TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường .
1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và các khái niệm khác liên quan.
Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và
nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất,
tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao
dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền
mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các
đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu,
tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ
lúc nào bằng cách viết séc. Đối với các NHTM khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng
tiền cất trong két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung ương. Do được dùng với
nhiều nghĩa khác nhau như vậy, nên khi gặp khái niệm này, chúng ta phải lưu ý xem nó
được dùng theo nghĩa nào trong một khung cảnh nhất định (Từ điển kinh tế học).
Tiền mặt- là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức
năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định
chế tài chính trung gian đặc thù.
Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là
việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định.
Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để
nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự
xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên
các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán
không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu,
giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đợn vị này sang
tài khoản của đợn vị khác ở ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự ra
đời của đồng tiền ghi sổ.
1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời
của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân
hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ
chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua
việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. thanh toán không dùng tiền mặt là một
hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để
chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau:
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự
vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp
nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt.
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện
như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới
dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán.
đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là
người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền
gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các
nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ
này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình.
Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức
và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà
phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ
giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị
của nền kinh tế.
1.3. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường.
Trước hết, sự vận động của tiền tệ dưới hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ so với dưới
hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt có tác động tích cực đến kinh tế tài chính quốc
gia.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm và
hiệu quả.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa
các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Một trong những phương cách để thẩm định uy tín của
một cá nhân, một tổ chức kinh tế làm ăn trên thị trường là việc xem xét tình hình thực
hiện việc thanh toán của họ với các đối tác.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả
năng thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền
kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ
thanh toán cho ngân hàng.
Tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương tính toán và kiểm soát lượng tiền cung
ứng cần thiết cho nền kinh tế.
Tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán.
Tạo nguồn vốn cho vay ngắn hạn.
Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt còn thể hiện ở chỗ nó khắc
phục được các nhược điểm sau của thanh toán bằng tiền mặt:
+ Chi phí lớn trong việc in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản và thanh toán.
+ Làm cho một phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh
toán luôn phải giữ tiền bên mình.
+Làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiền tệ dẫn đến các hoạt
động buôn lậu, rửa tiền, tham ô, tham nhũng khó bị kiểm soát tức là tạo điều kiện cho
sự phát triển của hoạt động kinh tế ngầm.
+ Không an toàn trong khi vận chuyển và bảo quản.
1.4. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường.
-Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân
cư ở nhiều quốc gia là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả và thiết thực của nó.
- Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh
toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở
ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng được, chỉ cần viết một yêu
cầu gửi ngân hàng.
- Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán
bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán
thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán
không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn
tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài
khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho
các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy
giảm giá đầu vào của “đi vay để cho vay”.
- Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến
việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn
của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Trước hết đó là tiết kiệm
chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và
huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo
quản tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành một hệ
thống thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt
động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quan hệ
thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã hội, trong toàn bộ nền kinh tế. Do
đó việc tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt
nói riêng có một ý nghĩa và vai trò lớn trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền
mặt là hình thức sử dụng công cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền đề để áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh toán không
dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Song chính nó
lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó vừa được coi là
“đứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại được xem như “bà đỡ” của nền kinh tế hàng
hoá, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu đầu và cũng
là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông
hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội.
- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm
phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... ngân hàng
Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền
kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch
định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế
phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như là một thói quen văn
hoá không thể thiếu được.
- Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc
ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ sở
nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền
kinh tế. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay
vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. Nói tóm lại nó đem
lại lợi ích thiết thực cho xã hội tiết giảm chi phí lưu thông tạo điều kiện cho nền kinh tế
hoạt động có hiệu quả.
2. Trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.
* Ngân hàng:
+ Thực hiện cung cấp các hình thức thanh toán như séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, thư tín dụng…Để thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, các
ngân hàng phải sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được quy định
bởi pháp luật và được các trung tâm thanh toán chấp nhận. Một số hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt mà ngân hàng thường dùng là: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm thu,
ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Khi sử dụng các hình thức thanh toán này, các ngân hàng
phải thực hiện đúng với các yêu cầu về thời gian, thủ tục thanh toán… theo như quy
định về thanh toán không dùng tiền mặt đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà
ngân hàng đã cam kết thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời.Khi đã thỏa thuận xong
một hợp đồng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đối với ngân hàng, ngân
hàng phải thực hiện việc thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, an
toàn và chính xác. Nếu có sai sót hay chậm trễ vì một lý do nào đó, ngân hàng phải có
thông báo bằng văn bản cho khách hàng nói rõ lý do sai sót, chậm trễ đó và đưa ra
hướng giải quyết sự chậm trễ và sai sót trên. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những sai sót thuộc phạm vi trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt.
* Khách hàng trả tiền:
+ Có đủ số dư trên tài khoản thanh toán, lập các chứng từ thanh toán (hình thức
thanh toán) hợp lệ, hợp pháp. Đối với khác hàng là người trả tiền khi tham gia vào các
hình thức thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng thì trước
hết khách hàng phải có tiền, khi thanh toán không dùng tiền mặt thì người trả tiền phải
có số dư trên tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng đảm bảo đủ chi trả cho hợp
đồng thanh toán đó. Bên cạnh đó, khách hàng phải lập các chứng từ thanh toán một
cách đầy đủ, chính xác, hợp lệ, hợp pháp. Trong chứng từ đó phải ghi rõ phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng, khối lượng thanh toán, thời gian thanh
toán, đối tượng được thanh toán…
+ Thực hiện thanh toán sòng phẳng số tiền phải trả cho khách hàng, nếu làm sai
sẽ bị phạt theo chế độ hiện hành. Khi đến hạn thanh toán người trả tiền phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ kịp thời….mà không được chậm trễ vì
bất cứ lý do gì. Người trả tiền sẽ bị xử phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật nếu
chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng thanh toán đã đáo hạn.
* Khách hàng thụ hưởng:
+ Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các hình thức thanh toán nhận được. Để
đảm bảo an toàn và để tránh các rắc rối có thể xảy ra, khách hàng thụ hưởng khi nhận
được các chứng từ thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên các chứng từ này xem có
hợp lệ và hợp pháp không. Nếu thấy những chứng từ này có dấu hiệu bất thường thì
phải báo ngay cho các ngân hàng liên quan để giải quyết.
+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua.
Khách hàng thụ hưởng đồng thời là người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp
thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua, người trả tiền theo đúng quy cách, chất
lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành.
3.1. Hình thức thanh toán bằng séc.
Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong thanh
toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều
công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Séc là môt tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy định sẵn,
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho
người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó.
Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế
giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế.
Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ… hoặc được
dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản
tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc, tùy
theo quy định trước, thường là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến
ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ).
Trường hợp nếu ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của tờ séc là ngày nghỉ, ngày lễ thì thời
hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp.
Sau đây ta sẽ xem xét hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.
<1>. Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân
hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả
cho người được hưởng có tên trong tờ séc.
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách
hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao nhận
chứng từ trực tiếp cho nhau theo quy định từ trước, thời gian hiệu lực của tờ séc tối đa
là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán chuyển
khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ "chuyển
khoản " ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao người thụ hưởng.
Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản
tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thanh toán, séc sẽ bị
ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó
và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và khởi kiện.
- Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản:
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ
1
2
3
4
(1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ
lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.
(3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi
của người trả tiền và báo Nợ cho họ.
(4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ.
+ Thanh toán khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
2’
1
2
6
4
5
3
(1): Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên
bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán ( Người
thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàng
phục vụ người trả tiền để đòi tiền).