Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.98 KB, 7 trang )

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ-BẾN TRE
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam,
đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo) là Ngân
hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư
vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất
Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách
hàng. Đến cuối 2001, NHNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ
VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 chi nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV
và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm
mươi triệu khách hàng giao dịch các loại.
Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng
tiên tiến. Hiện NHNo đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn
1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc
tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và
ngoài nước.
Là ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn với trên 700 ngân hàng, tổ chức tài
chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng
Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng
Nông nghiệp Quốc tế(CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội
nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ
chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại
Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng


ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB,ADB,AFD... với 53 dự án, tổng số vốn
1.645 triệu USD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo đã nỗ lực hết mình, đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.2. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thạnh Phú
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng NN & PTHT huyện Thạnh Phú khá chặt
chẽ, hiện tại gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 03 Phòng chức năng mỗi phòng đều
có 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng có nhiệm vụ điều hành công việc của mỗi phòng.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có điểm giao dịch đặt cùng địa bàn.
3.1.3.2. Tổ chức bộ máy
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng NN&PTNT huyện Thạnh Phú
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
HÀNH
CHÁNH
NHÂN SỰ
PHÒNG TÍN DỤNG
TỔ KẾ

TOÁN
ĐIỂM
GIAO
DỊCH
TỔ NGÂN
QUỸ
Nguồn: Tổ chức bộ máy của Ngân hàng.
3.1.3.3. Chức năng của các bộ phận
-Chức năng của Giám đốc: Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT huyện Thạnh Phú do
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Bến Tre bổ nhiệm có chức năng điều
hành và lãnh đạo toàn bộ hệ thống của Ngân hàng.
-Chức năng của Phó giám đốc: Một phó giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành hoạt
động của Phòng kế toán, Phó giám đốc còn lại trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động
của Phòng tín dụng và Phòng hành chính nhân sự .
-Chức năng của Phòng tín dụng: Thiết lập quan hệ với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và
xét duyệt hồ sơ xin vay của khách hàng. Đại diện phòng là Trưởng phòng và Phó phòng
trong việc xét duyệt lại hồ sơ cho khách hàng vay của cán bộ tín dụng sau đó trình lại
cho Giám đốc ký duyệt.
-Chức năng của phòng kế toán: Phòng kế toán gồm có 02 tổ: Tổ Kế toán và tổ Ngân
quỹ. Tổ Kế toán có chức năng chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ hoạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời và chính xác,...Tổ Ngân quỹ có trách
nhiệm thu chi tiền mặt dựa theo chứng từ do tổ Kế toán chuyển đến và phải đảm bảo
tính chính xác cao.
-Phòng hành chánh nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý của Ban giám đốc, công việc
chủ yếu của phòng là cấp hồ sơ in, photo các loại giấy tờ có liên quan đến các nghiệp
vụ hàng ngày của Phòng tín dụng và Phòng kế toán, và một số công việc khác có liên
quan đến hành chánh nhân sự của Ngân hàng,....
3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG NĂM 2008
3.2.1. Định hướng
Để phục vụ tốt nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương, nhằm thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX và tăng trưởng hoạt động theo định hướng của
ngành, chi nhánh của NHNN & PTNT huyện Thạnh Phú phấn đấu thực hiện đạt các chỉ
tiêu sau:
- Về huy động vốn: Phấn đấu sử dụng nguồn vốn tại địa phương đến cuối năm
2008:
+Huy động nội tệ đạt 108 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cuối năm 2007
+Huy động ngoại tệ đạt 588,000 USD, tăng 40,1% so với cuối năm 2007
- Dư nợ cho vay
+Tổng dư nợ tín dụng phấn đấu đạt mức 300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007
+Dư nợ dài hạn đạt mức 3,5 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2007
+Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu kéo giảm xuống dưới 5% so tổng dư nợ tín dụng.
- Cơ cấu đầu tư:
+Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp 198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66% tổng dư nợ
+Dư nợ cho vay ngành thuỷ sản 50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,6% tổng dư nợ
+Dư nợ cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% tổng
dư nợ
+Dư nợ cho vay ngành thương mại, dịch vụ 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% tổng dư
nợ
+Dư nợ cho vay ngành khác 20 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,7% tổng dư nợ
3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
-Căn cứ vào phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Huyện năm
2008 để xây dựng định hướng đầu tư, thực hiện cải tiến lề lối làm việc, nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, cần coi đây là giải pháp hàng đầu trong chiến lược khách
hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, vận động cán bộ công nhân
viên nhất là chất lượng cán bộ tín dụng chuyên quản trên địa bàn phụ trách, chủ động
tiếp cận khách hàng nhất là những khách hàng lớn, khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh
doanh lớn, nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, quy chế cho vay, cơ
chế lãi suất, giải thích cho khách hàng thông suốt để họ mạnh dạn đặt quan hệ giao dịch
với Ngân hàng.
-Thường xuyên nhắc nhở tạo điều kiện nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, cập

nhật kiến thức cho cán bộ, bên cạnh đó bản thân mỗi người cũng cần tự nghiên cứu
nâng cao trình độ của mình, nâng cao năng lực thẩm định dự án, trao dồi đạo đức nghề
nghiệp, trách nhiệm của nhân viên Ngân hàng để nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt
động nghiệp vụ Ngân hàng an toàn và hiệu quả.
- Mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn, cần tập trung cho các đối tượng mở rộng
diện tích đầu tư trồng xen nuôi xen để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu
quả, cho vay để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh
tế trang trại,...việc đầu tư cần quan tâm thoã thuận với khách hàng cho vay với mức lãi
suất thay đổi theo từng thời điểm, nhằm hạn chế rủi ro lãi suất và tăng thêm khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
-Tiếp tục lựa chọn và mạnh dạn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp ,
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, hướng vào khai thác thế mạnh nguồn

×