Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẢ NỘI

ĐỔNG NGỌC DÁM

KIỂM SOÁT THỎA THUẬN
HẠN
CHẾ CẠNH
TRANH

I
I
■ NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN
VÀ THựC
TIEN

I
Chuyên ngành:

Luật Kinh tế

Mã sô:

60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SI LUẬT HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI NGỌC CƯỜNG

T H Ư V IỀ N
TRƯƠNG ĐẠI HỌC LÙÂĨ HA NƠI
PHỊNGĐŨC

HÀ NỘI - 2007




LỜI CẢM ƠN

íìằM/ỷ tấm lxm<ỷ kừĩẤ ừưm<Ý ầ íùêt (ỉn ẩcut ịđc, em <ùn
châu ÌkưA cdm ŨỄM<
rJiếu ẩĩÍẰÌÙNcịữc Citâ&Uỷ - ncuẩỉi ầã tận
ũviẢ chi Ịịẩở- lutâỉvuỷ dẫn em kữău tkcuiẤ luận- uă*i nctiỷ.
x in ch â u t/ư m a cảm Ũ?K Qcmi Q icU fi h iệ u , ỈClưKL ể a n

jbại hạc - <
rJ'u£ÒỄn(z *%ại kạe Ẩluậi ầd tận từĩẦ (ỷlảnCỷ ầỌAỷ, lueáncị, dẫn uà tạo- ầiầAs kiện ckũ- em
inxm(ỷ ẩuất (ịud ừdvu4 hạc tập, aà vUýUlên cứu,.


%ầncị, /ỳẹạc ^hdm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

H C CT

Hạn chế cạnh tranh

KTTT

Kinh tế thị trường

TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


MỤC LỤC

LỜI NÓI Đ Ầ U ............................................................................................................ 1

Chương 1: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ NHU CẨU KIEM
SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT Đ ố l VỚI CÁC THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH T R A N H ..............................................................................5
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về T T H C C T ....................................................5

1.2. Kiểm soát bằng pháp luật đối với các TTH C C T......................................... 13

Chương 2: THựC TRẠNG KIEM s o á t t h ỏ a t h u ậ n h ạ n c h ế c ạ n h
TRANH ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUÔC T Ế ...................... 26
2.1. Thực trạng TTHCCT ở Việt N am .................................................................. 26
2.2. Kinh nghiệm một số nước về quản lý, kiểm sốt hành vi TTHCCT,
đảm bảo mơi trường cạnh tranh.................................................................. 33
2.3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam ......................... 45

Chương 3: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHAM n â n g c a o h iệ u q u ả kiêm s o á t
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH BANG p h á p l u ậ t ở
VIỆT N A M ............................................................................................. 61
3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu

quả

pháp luật kiểm soát TTH C C T......................................................................61
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu

quả

pháp luật kiểm soát TTHCCT ở Việt N a m ................................................ 65

KẾT LUÂN

78


I


LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cáp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới trên mọi lĩnh vực. Ngày nay,
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải
có cạnh tranh và coi cạnh tranh khơng những là mơi trường và động lực của sự
phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng
suất lao động, hiệu quả của các DN nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm
lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Cạnh tranh là động lực phát triển xã hội, là nhân tố làm lành mạnh hóa
các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của
các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời nhà nước
cũng phải có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn nguy cơ làm biến dạng
cạnh tranh.
Một trong những nguy cơ có thể làm biến dạng cạnh tranh là TTliCCT.
Tại sao hành vi TTHCCT lại phải đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật? Trả lời
cho câu hỏi này phải bắt nguồn từ thực trạng nền kinh tế của Việt Nam hiện
nay. Nền kinh tế của chúng ta được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, trong lịng nó cịn chứa đựng nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển và
làm mất động lực kinh tế. Trong những yếu tố đó thì hành vi TTHCCT được
mặc nhiên thừa nhận như một sự bình thường, đây là sự thỏa thuận cùng thống
nhất hành động của nhiều DN nhà nước nhằm giảm bót hoặc loại bỏ sức ép
của cạnh tranh dưới sự chỉ đạo mang tính hành chính của nhà nước.
Trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, có nhiều con
đường hình thành sự phân hóa các loại chủ thể kinh doanh khác nhau. Trong
đó tồn tại nhũng chủ thể chia nhau nắm giữ phần lớn thị phần. Song cũng có
sự đe dọa từ phía các đối thủ tiềm năng do đó những chủ thể này phải liên kết


2


với nhau trong những lĩnh vực cần thiết nhằm giữ vững vị thế của mình trên
thị trường.
TTHCCT rất phức tạp, đan xen giữa việc đóng góp trong việc nâng cao
hiệu quả như những liên kết của các DN vừa và nhỏ. Đồng thời lại có những
tác động tiêu cực làm mất động lực thúc đẩy kinh tế ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước và người tiêu dùng. Tính hai mặt của TTHCCT đều được các quốc
gia trên thế giới tìm cách giải quyết. Việt Nam cũng vậy khơng thể phủ nhận
và loại bỏ hồn tồn TTHCCT mà chỉ tìm ra giới hạn của sự cho phép để điều
chỉnh chúng hiệu quả và phù hợp nhất đối với bối cảnh nền KTTT Việt Nam
góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thấy rõ được sự tác động của TTHCCT đối với nền kinh tế, Luật cạnh
tranh của Việt Nam được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày
03/12/2004, có hiệu lực ngày 01/7/2005, đã quy định hành vi thỏa thuận cạnh
tranh, cấm thỏa thuận cạnh tranh và biện pháp xử lý hành vi TTHCCT.
Luật cạnh tranh đã đi vào thực tế hơn một năm nay. Song do cơ quan
quản lý về cạnh tranh mới được hình thành, cùng với tư duy của nền kinh tế kế
hoạch hóa cịn ảnh hưởng thì việc thực hiện nghiêm chính các quy định của
pháp luật về TTHCCT xem ra khơng được coi trọng, nó có nguy cơ làm biến
dạng cạnh tranh, thủ tiêu động lực phát triển của nền kinh tế.
Trước tình hình đó việc nghiên cứu các hành vi TTHCCT cả về lý luận
và thực tiễn là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Đây là lý do chọn đề tài “Kiểm
soát thỏa thuận hạn ch ế cạnh tranh - Những vấn đề lý luận và thực tiễ n ’ của
tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật còn khá mới mẻ ở
Việt Nam và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho đến
nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề pháp luật cạnh tranh
như: (1): “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh



3

tranh ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nxb Lao
động, Hà Nội - 2000; (2): “Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh hiện nay” của
GS.TS. Đào Trí úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2000; (3): “Đối
tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh” của
PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2000; (4):
“Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, nhu cầu, khả năng và một vài kiến nghị”
của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2000;
(5): “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” của
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2001; (6): “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm
soát độc quyền kinh doanh” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002; ...
Nhìn chung các cơng trình này đã tiếp cận pháp luật cạnh tranh ở những
phạm vi và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một cơng
trinh nào đi sâu vào nghiên cứu lý luận về TTHCCT và những vấn đề thực tiễn
đang đặt ra đối với hiện tượng phức tạp này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài là các quan điểm, tư tưởng luật
học về cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh; pháp luật nước ngoài và pháp
luật quốc tế về cạnh tranh; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật cạnh tranh ở
Việt Nam; đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng, áp dụng các
quy định về TTHCCT ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận của
triết học Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật. Trong đó, tác giả đặc
biệt chú ý đến việc vận dụng phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử,
phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn để phân tích, so sánh,

đối chiếu, tổng hợp.


4

5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm chỉ rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của hành vi TTHCCT, từ đó đề xuất giải pháp kiểm sốt TTHCCT trong
nền KTIT ó' Việt Nam hiện nay. Vì vậy, để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ
của luận văn làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về TTHCCT;
- Thực trạng, xu hướng TTHCCT ở Việt Nam;
- Những yêu cầu cụ thể và phương pháp thích hựp cho việc kiểm soát
hành vi TTHCCT.
6. Nhũng kết quả nghiên cứu mói của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tập trung và có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi TTHCCT Ưcấp độ luận văn
thạc sỹ luật học.
Luận văn nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hành vi TTHCCT trên cơ
sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Các quan điểm, giải pháp đưa ra trong
luận văn được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
kinh doanh, xây dụng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
7. Co cấu cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, các phụ lục kèm Iheo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương ỉ: TTHCCT và nhu cầu kiểm soát bằng pháp luật đối với các
TTHCCT.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát TTHCCT ở Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế.

Chương 3: Mộl số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát
TTHCCT ở Việt Nam.


5

Chương 1:
THỎ A THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
VÀ NHU CẦU KIỂM SOÁT BẰNG PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN HẠN C HẾ CẠNH TRANH

1.1. NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ TTHCCT
1.1.1. Khái niệm TTHCCT
Cạnh tranh là một khái niệm mới mẻ đối với nền kinh tế của Việt Nam
sau thời kỳ đổi mới, bởi trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây
khơng chấp nhận cạnh tranh và không thừa nhận cạnh tranh là động lực phát
triển của nền kinh tế. “Cạnh tranh với tính cách là một hiện tượng xã hội chỉ
xuất hiện dưới nhũng tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định” [29, tr. 293], đó là
nền KTTT, nơi có những tiền đề như tự do kinh doanh, tự do khế ước, tự do sở
hữu... Trong nền KTTT thì cạnh tranh là quy luật vận động cơ bản, đồng thời
nó được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Nhận thức một
cách đúng đắn và tôn trọng các quy luật của nền KTTT đã được Đảng ta
khẳng định trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng:

phát triển nền

KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa: nền kinh tế đó phải tuân theo các nguyên
tắc và quy luật phổ biến của KTTT...” [9, tr. 328]. Phát triển nền KTTT ở Việt
Nam hiện nay đồng nghĩa với việc chấp nhận các quy luật phổ biến của nền
kinh tế đó, như vậy chúng ta chấp nhận tồn tại sự cạnh tranh đối với mọi thành

phần kinh tế, đây là một vấn đề xa lạ đối với cơ chế kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp trước kia.
Xét một cách toàn diện, một nền kinh tế phát triển lành mạnh luôn luôn
phải biết nâng niu, quý trọng cạnh tranh. Song cũng chính từ q trình cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế lại xuất hiện những yếu tố
mà nếu khơng được pháp luật điều chinh thì sẽ dẫn đến triệt tiêu cạnh Iranh,


6

làm mất động lực phát triển của nền kinh tế, đó là: hành vi cạnh tranh khơng
lành mạnh; HCCT; lạm dụng vị thế độc quyền của nhiều DN...
Trong những yếu tố nêu trên thì với những hành vi cạnh tranh khơng
lành mạnh có mục đích xâm hại tới lợi ích hợp pháp của một đối thủ cạnh
tranh cụ thể và vì thế, thơng thường nó khơng gây hậu quả xấu hay thiệt hại
trực tiếp cho cả thị trường. Trong khi đó, hành vi HCCT có thể khơng gây tổn
hại tới lợi ích riêng rẽ của bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào cũng như nền
kinh tế. Song, HCCT nếu khơng được kiểm sốt sẽ đi đến thủ tiêu cạnh tranh,
gây thiệt hại cho người tiêu dùng nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Hành vi HCCT thơng thường được chia ra làm các nhóm khác nhau là:
hành vi thỏa thuận nhằm HCCT, hành vi tập trung kinh tế và hành vi lạm dụng
vị thế thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền. Trên cơ sở đó, có thể thấy hành vi
thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh trên thương trường là một trong ba loại
hành vi có thể dẫn đến nguy cơ HCCT.
Luật mẫu về cạnh tranh của Liên hợp quốc ban hành năm 2003, cũng
như Luật cạnh tranh của Việt Nam (đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004) đều
không đưa ra định nghĩa pháp lý chính thức về TTHCCT. Song căn cứ vào việc
quy định những hành vi như thế nào là TTHCCT của các luật nói trên thì có
thể đưa ra khái niệm về TTHCCT như sau:

TTHCCT là sự thỏa thuận phối hợp hành động với nhau giữa các DN
độc lập đ ể thủ tiêu cạnh tranh giữa chúng, nâng cao vị th ế của các thành viên
tham gia thỏa thuận, cản trở sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh
tranh khác cũng như sự nhập cuộc của các DN tiềm nănq mà khó nạ cần phải
có sự nỗ lực phấn đấu trên thương trường.
Xét về bản chất thì TTHCCT chính là một dạng của hợp đổng, bởi vì
nội dung của nó là sự thống nhất ý chí giữa các bên. Song hợp đồng này được
xác lập thông qua sự thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, do vậy sẽ bị


7

xác định là vô hiệu nếu sự thỏa thuận ấy vượt quá giới hạn của sự tự do mà
pháp luật cho phép. Đặc điểm của sự thỏa thuận này là hợp đồng được thống
nhất ý chí giữa các bên một cách không công khai nhằm tránh sự phát hiện và
trừng phạt của pháp luật.
Trên cơ sở mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận, người ta
chia các hành vi thỏa thuận ra làm hai loại, đó là thỏa thuận theo chiều ngang
và thỏa thuận theo chiều dọc. Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa
các chủ thể kinh doanh nằm ở vị trí ngang nhau trong quá trình sản xuất hoặc
phân phối; thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa các chủ thể kinh
doanh ở các khâu khác nhau của cùng một quá trình sản xuất và phân phối lưu
thông.
1.1.2. Các yếu tô cấu thành cơ bản của TTHCCT
Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện nền KTTT với những tiền đề
vật chất và pháp luật đủ để cho nó tồn tại và phát triển. Bản chất của cạnh
tranh là cuộc chạy đua của các thành viên trong thương trường để giành giật
nhau về nhũng cơ hội, điều kiện, khả năng... Qua đó tạo lợi thế hơn so với
người khác trên thương trường. Bởi vậy mà sau một quá trình phát triển nhất
định với những cuộc ganh đua gay gắt tất yếu sẽ dẫn đến sự phân hóa rõ rệt

giữa các chủ thể kinh doanh, sẽ xuất hiện những nhóm đối tượng tụt lại phía
sau do năng lực cạnh tranh yếu kém. Lúc này trong nền kinh tế đã xuất hiện
những điều kiện thuận lợi cho những thỏa thuận nhằm HCCT ra đời. TTHCCT
phân tích dưới góc độ cấu trúc hợp thành gồm có những yếu tố sau:
Thứ nhất, đó là những hành vi TTHCCT của DN, được biểu hiện qua
các hành vi thỏa thuận sau đây: thỏa thuận về giá; thỏa thuận về chất lượng, số
lượng; thỏa thuận về phân chia thị trường cung ứng dịch vụ; thỏa thuận về loại
bỏ khỏi thị trường hoặc ngăn cản các DN tiềm năng; thỏa thuận để thắng
thầu...


s

Trong những thỏa thuận kể trên thì thỏa thuận về giá là dễ xảy ra nhất,
do các DN tham gia thỏa thuận khơng phải tăng chi phí để nâng cao chất
lượng cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Còn các thỏa thuận
khác cũng sẽ đồng thời được sử dụng khi số lượng các đối thủ cạnh tranh gia
tăng trong một thị trường ngày càng mở rộng.
Thứ hai, trên thương trường có các nhóm chủ thể có xu hướng liên kết
với nhau nhằm HCCT sau:
- Nhóm các chủ thể kinh doanh dẫn đầu sẽ có xu hướng thỏa thuận với
nhau về nhũng vấn đề nhằm triệt tiêu cạnh tranh giữa họ và đảm bảo vị thế của
họ trên thương trường một cách lâu dài, hình thức này sẽ có khả năng dẫn đến
độc quyền nhóm.
- Nhóm các chủ thể kinh doanh có vị thế kém hơn so với nhóm dẫn đầu
sẽ ln ln tìm và tạo ra các cơ hội để vươn lên. Một trong các cách nhằm
mục đích để vươn lên là họ liên kết lại với nhau làm tăng vị thế của nhóm và
có khá năng cạnh tranh trên thương trường. Việc làm này của các chủ thể kinh
doanh có vị thế yếu sẽ ln tạo ra sức ép đối với các chủ thể kinh doanh đang
chiếm ưu thế trên thương trường.

Thứ ba, //hư trên đã phân tích thì có thể thấy xuất phát từ các chủ thể
tham gia thỏa thuận mà mục đích của các thỏa thuận này có thể khác nhau.
Song nội dung của các TTHCCT thường là các bên thống nhất dùng một số
biện pháp để hạn chế khả năng cạnh tranh của các bên không phải là ihành
viên của thỏa thuận. Bản chất của các thỏa thuận là một dạng của hợp đồng
với những hành vi hoặc cơng khai; hoặc nửa kín, nửa công khai; hoặc là ngầm
định, ngầm hiểu, ngầm thực hiện giữa các thành viên tham gia thỏa thuận. Với
những hành vi như vậy thì hình thức biểu hiện của nó là vơ cùng phong phú có
thể là văn bản, bằng lời nói, bằng hành động như là những “cái gật đầu” [21,
tr. 7751 đã hình thành nên một thỏa thuận có thể làm triệt tiêu cạnh tranh vốn
là động lực của nền kinh tế.


9

Xét về mặt kinh tế thì việc thống nhất hành động của các thành viên
tham gia thỏa thuận luôn mang lại lợi ích cho các thành viên của nhóm, giúp
họ có thể điều tiết được thị trường, khống chế được rủi ro, tạo ra được sức
mạnh đối với khách hàng và nâng cao được vị thế cũng như tương quan về sức
mạnh với những nhóm cạnh tranh khác. Vì những lợi ích trên đây mà cơ chế
thực thi những thỏa thuận kể trên ln ln là tự nguyện, cùng có lợi, ngồi ra
các thỏa thuận cịn được đảm bảo thực hiện do đặc điểm về chủ thể tham gia
thỏa thuận còn thường là những người đã hiểu biết nhau, là bạn bị, là những
người có quan hệ gia đình hoặc là những người có quan hệ gắn bó khác...
1.1.3. Phân loại TTHCCT
1.1.3.1.

HCCT theo chiêu ngang thông qua cartel và các hành vi

thông đồng của các DN

Khi nghiên cứu về khái niệm TTHCCT, có ý kiến nhận định rằng:
“chưa tìm được một chữ nào thoát ý như chữ cartel của người Tây” [21, tr.
774]. Thực vậy, thỏa thuận dạng cartel được xác định qua 3 đặc điểm sau:
- Hạn chế sự tự do cạnh tranh của các DN khác trên thị trường liên quan
theo một hoặc nhiều thông số khác nhau như giá, khối lượng sản phẩm, điều
k iện...
- Có sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc không bằng văn bản giữa các DN
đang cạnh tranh hoặc sẽ cạnh tranh trên thị trường;
- Các chủ thể tham gia cartel hoạt động độc lập với nhau.
Đê phân loại cartel thì tùy theo từng loại hình thơng số, mức độ HCCT
và mục tiêu trong thỏa thuận mà người ta phân loại cartel theo các nhóm sau:
- Theo các thơng số trong thỏa thuận, có các loại cartel sau:
+ Cartel giá: là thỏa thuận thống nhất giá giữa các DN, có thể đó là giá
cố định của cartel, giá tối thiểu, cách tính hoa hồng hoặc cách giảm giá.
+ Cartel điều kiện: là thỏa thuận thống nhất về những điều kiện giao
hàng, thanh toán...


10

+ Cartel về khối lượng sản phẩm: là loại thỏa thuận xác định khối lượng
sản xuất hoặc tiêu thụ, phân chia khu vực cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ
sản phẩm.
+ Cartel về sản xuất: là loại thỏa thuận phục vụ nguyên tắc xác định các
loại sản phẩm và phương pháp sản xuất.
- Theo mức độ HCCT từ tác động của thỏa thuận, người ta thường chia
cartel theo hai nhóm sau:
+ Nhóm ảnh hưởng thấp: là nhóm sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành
một số bước để hợp pháp như đăng ký và chờ giấy phcp trong một thời gian
ngắn.

+ Nhóm ảnh hưởng cao: là nhóm thơng thường bị ngăn cấm vô thời hạn
như cartel giá, cartel phân chia khu vực.
- Theo mục tiêu của thỏa thuận, (ví dụ: để hợp tác tốt hơn hoặc để xử lý
các vấn đề trong q trình khủng hoảng cư cấu có các cartel hợp tác, cartel
khủng hoảng cơ cấu).
Sự phân loại cartel rất có ý nghĩa trong việc xây dựng chính sách kiểm
soát chúng một cách khoa học và hiệu quả.
Xem xét dưới góc độ kinh tế thì điều kiện để hình thành cartel lệ thuộc
vào một số nhân tố phản ánh khả năng và mức độ sẩn sàng của các DN trong
việc hợp tác dạng cartel, cụ thể như sau:
- Những nhân tố liên quan đến cấu trúc thị trường: là số lượng các DN
ít, mức độ minh bạch của thị trường và mức độ thuần nhất của sản phẩm tương
đối cao, mức độ “chín muồi” của sản phẩm và phương pháp sản xuất đã tương
đối phát triển. Như vậy, mức độ lệ thuộc giữa các DN thơng qua q trình học
hỏi lẫn nhau dễ dàng được nâng cao, sự liên kết sẽ được thuận lợi hơn, đồng
thời cũng dễ dàng dựng lên các rào cản cả về pháp lý và thực tế đối với những
DN mới hình thành gia nhập thị trường.


11

- Điều kiện đôi xứng: là sự tương đồng giữa các DN về các điều kiện
sản xuất trên giác độ chi phí trung bình và mối tương quan giữa chi phí cố
định và chi phí biến đổi cũng như tiềm lực nguồn tài chính.
- Độ co giãn về cung tương đối lớn: do hệ số huy động năng lực còn ở
mức độ thấp nên từng DN thường có xu hướng nâng cao thị phần của mình,
gây thiệt hại cho DN cạnh tranh khác. Trong trường hợp xem xét tổng thể một
ngành thì hiện tượng hệ số huy động năng lực sản xuất không cao sẽ là một
nhân tố thúc đẩy các DN hình thành cartel.
- Độ co giãn giá so với tổng cầu thấp: là trường hợp việc nâng, giảm giá

ít ảnh hưởng đến tổng cầu và dễ dẫn đến xu thế thỏa thuận hình thành cartel
giá để nâng cao lợi nhuận vì phương thức này sẽ dễ dàng hơn phương thức áp
dụng giá cạnh tranh.
Sự hình thành nên các cartel là một tất yếu khách quan, do sự chi phối
của quy luật cạnh tranh trong nền KTTT, những cartel tác động vào nền kinh
tế theo cả hai hướng tiêu cực và tích cực.
Thứ nhất, một số tác động tiêu cực:
- Mục tiêu phân bổ nguồn lực các nhân tố sản xuất một cách tối ưu sẽ bị
ảnh hưởng, khi thỏa thuận cartel dẫn đến thỏa thuận nâng cao chi phí và giá
bán. Do thiếu hiệu quả vì chi phí bị đẩy cao hoặc quan hệ giá theo dạng thức
"độc quyền tập thể”, cartel sẽ tác động đến mối quan hệ giữa giá và các nhân
tố sản xuất, làm cho mối quan hệ này không thể hiện được sự khan hiếm của
chúng. Từ đó dẫn đến hiện tượng phân bổ các nguồn lực theo tối ưu cục bộ và
dẫn đến hiện tượng ra những quyết định sai về phân bổ nguồn lực trong xã
hội.
- Nguyên tắc phân phối thu nhập theo thành tích bị ảnh hưởng tiêu cực
khi xuất hiện sự phân bổ nguồn lực theo dạng tối ưu cục bộ, việc hình thành
cartel sẽ nâng cao mức độ độc quyền.


- Cartel có thể tác động đến phái triển khoa học công nghệ theo hai
chiều: thông qua việc nâng cao lợi nhuận, cartel có thể có điều kiện để đầu tư
nghiên cứu và phát triển, song có điều kiện và có ý muốn đầu tư nghiên cứu,
phát triển là hai việc khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển của từng
chủ thể kinh doanh. Thông thường khi cartel được hình thành tại những lĩnh
vực mà độ “chín muồi” tương đối lớn hoặc đang ở tình trạng suy thối thì ít có
ý định dùng lợi nhuận thu được để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
- Sự linh hoạt để tạo ra sản phẩm thích nghi với điều kiện mới sẽ bị
giảm dưới những tác động của cartel, và như vậy đã không đáp ứng được nhu
cáu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao.

Thứ hai, cartel có thể có những ảnh hưởng tích cực lên cạnh tranh như:
- Cartel định chuẩn hoặc cartel hợp lý hóa có thể có vai trị tích cực đến
năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của các DN. Do vậy, loại hình
carteỉ này khơng bị ngăn cấm ở các quốc gia.
- Cartel hình thành thơng qua sự hợp tác của các DN vừa và nhỏ sẽ làm
nâng cao năng lực cạnh tranh của nhũng DN này, tạo sức ép với nhũng DN giữ
vị trí thống lĩnh từ đó có thể cải thiện điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Với
những lý do cơ bản đó, cartel này cũng khơng bị pháp luật các nước cấm đốn
mà ngược lại cịn có thể được khuyến khích trong điều kiện tồn cầu hóa, khi
các DN này tham gia vào phân cơng lao động quốc tế.
1.1.3.2. HCCT theo chiều dọc thông qua áp đặt giá hoặc đề xuất giá
TTHCCT theo chiều dọc là các thỏa thuận được thực hiện giữa các chủ
thể là các DN hay các hiệp hội DN nằm ở vị trí khác nhau của cùng một chu
trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thơng hàng hóa (ví dụ: thỏa thuận giữa
hãng sản xuất nước giải khát có ga Coca Cola với các đại lý bán lẻ; giữa DN
chế biến, xuất khẩu gạo với các đại lý thu mua...)- TTHCCT theo chiều dọc
thường được thể hiện qua ba đặc điểm sau:


13

- Hạn chế sự tự do hành động liên quan đến cạnh tranh theo một hoặc
nhiều thông số;
- Thông qua cái gọi là hợp đồng trao đổi để hạn chế ít nhất là một bên
ký kết hợp đồng trong việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba;
- Thỏa thuận giữa những DN độc lập về mặt pháp lý có mối quan hệ
người bán - người mua trên thị trường.
TTHCCT theo chiều dọc chủ yếu thể hiện qua những thỏa thuận về giá,
nổi bật nhất là hình thức áp đặt giá. Trường hợp này xảy ra khi có sự ép buộc
giá bán giữa các giai đoạn khác nhau trong kinh doanh, thơng qua đó việc bán

lại giữa các nhà bán buôn với các nhà bán lẻ phải theo một giá cam kết với
nhà sản xuất.
Về phương diện kinh tế, các TTHCCT theo chiều dọc thường có mức độ
thiệt hại ít hơn đến môi trường cạnh tranh so với các TTHCCT theo chiều
ngang.
Chính vì lý do trên mà thơng thường, mức độ kiểm soái bằng pháp luật
của các nhà nước theo các trường phái kinh tế khác nhau đều thống nhất với
nhau ở quan điểm ngăn cấm hầu hết các thỏa thuận theo chiều ngang vì tác
động HCCT của chúng, cịn đối với các thỏa thuận theo chiều dọc lại có nhiều
ý kiến khác nhau. Thơng thường, u cầu kiểm sốt và can thiệp vào các thỏa
thuận theo chiều dọc cũng thấp hơn so với các thỏa thuận theo chiều ngang và
cũng phải thường xuyên điều chỉnh do quan điểm nhìn nhận tác động tích cực
hay tiêu cực đối với các hình thức thỏa thuận của nhà nước.
1.2. KIỂM SỐT BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TTHCCT
1.2.1. Nhu cầu kiêm soát bằng pháp luật đối với các TTHCCT
Như đã phân tích ở các phần trước, TTHCCT có thể dẫn tới vơ hiệu hóa
chức năng điều tiết của cạnh tranh, gây hại cho người tiêu dùng và nền kinh
tế. Như vậy, khi đã xác định được trách nhiệm của mình trong sự tác động


14

điều tiết thị trường thì nhà nước khơng thể khơng kiểm sốt những thỏa thuận
đó nhằm thúc đẩy cạnh tranh.
Xét từ góc độ chính sách và pháp luật, để đám bảo vận hành nền KTTT
thì nhà nước nào cũng phải quan tâm đến những vấn đề chính là quyền tự do
kinh doanh, tự do khế ước và sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế
trong một thể thống nhất. Nhà nước thấy rõ được giá trị của quy luật cạnh
tranh và như vậy cũng thấy được những tác hại của nhũng thỏa thuận làm
HCCT, song nhà nước chí can thiệp khi nhũng thỏa thuận đó thực sự đã ngăn

cản, hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh. Quan điểm trên được coi như một
nguyên tắc nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do thương mại mà theo đó là tự do
kinh doanh, tự do khế ước và quyền tự chủ của cá nhân được hình thành và
bảo đảm.
Trên thế giới, các quốc gia có nền KTTT phát triển đều quan tâm đến
việc kiểm soái và điều tiết cạnh tranh, trong đó có hành vi TTHCCT bằng một
hệ thống các cơng cụ như: chính sách thuế, kiểm sốt giá cả, điều chính độc
quyền..., ban hành pháp luật kiểm sốt HCCT, kiểm soát và chống xu hướng
độc quyền. Tuy nhiên, việc ban hành và cho thực hiện pháp luật cạnh tranh
luôn là một biện pháp có hiệu quả hơn cả vì nó là phương thức đưa các cơng
cụ điều tiết cạnh tranh khác cũng như kiểm soát TTHCCT vào cuộc sống trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
TTHCCT là hiện tượng khách quan tồn tại trong đời sống kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường. Song nếu để tự do phát triển thì những thỏa thuận
này sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng độc quyền nhóm và việc lạm dụng
vị trí thống lĩnh hoặc những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị
trường. Do đó, cần thiết phải nhận dạng những hành vi thỏa thuận này và kiểm
sốt nó bằng pháp luật.
Thêm một khía cạnh nữa là nếu coi cạnh tranh là động lực phát triển
của nền kinh tế, thì TTHCCT là vật cản của sự phát triển đó, song nó tồn tại


15

cũng có tính hợp lý của nó như khi nó là một lực lượng đối trọng với thế độc
quyền và khi đó cũng cần có sự can thiệp của nhà nước để làm cho nó xuất
hiện. Chẳng hạn như hiệp hội của các DN vừa và nhỏ, các tập đoàn kinh tế lớn
tham gia vào thị trường quốc tế ...
1.2.2. Nội dung co bản của pháp luật về kiểm soát TTHCCT
TTHCCT là sản phẩm của nền KTTT, nổ hình thành và tồn tại hồn

tồn khách quan do đó pháp luật phải nhận dạng và điều chính nó ở tầm vĩ
mơ. Về cơ bản, pháp luật kiểm soát TTHCCT bao gồm các điều cấm mang
tính nguyên tắc và những ngoại lệ được miễn trừ và cho phép.
Thứ nhất, nhũng TTHCCT bị cấm thì khi xuất hiện dưới bất cứ hình
thức nào, chúng đều bị tuyên bố là vô hiệu. Do vậy, trên thực tế nhằm tránh sự
trừng phạt của pháp luật, các thỏa thuận này có hình thức chủ yếu là các thỏa
thuận ngầm rất khó kiểm sốt. Để kiểm sốt chúng thì vấn đề xác định được
chúng là hết sức quan trọng, về vấn đề này, pháp luật của các nước trên thế
giới khá đồng nhất với nhau khi đưa ra các dấu hiệu xác định sự xuất hiện các
thỏa thuận ngầm giữa các DN. Xét về bản chất của các TTHCCT là sự liên hệ
có chủ ý giữa các DN, vì thế để chứng minh sự liên hệ có chủ ý giữa các DN,
người ta căn cứ vào ba yếu tố sau:
- Có sự tiếp xúc trước hoặc sau đàm phán giữa các bên có liên quan. Ở
một mức độ nhất định, bằng chứng cụ thể là cần thiết, tuy nhiên sự thật cũng
có thể được chứng minh bằng các bằng chứng gián tiếp.
- Phải có bằng chứng về sự tồn tại của việc trao đổi ý kiến, chứng tỏ
rằng sự trao đổi ý kiến này đã diễn ra liên quan đến thỏa thuận cartel.
- Để đảm bảo tính tin cậy của bằng chứng về tiếp xúc trước hoặc đàm

phán trước thì phải có sự đồng nhất về tính hiệu quả của hành vi có liên quan
giữa các bên trong việc thỏa thuận ngầm. Nói một cách khác là phải thấy được
mối liên hệ tất yếu giữa hành vi có liên quan và hiệu quả của sự thỏa thuận
ngầm trong những tình huống nhất định.


16

Khi nghiên cứu về nội dung của các TTHCCT với những dấu hiệu xác
định sự xuất hiện như đã nêu trên, người ta đã phát hiện được những loại liên
kết chủ yếu giữa các DN nhằm HCCT và phải đặt dưới sự kiếm soát của pháp

luật sau đây:
- Một là liên kết về giá: đó là việc các DN cùng nhau quy định một giá
thống nhất thơng qua đó bắt chẹt người tiêu dùng. Thỏa thuận quy định một
giá là một trong những dạng phổ biến nhất của hành vi HCCT, khơng kể giá
đó là giá hàng hóa hay giá dịch vụ. Thỏa thuận quyết định giá có thể diễn ra ở
bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối. Nó có thể là thỏa thuận
về giá của hàng hóa thiết yếu, hàng hóa trung gian hay thành phẩm. Nó cũng
có thể là thỏa thuận liên quan đến các dạng cụ thể của việc tính giá, bao gồm
giảm giá, báo giá, việc trao đổi thông tin về giá và những biến tướng khác.
Thỏa thuận về giá giữa các DN có thể chỉ là một thỏa thuận riêng lẻ
nhưng cũng có thể là một phần của một thỏa thuận lớn giữa các DN điều tiết
hầu hết các hoạt động kinh doanh của các thành viên liên quan.
- Hai là liên kết về phân chia thị trường hay khách hàng: Thỏa thuận
phân chia thị trường hay phân chia khách hàng giữa các DN là việc giao cho
những DN nhất định những thị trường hay nhóm khách hàng cụ thể. Những
dàn xếp hay sắp đặt như vậy được vạch ra một cách cụ thể để tăng cường hay
duy trì một hình thức kinh doanh nào đó của các đối thủ khơng cạnh tranh
trong thị trường hay nhóm khách hàng của nhau. Những sắp đặt như vậy cổ
thể hạn chế những dịng sản phẩm nhất định hay hạn chế những nhóm khách
hàng nhất định.
Thỏa thuận phân chia thị trường hay phân chia khách hàng xảy ra ở cả
thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ớ thị trường quốc tế, những thỏa
thuận này thường liên quan đến việc phân chia trên cơ sở địa lý, phán ánh mối
quan hệ giữa người mua và người bán đã được thiết lập trước đó. Trên thực tế,
những DN tham gia vào những thỏa thuận dạng này luôn đồng V không cạnh


17

tranh trên thị trường nội địa của nhau, và vì lý do này mà các thỏa thuận phân

chia thị trường có thể được tính tốn một cách chi tiết và kỹ lưỡng.
- Ba là thỏa thuận hạn chế lượng sản xuất, lượng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ: Thỏa thuận chia sẻ thị trường cũng có thể được tính toán
trên cơ sở phân chia số lượng hơn là phân chia theo lãnh thổ hay khách hàng.
Những hạn chế như thế thường được áp dụng ở những ngành có khả năng sản
xuất dư thừa hay khi muốn tăng giá. Theo những kế hoạch như thế, các DN
thường nhất trí với nhau giới hạn lượng cung tới một tỷ lệ nhất định trong
lượng mua bán trước đó của mỗi DN và để thực hiện điều này, một thỏa thuận
chung sẽ được đưa ra là khi DN nào bán vượt giới hạn số lượng được phép của
họ thì phải đưa số tiền đó vào quỹ chung để bồi thường cho các DN khác bán
dưới hạn mức của họ.
- Bốn là đấu thầu thơng đồng: đấu thuần thơng đồng vốn tự nó đã là
hành vi HCCT, vì nó trái ngược với mục tiêu của các bên dự thầu đang tìm
cách bán hàng hóa, dịch vụ với giá cả và các điều kiện khác một cách ưu đãi
nhất. Đấu thầu thơng đồng có thể diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau gọi là
thỏa thuận bỏ thầu đặc biệt, thỏa thuận với người sẽ bỏ thầu thấp nhất, thỏa
thuận giữa những người dự thầu để nâng giá thầu, thỏa thuận không bỏ thầu
chống lại nhau, thỏa thuận về những tiêu chí chung để tính giá cả hay điều
kiện thầu, thỏa thuận với người tham dự thầu bên ngoài, thỏa thuận chỉ định
người thắng thầu trước trên cơ sở luân chuyển, hay trên cơ sở phân chia theo
khu vực địa lý hoặc khách hàng. Những thỏa thuận như thế có thể quy định
chế độ bồi thường với người thua thầu trên cơ sở phần trăm lợi nhuận nhất
định từ người thắng thầu.
Đấu thầu thông đồng là bất hợp pháp ở hầu hết các nước, thậm chí
những nước chưa có luật chống hành vi HCCT cũng đã có những quy định đặc
biệt để điều chỉnh quan hệ giữa những người dự thầu. Hầu hết các nước đều xử
lý hành vi đấu thầu thông đồng nặng hơn các thỏa thuận ngang khác, vì lính
THƯ VIỆN,
TRƯỜNG ĐAI HOC LUẬT HÀ NƠI
PHỊNG ĐOC



18

gian lận của nó và đặc biệt là hậu quả nghiêm trọng của nó trong việc mua
sắm chính phủ và chi tiêu công cộng.
- Năm là thỏa thuận từ chối mua hàng, từ chối cung cấp hàng: thông
đổng từ chối mua, bán hàng hay đe dọa làm điều đó là một trong những cách
thức được sử dụng phổ biến để buộc những người khơng phải là thành viên
của nhóm phải tn thủ những hành động đã được nhóm nhất trí. Tẩy chay tập
thể có thể là thỏa thuận ngang, hay là thỏa thuận dọc, tẩy chay được xem là
bất hợp pháp ở nhiều nước, đặc biệt là khi chúng được vạch ra để thực hiện
các thỏa thuận, như Ihỏa thuận duy trì giá bán lại và thỏa thuận giao dịch độc
quyền.
Thông đồng từ chối bán hàng, không kể là khách hàng trong nước hay
khách hàng nước ngoài, cũng là từ chối giao dịch. Từ chối cung cấp cho nhà
nhập khẩu tiềm năng thường là kết quả của thỏa thuận phán chia khách hàng
khi các nhà cung cấp không bán cho khách hàng nào khác ngoài những người
mua đã được chỉ định. Thơng đổng từ chối bán hàng cũng có thể là thỏa thuận
dọc giữa những người mua và người bán, bao gồm cả nhà nhập khẩu và nhà
xuất khẩu.
- Sáu là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm khơng cho DN khác gia nhập thị
trường: thỏa thuận loại này thường được thể hiện dưới dạng các quy tắc của
các hiệp hội thương mại hay hiệp hội nghề nghiệp có nhiều điểm chung trong
sản xuất và phân phối hàng hóa. Những hiệp hội này thường có những quy tắc
nhất định trong việc cho phép một DN mới tham gia và trong điều kiện bình
thường người nào đáp ứng đủ các điều kiện đề ra sẽ được phép tham gia hiệp
hội. Tuy nhiên, điều kiện tham gia hiệp hội có thể được đưa ra nhằm loại bỏ
những đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc phân biệt đối xử với họ. Song pháp
luật của một số nước phát triển trên thế giới lại quy định những hiệp hội ngành

nghề chuyên sâu có thể đưa ra điều kiện ngặt nghèo cho những chủ thể mới
muốn tham gia hiệp hội.


19

Qua phân tích nhũng loại liên kết chủ yếu giữa các DN nhằm HCCT thì
có thể thấy HCCT dưới hình thức cartel là hành vi gây nguy hại đến động lực
phát triển kinh tế của xã hội và vi phạm tới lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng nên pháp luật của các quốc gia có nền KTTT phát triển đều trừng phạt
nghiêm khắc. Ngồi việc tun bố vơ hiệu các TTHCCT cấu tạo nên cartel khi
chúng xuất hiện, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia này
đều áp dụng các chế tài mạnh mẽ đối với các cartel như: buộc phải từ bỏ, xử
phạt hành chính, bồi thường thiệt hại và thậm chí cịn áp dụng trách nhiệm
hình sự đối với các DN là pháp nhân và người điều hành của DN đó.
Thứ hai, những thỏa thuận được coi là ngoại lệ, về lý thuyết kinh tế thì
một trong những vấn đề gây tranh chấp và bàn cãi nhiều là sự mâu thuẫn giữa
nguyên tắc hiệu quả theo quy mô sản xuất và sự đảm bảo duy trì cơ chế cạnh
tranh vận hành trên thị trường, giữa vấn đề đảm bảo sự vận hành của cơ chế
cạnh tranh trên thị trường trong nước với việc nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc tế. Nhìn từ góc độ hiệu quả kinh tế, TTHCCT trong một số trường hợp có
tác dụng tiết kiệm chi phí và nguồn lực của xã hội thơng qua việc hình thành
các điều kiện kinh doanh chung, khắc phục khủng hoảng, nhằm chun mơn
hóa các quy trinh cơng nghệ cao... Do đó, pháp luật về chống HCCT trên thế
giới đều đặt ra những ngoại lệ đối với mội số TTHCCT nhất định trên cơ sở
chính sách cạnh tranh của từng nước, song việc cơng nhận và áp dụng các
ngoại lệ đều tuân thủ theo một thủ tục chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Thông thường, pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận các TTHCCT
sau đây sẽ được coi là các ngoại lệ:
-


Cartel định chuẩn: mục tiêu của cartel này là tạo điều kiện cho DN

cung cấp các loại sản phẩm, vật liệu có thể “lắp lẫn” được với nhau thông qua
việc thống nhất tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật. Với cartel ở hình thức này, việc
cung ứng hàng hóa sẽ được cải thiện và hợp lý hóa hơn.


20

- Cartel hợp lý hóa: là TTHCCT giữa các DN để hợp lý hóa các q
trình kinh tế, hợp lý hóa trong cơng nghệ để nâng cao năng lực sản xuất hoặc
hiệu quả kinh tế của mỗi DN và qua đó cải thiện được việc đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Kết quả hợp lý hóa phải nằm trong mối quan hệ tương ứng với
các HCCT gắn liền với việc hợp lý hóa.
- Cartel về chun mơn hóa: là TTHCCT giữa các DN trên cơ sở phân
công lao động giữa các DN này nhằm hợp lý hóa các q trình kinh tế. Sự
hình thành cartel này chỉ được phép khi mà nó khơng bóp méo cấu trúc thị
trường theo hướng tạo ra vị trí khống chế thị trường cho một hoặc một vài DN
tham gia cartel.
- Cartel hợp tác hóa: là cartel tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các
DN tham gia. Thông thường cartel này được chấp thuận đối với các DN vừa và
nhỏ với các thỏa thuận hợp tác đơn giản.
- Cartel xuất khẩu: là cartel liên kết giữa các DN xuất khẩu có cùng một
mặt hàng hoặc một thị trường xuất khẩu. Thông qua cartel này, các DN sẽ
tránh được phần nào sự chèn ép của các DN lớn khác trên thị trường thế giới.
Cần đặc biệt chú ý là các hoạt động cho phép đối với cartel này chỉ là những
hoạt động ớ thị trường ngồi nước chứ khơng được áp dụng với các hoạt động
ở thị trường trong nước để tránh hiện tượng độc quyền trong thu mua hàng
xuất khẩu.

- Cartel về khủng hoảng cơ cấu: thông thường cartel này được cho phép
khi xuất hiện khủng hoảng ở một ngành nào đó do sự chuyển đổi cơ cấu kinh
tế với mục tiêu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng gây ra đối
với các DN và có sự xem xét tới tổng thể nền kinh tế và lợi ích chung.
- Cartel về các điều kiện kinh doanh: là cartel có những thỏa thuận về
điều kiện kinh doanh, cung ứng, thanh toán chung mà không liên quan tới giá
hoặc các yếu tố cấu thành của giá. Bên cạnh mặt tích cực của cartel này là
tăng tính tường minh của thị trường cịn có điều cẩn xem xét là nguy cơ ảnh


×