Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.97 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại
Thương:
- Ngày 1 tháng 4 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT
VN) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/Cp do hội đồng Chính
phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý
ngoại hối thuộc ngân hàng Trung Ương. NHNT đóng vai trò là ngân hàng
chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ, xuất nhập khẩu, kinh
doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng
nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ…
Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà Nước về các
chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về
quan hệ với ngân hàng Trung Ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế…
- Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển
ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988
thành ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên ngân hàng ngoại thương Việt
Nam, gọi tắt là ngân hàng Ngoại Thương, tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Bank
for foreign trade of Việt Nam (VCB). Trụ sở của VCB đặt tại 198 Trần Quang
Khải, Hà Nội.
- 1/4/1991, Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập
nhưng vẫn trực thuộc NHNT TW.
- Sau hơn 40 năm thành lập, trưởng thành và phát triển, NHNT gồm: 58 chi
nhánh, 1 Sở giao dịch, 87 phòng giao dịch, 3 công ty trực thuộc trên toàn quốc,
3 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài với đội ngũ cán bộ gần
6.500 người.


Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn với 6 doanh nghiệp, 7 ngân hàng và
một quỹ tín dụng, tham gia 4 liên doanh với nước ngoài, liên kết với các đơn vị
trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau: kinh doanh bảo
hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…
2.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của SGD NHNT:
- Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương được thành lập vào 1/4/1991 và
trực thuộc Hội sở chính.
- Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng VCB, việc hội sở
chính vừa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng quản lý không còn
phù hợp. VCB mở rộng mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Lượng vốn huy
động và cho vay tăng mạnh. Nhiệm vụ quản lý là vô cùng quan trọng đối với
bất kỳ mộ doanh nghiệp nào và NHNT không phải là ngoại lệ. Do đó, ngày
1/1/2006, SGD NHNT được tách ra hoạt động độc lập, tương đương như chi
nhánh cấp 1.
- Đầu năm 2008, SGD chuyển sang trụ sở mới ở 31 – 33 Ngô Quyền.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức lãnh đạo của SGD gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và
khoảng hơn 600 nhân viên. Hiện nay, SGD có 22 phòng giao dịch phân bố trên
địa bàn Hà Nội. Chi tiết các phòng ban tại SGD NHNT như sau:
* Phòng ngân quĩ: Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền VNĐ, ngân phiếu
thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố và kí
quĩ theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNT hiện hành.
* Phòng tổ chức nhân sự: Chức năng thực hiện công tác tổ chức bộ máy,
công tác cán bộ và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức,
nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.
* Phòng bảo lãnh: Đây là phòng thực hiện các nghiệp vụ BL và tái BL như:
BL vay vốn, BL tham gia dự thầu…
* Phòng đầu tư dự án: Phòng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu trung và dài hạn
của khách hàng, có nhiệm vụ xây dựng giới hạn tín dụng, tư vấn hỗ trợ khách
hàng, phân tích hồ sơ vay vốn có thời hạn trên 1 năm.

* Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Đối tượng khách hàng là thể nhân,
có nhu cầu vay vốn nhằm cải thiện đời sống. Hiện nay, SGD đang thực hiện cho
vay mua nhà, ô tô trả góp, cho vay đối với cán bộ công nhân viên…
* Phòng tín dụng DNVVN: Đối tượng là các DNVVN - một bộ phận đông
đảo trong nền kinh tế. Phòng thực hiện các nghiệp vụ: Cho vay chiết khấu, cho
vay thu mua hàng hoá, thanh toán lương, thanh toán tiền hàng nhập khẩu, cấp
tín dụng mua nguyên vật liệu, mở L/C ( L/C kí quĩ)….
* Phòng quản trị rủi ro: Khách hàng của phòng là các doanh nghiệp có nhu
cầu vay vốn từ 10 tỷ đồng trở nên, có chức năng: phân tích, đánh giá hồ sơ vay
vốn có thời hạn từ 1 năm trở nên.
* Phòng quản lý nợ: Phòng có chức năng quản lý và theo dõi quá trình sau
khi cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp có tín dụng ngân hàng từ 10 tỷ đồng
trở nên.
* Phòng quan hệ khách hàng: là phòng thực hiện quản lý tất cả các khách
hàng của SGD. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân loại khách hàng,
chấm điểm tín dụng có liên quan trực tiếp đến quan hệ tín dụng lâu dài hay
chấm dứt của ngân hàng với doanh nghiệp.
* Phòng thanh toán nhập khẩu: Thực hiện các công tác thanh toán quốc tế
hàng nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng nhập khẩu.
* Phòng thanh toán xuất khẩu: Thực hiện các công tác liên quan tới hàng
xuất khẩu và các dịch vụ liên quan tới hàng xuất khẩu.
* Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán tài
chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán, theo dõi và quản lý chi tiêu
tài chính, mua sắm tài sản, hạch toán và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và
các quỹ khác. Do đặc trưng trong hoạt động huy động tiền gửi ngân hàng là
trích tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên phòng cũng có chức năng hạch toán theo dõi tình
hình dự trữ bắt buộc….
* Phòng hối đoái: Phòng này có chức năng quản lý hồ sơ thông tin tài
khoản, thông tin khách hàng, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới
tiền tệ, thanh toán đối ngoại với khách hàng là các cá nhân, thực hiện chuyển

tiền trong nước của khách hàng là các cá nhân.
* Phòng vốn và ngoại tệ: Thực hiện kinh doanh, mua bán, chuyển đổi ngaọi
tệ, kinh doanh tiền gửi, tiền vay…
* Phòng tiết kiệm: Chức năng chính là huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu,
trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ.
* Phòng thanh toán thẻ: là phòng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc
tế, thẻ ATM, Connect 24… đồng thời tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm,
và phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.
Ngoài ra, SGD còn bao gồm một số phòng ban khác như: Phòn tin học,
phòng hành chính quản trị…. thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của SGD
Xét tổng thể, năm 2007 là một năm khó khăn đối với SGD khi thị phần huy
động vốn – là thế mạnh của SGD đã bị thu hẹp so với năm 2006 do cạnh tranh
gay gắt từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng như do sự phát sinh của các
hình thức đầu tư mới như: Kinh doanh chứng khoán, đầu tư bất động sản… Bên
cạnh đó, hoạt động tín dụng của SGD cũng chưa được đẩy mạnh mặc dù đã điều
chỉnh lãi suất cho vay linh hoạt hơn theo hướng thoả thuận, đàm phán với khách
hàng. Tuy nhiên, dư nợ cho vay vẫn chưa tăng được nhiều. Mặt khác, thủ tục
cho vay còn khá chặt chẽ phần nào hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ của SGD.
Trong khi đó, lãi suất gửi nội bộ tại TW đã điều chỉnh giảm đáng kể so với năm
2006 nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh tại SGD. Cụ thẻ
như sau:
2.2.1. Huy động vốn:
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì và mở rộng quan hệ tiền gửi
với các khách hàng doanh nghiệp và đa dạng hoá các sản phẩm huy động đối
với tiền gửi của dân cư, song số dư huy động của SGD tính đến 31/12/2007 đạt:
37.992,83 tỷ đồng; hoàn thành 89,3% chỉ tiêu huy động vốn mà NHNT TW đã
giao từ đầu năm 2007
2.2.1.1. Phân theo loại tiền:
Tổng dư nợ của SGD tính đến ngày 31/12/2007 đạt 37.992,83 tỷ đồng; tăng

8,95% so với năm 2006.Trong đó:
Huy động bằng VNĐ là: 17.205,24 tỷ đồng
Huy động bằng ngoại tệ ( quy USD) đạt: 1.290,03 triệu USD

×