Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng, giải pháp phát triển hoạt động thư viện trong công an nhân dân thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.55 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

THỤC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
TRONG CỒNG AN NHÂN DÂN THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0


<i>Ths. Đ ỗ Thu Thơm </i>


<i>Phó Giám đốc Thư viện Cơng An nhân dân</i>
Có thế nói, thư viện trên thế giới đang có những chuyển biến tích cực cùng
với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã dẫn đến
việc áp dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thư viện là sự đòi
hỏi tất yếu, với xu hướng này đặt ra cho nhà hoạch định chính sách về hoạt động thư
viện cần phải có những hướng phát triển mới về định hướng, chính sách và quy định
hoạt động của thư viện phù họp với sự tiên tiến của công nghệ hiện đại.


Hoạt động thư viện tại Việt Nam nói chung và trong lực lượng Công an nhân
dân (CAND) nói riêng vẫn đang từng bước xây dựng thư viện số, số hóa tài liệu.
Dần áp dụng sâu rộng cách mạng 4.0 vào các hoạt động thông tin thư viện như: xây
dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả thư viện điện tử; tạo lập mạng lưới thư viện
<b>điện tử tạo ra sự kết nối sâu rộng về hoạt động nghiệp vụ thư viện - tạo lập cơ sở dữ </b>
liệu số hóa dùng chung trong hệ thống các thư viện - sử dụng công nghệ vào hoạt
động chia sẻ nguồn lực thông tin - tạo lập nguồn học liệu mở để nhanh chóng đưa
hoạt động thư viện trong CAND bắt kịp sự phát triển về công nghệ so với các
thư viện tại Việt Nam, khu vực và thế giới.


<b>1. THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƯ VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN.</b>
<i>1.1. Thực trạng cơ sở vật chất của các thư viện trong Công an nhân dần.</i>
<i>Một thư viện phát triển tốt cần được đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng </i>
<i>mạng thơng tin và đây có thể coi như một trong những điều kiện “cần” đặc biệt quan </i>
trọng trong chiến lược đồng bộ hóa các Trung tâm thư viện trong CAND.


Theo báo cáo thống kê các thư viện trong CAND hầu hết chưa được bố trí một
khu vực riêng biệt. “Tại trụ sở các đơn vị, địa phương hiện còn 04/06 Tổng cục,


07/09 đơn vị trực thuộc Bộ, 09/58 Công an tỉnh, thành phố và 09/12 Cảnh sát Phòng
cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố chưa có thư viện, phịng đọc. Trong tổng số 9.453
đầu mối các phòng, ban, bộ môn...; Công an cấp quận, huyện, thị xã và Công an cấp
phường, đội, đồn, trạm...thuộc 100/114 Công an đơn vị, địa phương mới có 3027 tủ
sách” [1]. Do diện tích trụ sở làm việc của nhiều đon vị còn chật hẹp nên chỉ bố trí
thư viện nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu; không có phịng đọc riêng biệt phục vụ cho bạn
đọc là cán bộ, chiến sỹ; các trang thiết bị (giá sách, tủ sách), phưcmg tiện bảo quản,
quản lý lưu trữ sách báo, tài liệu còn chưa được đầu tư.


Như vậy cơ sở vật chất tại các thư viện trong CAND chưa được quan tâm đầu
tư đúng mức, mức độ đầu tư chênh lệch quá lớn giữa các đơn vị, thiết bị và công
<b>nghệ chắp v á ... là một thực trạng tồn tại ở các thư viện hiện nay.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>1.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại các thư viện trong Công an nhân dân </i>
Nguồn nhân lực thư viện là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành thư
viện, chủ the của hoạt động thư viện truyền thống hay thư viện hiện đại. Các thư
viện dù có nguồn lực thông tin phong phú, tài chính, cơ sở vật chất dồi dào, không
gian thư viện với những tòa nhà hiện đại, tiện ích; hệ thống trang thiết bị hiện đại
đên đâu đi chăng nữa, cũng sẽ không thể thành công nếu nguồn nhân lực thư viện
không được đảm bảo.


Qua số liệu khảo sát cho thấy nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thư
viện tính chun mơn hóa cịn quá thấp, trình độ chưa cao; Trình độ ngoại ngữ, các
kiến thức cơ bản về tin học, về quản lý và điều hành thư viện hiện đại còn yếu, do
vậy hạn chế khả năng tiếp cận với công nghệ m ới:


Thể hiện: “Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động thư viện có trình độ sau
đại học: 21/668 cán bộ (3,14%), trình độ sau đại học chun mơn thư viện rất ít với
1 lcán bộ có tỷ lệ 1,65% (tổng 668 cán bộ làm công tác thư viện); Cán bộ chuyên
trách về hoạt động thư viện 192/668 (28,7%); Cán bộ hoạt động thư viện chưa qua


các lófp bồi dưỡng thư viện 374 cán bộ (56%)” [1].


<i>Với thực tê trên, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tham gia vào hệ thong là </i>
<i>một nhu câu câp thiết cần được đặt ra đổi với đội ngũ cán bộ thư viện trong CAND. </i>
Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng với mơi trường làm
việc hiện đại, đó chính là đặt nền móng xây dựng hệ thống lưu giữ, chia sẻ và quản
lý mạng tạo nên đội ngũ nhân lực thư viện để đảm bảo cho sự thành công khi thư
viện chuyển đổi từ cũ sang mới, từ truyền thống sang hiện đại và đảm bảo cho sự
phát triển bền vững cho toàn mạng lưới thư viện trong CAND.


<i>1.3. Thực trạng áp dụng công nghệ tại th ư viện trong Công an nhân dân. </i>
Khi các thư viện áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện điều
cơ bản cần phải đảm bảo đó là tuân thủ các chuẩn quốc tế về công nghệ cho mỗi
lĩnh vực, ngành; chuẩn về hoạt động chuyên mơn nghiệp vụ trong khi đó các thư
viện trong CAND đội ngũ cán bộ chưa được trang bị đầy đủ về chuyên môn
<i>nghiệp vụ thư viện (theo mục 2.2.) dẫn đến sự tiếp cận tới các chuẩn về hoạt </i>
động thư viện còn rất hạn chế như theo số liệu báo cáo thống kê hiện nay áp dụng
CNTT tại các thư viện ở mức quá thấp: Áp dụng phần mềm quản lý hoạt động thư
viện: 7/109 Thư viện (6,422%); Tin học hóa hoạt động thư viện: 39/144 cơ quan,
đơn vị có thư viện (6,422%)” [1], Tuy nhiên, việc áp dụng này mới chỉ là bước đầu
nên hiệu quả áp dụng chưa đạt được kết quả cao.


<b>2. </b> <b>GIẢI PHÁP PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRONG L ự c LƯỢNG </b>
<b>CÔNG AN NHÂN DÂN THỜI KỲ CÁCH MẠNG CổNG NGHIỆP 4.0.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đe thư viện có đủ điều kiện tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 cần có sự
đảm bảo vê cơ sở vật chất kỹ thuật, do vậy cần có sự hoạch định chính sách về tài
chính, kế hoạch đầu tư đế lập kế hoạch tài chính giải quyết vấn đề cơ sở vật chất, hạ
tầng công nghệ, mua bản quyền,.... cần có văn bản quy định và làm rõ vấn đề bản
quyền, sở hữu trí tuệ của từng loại hình tài liệu được tổ chức xây dựng tại các thư


viện. Khi có đẩy đủ các định hướng văn bản về mặt pháp lý cần chuẩn bị các bước
cụ thế cho các thư viện tiến hành áp dụng công nghệ 4.0 như: “Hạ tầng cơ sở kỹ
thuật (hệ thống máy chủ, máy số hóa, hệ thống an ninh, an toàn dữ liệu, hệ thống lưu
trữ dữ liệu điện tử, hệ thống mạng tốc độ cao. . [3]; Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu
thư viện điện tử tích hợp mãnh mẽ có khả năng quản lý và phân phối các nguồn tài
nguyên thông tin của thư viện đa dạng của thư viện, có khả năng tích hợp với các
trang thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng phân quyền người sử dụng.; Có chính
sách tạo lập kho tài nguyên số (sách điện tử, bài giảng và giáo trình án điện tử, luận
văn, luận án, đề tài khoa học điện t ử. . Xây dựng các liên kết tạo khả năng truy cập
đến các nguồn học liệu mở; “Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ giải
<b>quyết một vấn đề luôn đặt ra với cách mạng công nghệ - thế giới số trong hoạt động </b>
thư viện điện tử là vấn đề bản quyền [4].


<i>Đưa cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động thư viện để tạo nên những </i>
<i>chuấn hóa, hiện đại hóa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện trong </i>
<i>CAND tạo nên một hệ thong thư viện phát trỉến bền vững, cần được sự quan tâm chỉ </i>
<i>đạo của các Cơ quan các cấp có thấm quyển thực hiện các chỉ đạo như sau:</i>


- Thư viện trong hệ thống CAND cần áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam, quốc
tế trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thông tin thư viện trong lực
lượng CAND.


- Đối với đầu tư Bộ Công an cần trước tiên, nên tập trung đầu tư cho một số
thư viện trọng điểm (đứng đầu hệ thống thư viện Công an nhân dân, thư viện của các
học viện, nhà trường; đứng đầu khu vực tại địa phương đóng quân...) có tầm ảnh
hưởng trong nước và quốc tế, lựa chọn trong số những thư viện này (với những tiêu
chí rõ ràng, cụ thể) để xây dựng một vài thư viện số điển hình có tầm trong tồn lực
lượng, có uy tín và thương hiệu, các thư viện này là các “thư viện hạt nhân” để mở
rộng mơ hình hoạt động triển khai ở các thư viện số khác có quy mơ vừa và nhỏ hơn
tại các thư viện trong CAND.



- Trong đầu tư xây dựng thư viện hiện đại đưa công nghệ 4.0 vào trong hoạt
động của các thư viện Bộ Công an cần chú ý đến tính đặc thù và mức độ phát triển
của các hệ thông thư viện khác nhau trona lực lượng đảm bảo sự công bằng, không
“cào bằng” trong đầu tư phát triển đối với các thư viện, đảm bảo sự đầu tư cơng
nghệ có hiệu quả và phát triển bền vững.


- Bộ Công an cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách phân bổ
kinh phí cho hoạt động thư viện (trong đó có kinh phí đầu tư hạ tầng cơng nghệ, kinh phí


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mua trang thiết bị, kinh phí nâng cấp hạ tầng mạng và phần mềm thư viện,..) cho toàn lực
lưcmg CAND do Bộ trưởng phê duyệt;


- Bộ Công an cân chỉ đạo xây dựng Đê án quy hoạch, phát triển mạng lưới thư
viện trong CAND tầm nhìn đến 2030 (trong đó cần chú trọng các Đe án thành phần cho
đầu tư áp dụng CNTT trong thư viện và chú trọng phát triển nguồn nhân lực thư viện
trong CAND, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thư viện hiện đại trong tình hình mới).


* KẾT LUẬN. Đưa cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động thư viện trong lực
lượng CAND là sự phát triển tất yếu mà các cấp lãnh đạo trong CAND cần phải nghĩ
tới. Lợi ích của hoạt động này là vô cùng lớn và cần thiết, tạo ra tiếng nói chung giữa
các đơn vị để cùng phát triển trong thời đại thông tin, tạo ra một lực lượng hùng hậu
đáng kể đế có thể tham gia vào các mối quan hệ trong và ngoài nước. Làm được điều
đó, vị thế của cả một hệ thống thông tin - thư viện của lực lượng Công an nhân dân
chắc chắn sẽ lớn mạnh hơn rất nhiều cá thể từng đơn vị hoạt động riêng lẻ. Đây cũng
<b>chính là lý do các cơ quan thông tin - thư viện ở các nước cũng thường xây dựng các </b>
tiêu chuẩn dùng chung cho hệ thống thư viện của họ để nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác hiệu quả.


Phát triển công nghệ mạnh mẽ trong hoạt động thư viện là một quá trình hướng


đến lâu dài mà trong những năm gần đây đã được các nhà quản lý về hoạt động thư
viện trong CAND nhận thức rõ, muốn sử dụng được tài nguyên thông tin của các cơ
quan thư viện ừên thế giới và ngược lại muốn chia sẻ nguồn lực thơng tin của mình, các
thư viện trong CAND nói riêng và Việt Nam nói chung phải bắt buộc tiến tới áp dụng
công nghệ thông tin, các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với hoạt
<b>động nghề nghiệp của m ình./.</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1. Báo cáo kết quả khảo sát thiết chế văn hóa thư viện, phịng đọc trong Công </i>
<i>an nhân dân số: 13216/BC-X11 -X 15, Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Bộ </i>
Công an.


<i><b>2. Bảo cáo khảo sát nguôn nhân lực thư viện tại các học viện, nhà trường trong </b></i>
<i>Công an nhân dân, tháng 10 năm 2017 của Thư viện Công an nhân dân.</i>


<i>3. Báo cáo tong kết phong trào đọc sách trong CAND, tháng 9 năm 2017 của </i>
Thư viện CAND.


<i>4. Ke hoạch số 132/KH-X11-X15, ngày 20/6/2018 của Bộ Công an V/v Phát </i>
<i>triền văn hóa đọc trong CAND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.</i>


</div>

<!--links-->

×