Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.81 KB, 5 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC TRĂNG
Qua phân tích thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
TTQT của ngân hàng. Các nguyên nhân này không phải lúc nào cũng cùng tồn tại trong
một ngân hàng. Có nhiều ngân hàng khắc phục được hạn chế này nhưng còn thiếu sót ở
một mặt khác và ngân hàng khác thì ngược lại. Một vấn đề tưởng chừng là nhỏ, mà
chưa giải quyết triệt để thì ảnh hưởng của nó không ước lượng được. Nó có thể làm mất
khách hàng cũ và mất luôn cả khách hàng tiềm năng. Như vậy, để giữ được khách hàng
cũ và thu hút khách hàng tiềm năng, ngân hàng cần xem xét tất cả khía cạnh ảnh hưởng
đến hiệu quả. Với những nguyên nhân vừa nêu, em xây dựng những giải pháp sau đây:
5.1.Mở rộng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu:
Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngân hàng nên cung cấp một dịch vụ TTQT
trọn gói, ngoài các dịch vụ thanh toán truyền thống, ngân hàng nên tài trợ bằng nhiều
hình thức linh hoạt như: cho vay thu mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu, chiếc
khấu thương phiếu, cho vay thanh toán hàng hóa nhập khẩu...
5.1.1 Mức ký quỹ:
Để mở rộng tài trợ nhập khẩu trong thanh toán L/C, đối với khách hàng đề nghị mở
L/C. Ngân hàng không nên quy định mức ký quỹ cố định là 100%, mà cần áp dụng linh
hoạt nhiều hình thức tài trợ đối với khách hàng. Ngân hàng cần áp dụng hình thức giảm
mức ký quỹ theo mức độ tin tưởng đối với khách hàng, thậm chí thực hiện ký quỹ 0%
đối với khách hàng truyền thống. Ngân hàng cần tham khảo mức ký quỹ của các ngân
hàng khác cùng địa bàn, để xét mức ký quỹ thích hợp đối với từng khách hàng cụ thể.
5.1.2 Mức chiết khấu: nhằm đáp ứng kịp thời và hợp lý vòng quay vốn cho doanh
nghiệp xuất khẩu, tránh tình trạng doanh nghiệp cần tiền mua nguyên liệu, nhưng nguồn
vốn bị ứ đọng trong khi chờ thanh toán. Ngân hàng nên thực hiện nhiều hình thức chiết
khấu chứng từ: chiết khấu có truy đòi và miễn truy đòi với mức chiết khấu linh hoạt
theo phương thức thu tiền. Mức chiết khấu cao nhất có thể bằng 95% giá trị hợp đồng
xuất khẩu. Áp dụng lãi suất chiết khấu hợp lý, có thể là mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn
lãi suất cho vay ngoại tệ tương ứng trong ngắn hạn. Bởi vì, khi thực hiện chiết khấu với
mức chiết khấu thấp hơn giá trị chứng từ, khoảng chênh lệch đã thể hiện được thời giá
của tiền. Ngoài lãi suất chiết khấu, ngân hàng còn có nguồn thu từ dịch vụ phí. Nhưng


điều cần lưu ý là, ngân hàng nên thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng và giảm bớt các thủ
tục đối với khách hàng truyền thống.
5.1.3 Cho vay mua nguyên liệu chế biến với lãi suất ưu đãi: để có khách hàng thực hiện
dịch vụ TTQT của ngân hàng, ngân hàng nên thực hiện một quy trình tài trợ xuất nhập
khẩu trọn gói. Trước tiên ngân hàng cho doanh nghiệp vay mua nguyên liệu đầu vào với
lãi suất ưu đãi và sau đó doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Lãi
suất cho vay đối tượng này nên dựa vào mức độ tín nhiệm khác nhau và từng kỳ hạn
khác nhau. Mức lãi suất này có thể tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn
cộng với tỷ lệ chi phí bù đắp cho hoạt động của ngân hàng. Để giảm rủi ro, mức cho
vay không nên quá cao, mức cho vay tối đa không vượt 80% giá trị hợp đồng xuất
khẩu. Thời hạn cho vay phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu,
nhưng phải dưới 12 tháng (để giảm rủi ro về lãi suất và ảnh hưởng của lạm phát, bởi vì
cho vay với lãi suất thấp). Ngân hàng cũng cần mở rộng cho vay với đối tượng là khách
hàng nước ngoài, để mua hàng hóa thuộc danh mục khuyến kích xuất khẩu của Việt
Nam. Nhưng để vay được cần có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc ngân hàng trung
ương.
Ngoài ra, Agribank Sóc Trăng cũng nên cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác để phục vụ mua hoặc sản
xuất hàng hóa, dịch vụ thực hiện hợp đồng đã ký. Mức bảo lãnh vay tối đa bằng 80%
giá trị hợp đồng xuất khẩu, mức phí bảo lãnh tính trên số dư bảo lãnh. Cách làm này
nhằm khuyến kích doanh nghiệp xuất khẩu và thắt chặt hơn quan hệ giữa doanh nghiệp
và ngân hàng.
5.1.4 Thực hiện ưu đãi về giá sản phẩm dịch vụ: việc áp dụng giá dịch vụ cần linh hoạt
và phân theo loại khách hàng. Tuy việc thu phí là áp dụng theo biểu phí, nhưng trong
thời đại cạnh tranh chúng ta cần phân loại đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng
xuất khẩu có thị trường rộng lớn, nguyên liệu đầu vào ổn định và thường xuyên thu đổi
ngoại tệ qua ngân hàng, ngân hàng nên áp dụng mức phí thấp hơn quy định trong biểu
phí.
5.2 Tư vấn cho khách hàng: vấn đề này đòi hỏi một thanh toán viên thật sự có kiến
thức sâu rộng về thương mại quốc tế, và tư vấn cho khách hàng về những rủi ro có thể

xảy ra trong mại quốc tế. Đối với khách hàng lần đầu tham gia mua bán quốc tế, cần
hướng dẫn họ các vấn đề sau:
5.2.1 Tìm hiểu kỹ lưỡng bạn hàng:
5.2.1.1 Đối với khách hàng nhập khẩu:
Để hạn chế rủi ro do nhà xuất khẩu không cung cấp, hoặc hàng hóa không chất lượng:
Tìm hiểu uy tín của nhà xuất khẩu, khả năng tài chính. Ngoài ra, cần biết các thông tin
về nguồn hàng nhập khẩu như: thị trường hàng hóa cần nhập tại nước xuất khẩu, giá cả
và nguyên liệu đầu vào của hàng hóa. Ngoài ra cần tham khảo giá của nhiều doanh
nghiệp khác, để biết mặt bằng giá chung của hàng hóa. Ngoài sự giúp đỡ của ngân
hàng, khách hàng cũng cần tìm hiểu đối tác thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau
như: báo chí hay Internet.
5.2.1.2 Đối với khách hàng xuất khẩu:
Để hạn chế rủi ro do nhà nhập khẩu không thanh toán: cần tìm hiểu tình hình tài chính
của khách hàng và cả ngân hàng mở L/C. Để đảm bảo chắc chắn nhận được khoản
thanh toán, khách hàng nên đề nghị ngân hàng mở L/C chỉ định ngân hàng xác nhận,
hoặc ngân hàng mở L/C là đại lý của Agribank. Cần xem xét kỹ lưỡng và chắc chắn
rằng các điều kiện trong L/C là hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
5.2.2 Lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với hàng hóa mua bán: hầu hết tâm
lý chung của các nhà xuất khẩu đều muốn nhận được khoản thanh toán ngay sau khi
giao hàng. Điều này rất có ý nghĩa cho nhà xuất khẩu, vì nó làm giảm chi phí đầu tư vào
khoản phải thu và giảm chi phí cơ hội của tiền, tạo ra lợi nhuận hơn so với bán hàng trả
chậm. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, mặt lợi này là đều bất
lợi cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu thì muốn kéo dài thời gian trả tiền, để tiết kiệm
chi phí tài chính. Ngoài ra, nhà nhập khẩu cần đặt biệt lưu ý lựa chọn hình thức trả tiền
phù hợp với từng loại hàng hóa. Vấn đề này, các thanh toán viên cần giải thích cho nhà
nhập khẩu. Chẳng hạn, đối với việc thanh toán cho nhập khẩu máy móc thì không nên
chọn hình thức trả tiền ngay mà nên chọn hình thức trả từng lần. Bởi vì, một cái máy
mới trong khi sản xuất và lưu kho, thì không hẳn đưa vào hoạt động là nó hoạt động tốt.
Chính vì vậy mà cần kiểm tra máy trước khi thanh toán đầy đủ. Ngoài ra cần xem xét
đến trường hợp, một cái máy trong khi ký hợp đồng nhập cho đến khi nhận được hàng

thì nó đã bị lạc hậu về công nghệ.
5.2.3 Biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá: tỷ giá giữa các đồng tiền thường xuyên
biến động, việc biến động tỷ giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng ta không thể kiểm
soát được. Các doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế thường gặp phải rủi ro
khi tỷ giá biến động. Vì vậy sự can thiệp của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng. Ngân
hàng nên hướng dẫn khách hàng biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng
quyền chọn. Bên cạnh đó khuyến kích khách hàng sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong
thanh toán, tránh tình trạng sử dụng phần lớn là USD như hiện nay. Theo số liệu của
Phòng TTQT, hơn 90% doanh số thanh toán theo USD.
Trong những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008 USD giảm giá mạnh, điều này ảnh
hưởng lớn đến khách hàng xuất khẩu. Trong thời gian sắp tới khuyến kích khách hàng
xuất khẩu vào các nước, các thị trường có sử dụng các đồng ngoại tệ có liên quan đến
các đồng tiền đang lên giá so với USD nghĩa là lên giá so với VND như euro, bảng Anh,
Yen Nhật, đô Canada... xuất khẩu vào thị trường này không những có lợi mà còn hạn
chế được rủi ro tỷ giá. Việc chuyển hướng như vậy sẽ tránh rủi ro “bỏ trứng vào một
giỏ” vì hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 1/4 sản lượng. Hiện nay nước Mỹ
đang đứng trước nguy cơ suy thoái và lạm phát. Nguy cơ suy thoái làm cho nhu cầu về
lượng xuất khẩu vào thị trường này có thể không tăng, thậm chí còn giảm so với trước.
Nguy cơ lạm phát làm cho USD càng giảm giá so với các đồng tiền khác. Ngược lại,
việc nhập khẩu nên chọn các thị trường sử dụng USD để giao dịch.
5.3 Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Agribank Sóc Trăng nên cung cấp đầy đủ các giải
pháp tài trợ thương mại từ các dịch vụ TTQT truyền thống cho tới các giải pháp mang
tính chất phức tạp đặc thù dành riêng cho từng thương vụ.
Agribank Sóc Trăng hiện đang cung cấp các dịch vụ TTQT như mở L/C, thông
báo và xác nhận tín dụng thư, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, nhờ thu chứng từ xuất
nhập khẩu, bảo lãnh nhận hàng. Các dịch vụ TTQT Agribank chưa đáp ứng được: tín
dụng thư dự phòng, dự phòng rủi ro tỷ giá, liên kết với ngân hàng khác đồng tài trợ cho
xuất nhập khẩu. Chính những hạn chế này làm giảm khả năng hoạt động của TTQT.
Trong thời gian tới, ngoài việc cung cấp các dịch vụ chưa làm được, ngân hàng nên

cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và tiện ích cho khách hàng khi giao dịch, chẳng hạn
giao dịch trực tuyến thông qua wedsite của Agribank Sóc Trăng. Khách hàng chỉ cần
truy cập vào tên và mật khẩu của tài khoản, mà không cần đến ngân hàng. Dịch vụ mới
này cung cấp tiện ích cho khách hàng như gửi đến ngân hàng yêu cầu mở L/C, sữa đổi
L/C, theo dõi hoạt động giao dịch của công ty qua nhật ký giao dịch. Bên cạnh đó, giao
dịch trực tuyến hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thủ tục và lựa chọn phương thức thanh toán
xuất nhập khẩu phù hợp. Khách hàng cũng có thể tham khảo những câu hỏi thường gặp
về TTQT qua dịch vụ này, với dịch vụ này ngân hàng sẽ không mất thời gian tư vấn cho
khách hàng. Với dịch vụ giao dịch trực tuyến này, luôn mang đến cho khách hàng sự
nhanh chóng, chính xác và an toàn, thể hiện tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong
TTQT của ngân hàng.
5.4 Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới:
Nhằm đáp ứng sự tăng trưởng về quy mô TTQT, mở rộng thị trường xuất khẩu cho tỉnh
nhà, ngoài thị trường truyền thống: Mỹ, EU, Nhật...Agribank Sóc Trăng mở rộng quan
hệ với các ngân hàng ở các nước: Châu phi, Mỹ La Tinh, Trung Đông...các nước này có
nhu cầu về lương thực rất cao. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, Agribank Sóc
Trăng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới giao dịch với tất cả ngoại tệ. Ngoài việc
mở tài khoản ngoại tệ, Agribank Sóc Trăng hướng đến việc mở rộng hệ thống đại lý
tham gia vào SWIFT. Tuy nhiên, việc quan hệ với các thị trường mới này không dễ cho
ngân hàng thanh toán và khách hàng xuất khẩu, vì các thị trường này thường xuyên có
rắc rối về chính trị. Vì vậy ngân hàng cần hết sức thận trọng khi tham gia thanh toán với
các thị trường mới này.

×