THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP
SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 Tình hình nguồn vốn
Bảng 02 tình hình nguồn vốn
Đvt: triệu
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh
2005/2006
So sánh
2006/2005
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 299.098 312.501 431.469 13.403 4,48 118.968 38,07
Vốn điều chuyển 266.504 393.238 439.605 126.734 7,55 46.367 11,79
Tổng nguồn
vốn 565.602 705.739 871.074 140.137 24,78 165.335 23,43
(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng với tốc
độ tăng ổn định. Năm 2005 đạt 565.602 triệu đồng nhưng đến năm 2006 con số này đã
tăng lên đến 705.739 triệu đồng, tăng 24,78% so với năm 2005. Tốc độ tăng của nguồn
vốn vẫn duy trì mức 23,43%, đạt 871.074 triệu đồng năm 2007.
Hình 04: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm
4.1.1Vốn huy động
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh Sacombank Cần Thơ tăng liên
tục qua các năm. Năm 2005 chỉ huy động được 299.098 triệu đồng, đến năm 2006 đạt
312.501 triệu đồng, tăng 13.403 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 44.28% trong tổng
nguồn vốn. Năm 2007 tăng nhanh với tốc độ tăng 38,07%, đạt 431.469 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2006 là 49,53%. Nguyên nhân của sự biến động trên là do
trong năm 2006 tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá đồng loạt tăng, giá vàng tăng
kỷ lục vào thời điểm cuối năm và không ổn định đã ảnh hưởng đến việc khách hàng gửi
tiền tại ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của chi nhánh.
Tuy nhiên, năm 2007 do tình hình lạm phát ngày càng tăng cao lãi suất huy động
của ngân hàng tăng nhằm bù đắp lạm phát và thực hiện theo chính sách kinh tế vĩ mô
của chính phủ. Do đó tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 là tăng lên
đáng kể. Mặc dù lãi suất tăng nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng chưa tăng cao,
tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự thay đổi lớn. Theo diễn biến
của thị trường và các chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước thì tình hình
trong những tháng đầu năm 2008 lượng vốn huy động của ngân hàng sẽ tăng rất cao và
chiếm tỷ trọng không nhỏ (sẽ có thay đổi lớn trong cơ cấu vốn của Sacombank Cần
Thơ).
4.1.2 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển của chi nhánh Cần Thơ năm 2005 chiếm 47,12% trong cơ cấu
nguồn vốn, đạt 266.504 triệu đồng. Nhưng đến năm 2006 chiếm tới 55,72%, đạt
393.238 triệu đồng. Đến 2007 tỷ lệ này có giảm chút ít chỉ còn 50,47%, đạt 439.605
triệu đồng. Nguyên nhân trong năm 2006, chi nhánh cần nhiều vốn điều chuyển từ hội
sở là do việc huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Trong
năm 2006, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn, các doanh nghiệp, các nhân
cần vốn để củng cố việc kinh sản xuất kinh doanh, chăn nuôi … Nhưng đến năm 2007
tình hình nguồn vốn của chi nhánh đã được cải thiện. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã
dần dần chủ động được nguồn vốn để cho vay, thu hút được nhiều đối tượng gửi tiền
với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, lãi suất cao do đó thu hút được khách hàng gửi
tiền nhiều.
4.2 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn.
Bảng 03: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005-2007
Đvt: triệu
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
ST % ST %
1. Cho vay theo đối
tượng
186.76
2
236.72
5
255.56
3
49.96
3
26,75
18.83
8
7,96
- DN Nhà nước 4.986 6.392 4.411 1.406 28,20 -1.981 -30,99
- Ngoài quốc doanh:
181.74
0
230.33
3
251.15
2
48.59
3
26,74
20.81
9
9,04
+ Cty TNHH 34.530 46.066 52.742 11.536 33,41 6.676 14,49
+ Cty cổ phần 18.174 23.640 30.138 5.466 30,08 6.498 27,49
+ DNTN 72.696 96.437 100.507 23.741 32,66 4.070 4,22
+ Cá thể 41.801 53.673 60.230 11.872 28,40 6.557 12,22
+ Khác 14.539 10.517 7.535 -4.022 -27,66 -2.982 -28,35
2. Cho vay theo mục
đích sử dụng:
186.72
6
236.72
5
255.56
3
49.99
9
26,78
18.83
8
7,96
- SXKD 93.830 132.235 149.774 38.405 40,93 17.539 13,26
- Tiêu dùng 64.775 68.461 74.576 3.686 5,69 6.115 8,93
- Nông nghiệp 28.121 36.030 31.213 7.909 28,12 -4.817 -13,37
(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
Nhận xét:
Doanh số cho vay trung và dài hạn qua các năm điều tăng năm 2006 tăng 27% so
với năm 2005, năm 2007 tăng 8% so với năm 2006. Nguyên nhân chính làm cho năm
2007 chỉ tăng 8% là do lãi suất tăng khách hàng hạn chế đi vay, đồng thời lãi suất tăng
sẽ là nguy cơ làm tăng rủi ro sử dụng vốn vay. Do tốc độ tăng chi phí sẽ cao khi đó liệu
tốc độ tăng của doanh thu có bắt kịp tốc độ tăng chi phí hay không. Nếu tăng chậm hơn
so với chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm và không duy trì được tốc độ tăng của lợi nhuận.
4.2.1 Cho vay theo đối tượng
Giai đọan 2005-2007 Sacombank đẩy mạnh cho vay đối tượng là khách hàng
ngoài quốc doanh. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng của khách hàng quốc doanh là rất ít
bình quân chiếm khoản 2,4% trong tổng cơ cấu cho vay theo đối tượng trong giai đọan
này. Trong khi đó khách hàng ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn 97,26% năm
2005, 97,3% năm 2006, 98,27% năm 2007 và có xu hướng tăng dần.
Khoản cho vay ngoài quốc doanh được duy trì với tỷ trọng cao như thế qua ba
năm ta có thể thấy được chính sách cho vay của Sacombank là cho vay ngoài quốc
doanh và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể là chủ yếu. Đó chính là khách
hàng mục tiêu của Sacombank Cần Thơ ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong nhóm khách hàng ngoài quốc doanh ta thấy rằng đối tượng khách hàng là
DNTN, cá nhân, Công ty TNHH là khách hàng chủ lực trong sản phẩm cho vay trung
và dài hạn của ngân hàng. Nếu xét về tỷ trọng ta có thể thấy rõ ràng hơn về vị trí của
nhóm khách hàng này trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.
Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh
Qua hình 05 thể hiện cơ cấu cho vay của khách hàng ngòai quốc doanh, ta thấy
rằng tỷ trọng cho vay DNTN là nhiều nhất chiếm khoản 40% doanh số cho vay đối với
khách hàng ngoài quốc doanh, đứng vị trí thứ hai là khách hàng cá thể chiếm khoản
23%, thứ ba là Công ty TNHH Chiếm khoản 20% trong giai đọan 2005-2007, phần còn
lại là Công ty cổ phần và một số thành phần khác như công ty liên doanh, cty hợp danh,
…
Dựa trên cơ sở phân tích cơ cấu của doanh số cho vay trung và dài hạn đã thể
hiện được hướng đi cũng như mục tiêu mà sacombank đang tiến tới đó là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có điều kiện kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất
kinh doanh nhỏ và các tiểu thương tại các khu thương mại, đô thị.
Với vị tri địa lý và tình kinh tế như Cần Thơ thì định hướng mà sacombank đặc
ra là vô cùng phù hợp và khả thi.
4.2.2 Cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay
Doanh số cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng điều tăng,
vay nông nghiệp giảm dần và có xu hướng thu hẹp lại. Doanh số cho vay năm 2007
tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2006, nguyên nhân chính là do khoản cho vay sản
xuất kinh doanh, vay nông nghiệp giảm mạnh so với năm 2006. Năm 2007 tình hình
kinh tế Việt Nam phát triển cao, đồng thời lạm phát tăng cao lên đến 11-12% (lạm phát
phi mã) do đó nhà nước đã có những chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kìêm chế lạm phát
bằng cách rút tiền ra khỏi lưu thông. Chính vì vậy hệ thống ngân hàng thương mại tăng
lãi suất tiền gửi nhằm thu hút lượng tiền gửi của khách hàng và hạn chế cho vay nhằm
phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
Gai đọan 2005-2007 cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo mục đích sử dụng
không có sự thay đổi lớn.
Hình 06: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay
Ta thấy tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50%
tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn và tăng dần qua các năm trong khi
đó vay tiêu dùng giảm cụ thể là 2005 vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 35%, năm 2006 và
2007 điều bằng nhau với tỷ trọng là 29%. Vay Nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng
không cao và giảm xuống còn 12% năm 2007, hầu hết các khoản vay nông nghiệp là
vay nuôi trồng thủy sản: cá tra, cá basa là chủ yếu. Tuy nhiên tình hình cá tra cá basa
trong năm 2007 là không được thuận lợi, người nuôi trồng gặp nhiều khó khăn về giá cá
không tăng mà có phần giảm trong khi đó lãi suất cho vay ngày một tăng.
4.3 Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Bảng 04: Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Đvt: triệu
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
ST % ST %
1. Cho vay theo đối
tượng
110.567
150.25
2
198.77
6
39.685
35,8
9
48.524 32,30
- DN Nhà nước 4.102 4.485 5.139 0.383 9,34 654 14,58
- Ngoài quốc doanh:
106.46
5
145.76
7
193.63
7
39.30
2
36,9
2
47.87
0
32,84
+ Cty TNHH 24.486 30.611 42.600 6.125 25,01 11.989 39,17
+ Cty cổ phần 13.840 20.407 29.046 6.567 47,45 8.639 42,33
+ DNTN 40.457 53.934 73.582 13.477 33,31 19.648 36,43
+ Cá thể 21.294 30.611 40.664 9.317 43,75 10.053 32,84
+ Khác 6.388 10.204 7.745 3.816 59,74 -2.459 -24,10
2. Cho vay theo mục
đích sử dụng:
110.567
150.25
2
198.77
6
39.685
35,8
9
48.524 32,30
- SXKD 59.551 80.466 109.426 20.915 35,12 28.960 35,99
- Tiêu dùng 32.960 43.524 55.463 10.564 32,05 11.939 27,43
- Nông nghiệp 18.056 26.262 33.887 8.206 45,45 7.625 29,03
(Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
Doanh số thu nợ qua các năm điều tăng, xu hướng doanh số thu nợ là năm sau
tăng hơn năm trước. Cụ thể là 2006 tăng 35,89%, năm 2007 tăng 32,3%, qua đó ta thấy
rằng công tác thu nợ của Sacombank Cần Thơ là rất tốt vì vậy mà tỷ lệ nợ quá trên tổng
dư nợ là rất ít.
* Doanh số thu nợ theo đối tượng:
Hầu hết doanh số thu nợ của từng đối tượng điều tăng qua các năm và tổng
doanh số thu nợ của doanh nghệp quốc doanh chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh số
thu nợ giai đoạn 2005-2007. Năm 2005, 2006, 2007 doanh số thu nợ của khách hàng là
doanh nghiệp quốc doanh lần lượt chiếm tỷ trọng là 3,7%, 3% và 2,58%. Bởi vì doanh
số cho vay khách hàng ngòai quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần. Do đó
doanh số thu nợ của khách hàng ngòai quốc doanh là chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ
cấu doanh số thu nợ qua các năm.
Đối với doanh số thu nợ của khách hàng ngoài quốc doanh qua các năm điều
tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước về tốc độ tăng tương đối cũng như số tuyệt
đối. Tuy nhiên doanh số thu nợ ở một số đối tượng khác của năm 2007 giảm bởi vì
doanh số cho vay của những đối tượng này giảm dần trong giai đọan 2005-2007, do
ngân hàng tập trung cho vay vào những đối tượng là khách hàng mục tiêu, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh số cho vay đó là DNTN, Công ty TNHH, Cá thể, Công ty
Cổ Phần. Bên cạnh đó năm 2006 ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ vì vậy dư nợ ở
đối tượng này giảm dần và có xu hướng thu hẹp lại trong năm 2007.
* Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng
Doanh số thu nợ góp phần thể hiện hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân
hàng, doanh số thu nợ càng cao đồng nghĩa với quy mô lĩnh vực cho vay được mở rộng
và ngân hàng có chính sách thu nợ tốt vòng quay nguồn vốn đúng thời hạn hạn chế
được nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay.
Theo số liệu thì doanh số thu nợ ở mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,
nông nghiệp điều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm 2007 chậm hơn tốc độ tăng
của năm 2006, tuy nhiên chênh lệch không nhiều.
Trong cơ cấu thu nợ khoản thu từ sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng cao
vượt tiêu dùng và thấp hơn nông nghiệp và chiếm vị trí đứng đầu trong năm 2007. Bởi
vì cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu cho vay trung
và dài hạn của Sacombank Cần Thơ ( 2005 chiếm 50%, năm 2006 chiếm 56% và 2007
chiếm 59%). Thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ khách hàng tốt nên quá trình sử
dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả vì vậy công tác thu nợ được dễ dàng nhanh
chóng và gặp nhiều thuận lợi.
Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng và nông nghiệp cũng khả quan tuy nhiên
lĩnh vực tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao hơn. Khách hàng vay ở lĩnh vực tiêu dùng chủ
yếu là mua xe, đầu tư bất động sản đến cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008
ngân hàng hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sàn vì thị trường bất động sản không ổn
định có dấu hiệu đầu cơ và rủi ro trong lĩnh này là rất lớn. Bên cạnh đó năm 2007 lạm
phát tăng cao 11%-12% là nguyên nhân làm cho lãi suất liên tục thay đổi theo chiều