Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.61 KB, 36 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY
DỰNG QUẢNG NINH
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH.
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh là một doanh nghiệp hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân.
Tiền thân từ một Công trường khai thác than vươn lên thành một Xí nghiệp khai
thác than trực thuộc thị xã Uông Bí. Đến năm 1995 Xí nghiệp đã được UBND Tỉnh
Quảng Ninh cho đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng với công suất 8,8
vạn tấn/năm tại Quyết định số: 892/QĐ-UB ngày 08/05/1995, hình thành Công ty xi
măng Uông Bí. Năm 1997 được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định sáp nhập Xí
nghiệp xây dựng Uông Bí vào Xí nghiệp than Uông Bí thành lập Công ty xi măng và
xây dựng Uông Bí tại Quyết định số: 262/QĐ-UB ngày 22/01/1997.
Thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 28/08/1996 về việc thành lập tổ chức lại
Doanh nghiệp Nhà nước và để đủ sức đáp ứng cơ chế đổi mới quản lý kinh tế trong
sản xuất kinh doanh, tại Quyết định số 1125/QĐ-UB ngày 11/04/1998 UBND Tỉnh
1
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
1
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Quảng Ninh quyết định sáp nhập Công ty Xi măng Quảng Ninh vào Công ty Xi măng
và xây dựng Uông Bí và đổi tên thành Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 4/2/2005 UBND Tỉnh Quảng Ninh quyết định
chuyển Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh thành Công ty Cổ phần xi măng và
xây dựng Quảng Ninh.
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh được Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy đăng ký kinh doanh số 22.03.000388 ngày 28/03/2005,


Trụ sở chính của Công ty đóng tại Khu công nghiệp Cái Lân – Phường Giếng Đáy –
TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Vốn điều lệ của Công ty là 125 tỷ đồng, trong đó cổ phần nhà nước chiếm
33%, cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty, các cá nhân và pháp nhân
ngoài công ty chiếm 67%.
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng ninh có nhiệm vụ: Sản xuất xi
măng, sản xuất và chế biến than, sản xuất đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng,
xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng, làm đường giao
thông, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cái Lân.
Công ty nhận các nguồn tài nguyên đất đai, tiền vốn, tài sản được Nhà nước
giao để quản lý, sử dụng theo đúng mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật, lao động tiền lương, kế
hoạch, thị trường, Công ty khoán giá thành sản xuất, sản phẩm và phân cấp quản lý
cho các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm trước Sở Xây dựng và UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty có trách nhiệm thường xuyên cải tiến công nghệ thiết bị, công tác quản
lý để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm; được quyền tuyển chọn sử dụng
nguồn nhân lực tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc xây dựng phương án và chấp hành bảo vệ môi trường : rừng, nguồn nước, chất
thải, độc hại.... theo quy định của luật môi trường do Nhà nước ban hành.
Công ty trực tiếp ký các Hợp đồng kinh tế với các cơ quan trong nước, khi ký
hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài phải
thông qua xét duyệt của Sở Xây dựng và các ngành hữu quan trình UBND tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt.
2
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
2
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở phương hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành liên
quan, Công ty lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển sản xuất kinh doanh
và là chủ đầu tư những công trình mới, công trình mở rộng, đầu tư chiều sâu các
nguồn vốn theo kế hoạch của Nhà nước, vốn tập trung của Công ty, vốn vay trong và
ngoài nước.
Tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về hoạt động tài chính theo qui định, thực hiện trích nộp đầy đủ các loại thuế
theo luật định, chủ động phối hợp điều hoà về hoạt động tài chính, được hình thành
các quỹ tập trung ( đầu tư xây dựng cơ bản, khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi...) theo quy định của Nhà nước.
Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn, trích khấu hao tài sản cố
định đúng chế độ hiện hành, lập dự toán và quyết toán xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn
cho các đơn vị trực thuộc, trực tiếp xác định giá thành toàn bộ sản phẩm do Công ty
sản xuất theo chế độ hiện hành của Nhà nuớc và hướng dẫn của ngành.
+ Các ngành nghề được phép kinh doanh
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng, đá các loại, gạch xi măng,
- Thi công cơ giới: San lấp mặt bằng, bốc xúc mỏ lộ thiên
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp
- Vận tải thuỷ bộ
- Sản xuất chế biến than
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cụm dân cư.
+ Các sản phẩm Công ty đang sản xuất.
- Xi măng PCB 30 và PC 40 Lam Thạch
- Xi măng bền sun phát PC
HS
- 40 Lam Thạch
- Đá xây dựng các loại
- Gạch xi măng cát ( gạch bê tông )
- Gạch tuy len

- Than các loại
1.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Hiện nay Công ty đang sản xuất xi măng bằng các công nghệ sau:
3
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
3
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
- Công nghệ lò đứng: Tại nhà máy xi măng Hà Tu và nhà máy xi măng Lam
Thạch I
- Công nghệ lò quay: Tại nhà máy xi măng Lam Thạch II
1.3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò quay
___
_
_
_
4
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
Kho đồng nhất
Hệ thống Silô
Hệ thống cân bằng định lượng
Nghiền
4
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
_
_
_
_
__

__
_
_
_
Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò quay
Nhà máy xi măng Lam Thạch được lựa chọn với thiết bị tiên tiến và hiện đại,
công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với hệ thống tháp trao đổi
nhiệt và buồng phân huỷ. Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với hệ
thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế
giới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng,
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời bảo đảm an toàn trong quá
trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường.
Mô tả quá trình công nghệ.
Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy được phân ra các công đoạn chính
như sau:
TT Công đoạn
01 Trạm đập đá sét
02 Vận chuyển đá vôi, chứa đá vôi và đá sét
5
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
Đóng bao
Xuất
5
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
03 Tiếp nhận và chứa than, bau xít và pyrít
04 Nhà định lượng cho nghiền liệu
05 Nhà nghiền liệu
06 Vận chuyển bột liệu và silô đồng nhất
07 Lò quay và làm nguội clinhke

08 Nhà nghiền than
09 Silo Clinhke
10 Đập thạch cao và phụ gia cho xi măng
11 Định lượng và nghiền xi măng
12 Silo xi măng và xuất xi măng rời
13 Đóng bao và xuất xi măng bao dường bộ
14 Cảng và xuất xi măng bao, clinhke đường thuỷ
01. Đập đá sét
Đá sét sau khi khai thác tại mỏ có kích thước cục ≤ 300 mm được ô tô tự đổ vận
chuyển tới trạm đập, qua phễu tiếp nhận và cấp liệu tấm, đá sét được cán trong máy
cán 2 trục có răng, đến kích thước cục ≤ 25 mm.
Tại trạm đập sét bố trí một lọc bụi túi để khử bụi và một số palăng điện phục vụ
cho công tác sửa chữa thiết bị của trạm.
02. Vận chuyển đá vôi, chứa đá vôi và đá sét
Đá vôi đã đập từ mỏ với kích cỡ hạt ≤ 25 mm được băng tải vận chuyển về kho
đá vôi. Kho chứa đá vôi và đá sét được dùng chung kiểu kho dài.
Trong kho đá vôi và đá sét được trang bị thiết bị rải liệu và thiết bị rút liệu. Khi
sử dụng hai thiết bị này đá vôi và đá sét được đồng nhất sơ bộ, tỷ lệ đồng nhất
khoảng từ 1:4 đến 1:5 tuỳ theo cách chọn thiết bị. Do đá vôi được tiếp nhận từ trạm
đập và đã được đánh đống, mặt khác chất lượng đá vôi của mỏ tương đối ổn định nên
phương án lựa chọn là sử dụng thiết bị rải liệu bên và thiết bị rút liệu bên. Với hình
6
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
6
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
thức chất đống theo lớp và rút liệu theo lớp nên đá vôi và đá sét được đồng nhất sơ
bộ trước khi đưa đi gia công nghiền liệu.
03. Tiếp nhận và chứa than, bau xít và pyrít
Than cám chuyển về cảng bằng xà lan và được cẩu dỡ của nhà máy bốc vào ô tô

vận chuyển và đổ vào phễu tiếp nhận than.
Phụ gia gồm bau xít và pyrít vận chuyển về nhà máy bằng ô tô tự đổ và đổ vào
phễu tiếp nhận bau xít và pyrít.
Từ phễu tiếp nhận qua hệ thống băng tải, băng rải liệu để rải liệu vào kho than.
bau xít và pyrít.
Than, bau xít và pyrít được xe xúc lật, phễu tiếp nhận và hệ thống băng tải vận
chuyển đến bunke than thô (trong nhà máy nghiền than), bau xít và pyrít vận chuyển
đến các két chứa trong nhà định lượng nghiền liệu.
04. Nhà định lượng cho nghiền liệu
Các nguyên liệu đá vôi, đá sét, bau xít và pyrít từ các kho chứa khác nhau được
lấy đi nhờ các thiết bị rút liệu và vận chuyển bằng băng tải nạp trực tiếp vào các két
chứa của nhà định lượng nghiền liệu.
05. Nhà nghiền liệu: Hiện tại để nghiền liệu Công ty đang sử dụng 3 loại thiết
bị nghiền liệu đó là:
- Nghiền liệu bằng máy nghiền con lăn kiểu đứng
- Nghiền liệu bằng máy nghiền bi ra liệu kiểu sau
- Nghiền liệu bằng máy nghiền bi ra liệu kiểu giữa
06. Vận chuyển bột liệu và si lô đồng nhất
Phối liệu sau khi nghiền được các máng khí động và gầu nâng vận chuyển đến
thiết bị phân phối gồm 3 máng khí động đặt trên đỉnh silô để nạp phối liệu vào silô
đồng nhất qua 3 cửa. Phối liệu từ buồng trộn được rút theo một lượng đã định nhờ
lưu lượng kế và được gầu nâng cung cấp cho tháp trao đổi nhiệt.
07. Lò quay và làm nguội clinhke
Hệ thống lò quay và làm nguội clinke bao gồm tháp trao đổi nhiệt, có buồng
phân huỷ, lò quay và thiết bị làm nguội clinke.
7
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
7
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm

Tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng xiclon có buồng phân huỷ. Buồng
phân huỷ được đốt hoàn toàn bằng than cám 3c HG và được cung cấp khí nóng để
đốt cháy than cám từ khí nóng của thiết bị làm nguội clinke thông qua ống gió ba.
Lò quay có đường kính trong là 3,2 m, chiều dài 50m với độ nghiêng 4% được
đặt trên ba bệ đỡ bê tông. Lò được trang bị hệ thống giám sát nhiệt độ vỏ lò.
Clinke ra khỏi lò quay được làm nguội trong thiết bị làm nguội. Trong thiết bị
làm nguội clinke giảm nhiệt từ 1.370
0
C đến nhiệt độ nhỏ hơn 65
0
C + nhiệt độ môi
trường và được đập qua máy đập búa đến cỡ hạt ≤ 25mm, sau đó được băng gầu vận
chuyển đến silô clinke.
Sử dụng lọc bụi gió xoáy (cụm 4 xiclon) có lượng lưu lượng 180.000 m
3
/h để
lọc bụi cho hệ thống làm lạnh clinke. Hàm lượng bụi trong khí thải của lọc bụi gió
xoáy không vượt quá 50mg/ Nm
3
. Một phần khí thải từ đường ra của lọc bụi gió xoáy
sẽ được sử dụng để cấp cho máy nghiền than.
08. Nhà nghiền than
Than cám được nghiền sấy bằng máy nghiền bi chu trình kín cùng thiết bị phân
ly. Quá trình nghiền than được mô tả như sau:
Than cám 3c HG với kích thước hạt ≤ 15m m, độ ẩm ≤ 12% từ bunke chứa
được định lượng và nạp vào máy nghiền bi θ 2,4 × 4,75. Tại đây than được nghiền
mịn và kết hợp sấy bằng tác nhân sấy là khí thải nóng từ thiết bị làm nguội clinke.
Với than đã đạt độ mịn theo dòng khí đi vào xiclon và lọc bụi túi để tập hợp than mịn
và than sạch khí thải. Hàm lượng bụi trong khí thải không vượt quá 50mg/Nm
3

.
Với than chưa đạt độ mịn từ thiết bị phân ly được vận chuyển trở lại máy
nghiền bi để tiếp tục nghiền lại.
Than đã được nghiền mịn được chứa trong hai bunke than mịn có sức chứa
40m
3
cho mỗi bunke.
Từ bunke than mịn, than được định lượng bằng thiết bị cân quay và bơm vận
chuyển cung cấp cho lò quay và buồng phân huỷ.
09. silô clinke
Clinke sau khi qua thiết bị làm nguội kiểu ghi được vận chuyển tới silô clinke
bằng băng gầu.
Clinke được chứa trong một silô θ 20 × 34m. Đáy silô clinke bố trí 6 cửa tháo,
mỗi cửa tháo bố trí một thiết bị rút clinke. Clinke rút ra từ silô tập hợp ở hai băng tải
8
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
8
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
chịu nhiệt và được băng tải tập trung vận chuyển đến nhà nghiền xi măng. Một silô
nhỏ có sức chứa 500 tấn được sử dụng để chứa Clinke thứ phẩm. Một bunke tiếp
nhận để tiếp nhận Clinke từ bãi Clinke hoặc từ Clinke của nơi khác chuyển đến qua
cấp liệu rung đổ vào băng tải tập trung. Cuối băng tải tập trung bố trí van hai ngả để
cấp liệu cho nhà nghiền xi măng hoặc cho tuyến băng tải xuất Clinke ra cảng.
10. Đập phụ gia và thạch cao
Thạch cao mua từ Trung Quốc vận chuyển về nhà máy và đổ vào bãi thạch cao.
Phụ gia cho nghiền xi măng tiếp nhận từ mỏ phụ gia và được vận chuyển về nhà máy
đổ vào bãi phụ gia. Thạch cao và phụ gia được xe xúc lật cấp liệu vào phễu tiếp nhận,
qua cấp liệu rung đổ vào máy đập hàm. Sau khi thạch cao và Clinke được đập qua
gầu tải đổ vào két chứa thạch cao và phụ gia tại nhà nghiền xi măng.

11. Định lượng và nghiền xi măng
Clinke, phụ gia và thạch cao được tiếp nhận trong các két chứa tại nhà nhiền xi
măng. Dưới đáy các két chứa Clinke, phụ gia và thạch cao bố trí các cân băng định
lượng để định lượng Clinke, phụ gia và thạch cao.
Clinke, phụ gia và thạch cao sau khi định lượng đổ vào băng tải và cấp liệu cho
máy nghiền xi măng. Hệ thống nghiền xi măng sử dụng máy nghiền bi hoạt động chu
trình kín cùng thiết bị phân ly hiệu suất cao.
Quá trình nghiền xi măng thực hiện như sau:
- Clinke, phụ gia và thạch cao sau khi định lượng được nạp vào máy nghiền bi,
sau đó xi măng bột qua gầu nâng vận chuyển đến thiết bị phân ly.
- Xi măng đạt độ mịn yêu cầu theo dòng khí đi vào túi lọc bụi, túi lưu lượng
để tập hợp xi măng mịn và khử bụi trong khí thải của quá trình nghiền. Xi măng bột
thu hồi qua các máng khí động, gầu tải vận chuyển đến silô xi măng. Với xi măng
chưa đạt độ mịn yêu cầu sau khi qua thiết bị phân ly được máng khí động vận
chuyển trở lại máy nghiền bi để nghiền tiếp.
12. Silô xi măng và xuất xi măng rời.
Xi măng thành phẩm chứa trong hai silô xi măng. Đáy silô trang bị hệ thống xục
khí và các máng khí động hở để vận chuyển bột xi măng vào cửa tháo đặt tại tâm đáy
silô. Xi măng bột rút từ hai cửa tháo ở đáy silô và được máng khí động vận chuyển
đến gầu nâng và nhà đóng bao.
13. Đóng bao và xuất xi măng bao đường bộ
9
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
9
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Trang bị một dây chuyền đóng bao và hai tuyến xuất xi măng bao cho ô tô.
Quá trình đóng bao trên mỗi dây chuyền được thực hiện như sau:
Xi măng bột từ hai silô xi măng qua hệ thống máng khí động, gầu nâng đổ vào
sàng rung. Qua sàng rung xi măng được chứa trong bunke chứa và được cấp liệu kiểu

tang quay cấp cho máy đóng bao 8 vòi kiểu quay tròn.
Xi măng đã đóng bao qua thiết bị băng tải dỡ bao, thiết bị cân và làm sạch bao.
Những bao không đạt tiêu chuẩn trọng lượng được loại ra và thu hồi xi măng. Các
bao xi măng đạt tiêu chuẩn được băng tải phẳng vận chuyển đến hai thiết bị xuất xi
măng bao cho ô tô.
14. Cảng và xuất xi măng bao, clinke đường thuỷ
Từ nhà máy đóng bao các bao xi măng và clinke đã đạt tiêu chuẩn được băng
phẳng vận chuyển đến băng tải đa năng. Từ băng tải đa năng nhờ thiết bị chuyển qua
máng rót, từ đó lên các phương tiện vận tải để đến các nơi tiêu thụ.
1.3.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng bằng lò đứng
10
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
Xỉ pirit, đất sét, than
Đá vôi, barit
Đá Silic
Cân bằng định lượng
Máy nghiền
Si lô bột liệu
10
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm

Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng
MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
1. Chế biến bột liệu: Nguyên liệu sản xuất xi măng chủ yếu có 3 loại đá vôi,
đất sét và nguyên liệu phụ. Với cấp phối nhất định, nghiền mịn đến mức độ nhất định
chế biến thành bột liệu có thành phần hợp lý. Khâu chính dây chuyền chế biến bột
liệu lò đứng là :
Đồng nhất trước
nguyên liệu

Phối
liệu
Nghiền
mịn
Đồng nhất
bột liệu
Phối than ngoài
(nếu có)
2. Nung luyện clinke: Từ bột liệu đã được tính toán thành phần hoá học, nung
là giai đoạn kỹ thuật cuối để sản xuất ra clinke có đầy đủ 4 thành phần khoáng cơ
bản. Bắt đầu cho phối liệu dạng bùn hoặc dạng viên vào đầu ngẩng lên của trống
quay. Nhiên liệu đốt cho vào trống quay ở đầu lò đối diện, ở đó nhiệt độ cao nung
11
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
Máy vê viên liệuBunke bột liệu cho lò
Si lô Clinke ủ 5
đến 7 ngày
Lò nung Máy rải liệu lò nung
Kho Clinke xi măng Bột tả
Sàng 5 × 5
Bunke Clinke BSF Bunke thạch cao
Cân băng điện tử
Máy nghiền xi măng
Máy đóng bao xi măng
Kho xi măng bao
11
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
chảy clinke. Sau đó khối khí nóng chạy theo thùng lò chuyển về hướng bùn clinke
mới cho vào, làm cho bùn sấy khô và nâng dần nhiệt độ. Clinke nung xong chuyển

dần qua nhiệt độ thấp để làm lạnh sau đó đưa vào silô để bảo quản.
3. Chế biến xi măng: Nghiền Clinke là công đoạn kết thúc của việc sản xuất xi
măng. Nghiền Clinke được tiến hành trong các máy nghiền hình ống, theo chu kỳ hở
hoặc cho kỳ kín.
Ở chu kỳ hở chỉ cần một lần nạp clinke vào máy và sau đó là thu thành phẩm xi
măng.
Ở chu kỳ kín thành phẩm nghiền chia làm 2 loại: loại có hạt cỡ lớn được đưa
vào máy để nghiền lại lần 2 và loại đủ chất lượng là thành phẩm.
Clinke là loại sản phẩm chính, muốn có xi măng phải cho thêm một số loại phụ
gia như thạch cao, phụ gia hoạt tính và khoáng phụ gia trơ (đá vôi, cát, xỉ lò) theo tỷ
lệ nhất định. Hỗn hợp này qua cân điện tử để chuyển vào máy nghiền, nghiền mịn
đến yêu cầu của cỡ hạt xi măng, đó là xi măng và qua thiết bị vận chuyển chứa vào
silô. Qua thí nghiệm cơ lý, kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn nhà nước
và đưa vào đóng bao, sau đó xuất xưởng.
1.4 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
Trụ sở chính của Công ty đóng tại Khu công nghiệp Cái Lân – Phường Giếng
Đáy – TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh, trên trục đường quốc lộ 18A. Nhà máy sản
xuất xi măng ở Phương Nam - Uông Bí – Quảng Ninh. Nằm trên đường quốc lộ 10,
gần cảng Lam Thạch, thuận lợi cho phát triển kinh doanh, và giao thông vận tải. Nằm
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là tỉnh Quảng Ninh có vị trí hết sức quan trọng, nằm
trong dải hành lang biển lớn của Bắc bộ và là một cực tam giác của vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc, có quan hệ mật thiết về kinh tế khoa học, văn hoá xã hội với thủ
đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Nên Công
ty có rất nhiều tiềm năng để phát triển lớn mạnh hơn nữa.
1.4.1 Điều kiện địa lý
* Vị trí địa lý.
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc, có toạ độ địa lý từ 21000
đến 21040 độ vĩ Bắc và từ 106020 đến 1080 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp Trung
Quốc, phía Nam giáp Hải Phòng, phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ), phía
Tây Nam giáp Hải Dương, phía Tây giáp Hải Dương và Bắc Gang, phía Tây Bắc giáp

Lạng Sơn.
12
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
12
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Hình 1-3 : Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có vị trí hết sức quan trọng, nằm trong dải hành lang biển lớn của
Bắc bộ và là một cực tam giác của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có quan hệ mật
thiết về kinh tế khoa học, văn hoá xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và
các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Vùng biển Quảng Ninh với nhiều cảng là cửa
mở lớn của cả nước cho phép giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
* Đặc điểm tự nhiên và môi trường.
- Dân số và lao động. Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 6081 km2.
Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố và 3 thị xã. Dân số tỉnh Quảng Ninh theo số liệu
thống kê trung bình năm 2005 là 1.070.000 người, trong đó dân số thành thị là
518.900 người (48,50%), dân số nông thôn là 551.100 người (51,50%). Tốc độ tăng
trung bình thời kỳ 1995 - 2001 là 1,6%, thời kỳ 2001 - 2005 là 1,31%, thấp hơn mức
13
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
13
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
tăng trung bình của cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số
toàn tỉnh.
- Một số thành tựu phát triển kinh tế - Xã hội từ năm 2001 đến 2005.
 Năm 2001 GDP toàn tỉnh đạt 6.086.802 triệu đồng tăng 20,38% so với năm 2000.
Mức tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến năm 2001 đạt trung bình 18,76%,
cao gấp 2,8 lần mức tăng bình quân của cả nước. GDP bình quân /người năm 2001

đạt 5.897 nghìn đồng (khoảng 397 USD) tăng xấp xỉ 19% so với năm 2000 và tăng
93,85 % so với năm 1995.
 Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch như : Công nghiệp và xây dựng tăng,
dịch vụ vụ và nông lâm nghiệp giảm. Tuy tỷ lệ % dịch vụ giảm song xét về giá trị
tuyệt đối dịch vụ Quảng Ninh năm 2001 tăng 51,7% so với năm 1995.
 Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 6.099.522 triệu đồng (giá cố định năm
1994) tăng 16,85% so với năm 2000 và tăng 176% so với năm 1995.
 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2001 ở Quảng Ninh là 618.554 triệu đồng tăng
38% so với năm 2000 và tăng 300% so với năm 1995.
* Hiện trạng về cơ sở hạ tầng.
- Mạng lưới cảng biển và đường thuỷ
 Hệ thống cảng biển của Quảng Ninh là một thế mạnh trong mạng lưới giao thông
đường biển, là cửa mở lớn của tỉnh và của cả nước thông thương với nước ngoài.
Hiện nay cảng Cái Lân đã được xây dựng. Đây là cảng lớn, đồng bộ và hiện tại cho
phép tàu 40.000 DWT vào cảng.
- Mạng lưới đường bộ và đường sắt: Hệ thống đường bộ và đường sắt Quảng
Ninh có quan hệ chặt chẽ với hướng phát triển kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ.
 Về đường bộ đặc biệt là trục đường giao thông chính đường quốc lộ 18 nối Hà Nội
xuyên suốt tỉnh Quảng Ninh với cửa khẩu Móng Cái. Đường 10 nối Quảng Ninh với
thành phố Hải Phòng.
Đường sắt : tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy nằm trong tuyến đường sắt quốc
gia dài 166 km là tuyến đường vận chuyển hàng hoá và du lịch giữa Hà Nội và Hạ
Long.
14
SV: Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Kế toán 49B - Đại học mỏ Địa Chất
14

×