Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ Apatit khai trường 26 của Công ty Apatit Lào Cai và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THÚY
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
MỎ APATIT (KHAI TRƯỜNG 26) CỦA CÔNG TY APATIT
LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thái Ngun - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
MỎ APATIT (KHAI TRƯỜNG 26) CỦA CÔNG TY APATIT
LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Trà Mai

Thái Nguyên - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





LỜI CAM ĐOAN
Tác giả là Nguyễn Thị Thúy, xin cam đoan luận văn này cơng trình nghiên
cứu do cá nhân học viên thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Ngơ Trà Mai, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu
và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa
học nào khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của Luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa, cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường,
trường Đại học Khoa học đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và những bài
học kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường cũng như đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn PGS.TS Ngô Trà Mai đã
định hướng đề tài và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ
và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cùng học viên trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Khóa luận này như một trong những thành quả đúc kết trong hai năm học.
Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng song cũng khơng tránh
khỏi nhưng thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong sự góp ý bổ sung từ Quý thầy
cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................. 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................. 10

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu............................................................................... 10
5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 12
1.2. Giới thiệu chung về Khai trường 26 .................................................................................. 23
1.3. Giới thiệu về công nghệ khai thác lộ thiên quặng apatit của khai trường 26 ............... 36
1.4. Hiện trạng các giải pháp bảo vệ môi trường tại Khai trường 26.................................... 39
1.5. Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 47
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 48
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 48
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 48
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 48
2.1.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................... 48
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 59
3.1. Kết quả nghiên cứu hiện trạng chất lượng mơi trường Khai trường 26 ....................... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý chất lượng môi trường tại Khai
trường 26....................................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 83
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 83
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

BTNMT

: Bộ Tài ngun Mơi trường

BXD

: Bộ Xây dựng

CHXHCNVN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CTNH

: Chất thải nguy hại


CTR

: Chất thải rắn

KS

: Cốc san

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

MTV

: Một thành viên

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

QLMT


: Quản lý môi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khống sản chính trên địa
bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 ....................................................... 16

Bảng 1.2. Sản lượng quặng ngun khai một số loại khống sản chính trên địa
bàn tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019 ....................................................... 17
Bảng 1.3. Sản lượng một số sản phẩm được chế biến từ khoáng sản trên địa bàn
tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019 .............................................................. 18
Bảng 1.4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm từ năm 2015 – 2019 được ghi nhận
tại trạm Lào Cai (0C) .............................................................................................. 30
Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm, từ năm 2015 - 2019 được ghi nhận tại
trạm Lào Cai (mm) ................................................................................................ 32
Bảng 1.6. Tổng hợp các thông số của HTKT ..................................................... 36
Bảng 2.1. Thiết bị quan trắc hiện trường ............................................................ 53
Bảng 2.2. Thiết bị trong phịng thí nghiệm ......................................................... 54
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích chất lượng khơng khí .................................... 55
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích chất lượng nước mặt ..................................... 55
Bảng 2.5. Phương pháp phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt ..................... 56
Bảng 2. 6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước thải công nghiệp..... 56
Bảng 2.7. Phương pháp phân tích chất lượng nước dưới đất .............................. 57
Bảng 3.1. Vị trí đo đạc lấy mẫu hiện trạng mơi trường khơng khí ..................... 51
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí .......................... 59
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí khu vực lân cận ... 59
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí khu vực Khai
trường 26 ............................................................................................................. 60
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý .............. 64
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thảitrước và sau xử lý ................. 66
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Bản Qua .................. 67
Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước suối Bản Qua ................................................ 68
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất ...................................... 70
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ......................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu CO ................................. 61
Biểu đồ 3.2. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu NO2................................ 61
Biểu đồ 3.3. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu SO2 ................................ 62
Biểu đồ 3.4. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu CO2 ................................ 62
Biểu đồ 3.5. Diễn biến sự thay đổi giá trị của chỉ tiêu TSP ................................ 63
Biểu đồ 3.6. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong mẫu nước thải sinh hoạt ............. 65
Biểu đồ 3.7. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong mẫu nước thải ............................ 66
Biểu đồ 3.8. So sánh giá trị các chỉ tiêu kim loại trong mẫu nước thải trước và
sau xử lý của hồ lắng ........................................................................................... 67
Biểu đồ 3.9. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước suối Bản Qua .................... 69
Biểu đồ 3.10. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước ngầm ............................... 71
Biểu đồ 3.11. So sánh giá trị các chỉ tiêu trong nước ngầm ............................... 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí Khai trường 26 trên bản đồ hành chính [6]……………...……14
Hình 1.2. Vị trí khai trường 26 trên phần mềm Google Earth ............................ 26
Hình 1.3. Hoa gió khu vực Khai trường được thể hiện theo số liệu tại trạm Khí
tượng thủy văn thành phố Lào Cai [9] ................................................................ 31
Hình 1.4. Sơ đồ trình tự khai thác kèm dịng thải [4] ......................................... 37
Hình 1.5. Khói bụi trên đường vận chuyển (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày
24/3/2020) ........................................................................................................... 40
Hình 1.6. Cơng nhân khơng mang bảo hộ lao động (ảnh chụp tại Khai trường 26

ngày 24/3/2020)................................................................................................... 41
Hình 1.7. Sơ đồ thốt nước mưa trong khu vực Khai trường [14] ..................... 43
Hình 1.8. Hình ảnh thực tế hố lắng (ảnh chụp ngày 24/3/2020) ......................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu hàng năm là mục tiêu của
Việt Nam trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu trên, việc áp dụng các tiến
bộ khoa học vào cải tạo cây trồng, vật ni, sử dụng phân bón, hóa chất chế biến
từ quặng apatit để cải tạo chất lượng đất, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát
triển, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và dịch
bệnh là cần thiết.
Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản apatit, đây là vùng cung
cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy sản xuất phân bón khu vực phía Bắc.
Hiện nay, Cơng ty Apatit Lào Cai đã tiến hành khai thác một số mỏ apatit như:
Khai trường 10, 19, 20, 22, 23, 26, Cam Đường 2, Mỏ Cóc 1,... đồng thời tiếp
tục làm thủ tục xin giấy cấp phép khai thác một số mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng quặng apatit của các nhà máy sản xuất phân bón.
Nhìn chung giai đoạn đầu tư các Khai trường, Công ty đã chú trọng tới
cơng tác bảo vệ mơi trường, xử lý khí thải, nước thải, ... và tuân thủ các quy định
của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan.
Trong số đó phải kể đến Khai trường 26, mới được đầu tư, xây dựng và bắt đầu
khai thác từ cuối năm 2018. Tuy nhiên, trong quá trình thực tế khai thác phát
sinh một số vấn đề liên quan ảnh hưởng đến môi trường mà trong Báo cáo ĐTM

và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Khai trường đã đề cập nhưng
chưa đầy đủ như: ô nhiễm mơi trường khơng khí do bụi, tiếng ồn; ơ nhiễm
nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp; ô nhiễm do đất đá
thải;... gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường xung quanh và cộng đồng dân cư.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng
môi trường mỏ apatit (Khai trường 26) của Công ty Apatit Lào Cai và đề xuất
biện pháp giảm thiểu” nhằm đánh giá hiện trạng mơi trường, để có cơ sở phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tích đưa ra nhận định những điểm tích cực và điểm hạn chế trong công tác bảo
vệ môi trường. Từ đó, đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp tăng cường năng lực
quản lý môi trường trong khu vực mỏ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí,
nước trong khu vực Khai trường 26.
- Kiến nghị/điều chỉnh các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho khu
vực nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Đánh giá/nhận định, phân tích tính hiệu quả/hợp lý đối với các cơng trình
và giải pháp bảo vệ môi trường hiện nay của Công ty Apatit Lào Cai cho khai
trường 26.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực Khai
trường 26, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các giải pháp, biện pháp
bảo vệ môi trường đang áp dụng.
- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm cải

thiện chất lượng môi trường Khai trường 26 của Công ty Apatit Lào Cai.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn tổng quan được các vấn đề về khai thác khoáng sản của Việt Nam
nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong đó tập trung vào q trình khai thác
mỏ lộ thiên, mỏ apatit đã, đang và sẽ tiếp tục làm phát sinh các chất thải làm ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường. Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm phân tích
chất lượng mơi trường khí, nước, luận văn đề xuất được các giải pháp kỹ thuật
và quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của Khai trường 26.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường của Khai trường 26,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý mơi trường tại mỏ. Từ đó, đề
xuất các giải pháp cải tiến trong công tác quản lý môi trường, điều chỉnh các giải
pháp công nghệ để hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ môi trường tại Khai
trường 26 của Cơng ty Apatit Lào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về khai thác khống sản của nước ta
Kết quả cơng tác điều tra, đánh giá, thăm dị khống sản đã thực hiện đến
nay cho thấy nước ta có nguồn tài ngun khống sản khá đa dạng và phong phú

với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khống sản khác nhau; có một số loại
khống sản quy mơ trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và
là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 khẳng định, tài nguyên khống sản là “tài sản
cơng” thuộc sở hữu tồn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Trung bình mỗi
năm ngành cơng nghiệp khai khống nước ta cung cấp cho nền kinh tế khoảng
90 triệu tấn đá vôi xi măng, khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông
thường (VLXDTT), gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45 triệu tấn
than, trên 3 triệu tấn quặng sắt v.v...; giá trị sản lượng ngành khai khống (khơng
kể dầu khí) chiếm khoảng 4-5% tổng GDP hàng năm; đóng góp trực tiếp cho
ngân sách từ tiền cấp quyền khai thác khống sản, thuế tài ngun, phí bảo vệ
mơi trường (khơng kể dầu khí) từ năm 2014 đến nay trung bình mỗi năm từ 1620.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 - 11.000 tỷ đồng. Có thể nói,
tài ngun khống sản thật sự đã trở thành một trong những nguồn lực để phát
triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ.
Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng
sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung
ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng tiềm năng tài
nguyên, trữ lượng quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khống
vật nặng có ích.
Quặng bauxit: Quặng bauxit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía
Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng,
Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Trữ lượng và tài nguyên dự
báo quặng bauxit trầm tích ở các tỉnh phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




quặng bauxit laterit đã xác định được tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng
bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh.

Đất hiếm: Quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam
Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lao Cai), Yên Phú (Yên Bái).
Theo thống kê, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 19,96
tấn Tr2O3.
Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung
chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết các mỏ apatit đều có quy mơ trung bình đến
lớn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng apatit tính đến độ sâu - 900m là
2.373,97 triệu tấn.
Cát trắng: Cát trắng phân bố trên 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ
với tiềm năng rất lớn song mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Tổng trữ
lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn.
Đá vôi chất lượng cao (trừ đá hoa trắng): Đá vơi có đáp ứng u cầu sản
xuất xi măng, vơi cơng nghiệp, xơ đa có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng
phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ.
Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác
nhau với tổng trữ lượng đạt khoảng 08 tỷ tấn.
Đá hoa trắng: Phân bố ở 11 tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung ở tỉnh Nghệ An
và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đã, đang thăm dò khai thác. Đã xác định
khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và 1,2 tỷ tấn đủ
chất lượng sản xuất bột carbonat calxi.
Nước khống - nước nóng: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều
có nguồn nước khống - nước nóng. Cho đến nay đã điều tra đánh giá, ghi nhận
được 400 nguồn nước khống - nước nóng.
Quặng Urani: Kết quả nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khống sản đã phát
hiện khoáng hoá urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây
Nguyên. Trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn (Quảng Nam). Đến nay,
đã có 06 mỏ urani được đánh giá, thăm dị với tổng tài nguyên dự báo khoảng
218.000 tấn U3O8, trong đó vùng Nơng Sơn khoảng 100.000 tấn U3O8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đơng Bắc và bể than Sơng
Hồng. Ngồi trữ lượng than đã khai thác tính, nếu khơng tính than thuộc bể
Sơng Hồng, trữ lượng và tài ngun cịn lại là không lớn (khoảng 05 tỉ tấn kể cả
tài nguyên dự báo).
Về bể than Sông Hồng, hiện nay đang điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng
than phần đất liền. Kết quả bước đầu cho thấy, tiềm năng than tại phần đất liền
bể Sông Hồng là rất lớn, mật độ chứa than cao ở chiều sâu từ -330 đến -1200m.
Diện phân bố kéo dải từ Khoái Châu Hưng Yên đến Tiền Hải, Thái Bình - Hải
Hậu Nam định. Kết quả bước đầu đã xác định than có chất lượng tốt cho việc sử
dụng làm than năng lượng.
Ngồi ra, nước ta cịn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng,
quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm
nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v... đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài
nguyên, nhưng tài nguyên các loại khống sản này khơng lớn, phân bố rải rác.
Tài nguyên và môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế,
mọi quá trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về môi trường, sự cạn kiệt tài
nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình
phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng
thể hiện rõ hơn trong thời đại hiện nay, khi phát triển kinh tế đang tiệm cận các
giới hạn của tự nhiên. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và diễn biến kinh tế xã hội mang tính tồn cầu trong những thập kỷ vừa qua đã tăng thêm một bước
ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, cơ bản tới các điều kiện thiên nhiên và môi trường.
Trong đó, tài ngun khống sản và hoạt động khai thác khoáng sản đang
là đối tượng quan tâm nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh những
tác động tích cực của ngành khai khống như hàng năm đóng góp vào GDP gần
một chục ngàn tỉ đồng, tạo cơng ăn việc làm cho hơn hai mươi vạn lao động;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng
đồng dân cư, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa,.. góp phần đẩy nhanh tiến trình

cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các tác động xấu của ngành khai
khoáng tới môi trường cũng rất đáng kể: chiếm dụng nhiều đất đai canh tác và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi khí hậu; làm nhiễm
bẩn đất, nước ngầm, nước mặt của khu vực; xả bụi và khí độc hại vào khơng
khí; gây tổn thất tới tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật,...
Với 70 loại khoáng sản khác nhau, Việt Nam đã điều tra, đánh giá, thăm dị
được trên 5000 khống sản và điểm quặng, trong đó đã tiến hành khai thác trên
1000 mỏ lớn nhỏ, bao gồm các mỏ do Trung ương quản lý, các mỏ của địa
phương, các mỏ của doanh nghiệp tư nhân và khơng ít các mỏ do các tư nhân
khai thác trái phép [1].
Sự phát triển ồ ạt của hoạt động khai khống khơng chỉ gây những hậu quả
xấu tới mơi trường như đã đề cập ở trên và cịn làm mất trật tự an ninh xã hội,
gây tổn thất tài ngun lớn và làm khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành ra Luật Bảo vệ mơi trường, Luật
Khống sản, Nghị định, Thơng tư, TCVN và các văn bản khác của Chính phủ, các
Bộ, Ngành nhằm quy định và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các Luật trên.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động khai thác khoảng sản tại Lào Cai
Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20/10/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng
apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Mục tiêu phát triển của Chính phủ về
ngành thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit tại tỉnh Lào Cai như
sau: (1) Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit phải phù hợp với
Chiến lược khống sản, Quy hoạch phát triển cơng nghiệp Hóa chất Việt Nam,
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai; đáp ứng nhu cầu về nguyên

liệu cho sản xuất phân bón lân, một số loại hóa chất cơ bản góp phần đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia; đáp ứng một phần nguyên liệu cho ngành hóa chất
cơ bản và các ngành cơng nghiệp khác; (2) Phát triển khai thác và chế biến
quặng apatit với công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả kinh tế - xã hội; (3) Phát huy
tối đa nội lực, chỉ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ tuyển
quặng nghèo và chế biến sâu quặng apatit. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo sử dụng hợp lý,
hiệu quả nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã đầu tư.
Quy hoạch thăm dị, khai thác khống sản đã trở thành một trong những
căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, cấp giấy phép và định hướng
cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; bảo đảm cân đối tài nguyên
khoáng sản cho các mục tiêu trước mắt và lâu dài, gắn khai thác, chế biến
khoáng sản với bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.
Tính đến tháng 8/2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 84 doanh nghiệp được
cấp 107 giấy phép khai thác khoáng sản đang cịn hiệu lực. Trong đó, Trung
ương cấp 08 giấy phép, UBND tỉnh Lào Cai cấp 73 giấy phép khai thác vật liệu
xây dựng thông thường và 18 giấy phép khai thác các khoáng sản khác. Hoạt
động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp giấy phép trên địa
bàn tỉnh cơ bản tuân thủ khá đầy đủ các quy định của pháp luật và của địa
phương.
Sản lượng quặng ngun khai một số loại khống sản chính trên địa bàn
tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019.
Bảng 1.1. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên
địa bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019


Năm

2017

2018

Loại khống sản

Apatit
Đồng
Sắt
Chì, kẽm
Cao lanh, Fenfat
Tổng năm 2017
Apatit
Đồng
Sắt
Chì, kẽm

Giấy phép do
UBND cấp
Số lượng
Sản
giấy
lượng
phép
(tấn)
0
0

1
0
5
110.000
6
250
2
54.640
14
164.890
0
0
1
2.800
7
258.760
6
10.550

Giấy phép do các
Bộ cấp
Số lượng
Sản
giấy
lượng
phép
(tấn)
3
4.200.000
1

1.237.395
2
855.000
0
0
2
5.360
8
6.317.755
3
4.138.354
1
1.219.338
2
762.300
0
0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Tổng
Sản
lượng
(tấn)
4.220.000
1.237.395
965.000
250
60.000
6.482.645

4.138.354
1.222.138
1.021.060
10.550




Cao lanh, Fenfat
Tổng năm 2018
Apatit
Đồng
Tháng Sắt
8/2019 Chì, kẽm
Cao lanh, Fenfat
Tổng tháng 8/2019

2
16
0
1
7
4
3
18

21.495
293.575
0
0

67.674
3.500
16.978
88.152

2
8
3
1
2
0
2
8

102.879
124.374
6.222.871 6.516.446
2.225.419
2.225
684.280
684.280
636.485
704.159
0
3.500
39.701
56.679
3.585.885 3.674.037

(Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2]


Nhìn chung, số lượng giấy phép khai thác khoáng sản do tỉnh Lào Cai cấp
khá nhiều nhưng chủ yếu là các mỏ quy mô nhỏ, trữ lượng và sản lượng khai thác
rất hạn chế, giá trị kinh tế thấp và chủ yếu là khống sản làm vật liệu xây dựng
thơng thường, thời hạn giấy phép ngắn. Ngược lại, số lượng giấy phép khai thác
khoáng sản do các Bộ, Ngành, Trung ương cấp khơng nhiều nhưng chủ yếu là các
mỏ có quy mô, trữ lượng và sản lượng khai thác lớn, giá trị kinh tế cao.
Hoạt động chế biến khoáng sản được đầu tư ngày càng tăng, hiện nay trên
địa bàn tỉnh Lào Cai có 12 nhà máy tuyển khống đang hoạt động, trong đó có
02 nhà máy tuyển nổi quặng Apatit; 02 nhà máy tuyển nổi quặng đồng; 02 nhà
máy tuyển nồi chì – kẽm; 03 nhà máy tuyển quặng sắt bằng phương pháp tuyển
từ; 02 nhà máy tuyển quặng sắt bằng phương pháp trọng lực.
Sản lượng một số khoáng sản chính sau khi tuyển chọn được vận chuyển tiêu
thụ trên địa bàn tỉnh các năm từ năm 2017 đến hết tháng 8/2019 như sau:
Bảng 1.2. Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khống sản chính trên
địa bàn tỉnh từ các năm 2017 đến tháng 8/2019
STT
1
2
3
4
5
6

Loại khoáng sản
Quặng Apatit (loại I, II
và quặng tuyển)
Tinh quặng đồng
Tinh quặng manhetit
61% Fe

Quặng sắt sơ chế
Fenspat
Tinh quặng chì

Năm 2017

Năm 2018

Tháng 8/2019

2.020.000

2.388.980

1.114.203

41.000

48.585

24.130

50.0000

99.980

47.613

965.0000
60.000

0

1.021.060
124.374
5.185

704.159
56.679
800

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Cộng

3.136.000

3.668.166

1.947.584

(Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2]

Bảng 1.3. Sản lượng một số sản phẩm được chế biến từ khoáng sản trên địa
bàn tỉnh các năm từ 2017 đến tháng 8/2019
STT
1
2

3
4
5
6

Sản phẩm
Phốt pho vàng
Phân NPK
Super lân
Đồng thỏi
Vàng thỏi
Bạc thỏi

Đơn vị tính
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Kg
Kg

Năm 2017
12.700
12.000
0
5.800
229
78

Năm 2018

24.000
20.000
30.000
8.000
200
80

Tháng 8/2019
24.000
20.000
30.000
8.000
200
80

(Nguồn: Sở tư pháp, năm 2019) [2]

Hoạt động chế biến sâu khoáng sản cũng đã và đang được đẩy mạnh. Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng và vận hành nhiều nhà máy
chế biến khoáng sản như: luyện đồng, luyện gang thép, các nhà máy phân bón,
hóa chất. Một số nhà máy đã đi vào hoạt động cho ra các loại sản phẩm như:
đồng kim loại, vàng, bạc kim loại, super lân....
1.1.3. Giới thiệu về mỏ Apatit tại Lào Cai
1.1.3.1. Đặc điểm của quặng apatit Lào Cai
Quặng apatit Lào Cai thực chất là một kiểu metaphotphorit trầm tích biển
nhưng đã bị biến chất. Đây là loại quặng photphat – cacbonat ở dạng hỗn hợp
francolit hoặc floapatit với đolomit. Do biến chất và phong hóa, francolit biến
đổi thành floapatit do mất CO2.
Tuy có nguồn gốc trầm tích nhưng do bị biến chất nên kích thước tinh thể
floapatit của metaphotphorit Lào Cai xấp xỉ bằng kích thước tinh thể floapatit

của quặng apatit – nephelin khibin (kola) có nguồn gốc macma [3].
1.1.3.2. Thành phần quặng apatit Lào Cai
Quặng apatit Lào Cai là quặng thuộc thành hệ metan phosphorit (apatit –
dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành cơng nghiệp sản xuất
phân bón chứa lân ở Việt Nam.
Khống vật apatit đều có cấu trúc Ca2F(PO4)3 thuộc loại fluoapatit, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đó có khoảng 42,26% P2O5; 3,78% F và khoảng 50% CaO.
Khoáng vật apatit phân bố trong các tầng cacbonat-thạch anh, hoặc
cacbonat muscovite [3].
1.1.3.3. Phân bố và trữ lượng quặng apatit Lào Cai
Dựa vào hình thành và thành phần vật chất trong khoáng sản apatit Lào Cai
phân chia ra 4 loại quặng khác nhau:
- Quặng loại I: Là loại quặng apatit hầu đơn khống thuộc phần khơng
phong hóa của tầng quặng KS5, hàm lượng P2O5 chiếm khoảng từ 28-40%.
- Quặng loại II: Là loại apatit-dolomit thuộc phần chưa phong hóa của tầng
KS5, hàm lượng P2O5 chiếm khoảng từ 18-25%.
- Quặng loại III: Là quặng apatit-thạch anh thuộc phần phong hóa của tầng
dưới KS4 và trên quặng KS6 và KS7, hàm lượng P2O5 chiếm khoảng từ 1220%, trung bình khoảng 15%.
- Quặng loại IV: Là quặng apatit-thạch anh-dolomit thuộc phần chưa phong
hóa của tầng dưới KS4 và các tầng trên quặng KS6 và KS7, hàm lượng P2O5
chiếm khoảng từ 8-10% [3].
1.1.3.4. Phân bố và trữ lượng quặng apatit Lào Cai
Việt Nam chỉ phát hiện apatit Lào Cai với trữ lượng khoảng 2,5 tỷ tấn. Mỏ
Apatit Lào Cai. Mỏ Apatit Lào Cai nằm về hữu ngạn sông Hồng với chiều dài
khoảng 100km từ Lũng Po (giáp Trung Quốc) qua Bát Xát đến Bảo Hà thuộc

tỉnh Lào Cai, với chiều rộng từ 1 đến 4km. Căn cứ vào sự phân bố các vỉa quặng
cũng như mức độ tìm kiếm, thăm dị có thể chia vùng mỏ thành 3 phân vùng và
20 khu mỏ.
a. Phân vùng Bát Xát – Ngị Bo
Là trung tâm khống sản Apatit Lào Cai, có chiều dài 33,5km, là vùng có
trữ lượng quặng lớn và ổn định nhất, đã đầu tư cơng trình thăm dị, trữ lượng
quặng tính đến cấp A+B+C1, gồm các khu mỏ: Bắc Nhạc Sơn, Làng Mòn, Ngòi
Đum – Đơng Hồ, Làng Tác, Ngịi Đum – Làng Tác, Cam Đường 1, 2, 3; mỏ
Cóc, làng Cáng 1, 2, 3, 4 và Làng Mơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




b. Phân vùng Ngị Bo – Bảo Hà
Nằm về phía Đơng Nam phân vùng Bát Xát – Ngịi Bo. Số liệu thăm dò địa
chất chưa thật đầy đủ. Trữ lượng quặng tính ở cấp C1+C2, gồm các khu mỏ
Ngịi Bo – Ngòi Chát, Phú Nhuận, Ngòi Chăm – Làng Thi và Tam Đỉnh – Làng
Phúng.
c. Phân vùng Bát Xát – Lũng Pơ
Nằm về phía Tây bắc phân vùng Bát Xót – Ngịi Bo. Mới chỉ tiến hành
cơng tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/25.000. Chưa tiến hành công tác thăm dị. Trữ
lượng dự tính ở cấp C2 đến P1, gồm các khu mỏ Nậm Chạc, Trịnh Tường và
Bản Vược [3].
1.1.3.5. Đặc điểm trong công tác khai thác lộ thiên quặng Apatit
Khai thác lộ thiên quặng Apatit có độ cao trung bình từ 80-100m so với mặt
nước biển, quá trình khai thác tài nguyên, nước ngầm sẽ chảy ra từ bờ mỏ và thốt ra
ngồi theo hệ thống mương thốt nước, chỉ có một vài tầng cuối cùng khi đáy mỏ
thấp hơn địa hình xung quanh mới phải tiến hành thoát nước bằng phương pháp bơm
cưỡng bức [3]. Lượng nước chảy qua mỏ sau đó thốt ra khỏi mỏ chỉ xuất hiện vào

mùa mưa (bản thân công nghệ không phát sinh ra nguồn nước).
1.1.4. Các vấn đề môi trường từ khai thác quặng Apatit
Tại Việt Nam, cũng như hoạt động khai thác tại các mỏ khống sản khác
thì tại mỏ khai thác quặng apatit hiện nay đã được khai thác gần 30 năm nay và
bây giờ phần trữ lượng khoáng sản có hàm lượng cao đã hết. Trong trường hợp
này, các phương pháp khai thác thủ công được áp dụng để tiếp tục sản xuất và
duy trì việc làm cho cơng nhân mỏ. Như vậy, người ta chỉ có thể khai thác
quặng có hàm lượng thấp, các trữ lượng khống sản nhỏ và túi quặng là không
thể khai thác bằng máy móc. Tuy nhiên, kiểu khai thác này có thể sẽ ảnh hưởng
xấu tới đất nông nghiệp cũng như việc sử dụng đất một cách bền vững. Ở nhiều
trường hợp nó cịn gây khó khăn cho việc quy hoạch chung [4].
Việc khai thác mỏ, đặc biệt là các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên, đã làm
tăng khối lượng các chất thải ở dạng quặng đuôi hoặc đất đá thải. Quặng đi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




các sản phẩm mịn còn lại (sau khi đã tuyển và thu quặng tinh) sẽ được thải ra
các hồ thải. Ở những hồ chứa cũ do không được bảo quản tốt nên vật liệu thải bị
thoát ra các vùng đất xung quanh và các con sơng, suối ở gần đó. Những vật liệu
thải này, ở dạng rất mịn là những nguồn ơ nhiễm chính cho các hoạt động khai
thác khống sản và các nguồn nước.
Việc ô nhiễm nước tự nhiên là khá phổ biến ở hầu hết các khu vực khai
thác mỏ. Những ơ nhiễm này có thể chia thành các nhóm như sau:
a. Thay đổi cảnh quan
Q trình khai thác quặng sẽ phá hủy hoàn toàn cấu trúc hệ động thực vật
tự nhiên của khu vực mỏ. Môi trường cảnh quan thay đổi từ môi trường đất
rừng, đất đồi cây cối phát triển um tùm, sự sống của hệ động vật tự nhiên đang
diễn ra sẽ chuyển sang môi trường cảnh quan là công trường hoạt động khai

thác, nhiều máy móc, cơng nhân, xe ủi, ơ tơ vận chuyển, nổ mìn phá đá,… phát
sinh nhiều khói bụi, tiếng ồn,… đã làm thay đổi cảnh quan nghiêm trọng.
b. Ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của khu vực
Chất lượng nước sơng, suối có thể bị giảm do nồng độ chất rắn lơ lửng từ
nước mưa chảy tràn, thành phần độc tố kim loại nặng,… hàm lượng cao của
những chất rắn hịa tan trong nước thốt ra từ mỏ và lượng lớn phù sa được đưa
vào sông suối gây đục, cạn, lấp dịng chảy tự nhiên của nguồn tiếp nhận.
c. Ơ nhiễm nước
- Ô nhiễm nước do các chất thải rắn lơ lửng từ q trình khai thác khống
sản tạo ra. Những chất ô nhiễm này tuy không gây độc hại trực tiếp nhưng sẽ
làm cho nước không phù hợp cho sinh hoạt và ảnh hưởng xấu tới các loại sinh
vật thủy sinh ở sơng suối.
- Ơ nhiễm nước do kim loại hòa tan như Fe, Zn, Cd,… trong nước của các
nhà máy tuyển khoáng. Hiện tượng này phụ thuộc vào thành phần của loại
quặng đem tuyển khoáng. Hiện tượng này phụ thuộc thành phần của loại quặng
đem tuyển, còn mức độ hịa tan thì bị tác động bởi sự có mặt của các khoáng vật
sunfua và các dung dịch axit liên đới.
d. Ơ nhiễm khơng khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Ơ nhiễm khơng khí do bụi và khí thải phát sinh chủ yếu do quá trình nổ
mìn, xúc bốc và vận chuyển quặng, đất đá. Thành phần chính trong khơng khí là
Bụi tổng, CO, CO2, NO2, SO2,…
- Đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là người dân sống gần khu vực mỏ, hai
bên đường vận chuyển và công nhân làm việc trong mỏ, lái xe chở quặng, đất đá.
- Ngồi ra, q trình khai thác quặng phát sinh tiếng ồn và chấn động do
các hoạt động khai thác, nổ mìn phá đá, máy móc thiết bị thi cơng hoạt động,

gây ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ công nhân làm việc tại mỏ và người dân
xung quanh khu vực.
e. Ô nhiễm đất
- Ô nhiễm đất liên quan tới các hoạt động khai thác mỏ là một vấn đề chỉ
giới hạn trong phạm vi địa lý hẹp. Nhưng nồng độ asen cao trong đất đá thải của
một số nhà máy tuyển đang là một lời cảnh báo tới sức khỏe con người.
- Tuy nhiên, đối với các mỏ khai thác quặng apatit do bản thân quặng chứa
thành phần chính trong phân bón thực vật nên khu vực khai trường đất rất tơi
xốp, một thời gian ngừng khai thác, cây cối phát triển mạnh.
g. Tác động đến kinh tế - xã hội
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy hoạt động khai thác khoáng sản chưa
mạng lại những hiệu quả tích cực cho cộng đồng dân cư địa phương. Đa số lao
động địa phương không được tuyển dụng, hoặc được tuyển dụng với số lượng ít,
quyền lợi người lao động khơng được đảm bảo như: khơng có hợp đồng lao
động, cơng việc khơng thường xun.
Hoạt động khai thác khống sản đã chiếm dụng hoặc làm suy thối một
phần diện tích đất và rừng tại địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của
người dân trong khi đền bù còn thấp so với yêu cầu của người bị mất đất.
Việc đóng góp, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, chế biến khống sản đối
với chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương còn hạn chế trong khi cơ sở hạ
tầng địa phương bị xuống cấp do tác động của q trình khai thác, vận chuyển
khống sản.
Tiếng nói và vai trò của người dân trong việc giám sát các hoạt động khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




thác khống sản chưa được phát huy do khơng được tiếp cận các thông tin liên
quan đến hoạt động của các doanh nghiệp khai khoáng. Người dân sinh sống

xung quanh khu vực có hoạt động khai thác khống sản phải đối mặt với những
rủi ro khác như tai nạn, sức khỏe giảm sút,…
Để đảm bảo quyền lợi địa phương và người dân nơi có khống sản được
khai thác việc áp dụng sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác là cần thiết.
Đây cũng chính là cơng cụ hữu ích quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước.
h. Tác động đến nguồn khoáng sản
Nguồn khoáng sản quan trọng của một quốc gia có thể là nguồn lực to lớn
cho tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo của đất nước miễn là phải cấu trúc
được mối liên kết giữa các lĩnh vực liên quan của ngành kinh tế và đánh giá tác
động môi trường một cách khách quan để tránh gây thảm họa lên các lĩnh vực
như kinh tế - xã hội, môi trường và thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, quản lý kém
thì chính nguồn tài nguyên này lại là nguyên nhân của nghèo đói, tham nhũng và
xung đột. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự tham gia một cách có hiệu quả
của tất cả các bên liên quan trong đầu tư và chế biến khống sản có thể tránh được
những mâu thuẫn trong tương lai và giúp tối ưu hóa phần đóng góp của khống
sản vào phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo. Ngồi ra, số tiền thu được từ
khai thác khống sản góp phần phát triển các ngành kinh tế khác của đất nước và
cần thiết là minh bạch hóa các luồng thơng tin trong khai khống.
1.2. Giới thiệu chung về Khai trường 26
1.2.1. Vị trí địa lý
Khai trường 26 thuộc khu Bắc Nhạc Sơn nằm trong địa phận xã Bản Qua
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km theo
hướng Đông Nam, cách trung tâm huyện Bát Xát khoảng 2,5 km.
Tổng diện tích chiếm đất của Khai trường là 26,6 ha. Trong đó: diện tích
khai trường là 11,1 ha; diện tích bãi thải số 1 và khu nhà điều hành mỏ là 8,4 ha;
diện tích bãi thải số 2 là 6,8 ha; diện tích hồ lắng là 0,3 ha [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×