Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Áp dụng mô hình xác định thời gian nhượng quyền khai thác dự án bot có xét đến yếu tố rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 160 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒ TRƯỜNG DUY

ÁP DỤNG MƠ HÌNH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN NHƯỢNG
QUYỀN KHAI THÁC DỰ ÁN BOT CÓ XÉT ĐẾN YẾU
TỐ RỦI RO
Chuyên ngành : Công nghệ & quản lý xây dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày .01. tháng .07. năm .2007 .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Hồ Trường Duy

Giới tính : Nam / Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 08/09/1982

Nơi sinh : Tiền Giang.

Chuyên ngành : Cơng nghệ & quản lý xây dựng .
Khố (Năm trúng tuyển) : 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI: Áp dụng mơ hình xác định thời gian nhượng quyền khai thác
dự án BOT có xét đến yếu tố rủi ro
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
− Áp dụng mơ hình xác định thời gian nhượng quyền khai thác dự án BOT.
− Mơ phỏng phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến mơ hình nhượng
quyền khai thác.
− Xác định giai đoạn nhượng quyền khai thác dự án BOT có xét đến yếu tố
rủi ro.
− Kiến nghị một số giải pháp hợp lý trong quá trình phân tích báo cáo dự án
đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự án BOT tại Việt Nam.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/02/2007 .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 05/07/2007 .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): .
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thơng
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Luận văn Thạc Só

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
QUẢN LÝ CHUN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

Nhiệm vụ luận văn


LỜI CẢM ƠN
Công nghệ và quản lý xây dựng là một ngành học đầy thú vị, khá mới mẻ ở nước ta
và có ý nghóa về mặt thực tiễn đối với sự phát triển chung của ngành xây dựng. Qua
hai năm học tập, tác giả đã thu được rất nhiều kiến thức bỗ ích cho bản thân. Luận
văn Thạc Só là mục đích cuối cùng của khóa học, là cơ hội để hệ thống kiến thức
bản thân đã được đào tào qua ba học kì. Để có thể hoàn thành luận văn này, ngoài
sự cố gắng hết mình của tác giả còn có sự giúp đỡ từ nhiều phía cả về vật chất lẫn
tinh thần và những lời hướng dẫn vô cùng quý báu của những người thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Ts.Nguyễn Ngọc Ẩn, người thầy đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng biết ơn Gs.Ts Lê Văn Kiểm, Ts.Ngô Quang Tường,

Ts.Phạm Hồng Luân, Ts.Đinh Công Tịnh, ThS.Đỗ Thị Xn Lan và các thầy cô đã
tận tình giảng dạy trong suốt khóa học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, công việc khó khăn nhất là thu thập số liệu, tác
giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn Bùi Tấn Lộc, Công ty cổ phần tư vấn
xây dựng tổng hợp Bình Dương; bạn Nguyễn An Ninh, Công ty đầu tư và phát triển
công nghiệp Becamex IDC. Xin chân thành cảm ơn đối với sự quan tâm và giúp đỡ
của hai bạn.
Những lời biết ơn sâu sắc nhất xin gởi tới các bạn và các anh chị lớp Công nghệ và
quản lý xây dựng khóa 2005, thư viện trường đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh
đã hỗ trợ và cung cấp tài liệu giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin gởi lời biết ơn chân thành nhất đến bạn bè, gia đình và người thân đã
ủng hộ và chia sẽ những khó khăn cùng tác giả trong suốt khoảng thời gian học tập
tại trường đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2007

Luận văn Thạc Só

Lời cảm ơn


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu p dụng mô hình xác định thời gian nhượng quyền khai thác dự
án BOT có xét yếu tố rủi ro được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
đang phát triển năng động vượt bậc. Trong xu thế đó thì phương thức đầu tư xây
dựng, vận hành và chuyển giao (gọi tắt là BOT) được các nước trong khu vực nói
chung và Việt Nam nói riêng đang tích cực áp dụng.
Quyết định một giai đoạn nhượng quyền khai thác là một trong những quyết định
quan trọng nhất trong việc xác định một hợp đồng BOT. Do đó, đề tài đưa ra một
mô hình nhượng quyền khai thác dự án BOT mà nó trình bày một phương pháp
có khả năng hỗ trợ trong việc xác định thời gian nhượng quyền khai thác bảo vệ

lợi ích cơ bản cho cả nhà đầu tư và Chính phủ. Dựa vào những nghiên cứu có
trước, xác định các biến số ảnh hưởng đến giai đoạn khai thác dự án BOT. Thu
thập số liệu, xác định giai đoạn thời gian nhượng quyền khai thác bằng phương
pháp truyền thống giá trị ròng hiện tại (NPV). Dùng phương pháp phân tích kỹ
thuật mô phỏng Monte Carlo tìm được phân phối xác suất của giá trị ròng hiện
tại (NPV) hàng năm trong tương lai và xác định thời gian nhượng quyền khai
thác thích hợp.
Trong giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ
các mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu này giúp cho các nhà đầu tư có một cái nhìn
tổng quát về tình hình tài chính trong những năm tương lai khi quyết định đầu tư
dự án BOT. Mặt khác, việc nghiên cứu cũng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự
án BOT tại Việt Nam.

Luận văn Thạc Só

Tóm tắt nội dung luận văn


ABSTRACT
It is researched Applying the model to determine the risk concession time for BOT
projects in the context that the economy of Vietnam is developing dynamically
and gigantically. In such tendency, the mode of investing build, operation and
transfer (called BOT) is positively applied by regional countries in common and
Vietnam in particular.
The decision for a concession period is one of the most important decisions in
determining a BOT contract. Thus, the subject extends a concession model for
BOT projects which presents an alternative method to assist in determining a
concession time that can protect the basic interests of both the investor and the
government. It is derived from the available studies, we determined the
variables affecting concession period. Collecting data, we defined the concession

time by using the traditional method of the net present value. Applying the
Monte Carlo simulation technique method, we found out the probability
distribution of the annual net present value in future and defined the fit
concession time.
With time and resource limitation, the study concentrated on clearing the targets
that proposed. It helps investors have general view toward financial situation in
future when they decided to invest BOT projects. In addition, it also purposed to
improve effective investment for BOT projects in Vietnam.

Luận văn Thạc Só

Abstract


MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ ........................................................................................... TRANG
CHƯƠNG 1 ...................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................... 1
1.1. Giới thiệu ..................................................................................................1
1.2. Cơ sở hình thành đề tài ..............................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3
CHƯƠNG 2 ...................................................................... 4
TỔNG QUAN................................................................... 4
2.1 Các định nghóa ...........................................................................................4
2.2 Khái niệm về lợi ích, chi phí và một số chỉ tiêu để đánh giá dự án..........4
2.3 Đặc điểm của dự án BOT ..........................................................................9
2.4 Các giai đoạn hình thành và phát triển dự án BOT.................................10
2.5 Tổng quan các dự án BOT ở Việt Nam ...................................................10
2.6 Thực trạng đầu tư BOT vào cơ sở hạ tầng giao thông tại các tỉnh phía

Nam .................................................................................................12
2.7 Các chính sách ưu đãi đối với dự án BOT ...............................................14
2.8 Khảo lược các vấn đề đã nghiên cứu ......................................................15
CHƯƠNG 3 .....................................................................19
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................19
3.1 Phân tích dự án có kể đến rủi ro..............................................................19
3.1.1

Định nghóa về chắc chắn, rủi ro và bất định ...................................19

3.1.2

Nguồn gốc và nguyên nhân của rủi ro ............................................21

3.1.3

Các kỹ thuật phân tích dự án có kể đến rủi ro và bất định.............23

Luận văn Thạc Só

Mục lục


3.2 Quy trình thực hiện hợp đồng dự án BOT ...............................................26
3.2.1

Giai đọan nghiên cứu khả thi và đấu thầu ......................................27

3.2.2


Giai đọan xây dựng công trình ........................................................28

3.2.3

Giai đọan vận hành dự án ...............................................................28

3.2.4

Giai đọan chuyển giao.....................................................................28

3.3 Các biến số ảnh hưởng đến giai đoạn khai thác ......................................28
3.4 Mô hình xác định giai đoạn nhượng quyền khai thác..............................30
3.5 Phân tích mô phỏng các yếu tố rủi ro trong mô hình khai thác ...............33
3.6 Mô hình xác định giai đoạn nhượng quyền khai thác có yếu tố rủi ro....35
CHƯƠNG 4 .....................................................................40
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................40
4.1 Giới thiệu .................................................................................................40
4.2 Các giai đoạn nghiên cứu ........................................................................40
4.3 Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................41
4.4 Quá trình thu thập dữ liệu ........................................................................42
4.5 Thu thập và phân loại các thông tin tài liệu dự án ..................................43
4.6 Nguồn cung cấp thông tin ........................................................................43
4.6.1

Thông tin thứ cấp.............................................................................44

4.6.2

Thông tin sơ cấp ..............................................................................45


4.7 Phương pháp phân tích tài chính dự án có xét đến rủi ro ........................45
4.7.1

Phân tích độ nhạy ............................................................................46

4.7.2

Phân tích tình huống ........................................................................46

4.7.3

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong phân tích rủi ro cho
dự án........................................................................................47

4.7.3.1 Mô phỏng và mô phỏng Monte Carlo.........................................47
4.7.3.2 Phân tích rủi ro bằng ứng dụng mô phỏng Monte Carlo.............52

Luận văn Thạc Só

Mục lục


CHƯƠNG 5 .....................................................................59
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................59
5.1 Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 – Tỉnh Bình Dương (dự án I)........59
5.1.1

Giới thiệu dự án ...............................................................................59

5.1.2


Chức năng của đoạn tuyến nghiên cứu trong hệ thống giao thông
khu vực ....................................................................................59

5.1.3

Kinh tế – tài chính dự án .................................................................60

5.1.4

p dụng mô hình vào phân tích dữ liệu ..........................................62

5.1.4.1 Các số liệu đầu vào .....................................................................62
5.1.4.2 Kết quả phân tích ........................................................................70
5.2 Dự án đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn (Tỉnh Bình Dương).............74
5.2.1

Giới thiệu dự án ...............................................................................74

5.2.2

Kinh tế – tài chính dự án .................................................................75

5.2.3

p dụng mô hình vào phân tích dữ liệu ..........................................77

5.2.3.1 Các số liệu đầu vào .....................................................................75
5.2.3.2 Kết quả phân tích ........................................................................82
5.3 Dự án cải tạo nâng cấp cụm tuyến đường ĐT743 (Tỉnh Bình Dương).....90

5.3.1

Giới thiệu dự án ...............................................................................90

5.3.2

Kinh tế – tài chính dự án .................................................................90

5.3.3

p dụng mô hình vào phân tích dữ liệu ..........................................92

5.3.3.1 Các số liệu đầu vào .....................................................................92
5.3.3.2 Kết quả phân tích ........................................................................97
CHƯƠNG 6 ...................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................102
6.1 Giới thiệu chung.....................................................................................102
6.2 Kết quả thu được ....................................................................................102

Luận văn Thạc Só

Mục lục


6.3 Những trở ngại trong việc thực hiện đề tài............................................104
6.4 Kiến nghị hướng phát triển đề tài ..........................................................104
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................106
Phụ lục A: kết quả tính toán và mô phỏng dự án Quốc lộ 13........................107
Phụ lục B: kết quả tính toán và mô phỏng dự án Mỹ Phước –
Tân Vạn .................................................................................................124

Phụ lục C: kết quả tính toán và mô phỏng dự án ĐT 743..............................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................143
TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG......................145

Luận văn Thạc Só

Mục lục


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Khu vực rủi ro chính của dự án BOT.................................................17

Hình 3.1 Các lọai rủi ro trong kinh doanh........................................................20
Hình 3.2 Thủ tục ra quyết định ở một công ty .................................................21
Hình 3.3 Các bên tham gia chủ yếu trong hợp đồng BOT...............................27
Hình 3.4 Mô hình nhượng quyền khai thác dự án BOT ...................................31
Hình 3.5 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần và giai đoạn nhượng quyền
khai thác trong mô hình nhượng quyền khai thác của Shen et al (2002) 33
Hình 3.6 Giai đoạn nhượng quyền khai thác có yếu tố rủi ro của dự án
BOT ..................................................................................................................36
Hình 3.7 Giai đoạn nhượng quyền khai thác khác nhau khi cấp độ rủi ro
khác nhau được xét đến ...........................................................................37
Hình 3.8 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần với quan điểm khác nhau bởi
Chính phủ và nhà đầu tư (βP < βG) ...........................................................38
Hình 3.9 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần với quan điểm khác nhau bởi
Chính phủ và nhà đầu tư (βP > βG) ...........................................................39

Hình 4.1 Sơ đồ nghiên cứu ...............................................................................42
Hình 4.2 Nguồn cung cấp thông tin..................................................................44
Hình 4.3 Quá trình phân tích độ nhạy ..............................................................46

Hình 4.4 Minh họa về chắc chắn, rủi ro, bất định............................................48
Hình 4.5 Quá trình mô phỏng Monte Carlo......................................................50
Hình 4.6 Quá trình phân tích rủi ro ..................................................................52
Hình 4.7 Các loại phân phối xác suất đối xứng ...............................................56

Luận văn Thạc Só

Danh sách các hình vẽ


Hình 4.8 Các loại phân phối xác suất bậc thang..............................................57

Hình 5.1 Phân phối xác suất vốn đầu tư (giá trị thay đổi ±15%) .....................63
Hình 5.2 Phân phối xác suất thời gian xây dựng công trình ............................63
Hình 5.3 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2000-2005 .................65
Hình 5.4 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2006-2010 .................65
Hình 5.5 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2011-2015 .................66
Hình 5.6 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2016-2025 .................66
Hình 5.7 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2026-2035 .................67
Hình 5.8 Phân phối xác suất chi phí duy tu hàng năm .....................................67
Hình 5.9 Phân phối xác suất chi phí trung tu định kỳ 5 năm ...........................68
Hình 5.10 Phân phối xác suất chi phí đại tu sau 15 năm .................................68
Hình 5.11 Phân phối xác suất chi phí tiêu thụ điện chiếu sáng hàng năm ......69
Hình 5.12 Phân phối xác suất tỷ suất chiết khấu hàng năm ............................70
Hình 5.13 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần và giai đoạn nhượng quyền
khai thác khi β = 0....................................................................................74
Hình 5.14 Phân phối xác suất vốn đầu tư (giá trị thay đổi ±15%) ...................79
Hình 5.15 Phân phối xác suất thời gian xây dựng công trình ..........................79
Hình 5.16 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2011-2015 ...............80
Hình 5.17 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2016-2030 ...............80

Hình 5.18 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2031-2046 ...............81
Hình 5.19 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2047-2056 ...............81
Hình 5.20 Phân phối xác suất chi phí duy tu hàng năm ...................................82
Hình 5.21 Phân phối xác suất chi phí tiểu tu định kỳ 5 năm............................82
Hình 5.22 Phân phối xác suất chi phí trung tu định kỳ 10 năm........................83
Hình 5.23 Phân phối xác suất chi phí đại tu sau 15 năm .................................83

Luận văn Thạc Só

Danh sách các hình vẽ


Hình 5.24 Phân phối xác suất tỷ suất chiết khấu hàng năm ............................84
Hình 5.25 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần và giai đoạn nhượng quyền
khai thác khi β = 0.674.............................................................................89
Hình 5.26 Phân phối xác suất vốn đầu tư (giá trị thay đổi ±15%) ...................93
Hình 5.27 Phân phối xác suất thời gian xây dựng công trình ..........................94
Hình 5.28 Phân phối xác suất hệ số tăng trưởng từ năm 2000-2024 ...............94
Hình 5.29 Phân phối xác suất chi phí duy tu hàng năm ...................................95
Hình 5.30 Phân phối xác suất chi phí trung tu định kỳ 5 năm .........................95
Hình 5.31 Phân phối xác suất chi phí đại tu sau 15 năm .................................96
Hình 5.32 Phân phối xác suất tỷ suất chiết khấu hàng năm ............................97
Hình 5.33 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần và giai đoạn nhượng quyền
khai thác khi β = 0..................................................................................101

Hình 6.1 Mô tả sơ lược giá trị hiện tại thuần và giai đoạn nhượng quyền
khai thác khi β bất kì ................................................................................ 103

Luận văn Thạc Só


Danh sách các hình vẽ


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1 Giá trị trung bình NPV ......................................................................70
Bảng 5.2 Giá trị NPV trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất sau khi mô phỏng ........71
Bảng 5.3 Giá trị ước lượng NPV ......................................................................71
Bảng 5.4 Giá trị trung bình NPV ......................................................................84
Bảng 5.5 Giá trị NPV trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất sau khi mô phỏng .........85
Bảng 5.6 Giá trị ước lượng NPV ......................................................................86
Bảng 5.7 Giá trị trung bình NPV ......................................................................97
Bảng 5.8 Giá trị NPV trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất sau khi mô phỏng ........97
Bảng 5.9 Giá trị ước lượng NPV ......................................................................98

Luận văn Thạc Só

Danh sách các bảng biểu


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. AHP (Analytical Hierarchy Process)
: quy trình phân tích hệ
thống cấp bậc.
2. BOT (Build – Operate – Transfer)
: xây dựng – vận hành –
chuyển giao.
3. BTO (Build – Transfer – Operate)
: xây dựng - chuyển giao –
vận hành.
4. BT (Build – Transfer )

: xây dựng - chuyển giao.
5. B/C (Benefit/Cost)
: tỉ số lợi ích/chi phí.
6. BQLDA TNXP
: ban quản lý dự án Thanh
Niên Xung Phong.
7. BECAMEX
: công ty thương mại đầu tư
và phát triển.
8. BQLDA Mỹ Thuận
: ban quản lý dự án Mỹ
Thuận.
9. CF (Cash Flows)
: dòng tiền tệ.
10. EMV (Expected Moneytary Value)
: giá trị tiền tệ kỳ vọng.
11. FW (Future Worth)
: giá trị tương đương của
đồng tiền ở thời điểm tương lai.
12. IRR (Internal Rate of Return)
: suất thu lợi nội tại.
13. JICA (Japan International Cooperation Agency) : văn phòng hợp tác quốc tế
Nhật Bản.
14. MARR
: tỷ suất tối thiểu có thể
chấp nhận để bỏ vốn đầu tư.
15. NPV (Net Present Value)
: giá trị ròng hiện tại.
16. PW (Present Worth)
: giá trị tương đương của

đồng tiền ở thời điểm hiện tại.
17. Tp.HCM
: thành phố Hồ Chí Minh.
18. TANIMEX
: công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình.
19. UBND
: ủy ban nhân dân.
20. UNIDO (United Nations Industrial Organization): tổ chức phát triển công
nghiệp Liên Hiệp Quốc.

Luận văn Thạc Só

Giải thích từ ngữ viết tắt


-1-

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Ngành công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành,
kiến thiết và phát triển cơ sở hạ tầng của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Không có các công trình xây dựng dân dụng, hệ thống hạ tầng giao thông
thì không thể tồn tại xã hội hiện đại như bây giờ.
Trong những năm qua, với chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý của Đảng
và Nhà nước đã đưa nước ta vào hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển
kinh tế cao. Nền kinh tế phát triển nhanh đã tác động đến các thành phần
khác của xã hội cùng phát triển. Trong đó cơ sở hạ tầng được xem là một
trong những yếu tố chủ lực hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đó. Mặc dù

Chính phủ đã có nhiều nổ lực để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng kết quả
chưa thật sự hài lòng. Mức độ kẹt xe gia tăng, tốc độ di chuyển không cao,
vận chuyển hành khách và hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế. Có thể cùng một lúc Chính phủ phải giải quyết nhiều vấn đề của kinh tế
nảy sinh trong một ngân sách hạn hẹp. Chính vì vậy việc đầu tư vào các dự
án theo phương thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (gọi tắt là dự án
BOT) được xem là một giải pháp tốt nhất mà các nước trong trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng đang được tích cực áp dụng.
Các dự án BOT được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua đã giải
quyết một phần nhu cầu cơ sở hạ tầng cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Theo phương thức đầu tư BOT, các nhà đầu tư có
trách nhiệm cung cấp tài chính, xây dựng và vận hành trang thiết bị (vận

Luận văn Thạc Só

Chương 1: Giới thiệu


-2-

hành dự án). Từ đó các nhà đầu tư được quyền thu lợi nhuận từ việc vận
hành dự án này trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Sau khi thời
gian vận hành dự án kết thúc, dự án được chuyển giao không tính chi phí
cho Chính phủ. Ưu điểm nổi bật của dự án BOT là Chính phủ không cần sử
dụng ngân sách để xây dựng nhưng vẫn có thể cung cấp lợi ích công cộng
cho nhân dân đồng thời làm hài lòng các nhà đầu tư.
1.2 Cơ sở hình thành đề tài
Cơ sở hình thành đề tài xuất phát từ các yêu cầu, kết quả thực tế trong quá
trình thực hiện đầu tư dự án BOT:
− Đối với nhà đầu tư:

+ Hình thức đầu tư vào dự án BOT đối với các doanh nghiệp Việt
Nam còn mới mẻ. Do đó, việc xác định thời gian khai thác chưa
hợp lý để làm hài lòng lợi ích của nhà đầu tư lẫn Chính phủ.
+ Các dự án BOT ở nước ta thực hiện trong thời gian qua chưa phải là
các dự án chắc chắn thành công. Điều này làm các nhà đầu tư thận
trọng và đôi lúc không muốn đầu tư.
+ Dự án BOT không những đòi hỏi một số lượng lớn về vốn đầu tư
mà còn kéo dài thời gian, do đó có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu
suất của việc thực hiện dự án trong giai đọan khai thác.
− Đối với Chính phủ:
+ Các dự án BOT đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho đất nước.
Tuy nhiên đa số các dự án BOT trong giai đọan khai thác chưa phân
ranh rõ giới hạn giữa lợi ích, quyền lực và trách nhiệm giữa Chính
phủ và nhà đầu tư.
+ Cơ chế và khung pháp lý về đầu tư dự án BOT chưa hoàn thiện đã
hạn chế những mặt tích cực của loại hình đầu tư này.

Luận văn Thạc Só

Chương 1: Giới thiệu


-3-

Để có những đánh giá chính xác hơn về thời gian khai thác dự án BOT, đề
tài này đề xuất một phương pháp xác định giai đoạn nhượng quyền khai
thác nhằm bảo vệ lợi ích cho cả hai bên, Chính phủ và nhà đầu tư.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những cơ sở hình thành đề tài được nêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung
giải quyết ba vấn đề sau:

− Xác định mô hình giai đọan chuyển nhượng quyền khai thác dự án
BOT.
− Mô phỏng phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến mô hình nhượng
quyền khai thác.
− Xác định giai đoạn nhượng quyền khai thác dự án BOT có xét đến
yếu tố rủi ro.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi:
− Các dự án BOT đầu tư hạ tầng về đường giao thông.
− Các dự án BOT đã và đang triển khai tại các tỉnh phía Nam.
Tuy đề tài chỉ nghiên cứu đến các dự án BOT về đường giao thông tại các
tỉnh phía Nam, nhưng mô hình chuyển nhượng quyền khai thác có thể mở
rộng áp dụng cho các đề tài nghiên cứu các dự án BOT về cầu, cảng, sân
bay, nhà máy điện v.v.

Luận văn Thạc Só

Chương 1: Giới thiệu


-4-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Các định nghóa
− Dự án: là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với
nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện
ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách.
− Dự án BOT: là dự án được đầu tư theo hình thức nhà đầu tư tự bỏ vốn
xây dựng công trình (B), sau đó vận hành thu phí (O) và chuyển giao

không tính chi phí cho Chính phủ (T).
2.2 Khái niệm về lợi ích, chi phí và một số chỉ tiêu để đánh giá dự án [1]
− Lợi ích: là những thuận lợi, biểu hiện bằng “đồng” tạo ra cho “người
chủ”. Mặt khác, khi dự án được xem xét bao gồm cả bất lợi cho người
chủ thì được gọi là phi lợi ích.
− Chi phí: là những khoản chi dự tính trườc cho xây dựng, vận hành, bảo trì
.v.v. trừ đi một giá trị còn lại nào đó.
− PW: (Present – Worth) là phương pháp được dùng để đánh giá các
phương án lựa chọn được dùng rất phổ biến, vì các chi trả thu nhận xảy
ra trong tương lai đều được chuyển thành giá trị tương đương của đồng
tiền ở thời điểm hiện tại.
− FW: (Future – Worth): việc chi trả hoặc thu nhận xảy ra được đưa về
một thời điểm xác định tương lai.
− Như ta đã biết, có các nhóm phương pháp để đánh giá tài chính dự án
đầu tư như sau:
• Nhóm các phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm (Discounted cash
flow methods)

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


-5-

• Nhóm các phương pháp đơn giản.
a) Nhóm các phương pháp dòng tiền tệ chiết giảm còn được gọi là nhóm
phương pháp động, vì chúng xem xét toàn bộ thời gian hoạt dộng của
dự án và yếu tố thời gian thông qua việc chiết suất các khoản thu và
các khoản chi trong tương lai được đưa về giá trị hiện tại. Trong nhóm

này tiêu biểu có các phương pháp sau:
Phương pháp giá trị ròng hiện tại NPV (Net present value) là hiệu số
giữa giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết suất @ nào đó của
dòng ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với
hiện giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án.
Không có một suất chiết suất nào – tỉ như lãi suất tiền gửi ngân hàng
hay một lọai lãi suất thị trường nào đó chẳng hạn, có thể “dùng
chung” cho tất cả các doanh nghiệp hoặc cho mọi dự án của một
doanh nghiệp được nữa.
Suất chiết khấu dùng để đánh giá một dự án lệ thuộc vào rất nhiều
yếu tố mang sắc thái khác nhau:
• Từ phía đầu tư.
• Chủng loại dự án.
• Những thước đo tiêu biểu của ngành nghề.
• Suất chiết khấu chung của thị trường.
• Cấu trúc nguồn vốn đầu tư.
• Rủi ro thị trường hay tính mạo hiểm mà dự án phải chấp nhận
đánh đổi.
Vấn đề chiết khấu là vấn đề rất phức tạp nhưng đầy thú vị, hấp dẫn
nhiều nhà khoa học và gây không ít khó khăn cho các nhà thẩm định.
Tổng quát về chỉ tiêu NPV:

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


-6-

+ “Giá trị ròng hiện tại” NPV < 0: không đầu tư.

+ “Giá trị ròng hiện tại” NPV = 0: có thể đầu tư.
+ “Giá trị ròng hiện tại” NPV > 0: đầu tư tốt.
Cách khác, NPV được định nghóa như là hiệu số giá trị hiện tại của
các luồng tiền tệ thu và chi trong tương lai. Theo tiêu chuẩn này:
+ NPV ≥ 0: dự án có hiệu quả.
+ NPV < 0: dự án không có hiệu quả.
Khi lựa chọn trong số nhiều dự án, dự án nào có NPV dương lớn nhất
sẽ được chọn.
Ưu điểm của NPV là tính trên dòng tiền tệ (CF: cash flows) và xét giá
trị thời gian của tiền tệ, có xét đến qui mô dự án và thoả mãn yêu cầu
tối đa hoá lợi nhuận, phù hợp quan điểm nguồn của cải ròng được tạo
ra là lớn nhất.
Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chuẩn NPV cần phải xác định suất chiết
khấu, tức chi phí sử dụng vốn mà đó lại là vấn đề rất khó khăn như đã
nêu trên. Điều đó có thể càng dễ dẫn đến sự khó nhận thức của các
nhà đầu tư.
Một nhược điểm khác của NPV là khi sử dụng để so sánh lựa chọn dự
án ưu tiên: tỉ như một dự án có NPV lớn nhưng tỉ lệ NPV so với vốn
đầu tư thì thấp hơn một dự án có NPV thấp nhưng đạt một tỉ lệ so với
vốn đầu tư cao hơn.
Vì vậy, sự kết hợp các chỉ tiêu khác vẫn là điều cần thiết khi tiến
hành thẫm định các dự án.
Phương pháp suất thu lợi nội tại IRR (Internal rate of return): còn gọi
là tỉ suất hoàn vốn nội tại hay nội suất hoàn vốn, là tỉ suất chiết khấu
mà tại đó hiện giá ròng bằng 0 (NPV = 0), tức giá trị hiện tại của dòng

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan



-7-

thu nhập tính theo tỉ suất chiết khấu đó cân bằng với hiện giá của vốn
đầu tư. Hay nói cách khác, nó chính là tỉ suất sinh lợi tối thiểu của dự
án. Nghóa là khi NPV = 0 thì dự án cũng đã tạo ra được một tỉ lệ lợi
nhuận ít nhất bằng IRR.
IRR dùng để thẩm định dự án có đáng giá hay không. Nếu IRR của dự
án lớn hơn suất sinh lời kỳ vọng (suất sinh lời mong muốn) hoặc là lớn
hơn tỉ suất lãi vay hoặc suất chiết khấu thị trường thì dự án được đánh
giá là có hiệu quả và chấp nhận thực hiện.
Việc ra quyết định được thực hiện trên cơ sở so sánh IRR của dự án
với “suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được” MARR (là tỉ lệ lãi tối thiểu
có thể chấp nhận để bỏ vốn đầu tư).
Vậy dự án được xem xét sẽ được xem là có hiệu quả nếu IRR ≥
MARR.
Hiện nay trên thế giới đã có các phần mềm máy tính chạy trên máy vi
tính thuận tiện cho việc tính toán các chỉ số tài chính NPV, IRR, .v.v.
một cách nhanh chóng như QUATRO, EXCEL, .v.v. hay được cài đặt
sẵn trong các máy tính cầm tay.
IRR là một trong các chỉ tiêu dùng để thẩm định dự án, tuy nhiên nó
là chỉ tiêu kết hợp, bổ trợ cho chỉ tiêu NPV. Mặt khác, chỉ tiêu IRR
trong một số trường hợp không thể giải thích được tính hiệu quả của
dự án nhất khi phải so sánh để lựa chọn các dự án hoặc khi đưa lạm
phát vào các dòng tiền tệ.
Phương pháp tỉ số lợi ích – chi phí (Benefit/Cost – B/C)
Một dự án được chọn là dự án mang lại lợi nhuận tuyệt đối – tức khối
lượng của cải ròng lớn nhất (NPV lớn nhất). Tuy nhiên, nguồn lực nói
chung theo quy luật, ngày mỗi khan hiếm, vì vậy cần xem xét dự án


Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


-8-

tạo ra lợi nhuận lớn nhất ấy đã phải sử dụng mức vốn đầu tư là bao
nhiêu. Hiệu quả mà dự án mang lại có thật thoả đáng hay không khi
so sánh với cùng mức vốn như vậy nếu được đầu tư vào một dự án
khác?
Để giải quyết các câu hỏi trên, người ta thường dùng chỉ tiêu so sánh
tương đối: tỉ số lợi ích/chi phí (Benefit/Cost – B/C)
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các dự án phục vụ
công cộng hay các cơ quan thẩm định dự án. Một dự án được xem là
đáng giá khi các lợi ích của dự án bị chiết giảm bởi các phi lợi ích vẫn
lớn hơn các chi phí.
Tỷ số lợi ích chi phí của một dự án được xác định như tỷ số của giá trị
tương đương lợi ích trên giá trị tương đương chi phí của dự án. Có hai
cách biểu hiện tỷ số này:
+ Tỷ số B/C thường: B/C = PW (lợi ích đối với người sử dụng)/PW
(chi phí đối với người cung cấp) = PW (B) / PW (CR + 0 + M).
+ Tỷ số B/C sửa đổi: B/C = PW [B – (O+M)] /PW (CR).
Trong đó :
PW: giá trị tương đương hiện tại.
B: giá trị đều hàng năm của lợi ích đối với người sử dụng.
CR: chi phí đều hàng năm tương đương để hoàn lại vốn đầu tư
ban đầu.
O: chi phí vận hành đều hàng năm.
M: chi phí bảo trì hàng năm.

Với các dự án độc lập riêng rẽ: dự án được xem là đáng giá về mặt
kinh tế khi tỷ số B/C ≥ 1, tức là NPV > 0.
b) Nhóm các phương pháp đơn giản: còn gọi là nhóm các phương pháp

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


-9-

tónh vì chúng không xem xét toàn bộ thời gian của dự án mà chỉ dựa
vào một giai đoạn đặc trưng (thường là số năm) hoặc một số giai đoạn
tốt nhất. Tất cả các khoản thu và chi được lấy theo giá trị danh nghóa
chưa được chiết khấu đúng như chúng biểu hiện tại một thời điểm đã
định trong thời gian hoạt động của dự án.
Một số phương pháp tiêu biểu như:
+ Phương pháp thời gian bù vốn hay còn gọi là kỳ hoàn vốn là thời
gian cần thiết để giá trị của dòng tiền thu nhập hàng năm vừa đủ
bù đắp cho giá trị của dòng tiền tệ chi ra đầu tư.
Kỳ hoàn vốn là một chỉ tiêu rất phổ biến, người ta đã sử dụng nó
để thẩm định các dự án trong nhiều thập niên trước đây khi dùng
hiện giá thuần của tiền tệ. Kỳ hoàn vốn cho thấy thời gian cần
thiết để thu hồi được vốn – điều mà đa số các nhà đầu tư thường
quan tâm và dễ dàng nhìn thấy. Trong thực tế, thời gian thu hồi
vốn của một dự án càng ngắn càng tốt để tránh được những biến
động, rủi ro bất định. Tuy nhiên chính điều này, đến lựơt nó lại
làm cho việc đánh giá lựa chọn dự án trở nên thiếu chính xác
nếu không kết hợp chỉ tiêu kỳ hoàn vốn với các chỉ tiêu khác
như NPV và IRR đã nêu trên.

Một nhược điểm khác của chỉ tiêu kỳ hoàn vốn được đề cập trên
đây là không tính đến giá trị theo thời gian của dòng tiền tệ.
+ Hệ số hoàn vốn giản đơn .v.v.
2.3 Đặc điểm của dự án BOT
Đặc điểm của dự án BOT cũng bao hàm những đặc điểm của dự án đầu tư
bình thường khác. Tuy nhiên nó có những đặc điểm riêng như sau:
− Nhà đầu tư (nhà tài trợ dự án) có trách nhiệm cung cấp tài chính, tổ chức

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


- 10 -

xây dựng và vận hành trang thiết bị (vận hành dự án).
− Nhà đầu tư được quyền thu lợi từ dự án thông qua việc thu phí trong một
khoảng thời gian thỏa thuận trước.
− Sau thời gian vận hành, dự án được chuyển giao không tính chi phí cho
Chính phủ.
− Chính phủ không cần chi tiêu ngân sách nhưng vẫn có thể cung cấp lợi
ích công cộng cho nhân dân.
2.4 Các giai đoạn hình thành và phát triển dự án BOT
Dự án BOT được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:
− Giai đoạn báo cáo dự án đầu tư.
− Giai đoạn thỏa thuận hợp đồng dự án.
− Giai đoạn xây dựng công trình.
− Giai đoạn vận hành dự án.
− Giai đoạn chuyển giao dự án.
2.5 Tổng quan các dự án BOT ở Việt Nam

Đến nay, mới có một số dự án đầu tư trong nước triển khai vào ngành nước,
xây dựng giao thông, thủy điện. Qua một số dự án đã thực hiện cho thấy
tính thương mại cao khi vận hành đều thành công; một số dự án đạt kết quả
cao hơn dự kiến như: dự án đường Trường Sơn (Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí
Minh), cầu đường Cỏ May trên quốc lộ 51 (Vũng Tàu – Biên Hòa). Các dự
án đang thực hiện như: đường An Sương – An Lạc, cầu đường Bình Triệu 2
.v.v. Sắp đến có các dự án theo hình thức BOT sẽ hình thành và đi vào họat
động như: dự án cầu Phú Mỹ, đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương,
đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây .v.v.
Từ sự xác định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia dự án
BOT và những thành công tồn tại qua một số dự án đã và đang triễn khai

Luận văn Thạc Só

Chương 2 : Tổng quan


×