Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông hồ trên địa bàn TP Hà Nội theo mô hình chỉ số chất lượng nước Water quality index WQI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------

DƯƠNG ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CÁC SƠNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI
THEO MƠ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
(WATER QUALITY INDEX - WQI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------

DƯƠNG ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CÁC SƠNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI
THEO MƠ HÌNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
(WATER QUALITY INDEX - WQI)
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Lê Trình



HÀ NỘI, 2009


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành được bản luận văn này trước tiên tơi xin chân thành
cám ơn PGS.TS. Lê Trình, Viện Mơi trường và Phát triển Bền vững đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Tơi xin chân
thành cám ơn tồn thể các Thầy Cô giáo thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tơi nhiều
kiến thức bổ ích trong suốt 2 năm học qua.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 26/4/2009


Viện KH&CNMT

i

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
BOD
CCN
CCME
CLN
COD

CTV
DO
EC
EU
GS
JBIC
KCN
KHCN
KS
KT – XH
MPN
NSF
SS
TDS
ThS
TC
TCCP
TCVN
TP
UBND
US EPA
WB
WQI

Ngân hàng phát triển Á Châu
Nhu cầu oxy sinh hóa
Cụm cơng nghiệp
Bộ Mơi trường Canada
Chất lượng nước
Nhu cầu oxy hóa học

Cộng tác viên
Oxy hịa tan
Độ dẫn điện
Cộng đồng châu âu
Giáo sư
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
Khu công nghiệp
Khoa học và Công nghệ
Kỹ sư
Kinh tế – Xã hội
Số sác xuất cao nhất
Quỹ Vệ sinh Quốc gia
Chất rắn lơ lửng
Tổng chất rắn tan
Thạc sỹ
Tổng Coliform
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
Ngân hàng Thế giới
Chỉ số chất lượng nước

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

ii


Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................................. 6
3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 6
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN.................................................... 7
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ............................................. 7
5.1. Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu liên quan tới chất lượng nước
các sông hồ trên địa bàn TP. Hà Nội ........................................................... 8
5.2. Thu thập, tổng quan các tài liệu quốc tế và Việt Nam về phương
pháp Chỉ số Chất lượng nước (WQI) trong đánh giá chất lượng nước mặt
và phương pháp phân loại chất lượng nước mặt theo WQI ........................ 8
5.3. Triển khai khảo sát thực địa, thu mẫu, phân tích bổ sung các thơng
số chất lượng nước đặc trưng ....................................................................... 9
5.4. Đo đạc diễn biến chất lượng nước theo chiều dài các dịng sơng,
kênh chính .................................................................................................... 9
5.5. Nghiên cứu cơ sở khoa học phân vùng chất lượng nước mặt ở TP.
Hà Nội......................................................................................................... 10
5.6. Phân vùng và xây dựng các bản đồ phân vùng chất lượng nước TP.
Hà Nội......................................................................................................... 11

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT


iii

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

CHƯƠNG 1 - ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SƠNG, HỒ CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÁC SÔNG, HỒ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TP HÀ NỘI ....................................................................................................... 12
1.1.1. Đặc điểm thủy văn sông Hồng ......................................................... 14
1.1.2. Đặc điểm thủy văn sông Nhuệ ......................................................... 15
1.1.3. Đặc điểm thủy văn sông Cầu ............................................................ 16
1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông Công ......................................................... 16
1.1.5. Đặc điểm thủy văn sông Cà Lồ ........................................................ 16
1.1.6. Đặc điểm thủy văn các sông nhỏ trong nội thành TP. Hà Nội ......... 16
1.1.7. Đặc điểm thủy văn các hồ lớn trên địa bàn TP. Hà Nội .................. 18
1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT
LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ................... 19
1.2.1. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư ............................. 20
1.2.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP.
Hà Nội .............................................................................................. 20
1.2.1.2. Dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh
hoạt ................................................................................................... 26
1.2.2. Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ........................... 27
1.2.2.1. Hiện trạng phát sinh nước thải công nghiệp ..................... 27
1.2.2.2. Dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải công
nghiệp ............................................................................................... 32
1.2.3. Nước thải từ các làng nghề ............................................................... 35
1.2.4. Nước thải từ các hoạt động sản xuất nơng nghiệp ........................... 37


Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

iv

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
CÁC SƠNG, HỒ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
2.1. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG HỒ GIAI
ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2008 .............................................................................. 39
2.1.1. Đặc điểm chất lượng nước hồ Hà Nội giai đoạn trước năm 2008 ... 39
2.1.2. Chất lượng nước các sông nội thành của TP. Hà Nội năm 2006 –
2007 ............................................................................................................ 40
2.1.3. Chất lượng nước sông Nhuệ năm 2006, 2007 .................................. 44
2.1.4. Chất lượng nước sông Hồng các năm trước 2008............................ 47
1.1.5. Các sông khác ................................................................................... 48
2.2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SƠNG HỒ
CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI MÙA MƯA NĂM 2008 ..................... 49
2.2.1. Đặc điểm chất lượng nước hồ và sông nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội
(cũ) mùa mưa 2008 .................................................................................... 49
2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước các sông lớn trên địa bàn Hà Nội (cũ)
vào mùa mưa (tháng 7 năm 2008) trên địa bàn TP Hà Nội (cũ) ............... 56
2.2.3. Diến biến chất lượng nước sông hồ lớn theo chiều dài năm 2008 ... 65

CHƯƠNG 3 - PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CÁC SÔNG, HỒ CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI

3.1. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
(WQI) ĐẶC THÙ CHO TP HÀ NỘI ................................................................ 73
3.1.1. Tổng quan về các phương pháp tính WQI ....................................... 73

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

v

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

3.1.1.1. Mơ hình cơ bản của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSFWQI) ................................................................................................. 73
3.1.1.2. Chỉ số chất lượng nước của Canada .................................. 75
3.1.1.3. Mơ hình của Bhargava (Bhargava-WQI) ........................... 79
3.1.1.4. Chỉ số chất lượng nước của Malaysia ................................ 81
3.1.2. Xác định phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI) đặc thù
cho TP Hà Nội ............................................................................................ 83
3.2. KẾT QUẢ TÍNH TỐN WQI CHO CÁC SƠNG HỒ CHÍNH TRÊN
ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ...................................................................................... 88
3.3. PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG HỒ CHÍNH TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI ..................................................................................... 97
3.3.1. Phương pháp phân loại và phân vùng chất lượng nước dựa vào
HN-WQI ..................................................................................................... 97
3.3.2. Kết quả phân vùng chất lượng nước dựa vào HN-WQI .................. 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 103
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 107

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

vi

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm các hồ lớn trên địa bàn TP. Hà Nội .................................. 18
Bảng 1.2: Dự báo lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong năm 2007
theo từng quận, huyện của TP Hà Nội ............................................................... 20
Bảng 1.3: Tải lượng ơ nhiễm trung bình trên đầu người ................................... 21
Bảng 1.4: Ước tính tải lượng và nồng độ trung bình một số chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt tại khu vực bờ phải sông Hồng........................................... 22
Bảng 1.5: Diễn biến phát triển dân số Thành phố Hà Nội từ 2004 – 2007 ....... 26
Bảng 1.6: Ước tính lưu lượng nước thải công nghiệp tại khu vực bờ phải sông
Hồng ................................................................................................................... 28
Bảng 1.7: Ước tính lượng nước thải cơng nghiệp trong khu vực bờ trái sông
Hồng, sông Đuống ............................................................................................. 29
Bảng 1.8: Ước tính lượng nước thải cơng nghiệp trong khu vực bờ phải sông
Đuống ................................................................................................................. 31
Bảng 1.9: Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công
nghiệp tại khu vực bờ phải sông Hồng .............................................................. 32
Bảng 1.10: Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công
nghiệp tại khu vực bờ trái sông Hồng - sông Đuống ......................................... 33

Bảng 1.11: Dự báo thải lượng và tải lượng BOD phát sinh do hoạt động công
nghiệp tại khu vực bờ phải sông Đuống ............................................................ 34
Bảng 1.12: Danh sách các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội .......................... 35
Bảng 1.13. Phân loại làng nghề theo sản phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội .......... 36
Bảng 1.14: Số lần phun và lượng thuốc đã dùng trên một số loại rau chính ở
ngoại thành TP. Hà Nội ...................................................................................... 38
Bảng 2.1: Giá trị các thông số chất lượng nước tại các sông nội thành Hà Nội
mùa mưa 2006, 2007 .......................................................................................... 40

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

vii

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

Bảng 2.2. Hàm lượng các chất ô nhiễm các sông nội thành Hà Nội mùa khô
năm 2006, 2007 .................................................................................................. 42
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sơng nhỏ, hồ mùa mưa tháng 7
năm 2008 (các chỉ tiêu cảm hữu cơ quan và vi sinh) ......................................... 51
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông nhỏ, hồ mùa mưa tháng 7
năm 2008 (chỉ tiêu chất dinh dưỡng, kim loại, dầu mỡ) .................................... 53
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng một số con sông lớn mùa mưa tháng 7
năm 2008 (các chỉ tiêu cảm quan, ô nhiễm hữu cơ và vi sinh).......................... 57
Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng một số con sông lớn mùa mưa tháng 7
năm 2008 (chỉ tiêu chất dinh dưỡng, kim loại, dầu mỡ) ................................... 61
Bảng 2.7: Tỷ lệ phân bố mức DO trên sông, hồ Hà Nội.................................... 69
Bảng 2.8: Tỉ lệ phân bố (%) các mức giá trị pH trên sông, hồ thuộc địa phận

TP. Hà Nội (tháng 7/2008) ................................................................................. 71
Bảng 2.9: Tỉ lệ phân bố (%) các mức nhiệt độ (0C) trên sông, hồ thuộc địa
phận TP. Hà Nội Hà Nội (tháng 7/2008) ........................................................... 72
Bảng 3.1: Giá trị chỉ số sử dụng trong phương pháp BC ............................. 77
Bảng 3.2: Các thông số chất lượng nước lựa chọn cho các mục đích sử dụng
nước .................................................................................................................... 81
Bảng 3.3: Phân loại chất lượng nước theo WQI của Malaysia .......................... 83
Bảng 3.4: Các thông số lựa chọn trong HN-WQI .............................................. 84
Bảng 3.5: Trọng lượng đóng góp của các thông số trong HN-WQI.................. 86
Bảng 3.6: Phân loại chất lượng nước theo giá trị của HN-WQI ........................ 88
Bảng 3.7: Kết quả phân tích các thơng số lựa chọn vào tháng 7/2008 tại các
sông, hồ trên địa bàn TP. Hà Nội ...................................................................... 89
Bảng 3.8: Giá trị WQI tại các điểm quan trắc chất lượng nước (tháng 7/2008) ...... 93

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

viii

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn Thành phố Hà Nội (cũ)...... 13
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu (tháng 7/2008) ................................... 45
Hình 2.2: Sự biến thiên của DO (mg/L), pH và nhiệt độ trên sơng Hồng theo
hướng xi dịng (7/2008) ..................................................................................... 66
Hình 2.3: Sự biến thiên của DO (mg/L), pH, và nhiệt độ trên sơng Đuống theo
hướng xi dịng (7/2008).................................................................................. 66

Hình 2.4: Sự biến thiên DO (mg/L), pH, và nhiệt độ trên sông Nhuệ theo
hướng xi dịng (7/2008).................................................................................. 67
Hình 2.5: Sự biến thiên DO (mg/L), pH, và nhiệt độ trên sông Cà Lồ theo
hướng xi chiều (7/2008) ................................................................................. 67
Hình 2.6: Sơ đồ phân bố nồng độ DO trên các sông, hồ thuộc địa phận TP. Hà
Nội (tháng 7/2008) ............................................................................................ 68
Hình 2.7: Sơ đồ phân bố giá trị pH trên các sông, hồ thuộc địa phận TP. Hà
Nội đo tháng 7/2008 .......................................................................................... 70
Hình 2.8: Sơ đồ phân bố nhiệt độ nước (0C) trên sông, hồ thuộc địa phận TP.
Hà Nội (tháng 7/2008) ....................................................................................... 72
Hình 3.1: Các đồ thị chuyển đổi giá trị đo của các thông số lựa chọn (xi)
thành chỉ số phụ (qi) trong mơ hình NSF – WQI ............................................... 76
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn TP. Hà
Nội theo chỉ số chất lượng nước ........................................................................ 99

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

1

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

MỞ ĐẦU

MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới, để đánh giá chất
lượng nước (CLN), ô nhiễm nước sông, kênh rạch, ao hồ, nước biển, người ta

thường dựa vào việc phân tích các thơng số (parameter) CLN riêng biệt, rồi so
sánh từng thơng số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ưu điểm là đánh giá được
chất lượng nước theo từng thông số, phương pháp này vẫn cịn một số nhược
điểm, bao gồm:
- Khó phân loại CLN cho một mục đích sử dụng nào đó, chẳng hạn,
TCVN 5942-1995 quy định CLN sơng (loại A - đạt tiêu chuẩn cấp nước
cho sinh hoạt) và cột B (loại B - không đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh
hoạt, chỉ có thể dùng cho các mục đích khác) đối với oxy hoà tan (DO),
chất rắn lơ lửng (SS) và tổng coliform (TC) tương ứng như sau: DO = 6
mg/L và 4 mg/L; SS = 20 mg/L và 80 mg/L; TC = 5000 MPN/100mL và
10.000 MPN/100mL. Tuy nhiên trong thực tế, con sông này (hoặc đoạn
sông này) đạt yêu cầu loại A về DO, nhưng không đạt loại A về SS và
TC, cịn con sơng khác (hoặc đoạn sông khác) đạt yêu cầu loại A về SS,
nhưng không đạt loại A về DO và TC, hoặc cũng có thể đạt loại A về
DO và SS, nhưng TC không đạt cả loại A và B… Mặt khác, đối với một
mục đích sử dụng, mỗi thơng số có tầm quan trọng khác nhau, chẳng
hạn: độ đục và TC rất quan trọng cho mục đích tiếp xúc trực tiếp (tắm,
bơi lội), nhưng lại khơng quan trọng cho mục đích cấp nước cho nông
nghiệp; nhiệt độ, độ mặn, NH4+ không quan trọng lắm với nước bãi tắm
nhưng rất quan trọng với nước nuôi thủy sản v.v…Rõ ràng, trong những

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

2

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008


trường hợp trên, rất khó kết luận CLN của một con sơng (hay đoạn sông)
đạt loại A hay B và CLN đạt yêu cầu cho mục đích này, nhưng lại khơng
đạt u cầu cho mục đích khác. Những điều đó dẫn đến rất khó phân
vùng và phân loại CLN sơng, khó quyết định về khả năng khai thác sông
(hoặc đoạn sông) cho một hoặc một số mục đích sử dụng nào đó…
- Khi đánh giá CLN qua nhiều thông số riêng biệt, sẽ khơng thể nói đến
diễn biến CLN tổng qt của một con sơng (hay đoạn sơng) và do vậy,
khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN sông này
với sông khác, CLN thời gian này với thời gian khác (theo tháng, mùa),
CLN hiện tại so với tương lai… Như vậy, sẽ khó khăn cho cơng tác giám
sát diễn biến CLN, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước
và kiểm sốt ơ nhiễm nước… Mặt khác, khi đánh giá qua các thông số
CLN riêng biệt, chỉ các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn mới hiểu
được và như vậy, khó thơng tin về CLN cho cộng đồng và các cơ quan
quản lý Nhà nước, các nhà lãnh đạo để ra các quyết định phù hợp về bảo
vệ và khai thác nguồn nước….
Để khắc phục những nhược điểm trên, cần phải có một hoặc một hệ
thống chỉ số (*) cho phép lượng hoá được CLN (tức là biểu diễn CLN theo một
0F

thang điểm thống nhất), có khả năng đặc trưng cho tác động tổng hợp của nồng
độ nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước và tầm quan trọng của
mỗi thông số CLN đối với một mục đích sử dụng nào đó. Một trong những
chỉ số đó là Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI).
WQI là một chỉ số được tính tốn từ nhiều thơng số CLN riêng biệt theo
một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán học xác định).

(*)
Chỉ số (index) được định nghĩa là “sự phân cấp hóa theo số học hoặc theo khả năng mô tả lượng lớn các

số liệu, thông tin về mơi trường nhằm đơn giản hóa các thơng tin này để cung cấp cho các cơ quan quản lý
nhà nước và cơng chúng” (L.Canter)

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

3

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

Mơ hình WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm
1965 – 1970[22-24] và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang của Mỹ[25 - 27].
Hiện nay, nhiều mơ hình WQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều
quốc gia Ấn Độ, Canada[28-35], Anh, Đài loan, Úc, Malaixia, Thái Lan,....
WQI được xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi
trường trong giám sát CLN, quản lý nguồn nước, đánh giá hiệu quả bảo vệ mơi
trường, kiểm sốt ơ nhiễm nước, cung cấp thông tin ô nhiễm nước cho cộng
đồng và các nhà hoạch định chính sách.... Với WQI, dễ áp dụng tin học để quản
lý CLN và bản đồ hóa CLN (chẳng hạn, màu hóa CLN theo các thang điểm xác
định).
WQI cùng với Chỉ số chất lượng khơng khí (AQI), Chỉ số đa dạng sinh
học (BDI)... là những bộ phận hợp thành của Chỉ số Chất lượng Môi trường
(EQI). EQI cho phép đánh giá định lượng về chất lượng môi trường của một
hệ sinh thái hay một vùng địa lý xác định.
Ngoài WQI, trên thế giới và ở nước ta, nhiều viện nghiên cứu và nhà
khoa học còn tiếp cận sử dụng chỉ số sinh học (Bioindex - BI) để đánh giá
CLN (các phiêu sinh, thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy, động vật
bám…). Song, việc lấy mẫu, xác định thành phần loài và mật độ của các lồi

sinh vật thường khó khăn hơn nhiều và khó chuẩn hóa so với lấy mẫu và phân
tích các thơng số CLN về mặt hóa – lý. Do vậy xu thế sử dụng WQI về hóa –
lý đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Từ những năm 70 đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm cơng trình
nghiên cứu phát triển và áp dụng mơ hình WQI cho quốc gia hay địa phương
mình theo một trong 3 hướng:
(i)

Áp dụng một mơ hình WQI có sẵn vào quốc gia / địa phương mình;

(ii) Áp dụng có cải tiến một mơ hình WQI có sẵn vào quốc gia / địa phương
mình;

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

4

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

(iii) Nghiên cứu phát triển một mơ hình WQI mới cho quốc gia / địa phương
mình.
Xu thế (i) và (ii) ít tốn kém về nhân lực, thời gian và tài chính, nên phù
hợp với các quốc gia đang phát triển. Hiện nay trên thế giới, có trên 30 loại
WQI đang được sử dụng. Đặc biệt, tại Hoa Kỳ, Canada…, WQI được công bố
hàng tháng đối với nhiều dịng sơng ở từng bang, giúp cho việc quản lý và sử
dụng nước rất tiện lợi.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên phương pháp phân loại chất lượng nước theo

các thông số đặc trưng chọn lọc cho từng lưu vực đã được Lê Trình đề xuất
trong đề tài "Nghiên cứu xây dựng tập Atlas môi trường TP.Hồ Chí Minh"
(1990 - 1991) (chủ nhiệm: Hồng Hải Vý)[8]. Phương pháp phân loại chất
lượng nước này đã được tác giả cải tiến và áp dụng cho toàn lưu vực Đồng
Nai - Sài Gòn (1996, 1998, 2004) trong nhiều đề tài cấp Nhà nước. Tập Atlas
về phân vùng chất lượng nước khái quát cho lưu vực Đồng Nai - Sài Gòn
cũng đã được xây dựng (1998), theo đó chất lượng nước trong tồn lưư vực
được chia thành 5 loại: chưa ơ nhiễm, ơ nhiễm nhẹ, ơ nhiễm trung bình, ơ
nhiễm nặng, ô nhiễm rất nặng. Phân bố các loại nước đã được thể hiện trên
bản đồ số hóa. Tuy nhiên, do số điểm quan trắc mỏng, tần suất thấp nên việc
phân vùng chất lượng nước toàn lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn còn sơ lược, hệ
thống phân loại chất lượng nước chưa áp dụng phương pháp tính WQI và
chưa lập phần mềm để tính tốn.
Gần đây trong đề tài "Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt trên
cơ sở chỉ số chất lượng nước ở một số vùng tỉnh Quảng Trị”, Nguyễn Văn
Hợp và CTV đã đề xuất một số hệ thống WQI và thực hiện phân loại, phân
vùng chất lượng nước cho các sông ở tỉnh Quảng Trị (2005) và Thừa Thiên
Huế (2006)[10]. Các tác giả đã ứng dụng mơ hình WQI do Bhargara (Ấn Độ)
đề xuất năm 1983.

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

5

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

Năm 2007, Lê Trình và CTV (Viện Mơi trường và Phát triển Bền

vững) trong đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số
chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông,
kênh rạch ở vùng Tp. Hồ Chí Minh” (đề tài của Sở Khoa học và Cơng nghệ TP
Hồ Chí Minh) đã ứng dụng và cải tiến các mơ hình WQI của Quỹ vệ sinh
Quốc gia Hoa Kỳ, của Ấn độ (Bhargara) để thực hiện phân vùng chất lượng
nước và đánh giá khả năng sử dụng nước các sông, kênh rạch trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh[12].
Phân loại, phân vùng chất lượng nước về mặt thủy sinh (phiêu sinh
động vật, phiêu sinh thực vật và động vật đáy) đã được Nguyễn Văn Tuyên,
Phạm Văn Miên thực hiện ở TP.Hồ Chí Minh từ 1990 – 1991. Bản đồ phân
vùng chất lượng nước (sơ bộ) về thủy sinh đã được các tác giả xây dựng. Gần
đây nhất (2005), Phạm Văn Miên, Lê Trình và CTV (Viện Môi trường và
Phát triển Bền vững) trong đề tài khoa học cơng nghệ của TP. Hồ Chí Minh
đã nghiên cứu hệ thống hóa và lựa chọn các lồi thủy sinh làm chỉ thị sinh học
phục vụ đánh giá ô nhiễm nước và phân vùng chất lượng nước sơng kênh
rạch[11]. Ngồi ra một số tác giả khác (Phạm Văn Đức và CTV) cũng đã
nghiên cứu các chỉ thị sinh học trong phân vùng chất lượng nước trong lưu
vực Đồng Nai – Sài Gòn.
Năm 2008 – 2009, lần đầu tiên tại khu vực miền Bắc, Lê Trình và CTV
(trong đó có tác giả Luận văn này) trong đề tài khoa học công nghệ của TP Hà
Nội “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn TP.
Hà Nội theo mơ hình chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI)”
đang triển khai nghiên cứu áp dụng mơ hình WQI để thực hiện phân vùng
chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng nước các sông hồ trên địa bàn
TP. Hà Nội[17]. Được sự đồng ý của Chủ trì đề tài này là PGS. TS. Lê Trình,
tác giả Luận văn đã sử dụng các số liệu quan trắc chất lượng nước các sơng

Học viên: Dương Đức Bình



Viện KH&CNMT

6

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

hồ trên địa bàn TP. Hà Nội vào mùa mưa năm 2008 (tháng 7/2008) trong
khuôn khổ Đề tài cũng như các nghiên cứu liên quan để thực hiện các nghiên
cứu của Luận văn.
Cùng với việc gia tăng liên tục các nguồn ô nhiễm do q trình cơng
nghiệp hố, đơ thị hố và những thay đổi chế độ thủy văn theo mùa của các
sông hồ sẽ kéo theo chất lượng nước các thủy vực cũng thay đổi theo nên việc
phân vùng chất lượng nước thường thay đổi theo các thời điểm trong năm và
giữa các năm (thậm chí giữa các ngày). Do đó, bản đồ phân vùng chất lượng
nước tổng hợp hoặc phục vụ cho các mục đích sử dụng cần được cập nhật
theo thời gian. Tuy nhiên, khi đã có hệ thống phân loại theo WQI và số liệu
về chất lượng nước từ mạng lưới quan trắc của thành phố hoặc các lưu vực
sông Nhuệ - Đáy, Cầu,... được cập nhật hàng quý, hàng năm việc cập nhật
phân loại và phân vùng chất lượng nước sẽ được thực hiện dễ dàng.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa
bàn TP. Hà Nội theo phương pháp chỉ số chất lượng nước (Water Quality
Index - WQI)” sẽ tập trung phân vùng chất lượng nước các sơng, hồ trong
phạm vi địa giới hành chính của TP. Hà Nội trước khi sát nhập thêm địa giới
hành chính của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông
Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa
Bình (gọi tắt là TP. Hà Nội) (*).
1F

Thời điểm được Luận văn lựa chọn để tính tốn WQI và phân vùng chất

lượng nước các sông hồ trên địa bàn thành phố là mùa mưa năm 2008 (tháng
7/2008).
Trong Luận văn này, các tên gọi TP. Hà Nội được sử dụng để chỉ khu vực địa giới hành
chính của TP. Hà Nội trước khi sát nhập thêm địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây, huyện
Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đơng Xn, Tiến Xn, n Bình và n Trung của huyện
Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình
(*)

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

7

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

3. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có 3 mục tiêu chính như sau:
- Mục tiêu 1: Xác lập cơ sở khoa học để phân loại chất lượng nước các
sông, kênh ở TP. Hà Nội theo chỉ số chất lượng nước (WQI) có tính
khả thi, dễ áp dụng.
- Mục tiêu 2: Thực hiện phân vùng chất lượng nước các sông, rạch khu
vực TP Hà Nội theo mơ hình WQI đã lập có cơ sở khoa học và thực tế .
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Ý nghĩa khoa học của luận văn thạc sỹ này bao gồm:
- Luân văn đã xây dựng được một phương pháp đánh giá tổng quát chất
lượng nước các sơng hồ của TP. Hà Nội có tính khoa học, dễ hiểu và có
khả năng áp dụng vào thực tế. Từ các kết quả đánh giá chất lượng nước
các sông hồ trên địa bàn TP. Hà Nội, luận văn đã đề xuất phân vùng

chất lượng nước các sông hồ này theo các mức chất lượng khác nhau.
Điều này sẽ góp phần cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức khoa học, người dân,... một cái nhìn tổng thể về chất lượng
nước của các thủy vực trên địa bàn thành phố.
- Luận văn cũng đề xuất và đánh giá được mức độ phù hợp của các vùng
nước trên địa bàn TP. Hà Nội cho các mục đích sử dụng khác nhau như
cấp nước sinh hoạt, ni trồng thủy sản, cấp nước cho thủy lợi,.... Điều
này sẽ đóng góp thêm một cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý xây
dựng được kế hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn nước mặt trên địa
bàn TP. Hà Nội.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Để đạt 3 mục tiêu trên, Luận văn đã triển khai các nội dung sau.

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

8

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

5.1. Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu liên quan tới chất lượng nước
các sông hồ trên địa bàn TP. Hà Nội
- Thu thập, xử lý tài liệu, số liệu các dự án, đề tài cấp Nhà nước, Cấp TP,
Hợp tác quốc tế đã thực hiện trên địa bàn TP. Hà Nội, lưu vực sông
Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Cầu về quan trắc chất lượng nước và ô
nhiễm nước mặt; các dự án về xây dựng các tiêu chuẩn nước mặt, nước
thải đặc thù cho thành phố Hà Nội do Lê Trình chủ trì; số liệu quan trắc
hàng năm của Sở TNMT và Nhà đất TP. Hà Nội, của Cục Bảo vệ môi

trường (cũ),..... Các số liệu từ các đề tài, dự án,... trên là cơ sở số liệu
nền để định hướng khảo sát, phân tích bổ sung về chất lượng nước phục
vụ lựa chọn thơng số để tính tốn WQI và phân vùng chất lượng nước
các sơng hồ trên địa bàn TP. Hà Nội.
- Thu thập, xử lý các số liệu về các nguồn thải chính trên địa bàn TP. Hà
Nội để đánh giá dự báo về lưu lượng và tải lượng ơ nhiễm có khả năng
đưa vào thủy vực. Các tài liệu chính: quy hoạch phát triển KT-XH của
TP. Hà Nội, các đề tài, dự án liên quan (bao gồm cả các dự án do các tổ
chức quốc tế như JICA, JBIC, WB tài trợ).
5.2. Thu thập, tổng quan các tài liệu quốc tế và Việt Nam về phương
pháp Chỉ số Chất lượng nước (WQI) trong đánh giá chất lượng nước
mặt và phương pháp phân loại chất lượng nước mặt theo WQI
Các tài liệu chính đã được sử dụng để xây dựng về phương pháp luận của
đề tài là:
- Các tài liệu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA), Quỹ
Vệ sinh Quốc gia (National Sanitation Foundation - NSF) Hoa Kỳ và
các bang của Hoa Kỳ về WQI và phân loại chất lượng nước.

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

9

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

- Các tài liệu của Bộ Môi trường Canada, Cơ quan Môi trường các bang
British Columbia, Nova Scotia, New Foundland (Canada) về phương
pháp và áp dụng WQI.

- Các tài liệu của Ấn độ về về phương pháp và áp dụng WQI.
- Các công trình nghiên cứu về phân loại và phân vùng chất lượng nước
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (do Lê Trình chủ trì), Thừa Thiên – Huế,
Quảng Trị (do Nguyễn Văn Hợp chủ trì).
5.3. Triển khai khảo sát thực địa, thu mẫu, phân tích bổ sung các thơng
số chất lượng nước đặc trưng
Trong khuôn khổ Đề tài khoa học công nghệ của TP. Hà Nội “Nghiên
cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn TP. Hà Nội theo
phương pháp chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI)” do Viện
Môi trường và Phát triển Bền vững chủ trì (chủ nhiệm: Lê Trình), tác giả Luận
văn đã tham gia khảo sát tại 66 điểm chọn lọc ở các sơng, hồ chính vào thời
điểm mùa mưa năm 2008 (tháng 7/2008).
5.4. Đo đạc diễn biến chất lượng nước theo chiều dài các dịng sơng, kênh
chính
Việc quan trắc chất lượng nước tại từng điểm như trên chỉ cho thấy
chất lượng nước, ơ nhiễm nước ở các điểm đó mà khơng cho biết diễn biến
chất lượng nước trên suốt chiều dài sơng. Do vậy việc đo đạc, phân tích diễn
biến liên tục chất lượng nước theo chiều dài của các dòng sơng sẽ góp phần
xác định rõ chất lượng nước tại từng đoạn sông.
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các
sông, hồ trên địa bàn TP. Hà Nội theo phương pháp chỉ số chất lượng nước
(Water Quality Index - WQI)”, tác giả Luận văn đã tham gia xác định diễn
biến liên tục các thông số: pH, độ dẫn điện, ơxy hồ tan, thế oxy hóa khử và
Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

10


Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

nhiệt độ theo chiều dài các sông chảy qua địa bàn TP. Hà Nội (sông Hồng,
sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ). Hệ thống thiết bị đo liên tục
chất lượng nước được GS.TS. Lê Quốc Hùng (Viện Hóa học – Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, công tác viên của Viện Môi trường và Phát triển
Bền vững) phát triển dựa trên việc tích hợp các máy phân tích chất lượng
nước thực địa, máy tính và máy định vị vệ tinh.
Kết quả đo đạc phân tích diễn biến liên tục chất lượng nước theo chiều
dài dịng sơng cũng là cơ sở để điều chỉnh việc phân vùng chất lượng nước
theo các mơ hình WQI.
5.5. Nghiên cứu cơ sở khoa học phân vùng chất lượng nước mặt ở TP. Hà
Nội
Để lập cơ sở khoa học (trực tiếp và gián tiếp) cho việc phân loại, phân
vùng chất lượng nước (CLN), tác giả Luận văn đã thu thập từ các tài liệu, số
liệu liên quan từ các các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa
học công nghệ về hiện trạng chất lượng nước, hiện trạng KT – XH và quy
hoạch phát triển KT-XH của TP Hà Nội. Các tài liệu về quy hoạch phát triển
đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dân số của thành phố là căn cứ để
tính tốn dự báo về sự gia tăng về lưu lượng các loại nước thải, tải lượng ô
nhiễm. Từ các số liệu thu thập được Luận văn đã tiến hành:
- Đánh giá đặc điểm thủy văn các sông, hồ ở TP. Hà Nội;
- Xác định hiện trạng và dự báo lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp đưa vào sông, hồ ở TP. Hà Nội;
- Đánh giá đặc điểm hiện trạng chất lượng nước các sông, hồ ở TP. Hà
Nội trong giai đoạn trước năm 2008 và vào mùa mưa năm 2008;
- Lựa chọn phương pháp tính WQI phù hợp cho TP. Hà Nội;

Học viên: Dương Đức Bình



Viện KH&CNMT

11

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

- Lựa chọn các thông số chất lượng nước đặc trưng để đưa vào hệ thống
tính WQI phục vụ cho phân vùng CLN các sông hồ trên địa bàn TP.
Hà Nội.
5.6. Phân vùng và xây dựng các bản đồ phân vùng chất lượng nước TP.
Hà Nội
Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước các sông hồ vào
mùa mưa năm 2008 (tháng 7/2008), Luận văn đã nghiên cứu tính tốn WQI
cho từng điểm quan trắc và thực hiện phân loại chất lượng nước tại từng điểm
quan trắc.
Từ các kết quả tính tốn WQI này và dựa trên tiêu chí xây dựng bản đồ
phân vùng, Luận văn đã thực hiện lập bản đồ phân vùng chất lượng nước các
sông hồ trên địa bàn TP. Hà Nội.
Dựa vào kết quả sơ bộ về phân phùng chất lượng nước đã nêu ở trên,
kết hợp với kết quả đo đạc liên tục diễn biến các thông số chất lượng nước
theo chiều dài các sông, hồ chính, Luận văn đã thực hiện điều chỉnh lại phân
vùng chất lượng nước sông hồ của TP. Hà Nội.

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT


12

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SƠNG, HỒ
CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CÁC SƠNG, HỒ CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TP HÀ NỘI
Hà Nội có mạng lưới sơng ngòi khá dày đặc (khoảng 0,5 km/km2)
thuộc hai hệ thống sơng chính là sơng Hồng và sơng Thái Bình. Đoạn sông
Hồng qua Hà Nội dài 54 km với các nhánh nhỏ trên địa phận Hà Nội là sông
Đáy, sông Nhuệ, sơng Tích, sơng Cầu và sơng Đuống. Trong khu vực nội
thành cịn có các sơng nhỏ là Tơ Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét. Hệ thống sơng
Thái Bình trên địa phận thành phố có các nhánh sơng Cơng, sơng Cà Lồ, sơng
Cà Lài. Sơ đồ mạng lưới sơng ngịi của TP. Hà Nội được thể hiện trên Hình
1.1. Đặc điểm thủy văn của các sơng hồ chính trên địa bàn TP Hà Nội được
trình bày dưới đây.
1.1.1. Đặc điểm thủy văn sông Hồng
Sông Hồng[37] là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Hệ thống sông
Hồng bao gồm 3 con sông là sông Đà, sông Thao, sông Lô gặp nhau tại Việt
Trì, Phú Thọ tạo thành sơng Hồng ở hạ lưu.
Nhìn chung mực nước sông Hồng tại Hà Nội dao động rất lớn theo
mùa. Vào mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 9, mực nước sơng dâng
cao, có thể đạt 14m. Vào mùa khô, mực nước sông tương đối thấp, có thể
xuống chỉ cịn 2m và thường xuất hiện vào tháng 3, tháng 4.
Lưu lượng dòng chảy trung bình của sơng Hồng hàng năm đo được của
trạm Sơn Tây là 118 tỷ m3 tương ứng với lưu lượng là 3.740 m3/s. Khoảng

80% lưu lượng của sông tập trung vào mùa lũ, mùa kéo dài từ tháng 6 tới
tháng 10. Lưu lượng dịng chảy năm dao động rất ít giữa các năm. Tổng lưu
lượng nước trong những năm nhiều mưa chỉ lớn hơn khoảng 2-3 lần tổng lưu
lượng nước trong những năm ít mưa.

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

13

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

Hình 1.1: Sơ đồ mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Học viên: Dương Đức Bình


Viện KH&CNMT

14

Luận văn Thạc sỹ 2006 - 2008

Lưu lượng sông Hồng vào mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 5 năm sau)
tương đối thấp, chiếm khoảng 22-30% tổng lưu lượng năm và chủ yếu được
cung cấp từ nguồn nước ngầm.
Tại đoạn chảy qua địa phân TP. Hà Nội, lưu lượng cực đại xảy ra vào
các tháng 8 và cực tiểu vào tháng 5. Lưu lượng cực đại và lưu lượng cực tiểu

của sông Hồng (đoạn chảy qua địa phận Hà Nội) lần lượt là 22.200 m3/s và
350m3/s (chênh lệch nhau 63 lần). Lưu lượng dịng chảy trung bình của sơng
Hồng (đoạn chạy qua TP Hà Nội) là 2.710 m3/s, dòng chảy cực đại là
12.100m3/s. Trung bình hàng năm lượng nước trung bình của sơng Hồng chảy
qua Trạm Hà Nội là 85.462,56.106 m3 [37].
1.1.2. Đặc điểm thủy văn sông Nhuệ
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ dài khoảng 76 km, chảy theo hướng
Bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà
Tây, Hà Nam. Đây là con sơng tiêu thốt nước cho Hà Nội và Hà Đông. Lưu
lượng nước của sông Nhuệ được khống chế bởi cửa cống Liên Mạc với lưu
lượng lớn nhất vào khoảng 70 – 80 m3/s. Lưu lượng trung bình mùa khô của
sông Nhuệ tại Hà Đông khoảng 26 m3/s. Điểm bắt đầu của sông là cống Liên
Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà
Nội) và điểm kết thúc là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thị xã
Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Diện tích lưu vực khoảng 1.075 km² (phần bị các đê
bao bọc). Ngồi ra, nối sơng Đáy với sơng Nhuệ cịn có các sơng nhỏ như
sơng La Khê dài 6,8 km (qua thành phố Hà Đông), sông Vân Đình dài 11,8
km (nối sơng Nhuệ với sơng Đáy), sơng Duy Tiên dài 21km, sông Ngoại Độ
v.v. Các sông này tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy hoàn chỉnh với
tổng chiều dài khoảng 113,6 km [4].
Về mùa lũ lưu vực sông Nhuệ - Đáy chủ yếu do lũ nội động của các
sơng Tích, sơng Hà Thanh quyết định và lịng sơng Đáy đanh có xu thế bồi

Học viên: Dương Đức Bình


×