Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 3, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐƠ THỊ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐƠ THỊ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO


HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu phân tích
trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được
cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Luận văn đã thừa kế các kết quả nghiên cứu
của một số nghiên cứu khác dưới hình thức trích dẫn. Các nguồn trích dẫn đã được
liệt kê trong mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Người thực hiện

Nguyễn Thành Trung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


CPXD

Cấp phép xây dựng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………... 1
Chương 1:CƠ SỞ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ……6
1.1.Những vấn đề chung về trật tự đô thị………………………........ 6
1.2.Quản lý nhà nước đối với trật tự đô thị……………………….…..8
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với trật tự đô
thị……..….29
1.4.Kinh nghiệm của một số địa phương trong QLNN đối với trật tự
đô thị và giá trị rút ra đối với quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh…….......… 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐƠ
THỊ TẠI QUẬN 3, THÀNH HỐ HỒ CHÍ MINH…………………........34
2.1.Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội tác động đến Quản lý
nhà nước về trật tự đô thị tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh……………………34
2.2. phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại quận 3, Thành
phố Hồ Chí Minh……………………………………………………….…..37
2.3.Đánh giá chung Quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại quận 3,
Thành Phố Hồ Chí Minh……………………………………………………55
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẦM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRẬT TỰ ĐƠ THỊ TẠI QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………...........63
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý Nhà nước về trật tự
đơ thị tại quận3……………………………………………………………..63
3.2.Giải pháp nhằm hồn thiện Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị tại
quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh………………………………………...…65
3.3.Kiến nghị………………………………………………………....77

KẾT LUẬN………………………………………………………………...77
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Công tác Quản lý trật tự xây dựng là một công cụ quản lý đô thị được đánh
giá là rất quan trọng và có hiệu quả nhất trong cơng tác Quản lý Nhà nước.
Nếu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, quy phạm, quản lý trật


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Công tác Quản lý trật tự xây dựng là một công cụ quản lý đô thị được
đánh giá là rất quan trọng và có hiệu quả nhất trong cơng tác Quản lý Nhà
nước. Nếu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, quy phạm, quản lý trật
tự xây dựng một cách khoa học, sát thực tiễn và được thực hiện đảm bảo đầy
đủ, trình tự, nghiêm minh thì cơng tác quản lý đơ thị sẽ góp phần thuận lợi, dễ
dàng hơn cịn ngược lại thì cơng tác quản lý đơ thị sẽ gặp nhiều khó khăn,
phức tạo gấp bội phần, thậm chí có thể dẫn đến thất bại. Đơ thị hóa nhanh
đồng nghĩa với việc thực hiện các đồ án đô thị, các hạng mục cơng trình
nhanh chóng được triển khai xây dựng phát triển lên nhằm đáp ứng kịp thời
các nhu cầu về nhà ở, thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh phát triển
của cộng đồng dân cư đô thị; việc xây dựng mới và cải tạo các cơng trình ở
các đơ thị, địi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê
duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trong từng khu vực và phải
được kiểm tra giáp sát chẵn chẽ.
Tuy nhiên, trên thực tế của xã hội việc vi phạm trật tự xây dựng khơng
cịn là chuyện mới lạ ở các đơ thị trước đây hay mới hình thành bây giờ. Thời
gian vừa qua cho thấy khơng phải cơng trình nào cũng tuân thủ đúng trật tự

xây dựng. Tình trạng xây dựng lộn xộn, manh mún không phép, sai phép, trái
phép, lấn chiếm đất đai và vi phạm quy hoạch...vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng
diễn biến phức tạp.
Thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng và
chiến lược phát triển đơ thị có vai trị ngày càng quan trọng, nhưng để đô thị
phát triển một cách có kiểm sốt, theo quy hoạch thì Đảng và Nhà nước ta đã
có chủ trương là cần phải phát triển đơ thị một cách ổn định, bền vững, có trật
tự, nhằm xây dựng một đô thị văn minh “đàng hồng hơn, to đẹp hơn”.Thực tế
hiện nay, tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề
1


nóng bỏng tại các đơ thị của nước ta. Tình trạng xây dựng không phép, sai
phép, trái phép xảy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
huyện Bình chánh… có thể nhận thấy các cơng trình vi phạm trật tự xây dựng
đơ thị ngày càng nhiều, đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở việc cơi
nới hay lấn chiếm ban công không gian thuộc phạm vi hẻm, lộ giới.. mà là vi
phạm nhà ở riêng lẻ thì sai theo kiểu riêng lẻ, biệt thự thì sai kiểu biệt thự, xây
dựng cịn biến tướng sai mục đích, cơng năng sử dụng, vi phạm xây dựng lấn
chiếm trên đất do Nhà nước quản lý, vi phạm đất đai ngày càng nhiều và phức
tạp.
Do điều kiện chủ quan và quy hoạch của nước ta nói chung và quận 3
nói riêng, vốn đã và đang có nhiều bất cập. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng
phải tuân thủ theo đúng quy hoạch, pháp luật và loại trừ hiện tượng tự phát,
tùy tiện dẫn đến không kiểm soát nổi là một vấn đề cấp thiết, quan trọng hiện
nay ở đô thị nước ta. Việc cấp giấy phép xây dựng là một trong những công cụ
để quản lý trật tự xây dựng đô thị. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự, thủ tục
cấp phép khoa học, thực tiễn cao thì góp phần quản lý tốt trật tự xây dựng nói
riêng và cơng tác quản lý đơ thị nói chung. Đồng thời, nếu việc cấp phép xây
dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp

luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng đi
vào nề nếp, khoa học góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn”.
Với những lý do nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của Quản
lý Nhà nước về trật tự xây dựng, học viên quyết định lựa chọn đề tài: "Quản
lý Nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh"
làm Luận văn thạc sĩ ngành luật hành chính và hiến pháp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý Nhà nước để phát triển đô thị và Quản lý Nhà nước về trật tự
đô thị là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta; cho đến nay, đã có
2


nhiều nghiên cứu Quản lý Nhà nước về xây dựng đơ thị ở trong và ngồi
nước; do điều kiện và phạm vi nghiên cứu, tác giả hệ thống tình hình nghiên
cứu trong nước như sau:
“Giáo trình Quản lý đơ thị” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do
Nguyễn Đình Hương (2004) chủ biên. Cuốn sách đề cập chủ yếu đến những
nội dung cơ bản về quản lý đô thị như lý giải khái niệm quản lý đô thị, sự cần
thiết của việc quản lý đô thị, đặc điểm của quản lý đơ thị, mục đích, ý nghĩa và
các ngun tắc quản lý đô thị, nội dung Quản lý đô thị.
“Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, xuất bản năm 2008 của
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội do GS.TS Nguyễn Thế Bá chủ biên. Nội
dung chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch xây
dựng nhằm phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ
được các giá trị văn hoá truyền thống.
“Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị” của tác giả
Nguyễn Đăng Sơn (2005). Nội dung hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp
cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô
thị, lý luận về đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật

ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một các rõ ràng và logic.
“Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Võ Kim Cương
(2004); Tác giả nêu một số đặc điểm của quá trình đơ thị hóa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới với các vấn đề cịn tồn tại: cơng tác quy hoạch cịn nhiều
yếu kém; vẫn cịn mang tính chất của một xã hội quá độ từ nông thôn lạc hậu
sang đơ thị quản lý kém với nhiều tàn tích cũ đan xen những nét hiện đại; và
công tác quản lý phát triển xã hội đơ thị cịn nhiều thiếu sót. Từ đó, tác giả đề
ra một số giải pháp quản lý đơ thị như: thiết lập nền hành chính đơ thị hiện
đại; hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch lãnh thổ, vùng; tập trung khắc phục "căn
bệnh đô thị"; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa;

3


phát huy tính tích cực của người dân vào xây dựng và phát triển đô thị; tăng
cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm.
Bài viết “Bài học nào cho phát triển đô thị ở Việt Nam” của Nguyễn
Hữu Thái (2009). Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển đơ thị nói chung và
quy hoạch đơ thị nói riêng; đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho việc phát
triển đô thị ở nước ta.
Bài viết “Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đơ thị ở Việt Nam
hiện nay” của Dỗn Hồng Nhung (2010). Nội dung chủ yếu của bài viết đề
cập đến một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Quản
lý Nhà nước đối với đô thị ở nước ta v.v.
Hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” tổ chức tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Hội thảo tập trung vào nội dung “phát triển đô thị bền vững”:
những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đơ thị hóa và q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở các đô thị Việt Nam, nhằm cung cấp luận cứ khoa
học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế định hướng phát triển
kinh tế, xã hội, môi trường nhanh và bền vững. Đánh giá phân tích những khó

khăn, tồn tại và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình “phát triển
bền vững”, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố, đặc biệt là lắng nghe các
ý kiến đóng góp của các đại biểu để qua đó góp phần xác định những nhiệm
vụ chiến lược và giải pháp xây dựng các đô thị “phát triển bền vững”, để các
thành phố lớn của Việt Nam trở thành những đô thị văn minh, hiện đại, có vị
trí xứng đáng trong khu vực Đơng Nam Á và rộng hơn…
Tóm lại, các nghiên cứu về quản lý xây dựng ở Việt Nam rất rộng, đa
dạng và phong phú. Kết quả những nghiên cứu trên đã thể hiện rõ giá trị ý
nghĩa rất bổ ích về khoa học, thực tiễn và gợi ý nghiên cứu cho luận văn này
với những khoảng trống và kẻ hở, thiếu xót chưa được làm rõ, tác giả sẽ
nghiên cứu, bổ sung và làm rõ. Như vậy, đến thời điểm hiện nay chưa có một

4


nghiên cứu nào, dưới góc độ địa phương Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị
trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn
thiện Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận3, Thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của
luận văn nhằm:
- Hệ thống hóa khung lý thuyết Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị.
- Đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn
quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện Quản lý Nhà nước về trật tự
đô thị tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động Quản lý Nhà nước về
trật tự đô thị trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2015 đến năm
2019 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi khơng gian: Trên địa bàn quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động
Quản lý Nhà nước đối với trật đô thị, xây dựng và chủ thể Quản lý là Ủy ban
nhân dân quận 3 với sự tham mưu của các phịng, ban có liên quan.

5


5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để triển khai các phương pháp cụ thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập thông tin, tài liệu từ các cơ
quan có liên quan như: Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận 3, Phịng Quản lý
đơ thị quận 3 các Phường của quận 3 số liệu về tình hình Quản lý Nhà nước về
trật tự đô thị trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Tác giả thực hiện thống kê, tổng hợp
các số liệu, dữ kiện, thông tin sau khi điều tra, khảo sát nhằm làm rõ các vấn
đề cần nghiên cứu, tại Chương II của luận văn.
- Phương pháp phân tích định tính: Luận văn sử dụng phương pháp
phân tích định tính để nghiên cứu, phân tích, diễn giải các nội dung liên quan
tại Chương II của luận văn.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các thơng tin, số
liệu đã thu thập, tác giả so sánh, đối chiếu và rút ra những nhận định, đánh giá,
từ đó có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện tại Chương III của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận: Góp phần hệ thống những vấn đề lý luận Quản lý
Nhà nước về trật tự đô thị.
- Ý nghĩa về thực tiễn:
Thứ nhất, phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng Quản lý về
trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng, Quản lý nhà nước về trật tự giao
thông đường bộ đô thị, Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời, vệ
sinh môi trường tại đô thị trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý công, Quản lý trật tự xây dựng, đào tạo
6


bồi dưỡng cán bộ, công chức, sinh viên, học chuyên ngành luật hành chính,
hoặc cho những ai quan tâm đến đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có
các chương sau:
- Chương 1: Cơ sở khoa học Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị.
- Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn
quận 3, Thành phố. Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hồn thiện Quản lý Nhà
nước đối với trật tự đơ thị tại quận 3, Thành phố. Hồ Chí Minh.

7



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

1.1. Những vấn đề chung về trật tự đô thị-xây dựng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trật đô thị
1.1.1.1. Khái niệm về trật tự đô thị
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán – Việt của tác giả Nguyễn Lân thì trật tự
được hiểu là:“Tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước
sau...”[16,tr.16,704].
Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định
của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động
theo những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ. Trạng thái xây
dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất
định mà mọi người phải tuân theo.
Từ đó, có thể hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa
trên sự thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì
sự ổn định về trật tự xây dựng.
1.1.1.2. Đặc điểm của trật tự đô thị- xây dựng
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội một cách trật tự. Do
vậy, khi pháp luật phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và được các chủ
thể tự nguyện thực hiện chấp hành tuân thủ theo đúng pháp luật thì trạng thái
trong xây dựng được hình thành có trật tự nề nếp. Ngược lại, khi pháp luật
không phản ánh đầy đủ khách quan đúng với xu thế phát triển của xã hội hay
các chủ thể không chấp hành quy định pháp luật thì khơng thể có trật tự xây
dựng được trong thực tế.
Quản lý xây dựng: là toàn bộ những hoạt động xây dựng diễn ra tại
hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị, trong khu dân cư đô thị. Trong đó, hoạt
động quy hoạch xây dựng (QHXD) có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạch
định, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công
8



trình, khảo sát, thiết kế xây dựng cơng trình…. Chính vì vậy, cơng tác Quản lý
QHXD và kiến trúc đơ thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng
và hiệu quả của chất lượng quy hoạch xây dựng góp phần vào phát triển Kinh
tế - Xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững và tạo bộ mặt kiến trúc
đơ thị có tính thẩm mỹ, mỹ quan hài hịa bản sắc văn hóa dân tộc và văn minh
đô thị hiện đại.
Quản lý trật tự xây dựng là một công đoạn rất quan trọng trong Quản lý
xây dựng và Quản lý trật tự đô thị, chất lượng cơng trình. Trên cơ sở những
quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn khoa học cụ thể của đơ thị nói riêng và của
Nhà nước nói chung quy định, cơ quan Quản lý Nhà nước về hoạt động xây
dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị chịu trách nhiệm
tuân thủ thực hiện theo đúng trật tự, đảm bảo quy tắc, nguyên tắc và mỹ quan,
môi trường đô thị.
1.1.2. Vai trị của trật tự đơ thị-xây dựng
Đơ thị là những điểm tập trung dân cư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
và hạ tầng xã hội lớn, có vai trị thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội của
một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực kinh tế trọng điểm. Đô thị cũng là nơi
diễn ra nhiều hoạt động thi công xây dựng các công trình từ nhà ở của người
dân đến các cơng trình thương mại, dịch vụ, công cộng, công nghiệp, .... Để
xây dựng và phát triển đơ thị hiệu quả thì Nhà nước cần phải đảm bảo trật tự
xây dựng. Do đó, Quản lý Nhà nước về trật tự đơ thị có vai trị quan trọng, rất
cần thiết vì những lý do cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, hoạt động quản lý trật tự xây dựng có ý nghĩa lớn trong giai
đoạn phát triển nhanh hiện nay.
- Thứ hai, xây dựng không phép, trái phép, sai phép, vi phạm các trật
tự xây dựng đô thị đang là các vấn đề nổi cộm của các đô thị lớn hiện nay.
Trong nhiều năm qua để hạn chế tình trạng đó, cơng tác Quản lý trật tự xây


9


dựng đô thị đã được Nhà nước quan tâm và xem như là một nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên cần được đôn đốc và chỉ đạo, giải quyết.
- Thứ ba, trong thể chế, pháp luật cịn có những kẽ hở đối với việc cấp
phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đơ thị nên có thể vận dụng dễ
ràng để mua chuộc, làm sai tạo ra nhiều cơ hội để trục lợi cá nhân. Đồng
thời, sự thiếu minh bạch, không công khai trong công tác này dẫn đến tình
trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng gây tác động tiêu cực đến niềm tin
của người dân, của tổ chức với hệ thống chính trị, tác động khơng tốt đến sự
phát triển của đất nước.
- Thứ tư, vì trách nhiệm phải thể hiện rõ vai trị của mình trong cơng tác
phát triển bộ mặt đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thể
hiện sự Quản lý Nhà nước đối với mọi mặt đời sống Kinh tế - Xã hội.
- Thứ năm, thực hiện Quản lý trật tự đô thị là làm cho việc phát triển
xây dựng định hướng theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo tính ổn định
và phát triển bền vững; q trình xây dựng phải tuân thủ các quy định, tiêu
chuẩn về quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội; quy hoạch xây dựng đô thị
phải đảm bảo phù hợp kiến trúc, cảnh quan, chỉnh trang đơ thị, mơi trường,
tiêu chí về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và việc sử dụng đất theo đúng quy
định của pháp luật.
1.2. Quản lý Nhà nước đối với trật tự đô thị
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Quản lý Nhà nước đối với trật
tự đô thị.
Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị là tổng thể và bao quát những vấn đề
cơ bản về quy hoạch, cấp phép và quản lý trật tự xây dựng sau cấp phép, thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính trong lĩnh vực
xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu
quả về các hoạt động xây dựng không phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm

không gian đô thị.
10


Quản lý Nhà nước về xây dựng là hoạt động quản lý mà ở đó có đầy đủ
các đặc điểm của hoạt động quản lý. Ngồi ra, cịn có những đặc điểm mang
riêng biệt và tính chun mơn cụ thể chỉ có trong xây dựng.
Đối tượng Quản lý Nhà nước về xây dựng là các cơng trình xây dựng
trên địa bàn đô thị và địa bàn dân cư đô thị. Cơng tác quản lý xây dựng cịn
gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như về phong tục tập quán của từng địa phương, tính thẩm mỹ, phù hợp
với khí hậu thời tiết từng vùng miền, từng khu vực cho đến quy hoạch khu
chức năng của từng đô thị có diện tích quy mơ cụ thể...
Hoạt động xây dựng diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ trên địa
bàn cơ sở, tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực
lượng công chức thanh tra xây dựng vừa thiếu lại vừa yếu không đủ lực lượng,
phương tiện và điều kiện để kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ hoạt động xây dựng
dẫn đến tình trạng vi phạm và tái vi phạm trật tự xây dựng tại nhiều khu đô
thị lớn, đặc biệt là đã xẩy ra một số vụ nghiêm trọng tạo dư luận không tốt cho
xã hội và gây tốn kém và lãng phí nhiều tiền của của Nhà nước và Nhân dân.
Quản lý đồng bộ theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy
hoạch chi tiết 1/2000, 1/500 và tuyệt đối phải phù hợp giữa các ngành, các
cấp, các lĩnh vực. Gắn quy hoạch tổng thể của Thành phố với quy hoạch chi
tiết từng đơn vị thành phố và địa phương.
Hoạt động quản lý xây dựng còn phải phù hợp với tình hình đặc điểm,
điều kiện kinh tế xã hội, tập quán dân cư và đặc điểm tự nhiên của từng địa
phương.
Quản lý xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý, các quy định của pháp luật về
xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự để điều chỉnh…
Hoạt động Quản lý Nhà nước về xây dựng còn là một chuỗi các hoạt

động với các khâu tự quản lý quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng

11


cơng trình, khảo sát thiết kế xây dựng cơng trình, cấp giấy phép, thi công xây
dựng và hoạt động thanh tra, kiểm tra sau khi đã cấp phép.
Nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động
xây dựng nói riêng theo đúng quy hoạch.
- Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các quyền của mình trong
hoạt động xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua thực hiện
các thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng, Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
các quyền và nghĩa vụ của công dân, quản lý kiểm sốt được tình hình trật tự
xây dựng theo quy hoạch đã được quyệt.
- Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm trong hoạt động xây dựng: Xây
dựng cơ chế phân công, phối hợp hiệu quả, nhằm hạn chế tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm, khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động, tình trạng một cơng
trình xây dựng chịu sự kiểm tra của nhiều lực lượng khác nhau, gây lãng phí
thời gian và cơng sức… Do đó, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động quản lý được
thường xuyên, liên tục, đòi hỏi bộ máy quản lý, cơ chế phối hợp phải đồng bộ,
hiệu quả.
- Giúp cho chủ đầu tư và người dân nói chung hiểu được các quy định
và chấp hành thực hiện tốt các quy định về trật tự xây dựng.
Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính về lĩnh vực xây dựng, hiện nay tuy đã được cải cách nhưng vẫn
còn nhiều quy định còn rắc rối, khó hiểu, khó tiếp cận, dẫn đến người dân cịn
có tâm lý “ngại” khi phải liên hệ các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện
các giao dịch hành chính, mà thường thơng qua dịch vụ trung gian “cị” và
chấp nhận trả mức phí thù lao từ các giao dịch đó.
Do đó, Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng là một yêu cầu không thể

thiếu trong việc duy trì phát triển và ổn định về trật tự xây dựng. Việc tăng
cường Quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này là một trong những đòi hỏi tất
yếu khách quan trong công tác quản lý của Nhà nước.
12


Vì vậy, có thể hiểu khái niệm quản lý trật tự đơ thị là hệ thống các
chính sách nhằm tác động đến hoạt động trật tự xây dựng nhằm đảm bảo Quản
lý đô thị được phù hợp với quy hoạch tổng thể và sự phát triển Kinh tế - Xã
hội, an ninh quốc phịng, giữ gìn tơn tạo và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng
quy hoạch được duyệt và định hướng, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng,
cải tạo sửa chữa nhà ở, cơng trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm xây
dựng, lấn chiếm đất đai do Nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng đất sai mục
đích, xây dựng khơng phép, sai phép giữ gìn kỷ cương tn thủ quy chuẩn,
tiêu chuẩn, chỉ tiêu, mực độ xây dựng và quy định pháp luật trong Quản lý trật
tự xây dựng.
1.2.2. Quản lý nhà nước về trật tự giao thông đường bộ đô thị
Theo Điều 85 và Điều 86 của Luật Giao thơng đường bộ 2008 quy định
các chủ thể có trách nhiệm trong công tác QLNN về trật tự giao thơng đường
bộ, gồm: Chính phủ; Bộ Giao thơng vận tải; Bộ Cơng an; Bộ Quốc phịng;
UBND các cấp; Lực lượng thanh tra đường bộ; Lực lượng cảnh sát giao
thông đường bộ. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật có
liên quan, các chủ thể QLNN về trật tự giao thông đường bộ đô thị thực hiện
các nội dung QLNN về trật tự giao thông đường bộ đơ thị phù hợp với thẩm
quyền của mình.
Nội dung QLNN về trật tự giao thơng đường bộ nói chung được quy
định tại Điều 84 Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể sau đây: (i) Xây
dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thơng đường bộ; xây
dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về ATGT đường bộ; (ii)

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao
thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ; (iii) Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thơng đường bộ; (iv) Tổ chức
quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; (v) Đăng ký,
13


cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy
chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương
tiện giao thông đường bộ; (vi) Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu
hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông
đường bộ; (vii) Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức
cứu nạn giao thông đường bộ; (viii) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật
giao thông đường bộ; (ix) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; (x) Họp tác quốc tế về giao
thông đường bộ (Luật Giao thông Đường bộ, 2008).
1.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngồi trời tại đơ thị
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo được hiểu là
việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có mục
đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được
giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin cá nhân. Khái niệm
ngoài trời theo Từ điển tiếng Việt là ở khoảng trống, khơng mái che [51,
tr.682]. Quảng cáo ngồi trời “out of home” (OOH), theo cách hiểu chung
hiện nay là tất cả các loại hình quảng cáo tác động đến người tiêu dùng khi
họ bước ra bên ngồi ngơi nhà đang sống.
QLNN về hoạt động quảng cáo được ấn định tại Điều 4 Luật Quảng cáo
2012. Cụ thể gồm 08 nội dung: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; (ii) Xây dựng và chỉ đạo

thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động
quảng cáo; (iii) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo; (iv)
Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt
động quảng cáo; (v) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
nhẵn lực cho hoạt động quảng cáo; (vi) Tổ chức thực hiện công tác khen
14


thưởng trong hoạt động quảng cáo; (vii) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực quảng cáo; (viii) (Luật Quảng cáo, 2012).
Điều 5 Luật Quảng cáo 2012 quy định, Chính phủ là cơ quan thống nhất
QLNN về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo. Bộ, cơ
quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện QLNN
về hoạt động quảng cáo. UBND các cấp thực hiện QLNN về hoạt động
quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền (Luật Quảng cáo,
2012). Các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nêu trên
về hoạt động quảng cáo được hướng dẫn bởi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quảng cáo.
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật có liên quan
quy định, các chủ thể QLNN có trách nhiệm theo quy định thực hiện các nội
dung QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời tại đơ thị phù hợp với thẩm
quyền của mình.
1.2.4. Quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh môi trường
Theo nghị định 155/2016/NĐ-CP của chính phủ qui định về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử
phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm

hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động
kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.

15


Tại khoản 3 điều 1 của Nghị định này các hành vi vi phạm hành chính có
liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định
này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử
phạt, Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày
19/10/2018 của Thành ủy TPHCM về thực hiện Cuộc vận động “Người dân
thành phố Hồ Chí Minh khơng xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố
sạch và giảm ngập nước”
Qua việc thực hiện cuộc vận động đã góp phần nâng cao được ý thức
của người dân trong việc giữ giàn vệ sinh môi trường tại khu vực cộng đồng
và trên địa bàn khu dân cư của quận, góp phần tạo cho mơi trường đơ thị
quận 3 thêm xanh, sạch, đẹp, nghĩa tình và thân thiện.
1.2.2.1. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản Quản lý Nhà nước
đối với trật tự đô thị-xây dựng
Trong thời gian qua, cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, tốc độ phát triển đơ thị diễn ra nhanh và liên tục. Tính tới thời điểm
hiện nay cả nước đã có hơn 700 đơ thị, trong đó có khoảng gần 100 Thành
phố và thị xã. Các đô thị được quan tâm tập trung đầu tư phát triển nên nhìn
chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng được
chuyển biến và nâng lên rõ dệt; từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện
đại, văn minh theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị ổn định
bền vững.

Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng nói
chung, quản lý xây dựng đơ thị nói riêng đã được ban hành nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển đô thị và phát triển Kinh tế - Xã hội.
Ngày 29 tháng 3 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định
26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng trong
đó, lực lượng Thanh tra xây dựng được quy định thuộc Sở Xây dựng quản lý.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về xử lý vi phạm trật tự
xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý phụ trách; tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử
lý vi phạm trật tự xây dựng; theo dõi, tổng hợp tình hình vi phạm trật tự xây
dựng để báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng; kiến nghị
16


Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý Chủ tịch UBND cấp Huyện, các tổ chức, cá
nhân được giao quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân
Xã và các cơ quan liên quan thực hiện quản lý trật tự xây dựng, kịp thời ngăn
chặn, xử lý vi phạm; Chỉ đạo, điều hành Đội thanh tra xây dựng quản lý tình
hình trật tự xây dựng theo quy định của quy chế; Tiếp nhận hồ sơ vi phạm
hành chính để xử lý; Phối hợp với Sở Xây dựng nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm,
miễn nhiệm đội trưởng, đội phó; kiểm tra, giám sát, đơn đốc, tổ chức thực
hiện kết luận kiểm tra, quy định xử lý vi phạm thanh tra xây dựng (TTXD)
của cấp thẩm quyền.
Chủ tịch UBND Xã chịu trách nhiệm về vi phạm trật tự xây dựng trên
địa bàn xã; đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, xử lý cán bộ,
công chức dưới quyền được giao quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
Đối với cơng trình vi phạm trật tự xây dựng, Chủ tịch UBND cấp Xã tổ chức
lực lượng cấm các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu, công nhân vào thi
công xây dựng cơng trình vi phạm trật tự xây dựng được quy định tại Nghị
định 180/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 1 năm 2007.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Quản lý Nhà nước về
trật tự xây dựng
* Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng chủ
động thực hiện việc tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân
dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn. Chỉ
đạo, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan thực
hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp
luật nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Quản lý
trật tự xây dựng thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.
Chỉ đạo điều hành Đội quản lý trật tự đô thị cấp huyện tham mưu giúp
việc và quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; phối hợp với Thanh tra
17


xây dựng địa bàn và Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và xử lý vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền
và quy định của pháp luật ban hành các quyết định xử phạt, quyết định đình
chỉ thi công, quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện xử lý các hành vi vi
phạm hành chính về trật tự xây dựng. Chỉ đạo các phịng ban chun mơn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp Huyện phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở xây
dựng trong công tác quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn và báo cáo
đề xuất với cấp tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền. Tổ
chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức thực hiện các kết luận, kiểm tra,
quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng cấp huyện về cơng tác quản lý tình
hình trật tự xây dựng trên địa bàn; phối hợp và cung cấp kịp thời, đầy đủ,
chính xác các thơng tin, tài liệu theo đề nghị của Sở Xây dựng và các cơ quan
liên quan để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra; Cử cán bộ công chức
tham gia các hoạt động phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự
xây dựng và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện khi có yêu cầu của
cơ quan liên quan.

* Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện quy chế phối hợp và chỉ đạo
Công an xã và các lực lượng thực hiện ngăn chặn đơn vị thi công, công nhân
xây dựng, cấm vận chuyển vật liệu xây dựng; yêu cầu các cơ quan cung cấp
dịch vụ điện nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với các cơng trình vi phạm trật
tự xây dựng theo quy định của pháp luật. Đảm bảo kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ
vi phạm và thực hiện luân chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng vượt thẩm quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện xử lý theo
thẩm quyền. Thường xuyên và chủ động kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức
thực hiện kết luận kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp
thẩm quyền đối với công trình xây dựng thuộc địa bàn; phối hợp cung cấp kịp
thời, đầy đủ, chính xác các thơng tin tài liệu, hồ sơ vi phạm theo đề nghị của
Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp Huyện và các cơ quan, Phòng
18


ban chuyên môn để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo vụ việc liên quan. Cử cán bộ công chức tham gia các hoạt
động phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan, đơn vị.
* Vai trò của nguồn nhân lực Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị-xây
dựng:
Cán bộ công chức là nguồn nhân lực Quản lý Nhà nước về trật tự xây
dựng đã góp phần đảm bảo việc thi hành nghiêm minh các quy định pháp luật
và chính sách của Nhà nước trong hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà
ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị và đóng góp lớn vào cơng tác giữ
gìn trật tự, kỷ cương, pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa của
Nhà nước hiện nay.
Đóng góp tích cực đối với việc nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân
và tổ chức trong xã hội..

Góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực xây dựng.
1.2.2.3. Quản lý Nhà nước về trật đô thị theo quy hoạch
Trong Quản lý Nhà nước về trật tự đô thị theo quy hoạch nhằm đảm
bảo tất cả các hành vi vi phạm quy hoạch xây dựng phải bị đình chỉ và được
xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Cán bộ cơng chức có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo
phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý
được giao và phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do các quyết định chậm trễ
không kịp thời, trái thẩm quyền gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Quản lý Nhà nước về trật tự theo quy hoạch xây dựng bao gồm các nội
dung chính như sau:
19


×