Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

PHÙNG NGỌC VINH

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

PHÙNG NGỌC VINH

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số: 8380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Bình Nhƣỡng

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội..
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật Hà Nội xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phùng Ngọc Vinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động


BLLĐ

Bộ luật Lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Biểu 1

Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học
vấn và giới tính năm 2016
(Đơn vị: phần trăm)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH
VỰC LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI ................................................... 6
1. Giới tính và giới. .......................................................................................... 6
1.1. Giới tính. ................................................................................................ 6
1.2. Giới......................................................................................................... 7

1.3. Mối quan hệ giữa giới tính và giới......................................................... 9
1.4. Vai trò giới. Định kiến giới. Phân biệt đối xử về giới. ........................ 11
1.5. Bình đẳng giới ...................................................................................... 15
2. Lao động. .................................................................................................... 16
2.1. Khái niệm Lao động. ............................................................................ 16
2.2. Việc làm – Dấu hiệu cụ thể của lao động. ........................................... 19
3. An sinh xã hội. ........................................................................................... 22
3.1. Khái niệm An sinh xã hội. ................................................................... 22
3.2. Hệ thống an sinh xã hội........................................................................ 24
4. Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội. ................. 25
4.1. Bình đẳng giới trong lao động. ............................................................ 25
4.2. Bình đẳng giới trong an sinh xã hội. .................................................... 26
4.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội theo quy định
của pháp luật quốc tế ................................................................................... 27
4.4. Nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội. ........... 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM ......................... 38
1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề ...... 38
1.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm ............................................... 38


1.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực học nghề, đào tạo nghề ........................ 40
2. Bình đẳng giới trong vấn đề tuyển dụng lao động ................................. 43
3. Bình đẳng giới trong vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho ngƣời lao
động................................................................................................................. 47
3.1. Bình đẳng giới trong vấn đề thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi . 47
3.2. Bình đẳng giới trong vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động ..... 51
4. Bình đẳng giới trong vấn đề tiền lƣơng và phúc lợi bảo hiểm .............. 54
4.1. Bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương ............................................... 54
4.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ................................... 57

5. Bình đẳng giới trong vấn đề kỷ luật lao động ........................................ 61
6. Bình đẳng giới trong vấn đề hợp đồng lao động .................................... 63
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG
LĨNH VỰC BÌNH ĐẲNG GIỚI .................................................................. 67
1. Thực tiễn thực thi vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động và
an sinh xã hội Việt Nam. ............................................................................... 67
1.1. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề,
đào tạo nghề ................................................................................................ 67
1.1.1. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm ........... 67
1.1.2. Thực tiến thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo nghề .... 69
1.2. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề tuyển dụng lao động.. 72
1.3. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề đảm bảo điều kiện làm
việc cho người lao động .............................................................................. 73
1.3.1. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề thời giờ làm việc và thời
giờ nghỉ ngơi ................................................................................................... 73
1.3.2. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề an toàn lao động và
vệ sinh lao động ...................................................................................... 76


1.4. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương và phúc lợi
bảo hiểm ...................................................................................................... 78
1.4.1. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương ........... 78
1.4.2. Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề bảo hiểm xã hội.. 79
1.5. Thực tiễn bình đẳng giới trong vấn đề kỷ luật lao động ...................... 80
1.6. Thực tiễn bình đẳng giới trong vấn đề hợp đồng lao động .................. 82
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội trong lĩnh
vực bình đẳng giới. ........................................................................................ 85
2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội
Việt Nam về bình đẳng giới. ....................................................................... 85

2.1.1. Kiến nghị về lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề .......... 85
2.1.2. Kiến nghị về vấn đề tuyển dụng lao động .................................... 87
2.1.3. Kiến nghị về vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao
động. ........................................................................................................ 88
2.1.4. Kiến nghị về vấn đề tiền lương và phúc lợi bảo hiểm. ................. 89
2.1.5. Kiến nghị về vấn đề kỷ luật lao động ........................................... 90
2.2. Một số iến nghị nhằm n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động
và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới. ........................ 90
2.2.1. Từng bước tiến hành xóa bỏ định kiến giới trong xã hội. ............ 90
2.2.2. Nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về vấn đề bình đẳng
giới. ......................................................................................................... 92
2.2.3. Tăng cường cơ chế thanh tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã
hội. ........................................................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, giới và bình đẳng giới trở thành vấn đề vừa mang tính truyền
thống, vừa mang tính hiện đại. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan
t m đến vấn đề bình đẳng giới, bởi bình đẳng giới ch nh là ti u ch để đánh
giá tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới ln nhận được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc bình đẳng giới là nguy n tắc
hiến định, được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp từ trước cho đến nay.
Tr n cơ sở Hiến pháp, và chủ trương ch nh sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động và an sinh xã

hội. Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, vấn đề bình đẳng giới được
ghi nhận trong Luật Bình đẳng giới năm 2006, BLLĐ 2012 (sửa đổi năm
2014), Luật BHXH 2014 và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy
nhiên, tr n thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định pháp
luật trong lĩnh vực lao đông và an sinh xã hội về bình đẳng giới vẫn chưa phù
hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế hay trong q trình thực
hiện, các chủ thể pháp luật cịn vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng phân biệt
đối xử về giới vẫn tồn tại trong lĩnh vực lao động.
Nhằm mục đ ch tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn,
thơng qua đó tìm ra những hạn chế cịn tồn tại để hồn thiện pháp luật lao
động và an sinh xã hội về bình đẳng giới và n ng cao hiệu quả thực thi phá
luật nhằm góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất tr n thực tế là việc làm
rất cấp thiết hiện nay. Ở thời điểm hiện tại, các đề tài nghi n cứu khoa học về
vấn đề bình đẳng giới trong phạm vi pháp luật lao động là an sinh xã hội chưa
nghiên cứu một cách toàn diện và s u sắc, cũng như cập nhật những thay đổi
quan trọng trong các quy định pháp luật như BLLĐ sửa đổi năm 2014, các


2
văn bản mới ban hành như Luật Giáo dụng nghề nghiệp…ch nh vì vậy tác giả
đã chọn đề tài Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt
Nam” để làm đề tài luận văn cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội là một
trong những vấn đề được các nhà hoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu. Có
thể kể đến một số cơng trình nghi n cứu, bài báo hoa học như: Hà Thị Hoa
Phượng (2010), Pháp luật Lao động Việt Nam với vấn đề bình đẳng giới,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS.Đào Thị Hằng
(1992), Vấn đề bình đẳng giới và những bảo đảm trong pháp luật Lao động
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đẳng giới, tr. 10-16; TS.

Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), Các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh
vực luật Lao động, đối chiếu và huyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 3, Tr. 6168…Cùng một số cơng trình nghi n cứu của các tổ chức như ILO, UN
Women, bài báo hoa học về vấn đề bình đẳng giới trong một hoặc một vài
lĩnh vực lao động cụ thể. Tuy nhiên, có thể nói cho đến thời điểm hiện tại
chưa có cơng trình nghi n cứu nào tìm hiểu một cách tồn diện và chuy n s u
về vấn đề bình đẳng giới trong 5 năm trở lại đ y, nhất là từ thời điểm BLLĐ
sửa đổi năm 2015 được ban hành.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đ ch nghi n cứu t nh bình đẳng giữa giới nam và
giới nữ trong vấn đề lao động và an sinh xã hội. Thông qua các quy định về
bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam
cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn, luận văn đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và n ng cao hiệu quả thực thi
pháp luật tr n thực tế.


3
Vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm
vi điều chỉnh pháp luật lao động và an sinh xã hội. Ch nh vì vậy, phạm vi của
đề tài Luận văn này là rất rộng. Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ
luật học, Luận văn chủ yếu tập trung ph n t ch, đánh giá về các quy phạm
pháp luật thuộc một số lĩnh vực như việc làm, học nghề; hợp đồng lao động;
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; kỷ
luật lao động; vấn đề tiền lương và vấn đề BHXH, lấy người lao động làm đối
tượng trung tâm của nghiên cứu, tr n cơ sở hai giới cơ bản là giới nam và giới
nữ. Đồng thời, tr n cơ sở thực tiễn, Luận văn đưa ra nguy n nh n và phướng
hướng hoàn thiện pháp luật trong những lĩnh vực tr n, và n ng cao hiệu quả
thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới.
4. Đối tƣợng và nhiệm vụ của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luật

lao động và an sinh xã hội về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam, được nhìn
nhận trong mối quan hệ đối với hệ thống pháp luật quốc tế li n quan đến bình
đẳng giới.
Luận văn tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về bình đẳng giới trong
lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng như các nguy n tắc về bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội thông qua các Công ước quốc tế
cũng như các văn bản pháp luật Việt Nam li n quan đến vấn đề này
Hai là, phân tích sâu vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực việc làm
và đào tạo nghề; tuyển dụng lao động và ký kết hợp đồng lao động; vấn đề
đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động; vấn đề tiền lương và phúc
lợi; xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt quan hệ lao động trong hệ
thống văn bản pháp luật về lao động và an sinh xã hội của Việt Nam


4
Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện
pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghi n cứu khoa học hác nhau như: Phương pháp ph n
t ch, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp
thống

… Các phương pháp nghi n cứu tr n đều có nền tảng là cơ sở

phương pháp luận và thế giới quan duy vật biện chứng, dựa tr n các quan
điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn trình bày được một cách khái quát về giới và bình đẳng giới

trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội. Qua đó Luận văn đã đưa ra được
khái niệm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng như
một số nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội
Việt Nam.
Luận văn ph n t ch các quy định của pháp luật lao động và an sinh xã
hội về bình đẳng giới, qua đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợp
hay không phù hợp với pháp luật quốc tế.
Luận văn trình bày, ph n t ch về thực tiễn thực hiện pháp luật lao động
và an sinh xã hội về bình đẳng giới trong phạm vi năm trở lại đ y, qua đó đưa
ra một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và
an sinh xã hội. Tr n cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện và n ng cao
hiệu quả thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới tr n
thực tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:


5
Chương 1: Cơ sở lý luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an
sinh xã hội
Chương 2: Thực trạng về bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an
sinh xã hội Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn thực thi và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động
và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới


6

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
1. Giới tính và giới.
1.1. Giới tính.
Giới tính là một thuật ngữ sinh học. Theo đó, giới tính là sự kết hợp và
pha trộn các đặc điểm sinh học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự
chuyên môn hóa thành các giống trong đó điển hình nhất là giống đực và
giống cái1, mà cụ thể ở con người là nam và nữ. Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa giới tính có phần giản lược hơn, theo đó giới t nh được hiểu là những
đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái2. Pháp luật
Việt Nam cũng đưa ra một khái niệm về giới tính trong Luật Bình đẳng giới:
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”3
Thông thường, sự khác biệt về giới t nh được nhận diện thông qua một
số các đặc điểm bên ngồi (nam giới có râu, phát triển cơ bắp, giọng trầm
thấp, có cơ quan sinh dục nam...; nữ giới có tuyến vú phát triển, khơng phát
triển râu, giọng thanh và cao hơn nam giới, có cơ quan sinh dục nữ…). Ch nh
xác hơn nữa, giới t nh được xác định và phân biệt thông qua các hormone giới
t nh (estrogen, testosterone…), hoặc thông qua cặp nhiễm sắc thể giới tính: Ở
người, cặp nhiễm sắc thể giới tính XX là nữ, XY là nam. Sự khác biệt này
nhằm đảm bảo sự vững chắc trong di truyền, phù hợp với hình thức sinh sản
hữu tính ở người, qua đó trở thành cơ sở cho sự tái sản xuất sức lao động của
con người, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai và sinh con, cịn nam giới đóng
góp vào q trình thụ thai.
Giới t nh có các đặc trưng cơ bản sau:
1

Giới tính – Wikipedia Tiếng Việt, />Viện Ngơn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr. 405
3
Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
2



7

- Tính bẩm sinh: Nếu khơng tính tới các thể bệnh lý, những khác biệt
giữa nam giới và nữ giới về kiểu gen di truyền, về thành phần hormone trong
cơ thể… đều là các đặc điểm tự nhi n, được hình thành thơng qua q trình
tiến hóa và chọn lọc, hông theo cũng như hông phụ thuộc vào mong muốn
của con người. Nó ổn định về tương quan giữa hai giới trong quá trình sinh
sản. Chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là không thể thay thế, thay
đổi hay chuyển dịch cho nhau.
- Tính đồng nhất: Nam giới cũng như nữ giới, trên phạm vi toàn thế giới,
đều có cấu tạo về mặt sinh học giống nhau, cũng như có các chức năng sinh lý
giống nhau và đóng góp giống như nhau vào q trình thụ thai, sinh ra thế hệ
tiếp theo.
- Tính bất biến: Sự khác biệt về giới tính là hiển nhiên, bất biến cả về
thời gian cũng như về không gian. Các chức năng sinh lý và sinh sản của nam
giới và nữ là cố định, khổng thể thay đổi và hoán đổi cho nhau được (Nam
giới không thể mang thai như nữ giới…).
1.2. Giới.
Theo Từ điển Tiếng Việt, giới là từ chỉ một lớp người trong xã hội phân
theo một đặc điểm rất chung nào đó4. Cụ thể hơn, trong lĩnh vực bình đẳng
giới, giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Pháp luật Việt Nam
quy định rằng: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ xã hội.”5
Nói về giới là nói về vai trị, trách nhiệm và quyền lợi, các hành vi ứng
xử xã hội cũng như các ỳ vọng mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam
và nữ. Giới không phải đề cập tới riêng giới nam hay giới nữ mà là mối quan
hệ giữa hai giới và cách thức mà xã hội hình thành nên mối quan hệ này.


4
5

Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt 2003, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, tr. 405
Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006


8
Vai trị, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân công
lao động, phân chia các nguồn của cải vật chất và tinh thần, tức là cách đáp
ứng nhu cầu của nam và nữ trong xã hội. Theo quan niệm và thói quen đã có
từ l u đời ở nhiều nước, nhiều khu vực thì phụ nữ phải làm hầu hết các công
việc trong nhà như nấu ăn, chăm sóc con, phục vụ chồng…cịn nam giới có
trách nhiệm lao động sản xuất để ni gia đình và làm các công việc xã hội.
Khi sinh ra con người chưa có trong bản thân sự phân biệt giới mà họ dần tiếp
thu và chấp nhận từ nền nếp gia đình, quy ước của xã hội và chuẩn mực của
nền văn hóa.
Các tính chất của giới bao gồm:
- Tính tập nhiễm: Một người ngay từ hi sinh ra đã được định hướng về
hành vi, cách ứng xử…. được cho là phù hợp với nữ giới hay nam giới theo
khuôn mẫu của xã hội và được dạy dỗ theo khuôn mẫu đó trong suốt q trình
trưởng thành. Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cách nói năng,
thái độ và có thể cả về thức ăn và tình cảm của cha mẹ, anh chị. Con trai
hơng được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, hơng chơi búp b , con gái
hông được cáu kỉnh, không nên nói to, phải dịu dàng, giúp mẹ cơm nước,
nội trợ.
- Tính đa dạng: Giới thể hiện những đặc trưng của những quan hệ xã hội
giữa nữ giới và nam giới, nên bản thân các quan niệm về giới cũng rất đa
dạng, cũng như có thể biến đổi theo các yếu tố như ch nh trị, kinh tế, phong
tục tập quán.... Ở mỗi một thời kỳ trong lịch sử, mỗi một khu vực địa lý, mỗi

một nền văn hóa hác nhau, các huôn mẫu về giới do xã hội đương thời hình
thành n n cũng hác nhau và hình thành sự đa dạng về quan niệm giới.
- Tính cỏ thể thay đổi được: Mặc dù rất hó hăn và l u dài, nhưng các
quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hồn tồn có thể thay đổi được.
Chẳng hạn như quan niệm bếp núc” là thi n chức” của nữ giới đang được


9
xem xét lại khi rất nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới. Trong
nhiều gia đình hạt nhân, khi cả vợ và chồng cùng phải tham gia tích cực vào
q trình sản xuất nhằm tăng thu nhập thì nam giới cũng đang tham gia một
cách tích cực vào các công việc nội trợ như: nấu ăn, chăm sóc con cái…Thậm
chí trong một số gia đình, hi người vợ tham gia công việc quản lý, điều hành
xã hội, tham gia vào các công việc sản xuất nhiều hơn người chồng thì người
chồng đã thay vai trị của người vợ trong các cơng việc gia đình. Bởi vậy, để
thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới cần vượt qua những định kiến và
quan niệm cũ, tức là cần bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức, thái độ, hành vi
của từng người về giới. Do đó, điều mà nhân loại đang hướng tới không phải
là sự bình đẳng về giới tính giữa nam và nữ, mà là sự bình đẳng giới. Bình
đẳng về giới tính là việc không thể làm được và cũng hông chủ thể nào
muốn làm, mà mục tiêu của thế giới là tiến tới bình đẳng giới.
1.3. Mối quan hệ giữa giới tính và giới.
Nói tới giới tính là nói tới đặc điểm của con người do tự nhi n quy định.
Nó ổn định, thậm chí, hầu như bất biến đối với cả nam và nữ, xét cả về mặt
không gian và thời gian. Chẳng hạn, phụ nữ trong mọi thời đại, mọi chế độ
chính trị, mọi nền văn hóa đều giống nhau ở khả năng mang thai và sinh sản.
Cịn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa nam
và nữ do hoàn cảnh, điều kiện, văn hóa, xã hội… tạo n n. Địa vị, thái độ và
hành vi đó hơng bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh, điều
kiện xã hội, văn hóa.

Giới và giới tính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giới tính là tiền đề sinh
học của giới, là dấu hiệu đầu ti n và l u dài để phân biệt nam, nữ. Không nên
và khơng thể xem nhẹ sự khác biệt về giới tính giữa nam, nữ. Trái lại, cần tìm
hiểu rõ những sự khác biệt này vì điều đó cho phép người ta hiểu được đầy đủ
hơn năng lực, sở trường, nhu cầu riêng của nam, nữ để có sự phân cơng lao


10
động phù hợp nhằm phát huy năng lực và đáp ứng đúng hơn nhu cầu riêng
của nam và nữ.
Hiểu rõ vai trị của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cần
thiết để tổ chức và triển khai sự ph n công lao động hợp lý. Tuy thế cần thấy
vai trò của từng nhân tố và quan hệ giữa chúng hông đơn giản và luôn thay
đổi do tác động của hồn cảnh xã hội, văn hóa, điều đó được biểu hiện rõ ở
thời kỳ đầu của lịch sử loài người, ở thời kỳ này, nhân tố giới tính chi phối
mạnh hơn, bởi con người sống theo bản năng tự nhiên, cịn quan hệ xã hội thì
mới sơ hai. Đặc điểm tự nhiên của con người lúc đó tác động mạnh hơn so
với tác động của quan hệ xã hội. Do vậy, đặc điểm giới tính của nhóm xã hội
nào phù hợp với tính chất, trình độ của nền sản xuất thì nhóm đó tự nhiên có
được vị tr cao hơn. V dụ, thời kỳ đầu tiên của lịch sử lồi người, đặc điểm
giới tính của phụ nữ phù hợp hơn với nền kinh tế hái lượm và trồng trọt và đó
ch nh là cơ sở tự nhiên của chế độ mẫu quyền. Khi xã hội chuyển sang nền
kinh tế lấy chăn nuôi săn bắn là ch nh thì đặc điểm giới tính của đàn ơng tỏ ra
phù hợp và họ đã giành được vị trí thống trị của phụ nữ trước đó và chế độ
phụ quyền được xác lập.
Từ khi chế độ phụ quyền được xác lập, đàn ơng với ưu thế sẵn có đã
buộc xã hội chấp nhận quan niệm và cách sắp xếp của họ. Điều đó được nâng
lên thành hệ tư tưởng và được thể chế hóa thành pháp luật, lâu dần thành thói
quen, thành nếp sống, phong tục tập quán… Đến lúc này, giới t nh được nhìn
nhận và giải thích theo quan niệm thiên lệch của nam giới. Thực nghiệm khoa

học và thực tế xã hội đã chứng minh đầy thuyết phục rằng khả năng tư duy
logic của nữ không kém nam, mặt khác, khả năng chăm sóc, ni dạy con của
nam cũng hông hác nữ nhiều. Tuy nhiên từ trước đến nay, trong xã hội gần
như tuyệt đối hóa sự ph n cơng, nam thì lao động trí óc, làm cơng việc khoa
học, phụ nữ thì ni con và làm mọi cơng việc nhà. Sự ph n cơng đó in s u


11
vào quan niệm của mọi người, cả nam và nữ. Nhiều thế hệ được giáo dục theo
tinh thần chấp nhận, tn thủ sự ph n cơng đó từ trong gia đình, nhà trường
và xã hội.
Trong xã hội, người ta thường lấy sự khác biệt về giới t nh để giải thích
sự khác biệt về giới. Các quan niệm rập khn, những thói quen đã làm
những điều mà xã hội chấp nhận thường được coi là thước đo hành vi, là
chuẩn mực đánh giá phẩm chất của mỗi giới. Những tác động này làm duy trì
và tăng th m hoảng cách khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong xã hội.
Tuy nhi n, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa giới và gới tính là giới
tính thì bất biến cịn giới hồn tồn có thể thay đổi theo thời gian. Những thay
đổi tích cực, đúng đắn sẽ tạo ra sự bình đẳng cho giới nam và giới nữ. Tuy
nhi n, thay đổi quan niệm về giới là một vấn đề nhạy cảm, hó hăn và phức
tạp, phải có q trình bền bì, lâu dài mới mang lại thành cơng.
1.4. Vai trò giới. Định kiến giới. Phân biệt đối xử về giới.
Vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam giới và
nữ giới, những hành vi đã được nhận thức trong một xã hội, một cộng đồng
hoặc một nhóm xã hội nhất định cho rằng đó là hành vi thuộc về giới nam hay
giới nữ.
Vai trò của giới bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo và hệ tư
tưởng, cũng như chịu tác động từ mơi trường kinh tế, chính trị cũng như địa
lý. Những thay đổi về vai trò giới thường diễn ra cùng với những thay đổi về
kinh tế, chính trị và hồn cảnh khách quan. Vai trị của nam giới và nữ giới có

thể linh hoạt hoặc cứng nhắc, có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể bổ
sung cho nhau hoặc kìm hãm lẫn nhau.
Một trường hợp đặc biệt về vai trị giới đó là sự ph n cơng lao động theo
giới. Đó là sự phân công các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau giữa nam và
nữ. Sự phân công này do các quan niệm về giới hình thành nên và truyền dạy


12
qua nhiều thế hệ, được cộng đồng ghi nhận và làm theo. Có ba vai trị chính:
vai trị sản xuất, vai trò tái sản xuất sức lao động và vai trị cộng đồng. Sự
ph n cơng được thể hiện như sau:
- Vai trị sản xuất: Là những cơng việc do nam giới hoặc nữ giới làm
nhằm mục đ ch tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật. Chúng bao gồm các
hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất, các sản phẩm tinh thần hoặc dịch vụ
được sử dụng để trao đổi, mua bán hoặc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của gia đình. Chẳng hạn như trong nơng nghiệp, vai trị sản xuất của nữ giới
bao gồm các công việc cấy hái, chăn nuôi, làm vườn, chế biến sản phẩm…,
còn vai trò sản xuất của nam giới thường thể hiện ở các công việc như cày
bừa, vận chuyển sản phẩm, khai thác gỗ…
- Vai trò tái sản xuất sức lao động: Là những hoạt động duy trì nịi giống
và tái tạo sức lao động, hay nói cụ thể hơn đó ch nh là vai trị sinh sản và ni
dưỡng. Vai trị đó hơng chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học (việc sinh con)
mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho thực tại
và cho tương lai như nuôi dạy con, ni dưỡng và chăm sóc các thành vi n
hác trong gia đình. Hiện nay ở Việt Nam, cơng việc này phần lớn vẫn do nữ
giới đảm nhận.
- Vai trị cộng đồng: Là cơng việc do nam giới hoặc nữ giới thực hiện ở
cấp độ cộng đồng (làng, bản, khối phố; đối với họ hàng…) nhằm đáp ứng
những nhu cầu chung của chính cộng đồng đó như x y dựng đường làng ngõ
xóm, giữ gìn trật tự, giữu gìn vệ sinh cơng cộng; trao đổi thơng tin, họp

hành… Có hai hình thức thể hiện vai trị cộng đồng, đó là vai trò tham gia
cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng. Vai trò tham gia cộng đồng được
thể hiện thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc chung của cộng
đồng, trong hi đó vai trị lãnh đạo cộng đồng thể hiện qua việc nắm giữ các
chức vụ quản lý và đại diện cho cộng đồng như trưởng thôn, trưởng bản, tổ


13
trưởng dân phố…Các công việc li n quan đến vai trị lãnh đạo cộng đồng có
phần được ưu ti n hơn cho nam giới, cũng như được trả công rõ ràng hơn
bằng việc được trả tiền trực tiếp thay vì chỉ được phản ánh gián tiếp thơng qua
lợi ích từ các cơng việc chung của cộng đồng mang lại.
Có thể thấy rõ ràng rằng sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa nam và
nữ chỉ góp một phần nhỏ trong việc xác định vai trò giới giữa giới nam và
giới nữ, nhất là các vai trị mang tính thiên chức, chẳng hạn như chỉ phụ nữ
mới có thể mang thai, sinh con và cho con bú. Còn lại, phần vai trị giới được
hình thành nên từ các định kiến về giới. Định kiến giới là nhận thức, thái độ
và đánh giá thi n lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị tr , vai trò và năng lực của
nam và nữ6. Các định kiến giới thường hông đúng, hông phản ánh chính
xác năng lực của một người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép
hoặc mong đợi cá nhân thực hiện. Định kiến giới cũng dẫn đến các hành vi
mang tính phân biệt đối xử về giới.
Theo Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), thuật ngữ ph n biệt đối xử đối với phụ
nữ” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa
tr n cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đ ch làm tổn hại hoặc vơ
hiệu hóa việc phụ nữ, bất kể tình trạng hơn nhân của họ như thế nào, được
công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, d n sự hay bất kể lĩnh vực nào
hác, tr n cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ” (Điều 1). Việt Nam đã

dựa trên thuật ngữ này của CEDAW để xây dựng thuật ngữ ph n biệt đối xử
về giới” trong Luật Bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới 2006 có định nghĩa
phân biệt đối xử về giới là là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc
khơng coi trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và
6

Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006


14
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình7. Sự phân biệt đối xử về
giới là phản ánh cơ bản nhất của định kiến giới và bất bình đẳng giới, thệ hiện
thơng qua sự hạn chế hoặc ưu ti n dành cho một giới so với giới còn lại,
chẳng hạn phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động
nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc
làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp b nh hơn nam giới8.
Nhìn chung, giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ. Xã hội có
những quan niệm khác nhau về vai trò giới và dần thay đổi theo thời gian,
trong đó gia đình và các thể chế trong xã hội có vai trị cơ bản trong việc hình
thành, củng cố, cũng như ph phán, đào thải các quan niệm về vai trò giới.
Định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới hiện nay, đặc biệt là đối với phụ nữ
vẫn cịn nặng nề và cản trở bình đẳng giới cũng như sự tiến bộ của phụ nữ.

7

Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006.
Bình đảng và Phân biệt đối xử - ILO – trang chủ ILO Việt Nam, giới thiệu lĩnh vực hoạt động của
Văn phòng Hà Nội, />8



15
1.5. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là mơi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được
hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm
năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi
từ các kết quả đó9. Luật Bình đẳng giới chỉ rõ rằng: Bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị tr , vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng
như nhau về thành quả của sự phát triển đó”10. Điều quan trọng nhất, bình
đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được hưởng các thành quả một cách
bình đẳng. Tuy nhiên, việc đối xử như nhau, cơ hội như nhau hông đem lại
kết quả như nhau đối với giới nữ và giới nam. Vì vậy, bình đẳng giới cần
được hiểu là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ có xét đến những
đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các
ch nh sách đối với từng giới một cách hợp lý.
Nếu như cả phụ nữ và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy
hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để
tham gia, đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình
phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng
thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội, thì xã hội đó đã đạt được
bình đẳng giới. Nếu những ti u ch này hơng được xác lập có nghĩa là trong
xã hội đang tồn tại bất bình đẳng giới.
Khơng nên hiểu bình đẳng giới theo cách đơn giản là nam giới và nữ giới
tham gia như nhau trong tất cả các hoạt động, cũng hông phải phương ch m
phụ nữ vùng l n” đòi hỏi quyền lợi ngang bằng nam giới, bất chấp sự khác
biệt về đặc tính sinh học giữa nam và nữ. Hơn nữa, việc hông ph n định rõ
9

Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2004), Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và
thực thi chính sách, NXB. Phụ nữ, Hà Nội, tr. 14

10
Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006


16

ràng sự khác biệt mang tính chất giới và giới tính lại chỉ thấy có một phía là
hơng bình đẳng nghiêng về nữ, chắc sẽ dẫn đến hệ quả ngược lại với mong
muốn ban đầu mang t nh nh n văn s u sắc của nhận thức giới và cách giải
quyết sẽ chỉ là: hoặc hốn vị vai trị giới một cách máy móc những gì phụ nữ
có và phải làm thì đem chuyển cho nam giới và ngược lại, hoặc đi đến chủ
nghĩa bình quân giữa nam và nữ để chỉ chia nhau cơ hội, lợi ích, trách
nhiệm…
Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn cần phải gắn với
quan điểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội. Nó địi hỏi
một sự chuyển biến đồng bộ của tất cả mọi thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng
trước hết đối với nam giới trong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ
ứng xử xã hội và hành vi cụ thể trong mối quan hệ với phái nữ. Để có thể đáp
ứng được yêu cầu trên, cần đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất. Đó là sự tơn trọng
giá trị nhân phẩm (quyền con người toàn diện) cũng như giá trị lao động của
lao động nam cũng như lao động nữ trong những đóng góp của họ đối với xã
hội và gia đình. Thứ hai. Là cả lao động nữ lẫn lao động nam đều có trách
nhiệm, chia sẻ với nhau trong thực hiện cơng việc gia đình và cơng việc
chung của xã hội.
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trọng
là nam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu
nhất.
2. Lao động.
2.1. Khái niệm Lao động.

Lao động là một phạm trù kinh tế. Một mặt, lao động là quá trình tác
động giữa con người với tự nhi n, trong quá trình đó, con người cải biến
những vật tự nhiên làm cho nó thích ứng với nhu cầu của mình; mặt khác, lao


17
động ln ln được tiến hành trong xã hội, vì vậy nó địi hỏi những quan hệ
nhất định giữa người với người trong quá trình tác động vào tự nhiên.
C.Mác chỉ ra: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người khơng
phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhi n vĩnh cửu
làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản
thân sự sống của con người. Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong
cơ thể mình, sử dụng cơng cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có
mục đ ch, ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với
nhu cầu của mình. Vì vậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất
hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu
của sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh
viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên.
Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động.
Ph.Ăngghen viết: Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là
nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, hi đi đôi với giới tự
nhiên là giới cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải.
Nhưng lao động cịn là một cái gì vơ cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một
mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra
bản th n con người.”11
Từ hi con người xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động như
kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật…, trong đó hoạt động kinh tế giữ vị trí
trung t m và là cơ sở cho các hoạt động hác. Để tiến hành các hoạt động
này, trước hết con người phải tồn tại. Con người muốn tồn tại thì phải được

đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại…Muốn vậy, con người
11

C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.641


18
phải sản xuất và không ngừng sản xuất. C. Mác và Ph.Ăngghen đã hám phá
ra: sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
Sản xuất vật chất ngày càng phát triển thì càng địi hỏi ở con người chức
năng sáng tạo và ln địi hỏi NLĐ n ng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Có thể khái quát nhu cầu của con
người trên ba mặt: Thứ nhất là nhu cầu sinh tồn, phát triển và hưởng thụ về
vật chất; Thứ hai là nhu cầu về tinh thần; Thứ ba là nhu cầu hoạt động lao
động. C.Mác dự đoán trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, năng suất lao động xã
hội cao, sản phẩm sản xuất ra quá dư thừa đủ để thực hiện phân phối theo cơ
chế làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, hi đó lao động là nhu cầu đầu
tiên của đời sống con người; còn trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đầu của
quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động chưa cao,
chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của con người, thì lao động vẫn cịn là
phương tiện sinh sống của con người.
Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là
phương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của mỗi thành viên và xã hội loài người. Do vậy, ở các
quốc gia cũng như ở nước ta, vấn đề lao động ln ln được coi trọng trong
q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau hi lãnh đạo nhân dân ta
làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân
Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Từ sau
khi giành chính quyền đến nay, Nhà nước đã nhiều lần thông qua Hiến pháp,
đầu tiên là Hiến pháp 1946, sau đó là các Hiến pháp sửa đổi, bổ sung vào các

năm 1959, 1980, 1992, 2013. Trong tất cả các Hiến pháp nói tr n đều quy
định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.


×