở 701 ha. Khu dân cư xây
dựng mới chủ yếu phát triển ra các xã Tứ Minh, phường Việt Hịa, xã Thạch Khơi,
phường Hải Tân và phường Cẩm Thượng.

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

17


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Xây dựng kết hợp nhiều loại hình nhà ở: cao tầng gắn với cơng trình dịch vụ
- thương mại, nhà ở chia lô, biệt thự nhằm tạo thuận tiện cho sinh hoạt và phục vụ

các đối tượng khác nhau. Mật độ xây dựng 30%, các nhà xây dựng cao 3 - 4 tầng.
+ Làng xóm đơ thị hóa: Cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở xã hội, kỹ thuật và
môi trường cảnh quan. Hướng dẫn quản lý xây dựng, phát triển kinh tế làng nghề để
chuyển dần thành làng du lịch trong đô thị.
+ Khu đất thuộc lực lượng an ninh quốc phòng: Diện tích 14,7 ha, giữ
nguyên tại vị trí cũ, tuân thủ theo pháp lệnh bảo vệ cơng trình quốc phịng, khu quân
sự theo Nghị định 04/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ.
+ Vùng ngoại thị: Diện tích 2636,75ha, xây dựng một số cơng trình đầu mối
hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Hỗ trợ phát triển các khu chức năng di chuyển từ nội thị.
1.1.3.3. Bố cục kiến trúc đô thị
Thành phố được tổ chức thành hai khu vực chính: khu vực đơ thị cũ được cải
tạo chỉnh trang và khu vực đô thị xây dựng mới [2].
-

Với khu vực cải tạo chỉnh trang:

Di dời một số nhà máy gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp tập
trung, tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại.
Cải tạo kiến trúc đô thị trên các trục đường phố trung tâm. Mở rộng và thông
tuyến một số trục đường trong các khu vực dân cư để tạo lưu thơng liên hồn, tạo
các khơng gian mở.
- Đối với khu vực xây dựng mới:
Xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cây xanh công viên với
chất lượng cao và hiện đại.
Mở rộng mặt cắt các trục đường trong khu vực để đảm bảo nhu cầu lưu thơng
trong tương lai. Tồn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi ngầm tạo mỹ quan đô thị.
Xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, văn hóa, văn phịng
đại diện mới tập trung trên các trục đường chính. Tổ hợp thành các khối kiến trúc,
cơng trình kiến trúc cao tầng đẹp, hiện đại, có quảng trường, khơng gian cây xanh
mặt nước, đài phun…

Trần Xn Tồn - K810KTMT

18


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Các khu ở mới: Mô hình ở đa dạng, nhà cao tầng kết hợp với các cơng trình
dịch vụ - thương mại, nhà chia lơ bố trí thành ơ phố. Nhà biệt thự có diện tích sân
vườn rộng, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
- Làng xóm đơ thị hóa:
Cải tạo nâng cấp hạ tầng xã hội, kỹ thuật, môi trường, cảnh quan. Quản lý
và hướng dẫn xây dựng để giữ được cảnh quan vốn có, khơng phố hóa đường
làng ngõ xóm.
1.2. Hiện trạng môi trường nước
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước
1.2.1.1. Chất lượng nước hồ
Các hồ trong thành phố Hải Dương rộng và đẹp. Đây là nơi thành phố cần
đầu tư nâng cấp để xây dựng các công viên, khu vui chơi giải trí và thể thao dưới
nước, tăng vẻ đẹp của thành phố. Tuy nhiên hiện nay các hồ này là điểm nhận nước
thải đô thị nên mức độ ô nhiễm cao.
* Kết quả khảo sát của Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ mơi trường ở hồ
Bình Minh và hồ Bạch Đằng như sau [2]:
- Về ô nhiễm hữu cơ ở các hồ:
+ Hàm lượng DO = 1,3 ÷ 2,0 (mg/l)
+ Hàm lượng BOD = 22 ÷ 25 mg/l
Từ kết quả trên ta thấy hàm lượng DO nhỏ hơn quy chuẩn cho phép và hàm
lượng BOD vượt 1,5 – 1,7 lần so với quy chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A2
và gần vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B2 theo QCVN 08:
2008/BTNMT.

- Về ô nhiễm dinh dưỡng ở các hồ.
+ Nồng độ NH 4 + = 3,21 ÷ 5,78 (mg/l)
+ Nồng độ NO 3 - = 5,8 ÷ 13,2 (mg/l)
+ Tổng N = 13,9 ÷ 25,3 (mg/l)
+ Tổng P = 3,7 ÷ 6,2 (mg/l)
Trần Xuân Toàn - K810KTMT

19


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nhận xét: Ở các nồng độ này các chất ơ nhiễm có thể gây phú dưỡng nguồn
nước. Ngoài ra ở nồng độ này NH 4 + đã có thể gây ảnh hưởng đến đời sống một số
loài cá. Nồng độ NO 3 - cao hơn 10 mg/l sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu
dùng nguồn nước này làm nước uống.
- Về ô nhiễm do vi sinh:
Qua kết quả khảo sát ở hồ Bình Minh: Coliform trong nước lên tới 24.000
MPN/100ml vượt gần 5 lần so với quy chuẩn Việt Nam mức A2 theo QCVN 08:
2008/BTNMT.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước là do nước thải của các hộ
dân xung quanh chưa qua xử lý đổ vào 2 hồ này.
Kết quả khảo sát và phân tích chất lượng nước của một số hồ trong thành phố
Hải Dương vào tháng 12 năm 2009 của Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi
trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương như sau:
Bảng 1.2: Kết quả phân tích chất lượng một số hồ trong thành phố
tháng 12/2009 [6]
VÞ trÝ

pH


BOD 5

COD NO 2 - N NO 3 -N NH 4 +-N PO 4 3-P

(mg/l) (mg/l) (mg/l)

(mg/l)

F-

(mg/l) (mg/l) (mg/l)

Hồ Bình Minh

7,6

33

54

0,068

1,5

1,50

3,33

0,53


Hồ Bạch Đằng

7,4

21

43

0,433

2,0

1,68

0,46

0,32

Hệ thống hào thành

7,4

18

40

0,001

1,1


38,40

4,41

0,55

Sông Bạch Đằng

7,7

14

34

0,125

0,8

16,80

2,20

0,48

7,5

10

23


0,008

0,6

0,36

0,14

0,73

6

15

0,02

5

0,2

0,2

1,5

Hào, mương chứa
nước khu vực cầu
Cương
QCVN
08:2008/BTNMT 6- 8,5

(Møc A2)

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

20


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Theo kết quả tại bảng 1.2 cho thấy tất cả cách chỉ tiêu phân tích đều vượt
vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (mức A2). Từ đó có thể
nhận thấy các hồ trong thành phố Hải Dương đã có dấu hiệu bị ơ nhiễm.
1.2.1.2. Chất lượng nước ngầm [2]
Qua khảo sát chất lượng nước ngầm ở độ sâu từ 6 – 10 m của Phân viện
Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường cho thấy nước ngầm của thành phố tuy
chưa có dấu hiệu ô nhiễm các chất vô cơ như Fe, Zn, axit (qua pH), độ mặn (qua
Cl-) nhưng đã bị ô nhiễm khá nặng bởi các chất hữu cơ và vi sinh. Coliform
trong nước ngầm rất cao từ 460 – 11.000MPN/100ml vượt 150 - 3600 lần so với
quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Đặc biệt tại một điểm khảo sát tại một hộ
gia đình dưới chân cầu Đồng Niên nồng độ coliform ở đây cao là do nước chảy
tràn từ các ao, vũng nước ở ven làng đã bị ô nhiễm nặng do phân gia súc và chất
thải sinh hoạt.
Ở các xã ngoại thành như xã Tứ Minh, Việt Hòa đa số các hộ gia đình vẫn sử
dụng nước giếng khơi là chính. Do vậy ô nhiễm nguồn nước giếng là vấn đề cần
ngăn ngừa và kiểm sốt.
1.2.1.3. Chất lượng nước sơng Sặt và sơng Thái Bình
a. Sơng Thái Bình
Sơng Thái Bình Phân ranh giới phía Bắc và phía Đơng của thành phố Hải
Dương có chiều dài 14,5 km chảy qua 4 vùng của thành phố. Trên đoạn sơng này có
4 cảng sơng hoạt động, xếp dỡ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống của

nhân dân toàn thành phố. Nhà máy nước Cẩm Thượng lấy nước trực tiếp từ sơng
Thái Bình, cơng suất 21.000 m3/ngđ. Sơng Thái Bình là nguồn cung cấp nước cho
sinh hoạt thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Do có vai trị quan trọng nên diễn biến về
chất lượng nước sông cần được quan trắc và theo dõi thường xuyên, đặc biệt là sự
biến động theo mùa.
Chất lượng nước sơng Thái Bình tại thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng
của chất thải ở vùng thượng nguồn đổ về và chất thải công nghiệp, sinh hoạt tại địa

Trần Xuân Toàn - K810KTMT

21


×