Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử môn máy điện cho chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN MÁY ĐIỆN,
CHO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU

: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN MÁY ĐIỆN,
CHO CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ



Ng­êi h­íng dÉn: TS. BÙI ĐỨC HÙNG

Hà Nội – 2013


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...............................................8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN
TỬ MÔN MÁY ĐIỆN .............................................................................................15
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................15
1.2. Công nghệ dạy học hiện đại ...............................................................................16
1.2.1. Công nghệ ................................................................................................16
1.2.2. Công nghệ dạy học ..................................................................................16
1.2.3. Công nghệ dạy học hiện đại.....................................................................16
1.2.4. Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại ..............................................16
1.2.5. Tác dụng của công nghệ dạy học trong quá trình dạy học ......................17
1.2.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại .............................................18
1.3. Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học ..................................19
1.3.1. Khái niệm phương tiện ............................................................................19
1.3.2. Đa phương tiện Multimedia .....................................................................19
1.3.3. Phương tiện dạy học ................................................................................19
1.3.4. Phân loại phương tiện ..............................................................................19
1.3.5. Vai trò của phương tiện dạy học ..............................................................20
1.3.6. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện dạy

học ......................................................................................................................22
1.3.7. Khả năng dạy học bằng máy tính điện tử ................................................24
1.3.7.1. Các khả năng cơ bản của MTĐT ..........................................................24
1.3.7.2. Các khả năng hỗ trợ của MTĐT trong dạy học ....................................25
1.3.7.3. Những mặt hạn chế của MTĐT trong dạy học .....................................29

1


1.4. Bài giảng điện tử ................................................................................................30
1.4.1. Khái niệm bài giảng điện tử .....................................................................30
1.4.2. Một số đặc trưng của bài giảng điện tử ...................................................31
1.4.3. Các yêu cầu khi thiết kế BGĐT: ..............................................................33
1.4.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử .........................................................34
1.4.4.1. Xác định mục tiêu bài học ....................................................................34
1.4.4.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm 34
1.4.4.3. Multimedia hoá kiến thức .....................................................................35
1.4.4.4. Xây dựng các thư viện tư liệu ...............................................................36
1.4.4.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể ...................................................36
1.4.4.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện ...................................37
1.4.5. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử ..............................................37
1.4.5.1. Yêu cầu về phần nội dung ....................................................................37
1.4.5.2. Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp .......................................................37
1.4.5.3 Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế ....................................................38
1.5. Thực trạng ứng dụng bài giảng điện tử tại một số khoa của trường ..................38
Kết luận chương 1 .....................................................................................................40
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MƠN MÁY ĐIỆN .............41
2.1. Phân tích chung về môn học Máy điện ..............................................................41

2.1.1. Xác định mục tiêu chung của mơn học....................................................41
2.1.2. Chương trình mơn học .............................................................................41
2.1.3. Đặc điểm nội dung môn học ....................................................................42
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong dạy học mơn Máy điện cho ngành Công
nghệ kỹ thuật Điện tại trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội. ............................43
2.1.5. Tính khả thi của việc áp dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Máy
điện cho ngành Công nghệ Điện tại trường Cao đẳng cộng động Hà Nội ........45

2


2.2. Lựa chọn công cụ và phương tiện hỗ trợ để xây dựng bài giảng điện tử môn học
“Máy điện” ................................................................................................................46
2.2.1. Ms- Powerpoint .......................................................................................46
2.2.2. Macromedia Flash ...................................................................................48
2.2.3. Microsoft Frontpage ................................................................................49
2.2.4. Hot Potatoes .............................................................................................52
2.3. Các bước thiết kế xây dựng BGĐT môn Máy điện ...........................................53
2.3.1. Xác định mục tiêu bài học .......................................................................53
2.3.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung trọng tâm .......................53
2.3.3. Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức ....................................................53
2.3.4. Xây dựng thư viện tư liệu ........................................................................53
2.3.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm thiết kế ....................................53
2.3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện ......................................56
2.4. Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT môn học máy điện tại Trường Cao đẳng
cộng đồng Hà Nội. ....................................................................................................56
2.4.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................................56
2.4.2. Yêu cầu đối với giảng viên ......................................................................57
Kết luận chương 2 .....................................................................................................57
CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN MÁY ĐIỆN, TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI ...............................................................................58
3.1. Các bước thiết kế bài giảng điện tử chương Máy điện không đồng bộ .............58
3.2. Thiết kế bài giảng điện tử chương Máy điện Không đồng bộ ...........................61
3.3. Thử nghiệm sư phạm..........................................................................................81
3.3.1. Các bước tiến hành thử nghiệm ...............................................................81
3.3.2. Đánh giá định tính ...................................................................................81
3.3.3. Đánh giá định lượng ................................................................................81
Kết luận chương 3 .....................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................84

3


Kết luận .....................................................................................................................84
Kiến nghị ...................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................85
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

4


LỜI CẢM ƠN
Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc khẩn trương, được sự giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Bùi Đức Hùng, Bộ môn Thiết bị điện - điện
tử, Viện Điện, Trường ĐHBK Hà Nội. Luận văn với đề tài: "Nghiên cứu xây dựng
bài giảng điện tử môn Máy điện, cho chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện
tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội" đã hồn thành.

Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn TS. Bùi Đức Hùng đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả hồn
thành luận văn này.
Viện đào tạo và bồi dưỡng sau đại học, Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo
Viện Sư phạm kỹ thuật, tập thể các thầy cô giáo Trường đại học Bách Khoa Hà Nội,
Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho việc học tập, nghiên cứu và tiến hành luận văn của tác giả.
Toàn thể các các bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân đã quan tâm,
động viên giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp để
luận văn của tác giả được hồn thiện hơn đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Dương Thị Huyền

5


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì tơi viết trong luận văn này là do tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả

khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài và cho đến nay chưa hề
được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi đã cam đoan trên đây.
Hà nội, ngày

tháng năm 2013
Tác giả

Dương Thị Huyền

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT

Bài giảng điện tử

CAD

Computer Assisted Design

CĐCĐ

Cao đẳng cộng đồng

CNTT


Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

ĐCKĐB

Động cơ không đồng bộ

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GV

Giáo viên

Imm

Dịng mở máy

KĐB

Khơng đồng bộ

LAN

Local Area Networks


MĐKĐB

Máy điện khơng đồng bộ

Mmm

Mơ men mở máy

MTĐT

Máy tính điện tử

PPDH

Phương pháp dạy học

PTKTDH

Phương tiện kỹ thuật dạy học

THCN

Trung học chuyên nghiệp

TLTK

Tài liệu tham khảo

WAN


Wide Area Network

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
NỘI DUNG

TRANG

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học

21

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc bài giảng điện tử

30

Bảng 1.1. Đánh giá thực trạng ứng dụng BGĐT tại các khoa của trường

38

Hình 1.3. Biểu đồ so sánh thực trạng ứng dụng BGĐT tại các khoa của
trường

39

Hình 2.1. Giao diện của phần mềm Ms-Powerpoint

46


Hình 2.2. Giao diện của phần mềm Macromedia Flash

48

Hình 2.3. Giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage

49

Hình 2.4. Giao diện của phần mềm Hot Potatoes

51

Hình 2.5. Giao diện cửa sổ Frames pages

53

Hình 2.6. Giao diện trang Web 4 khung

54

Hình 2.7. Sơ đồ các bước thiết kế BGĐT

55

Hình 3.1. Thư viện tư liệu

59

Hình 3.2. Giới thiệu mơn học


59

Hình 3.3. Điều kiện tiên quyết

60

Hình 3.4. Mục tiêu chương 3

60

Hình 3.5. Tài liệu học tập

61

Hình 3.6. Cấu tạo

61

Hình 3.7. Cấu tạo động cơ KĐB 3 pha khi tháo rời

62

Hình 3.8. Cấu tạo lõi thép Stato

62

Hình 3.9. Nguyên lý cấu tạo dây quấn Stato

63


8


NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.10. Cấu tạo lõi thép rơto

63

Hình 3.11. Cấu tạo thanh dẫn rơto

64

Hình 3.12. Cấu tạo rơto dây quấn

64

Hình 3.13. Cấu tạo các bộ phận khác

65

Hình 3.14. Nguyên lý làm việc

65

Hình 3.15. Các đại lượng định mức


66

Hình 3.16. Trắc nghiệm (phần 3.1)

66

Hình 3.17. Câu hỏi về nhà (phần 3.1)

67

Hình 3.18. Máy điện KĐB làm việc khi rơto đứng n

67

Hình 3.19. Các phương trình cơ bản của máy điện KĐB làm việc khi
rơto đứng n
Hình 3.20. Đồ thị véctơ và mạch điện thay thế của máy điện KĐB làm
việc khi rơ to đứng n
Hình 3.21. Máy điện KĐB làm việc khi rơ to quay
Hình 3.22. Các phương trình cơ bản của máy điện KĐB làm việc khi
rơto quay
Hình 3.23. Mạch điện thay thế của máy điện KĐB làm việc khi rơto
quay

68

68
69
69


70

Hình 3.24. Đồ thị véctơ của máy điện KĐB làm việc khi rơ to quay

70

Hình 3.25. Giản đồ năng lượng của máy điện KĐB ở chế độ động cơ

71

Hình 3.26. Giản đồ năng lượng của máy điện KĐB ở chế độ máy phát

71

Hình 3.27. Giản đồ năng lượng của máy điện KĐB ở chế độ hãm

72

9


NỘI DUNG

TRANG

Hình 3.28. Biểu thức mơmen điện từ của máy điện khơng đồng bộ

72

Hình 3.29. Các đường đặc tính của động cơ điện khơng đồng bộ


73

Hình 3.30. Trắc nghiệm (phần 3.2)

73

Hình 3.31. Câu hỏi về nhà (phần 3.2)

74

Hình 3.32. Mở máy động cơ KĐB 3 pha

74

Hình 3.33. Quá trình mở máy động cơ KĐB 3 pha

75

Hình 3.34. Các phương pháp mở máy động cơ KĐB 3 pha

75

Hình 3.35. Mở máy bằng phương pháp đấu thêm điện trở phụ vào mạch
76

rô to
Hình 3.36. Trắc nghiệm (phần 3.3)

76


Hình 3.37. Câu hỏi về nhà (phần 3.3)

77

Hình 3.38. Nguyên lý làm việc của động cơ 1 pha

77

Hình 3.39. Các phương pháp mở máy của động cơ 1 pha

78

Hình 3.40. Trắc nghiệm (phần 3.4)

78

Hình 3.41. Câu hỏi về nhà (phần 3.4)

79

Bảng 3.1. Phân phối kết quả kiểm tra

80

Bảng 3.2. Tỉ lệ f (%) – Số (%) sinh viên đạt điểm xi

80

Hình 3.42. Biểu đồ so sánh Tỉ lệ f (%) – Số (%) sinh viên đạt điểm xi


81

10


MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà tri thức là yếu tố quyết định hàng đầu sự phát triển
của một dân tộc. Do đó, địi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng
đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên Đảng và nhà nước đã chỉ rõ cần phải đổi mới giáo
dục mà trong đó đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề hết sức cấp bách. Hiện
nay, với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng đã tạo ra nhiều chuyển đổi
tích cực, trong đó việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội là trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, nhà trường đã đào tạo
hàng nghìn Cử nhân, kỹ thuật viên, cơng nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về nhân lực
cho các đơn vị sản xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Tuy nhiên việc ứng dụng một số phần mềm vào dạy học trong nhà trường
vẫn cịn ít, chỉ tập trung vào một số tiết thi dạy giỏi, tiết thao giảng v.v. Tình trạng
giáo viên trình chiếu cả bài, chưa phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học
với các phương tiện dạy học, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp
dạy học cịn khá phổ biến. Điều đó khiến sinh viên còn thụ động trong cách học,
chưa tự lực giải quyết được các vấn đề khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Môn Máy điện là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang bị
cho sinh viên khối kiến thức cơ bản về chuyên ngành Điện. Đây là mơn học vừa
mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng:

Cụ thể ở chỗ mơn học nghiên cứu về máy điện cụ thể, thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày.
Trừu tượng ở chỗ trong quá trình tìm hiểu nguyên lý làm việc của các loại
máy điện đó sinh viên sẽ gặp khó khăn bởi vì giáo viên khơng thể cho sinh viên trực
tiếp quan sát các hiện tượng vật lý được diễn ra như thế nào, mặt khác không phải

11


lúc nào giáo viên cũng có thể mang mơ hình thật lên lớp được (đặc biệt là nhưng
máy điện có kích thước lớn), vì vậy dễ gây ra tâm lý nhàm chán cho sinh viên. Bài
giảng điện tử cho phép biểu diễn, mơ phỏng, hiện thực hố các hiện tượng vật lý sẽ
là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và học môn Máy điện.
Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu xây
dựng bài giảng điện tử môn Máy điện, cho chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật
điện tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội" với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học mơn Máy điện góp phần vào
việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Mục đích của đề tài là:
Áp dụng và khai thác một số phần mềm chuyên dụng để xây dựng Bài giảng
điện tử môn học Máy điện, thu nhỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giúp
giảng viên giảng dạy được thuận lợi và người học tiếp thu bài giảng một cách tích
cực từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn này tại nhà trường.
Để đạt được mục đích trên tác giả đã xác định và giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau:
Thứ nhất: nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng Bài giảng điện
tử
Liên quan đến vấn đề phương pháp luận, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu về
cơng nghệ dạy học hiện đại; khái niệm, các đặc trưng và yêu cầu khi thiết kế bài
giảng điện tử.

Phân tích những khái niệm và thuật ngữ mà đề tài có liên quan như: (cơng
nghệ, công nghệ dạy học, bài giảng điện tử, đa phương tiện, phương tiện dạy học…)
Thứ hai:
Tìm hiểu đặc điểm nội dung chương trình mơn máy điện
Phân tích nội dung, chương trình, phương pháp dạy học mơn Máy điện ở nhà
trường hiện nay để thấy được sự cần thiết và khả năng áp dụng bài giảng điện tử
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Nghiên cứu và khai thác một số phần mềm tin học.

12


Thứ ba: Thiết kế bài giảng điện tử cho một chương cụ thể của môn học Máy điện
hệ Cao đẳng CNKT Điện tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội.
Đây là một đóng góp mới của tác giả. Các ví dụ vận dụng đều được chọn
trong chương trình mơn học Máy điện, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tại
Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội.
Giả thuyết khoa học:
Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử môn học Máy điện theo quan điểm
dạy học hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sư phạm sẽ nâng cao hứng thú nhận thức và
khả năng hoạt động sáng tạo của sinh viên, làm tích cực hố q trình dạy học góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử môn học Máy điện đáp ứng các yêu
cầu sư phạm sẽ nâng cao hứng thú nhận thức và khả năng hoạt động sáng tạo của
sinh viên, làm tích cực hố q trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học môn học này.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Các tài liệu về máy điện, các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, các phần mềm đồ
hoạ chuyên dụng, từ đó xây dựng bài giảng điện tử môn học Máy điện chuyên

ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội và thiết kế
minh hoạ bài giảng về Máy điện không đồng bộ.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết xây dựng Bài giảng điện tử môn học Máy điện
chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tại trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội và
thiết kế minh hoạ bài giảng về Máy điện không đồng bộ.
Về phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp nghiên cứu lý thuyết
Là phương pháp mà trước tiên phải thu thập những thông tin khoa học liên
quan đến đề tài, phân tích tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép
người sử dụng phương pháp có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc trưng, bản chất, cấu

13


trúc bên trong của lý thuyết. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích, tổng hợp chúng lại
để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối liên hệ biện chứng của chúng với nhau.
Vì vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lý thuyết đang nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Là phương pháp thu thập thơng tin về q trình giáo dục, trên cơ sở tri giác
trực tiếp các hoạt động sư phạm một cách có hệ thống, cho người nghiên cứu những
tài liệu sống về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát, rút ra những quy luật nhằm
chỉ đạo tổ chức quá trình giáo dục.
Phương pháp này gồm:
+ Phương pháp quan sát trực tiếp: qua dự giờ, trao đổi thảo luận.
+ Phương pháp quan sát gián tiếp: nghiên cứu lịch trình, bài giảng, sổ điểm,
băng hình, vở ghi của sinh viên, bài kiểm tra.
+ Phương pháp quan sát kết hợp với điều tra.
- Phương pháp điều tra giáo dục
Là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một

hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập
rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác
định tính phổ biến, nguyên nhân… chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bài giảng “Máy điện”
Chương 2: Nghiên cứu xây dựng bài giảng Máy điện
Đây là phần vận dụng quy trình, cách thức xây dựng bài giảng điện tử cho môn học
cụ thể.
Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử môn Máy điện, chuyên ngành Công nghệ
kỹ thuật điện tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội.

14


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN MÁY ĐIỆN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Môn máy điện là một môn học chính trong chun ngành Cơng nghệ kỹ
thuật điện tại Trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội.
Nhiệm vụ cơ bản của môn học Máy điện là trang bị cho sinh viên những hiểu
biết cơ bản về các loại máy điện, mô tả được cấu tạo của các loại máy điện, trình
bày được nguyên lý làm việc của các loại máy điện, chỉ ra được các đại lượng định
mức, các quan hệ điện từ trong các loại máy điện, phân tích được các chế độ làm
việc, các phương pháp mở máy của máy điện, vận dụng được vào thực tế vận hành,
sản xuất, bảo trì và sửa chữa các loại máy điện.
Để đạt được chất lượng tốt về truyền tải kiến thức mơn học tới sinh viên thì
việc áp dụng cơng nghệ dạy học tiên tiến với phương tiện dạy học hiện đại là xu thế
mang tính thời sự hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép

xây dựng các bài giảng điện tử sinh động, phù hợp với tâm lý sinh viên, giúp mang
lại hiệu quả tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy mơn học.
Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là phải nghiên cứu và vận dụng các
phương tiện, phương pháp dạy học một cách tối ưu không chỉ để cung cấp kiến thức
mà quan trọng hơn là phải đào tạo sinh viên trở thành những con người có khả năng
đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội, có khả năng làm việc hợp tác,
hồ nhập cộng đồng thế giới, giúp sinh viên tìm ra phương pháp học tập sáng tạo để
các em có thể tự học suốt đời. Là một giáo viên đứng trên bục giảng tơi nhận thức
được rằng cần phải nghiên cứu, tìm tịi qua các phần mềm dạy học hiện đại để đưa
công nghệ dạy học hiện đại vào bài giảng của mình giúp sinh viên có thể học ở mọi
nơi, mọi chỗ với mọi mức độ và có thể biết thêm nhiều phương tiện có thể giúp các
em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.

15


1.2. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1. Công nghệ
Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kĩ năng, nhằm vận
dụng các qui luật khách quan để tác động vào một đối tượng nào đó, đem lại một
thành quả xác định cho con người. [6]
Với định nghĩa trên dạy học cũng là một công nghệ.
1.2.2. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng,
nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào sinh viên, hình thành một nhân
cách xác định. Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ dạy học được xem là công nghệ,
trước hết và bản chất của nó tương ứng với một nội hàm của khái niệm cơng nghệ,
chứ khơng phải vì hiện tượng những quy trình cơng nghệ hay những ứng dụng của
cơng nghệ thông tin hoặc phương tiện kỹ thuật khác,... trong dạy học. Với những
phương tiện, phương pháp và kỹ năng truyền thống, dạy học vẫn là công nghệ: dạy

học truyền thống, bên cạnh công nghệ dạy học hiện đại. [6]
1.2.3. Công nghệ dạy học hiện đại
Công nghệ dạy học hiện đại chính là cơng nghệ dạy học với phương tiện,
phương pháp và kỹ năng trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin và
truyền thông. Hay công nghệ dạy học hiện đại là công nghệ dạy học bằng máy tính.
Ngày nay với Internet và E-learning, thuật ngữ dạy học có máy tính hỗ trợ
(Computer Aided/Assisted Instruction – CAI) thực ra khơng thích hợp nữa, vì đã
đến lúc khơng có máy tính khơng chịu được. Cũng như ta thường nói “dạy học bằng
phấn bảng hỗ trợ”. Tuy nhiên, cũng như CAD, CAM... CAI vẫn là một từ viết tắt
thích hợp, vì tính lịch sử của nó và nếu muốn hợp lý hố, cũng có thể hiểu là
Computer Allied Instruction. [6]
1.2.4. Đặc điểm của cơng nghệ dạy học hiện đại
− Tính hiện đại: thường xuyên áp dụng vào thực tiễn dạy học những đổi mới
về giáo dục một cách có căn cứ khoa học.
− Tính tối ưu hố: chi phí ít nhất về thời gian, sức lực.

16


− Tính tích hợp: sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo.
− Tính lặp lại kết quả: cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết quả
mong muốn gần giống nhau.
− Tính phương tiện: sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học.
− Tính khách quan: có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng để việc
đánh giá được khách quan, kịp thời về định lượng và định tính.
− Tính hệ thống hố: chương trình hố hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã
hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.
− Tính khoa học: chỉ rõ cơ sở khoa học của các quá trình trong dạy học và
giáo dục.
− Tính xác định: thể hiện trong thiết kế chương trình, sách giáo khoa.

− Tính kiểm soát được: nghĩa là xác định xem khi đầu vào đạt chuẩn, các tác
động đều đúng liệu có cho ra kết quả đúng với dự kiến khơng?
Tính chuyển giao hàng loạt: cơng nghệ dạy học có thể chuyển giao được
khơng? Điều kiện chuyển giao được là gì?....
1.2.5. Tác dụng của cơng nghệ dạy học trong q trình dạy học
Một cơng nghệ dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng trong những
điều kiện hoàn toàn xác định, theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ thống.
*Quan điểm cơng nghệ
Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu…) thích hợp và điều kiện vận
hành tương ứng.
Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp, kỹ năng về tin học cũng
như chun mơn…) đủ để làm chủ q trình dạy học, xử lý kịp thời các tình huống
phát sinh ngồi kế hoạch.
Sinh viên phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những
thuận lợi do công nghệ hiện đại mang lại.
*Quan điểm hệ thống
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống cơng nghệ
dạy học nói chung. Vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ

17


dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ,
mức độ…) đảm bảo quá trình dạy học khơng chỉ khả thi mà cịn hiệu quả.
1.2.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại
Nội dung bài soạn thường gồm các phần như sau:
* Phần chữ
Giáo viên sáng tác một phần dựa vào học vấn và kinh nghiệm dạy học của
mình, gõ thành file văn bản trong máy tính. Phần cịn lại được biên soạn theo tài
liệu tham khảo (TLTK)

− Nếu TLTK là ấn phẩm: cần sử dụng máy quét (scanner) và các phần mềm
nhận dạng (OCR)…
− Nếu TLTK là các CDROM: chỉ việc copy vào máy tính hoặc chụp bằng các
phần mềm như Capture Professional, SnagIt,…, rồi chuyển thành file văn bản bằng
OCR
* Phần hình
Giáo viên sáng tác một phần theo khả năng của mình thơng qua các cơng cụ
trong máy tính. Phần cịn lại được biên soạn theo TLTK (thường chiếm tỷ lệ khá
lớn). Các phương tiện nghe, nhìn như fim, băng hình…khơng phải là thành phần
chính của bài soạn, chúng thường được dùng phối hợp trên lớp để tăng hiệu quả cho
bài giảng.[6]
Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại cần đáp ứng đồng thời hai
yêu cầu cơ bản sau:
− Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN…), sinh viên có thể tái hiện
đầy đủ những nội dung giáo viên cung cấp.
− Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm.
Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí yêu cầu cơ bản đảm bảo cho
quá trình dạy học (gồm hai hoạt động tương tác là hoạt động dạy của thầy và học
của trò) diễn ra khả thi và hiệu quả.

18


1.3. Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học
1.3.1. Khái niệm phương tiện
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia, phương tiện được
hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện
giao tiếp. Cụ thể hơn, người ta có thể nói phương tiện là thành phần trung gian giữa
hai hay nhiều thành phần giao tiếp với các chức năng truyền đạt thông tin, người
gửi sẽ sử dụng một phương tiện để truyền tải thơng tin, cịn người nhận phải sử

dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi.
1.3.2. Đa phương tiện Multimedia
Đa phương tiện là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và
thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình
(qua hệ thống computer); trong đó tạo ra khả năng tương tác giữa người sử dụng và
hệ thống.
Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình cơng
nghệ kép, bao gồm cơng nghệ về tổ chức q trình nhận thức và cơng nghệ về
phương tiện kỹ thuật dạy học. Hai công nghệ thành phần này phải được kết hợp với
nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúng phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong
sự tương tác lẫm nhau. [12]
1.3.3. Phương tiện dạy học
Theo GS. Nguyễn Xuân Lạc Phương tiện dạy học là sản phẩm nhân tạo góp
phần tương tác giữa người dạy và sinh viên trong quá trình dạy học. [6]
Theo định nghĩa của Wonfgang phương tiện là thiết bị có mang kí hiệu được
chế tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn
nhằm truyền đạt nội dung nào đó đến sinh viên.
Tóm lại phương tiện dạy học trong công nghệ dạy học hiện đại là các vật
mang thông tin được sáng tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng
một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt thơng tin đến sinh viên.
1.3.4. Phân loại phương tiện
Hiện nay có thể phân loại phương tiện dạy học theo những tiêu chí sau:

19


 Theo lịch sử
– Truyền thống (bảng đen, tranh ảnh …)
– Hiện đại (bảng tương tác, máy tính, mạng …)
 Theo chất liệu

– Cứng (phần cứng, file cứng …)
– Mềm (phần mềm, file mềm …)
 Theo tín hiệu
– Số
– Tương tự
 Theo trình tương tác
– Tương tác tham biến (tùy biến nhập tố …)
– Tương tác hằng định (chạy, dừng …)
 Theo giác quan
– Thực (máy thực, tương tác thực …)
– Ảo (máy ảo, tương tác ảo …)
Riêng với phương tiện tương tác số, cịn có thể phân loại theo hình thức giao tiếp
người – máy, như:
 Theo dạng nhập dữ liệu :
– Dịng lệnh
– Tiếng nói
– Hộp chọn
– WIMP (Windows, Icons, Menus, Pointers)
 Theo dạng điều hoạt :
– Kéo thả
– Ẩn hiện [9]
1.3.5. Vai trò của phương tiện dạy học
Khoa học và cơng nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng
ngày càng trở thành yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả
của quá trình dạy học. Đặc biệt trong các mơn học thuộc ngành khoa học tự nhiên có

20


những nội dung sẽ không thể hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.

Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú
trọng tới ba thành phần là mục đich, nội dung và phương pháp dạy học. Ngày nay do
sự phát triển về chất lượng, quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục
đích (hẹp hơn là mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ
chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Các thành tố này có quan hệ tương tác hai chiều
lẫn nhau.
Mục đích DH
Nội dung DH

Phương pháp DH

Phương tiện DH

Tổ chức DH

Kiểm tra - đánh
giá kết quả DH

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học
Nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để sinh
viên “ Trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được
hiệu quả.
Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò
của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5%
qua sờ, 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn (Tơ Xuân Giáp).
- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được,

21



30% qua những gì mà ta nhìn được, 50% qua những gì ta nghe và nhìn được, 80%
qua những gì mà ta nói được, 90% qua những gì mà ta nói và làm được (Tơ Xn
Giáp).
- Cũng theo Tơ Xn Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: Tôi nghe – tơi
qn; tơi nhìn – tơi nhớ; tơi làm – tôi hiểu.
Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải
thơng qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết
bị, dụng cụ) để tác động và hỗ trợ. [12]
* Vai trò đối với giáo viên
- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức và hoạt động nhận
thức cho sinh viên bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính
xác.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn đảm bảo sinh viên lĩnh hội đủ nối
dung học tập một cách vững chắc.
- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy
học.
* Vai trị đối với sinh viên
- Kích thích hứng thú học tập cho sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình lĩnh hội kiến thức của sinh viên.
- Giúp sinh viên tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập lâu bền.
- Là phương tiện giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo
cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực
tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
1.3.6. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện dạy học
+ Đảm bảo an toàn:
Đây là nguyên tắc quan trọng trong khi sử dụng thiết bị dạy học. Các thiết bị
dạy học được sử dụng phải an toàn với giác quan của sinh viên, đặc biệt khi sử dụng
các thiết bị nghe nhìn. Do vậy trong quá trình sử dụng, giáo viên cần chú ý một số
vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an tồn cho thính giác...


22


+ Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”
Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học là việc trình bày phương tiện vào lúc cần
thiết, lúc sinh viên cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong
trạng thái tâm, sinh lí thuận lợi nhất.
Việc sử dụng phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nếu được giáo viên đưa
đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện
theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học
cũng như biến lớp học thành phòng trưng bày.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng chỗ”
Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện dạy
học hợp lí nhất, giúp cho sinh viên có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc
với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đủ cường độ”
Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình
diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng,
hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lí học, nếu như một
dạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất
nhanh. Nên sử dụng phương tiện nghe, nhìn khơng q 3 đến 4 lần trong một tuần
và kéo dài không quá 20 ÷25 phút trong một tiết học.
+ Đảm bảo tính hiệu quả
Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học, sử dụng
kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn.
Các phương tiện dạy học không mâu thuẫn và loại trừ nhau.
Phù hợp với đối tượng sinh viên, với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam
Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học

Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “ cộng tác”, tác động qua lại giữa
các giáo viên, sinh viên với các thành tố của quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng khơng thể

23


×