Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 75 trang )


B ộ G IẢ O DỤC VÀ Đ À O TẠ O




BỘ TL P H Á P





T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC L U Ậ T HÀ NỘI








NGUYẺN THỊ THU

PHÁP LUẬT VỂ QUYỂN sờ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN
QUAN ĐẾN CẠNH TRANH - NHỮNG VẤN BỂ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN




Chuyên ngành: Luật Kinh tế


Mã số: 60 38 50
THƯ V IỆ N

TRƯỜNGĐẠIHỌCLỮÂTHANƠI
DHỊNGĐOC 9
LUẬN VĂN T H Ạ C SỸ LUẬ T HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẢN: TS. NGƯYẺN T H A N H TÂM

HÀ NỘI 2009


M ỤC LỤC

Trang
LỜI NĨỈ Đ Ầ U ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề t à i .............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề t à i ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài............................................... 3
3.1. M ục đích nghiên cứu của đề tà i........................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề t à i .............................................................. 3
4. Phạm vi của việc nghiên cứu đề t à i ........................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................................ 4

6. Những điểm mới của luận v ăn ................................................................................. 5
7. Kêt câu nội dung bài luận văn...................................................................................5
CHƯƠNG 1. M Ộ T SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUYÈN s ở HỪU TRÍ TUỆ
LIÊN Q U A N ĐÉN CẠNH T R A N H ............................................................................... 6
1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tu ệ ........................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tu ệ ..................................................................... 6
1.1.2. Đặc thù của quyền sở hữu trí tu ệ ...................................................................6
1.1.3. Vai trị của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương m ại..............11
1.2. Mối quan

hệ giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh

tranh.................................................................................................................................. 12
1.2.1. Sự thống nhất giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh
tran h

12


1.2.2. Sự mâu thuẫn giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh
tranh

15

1.3. Q trình hình thành và phát triển của pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan
đến cạnh tran h ............................................................................................................... 17
1.3.1. Khái quát về hệ thống văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến cạnh tra n h ................................................................................................. 17
1.3.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến
cạnh tranh trên thế g iớ i........................................................................................... 17

1.3.3. Sự hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến
cạnh tranh ở Việt N am ............................................................................................ 19
1.4. Những nội dung cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh
tranh.................................................................................................................................24
1.4.1. Quyền chổng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đển quyền sở hữu
trí tu ệ...........................................................................................................................24
1.4.2. Quyền kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở
hữu trí tu ệ ................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN s ở HỮU TRÍ TUỆ
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH Ở VIỆT N A M ................................................ 27
2.1.

Các quy định về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện h à n h ....................................................... 27
2.1.1. N hững ưu điểm của pháp luật hiện hành về quyền chống cạnh tranh
khơng lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí t u ệ .......................................27
2.1.2. N hững hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí t u ệ .......................................36


2.2. Các quy định về quyền kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện h àn h .........................................................43
2.1.1. N hững ưu điểm của pháp luật hiện hành về quyền kiểm soát hành vi
hạn chế cạnh tranh liên quan đển quyền sở hữu trí tu ệ ......................................43
2.1.2. N hững hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền kiểm soát hành vi
hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tu ệ ......................................55
CHƯƠNG 3. H O À N THIỆN PHÁP LUẬ T VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LIÊN QUAN Đ ẾN CẠNH T R A N H ............................................................................56
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến

cạnh tran h ....................................................................................................................... 56
3.2. Định hướng hồn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
cạnh tran h ....................................................................................................................... 59
3.3. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến cạnh tran h ....................................................................................................... 60
3.3.1. Giải pháp pháp lý ............................................................................................ 60
3.3.2. G iải pháp thực thi pháp lu ậ t......................................................................... 64
KẾT L U Ậ N .......................................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O .......................................................................69


LỜI NĨI ĐÀU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng
được nâng cao. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ. Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, các doanh nghiệp đã
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm mình cung cấp. Cạnh tranh
đã trở thành quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, là yếu tố sống còn của
doanh nghiệp.
Phát huy mọi lợi thế, trong đó điển hình là lợi thế về giá trị sở hữu trí tuệ
là điểm dễ thấy nhất trong chiến lược phát triển và cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Các giá trị sở hữu trí tuệ đã bộc lộ rõ tính thương mại cũng như chứng
minh vai trị quan trọng của nó trong cạnh tranh, là lợi thế đặc biệt trong cạnh
tranh. Đen lượt mình, cạnh tranh lại tạo môi trường để các giá trị sở hữu trí tuệ
được phát triển. Sở hữu trí tuệ và cạnh tranh có mối quan hệ gắn bó mật thiết,
hữu cơ đòi hỏi phải được phát triển hài hòa và bền vững.
Tuy nhiên, tính thương mại của sở hữu trí tuệ trước đây khơng được quan
tâm và bởi vậy cũng ít được các luật gia, học giả Việt Nam nghiên cứu. Ngày nay,

với những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế, chúng ta dần quan tâm và
thay đổi nhận thức trong lĩnh vực này. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ, việc gia nhập WTO, trong đỏ có Hiệp định TRIPS, thương mại
được hiểu theo nghĩa rộng, trong đó bao gồm cả lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đã tạo cơ
sở cho việc nghiên cứu sở hữu trí tuệ dưới góc độ pháp luật kinh tế - thương mại.
Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực. Với tư cách là một thành viên của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có nghĩa
vụ tuân thủ các “luật chơi” chung trong một “sân chơi chung” và phải chịu nhiều
tác động của nền kinh tế mang tính tồn cầu. Để hội nhập, chúng ta cần phải có
những bước đi chủ động và tích cực trong việc làm tương thích và hài hồ luật
pháp Việt Nam với những cam kết quốc tế. Một trong những lĩnh vực mà chúng
ta cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung là lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ.


Pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh ở Việt Nam đã có
những ưu điêm nhất định, tuy nhiên nó mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc giải
quyết vấn đề quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ như xác lập quyền sở hữu trí
tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong thương mại hiện đại, quyền sở hữu trí
tuệ khơng chỉ có ý nghĩa đối với các chủ thể kinh doanh mà còn đối với người
tiêu dùng và xã hội. cầ n phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo vận động
nhanh, thuận lợi và an toàn cho các đối tượng sở hữu trí tuệ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, vấn đề quvền sở hữu trí tuệ đã được nghiên cứu từ lâu, đặc
biệt, những khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này còn khá
mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, phản ánh đúng trình độ khoa học - cơng nghệ
và sự phát triển kinh tế - thương mại ở nước ta.
Xuất phát từ vai trị của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của kinh tế đất
nước trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, quyền sờ hữu trí tuệ liên quan đến

cạnh tranh đã trở thành vấn đề thời sự trong giai đoạn hiện nav. Trong thời gian
qua, đã có rất nhiều cơng trình và bài viết liên quan đcn sở hữu trí tuệ theo
những cách tiêp cận khác nhau của các luật gia, các tổ chức, cơ quan chức năng,
thí dụ: Đề tài “Nâng cao vai trị và năng lực của toà án trong việc thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vẩn đề lý luận và thực tiễn” năm 1999
của Toà án nhân dân tối cao; “Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và xu
hướng phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XXI" năm 2002 của Bộ Tư
pháp; “Quyền sở hữu trí tuệ" năm 2001 của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách; “Tạo
dựng và quản trị Thương hiệu - Danh tiếng - Lợi nhuận"’ năm 2003 do tác giả Lê
Anh Cường biên soạn; Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Ngọc Thanh về "Bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá theo hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa K ỹ' năm 2004;
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hồ Ngọc Hiển về "Pháp luật bào hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam thực trạng và giái pháp
hoàn thiện ” năm 2004; Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Luật với đề tài
"Bào hộ quyền sở hữu công nghiệp đổi với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam"
năm 2005; Luận án tiến sv của tác giả Nguyễn Thanh Tâm “Quyền sở hữu công


3

nghiệp dưới góc độ thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ” năm 2005;
Luận văn thạc sỹ của tác giả Chu Thị Thu Hương về “Đánh giá yếu tố xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả trong hoạt động quản lý thị trường"
năm 2006; Luận văn thạc sỹ của tác giả Dương Thị Mai Hoa “Viphạm quyền sở
hừu kiêu dáng công nghiệp - Thực trạng và biện pháp xử lý ở Việt Nam ” năm
2006, của Đặng Thị Hoài Thu "Thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
trước những yêu cầu hội nhập WTO" năm 2006; Luận văn thạc sỹ của tác giả
Châu Thị Vân về "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đổi với bí mật kinh doanh
theo quy định của pháp luật Việt Nam ” năm 2007.
Các cơng trình trên đã ít nhiều đề cập đến nội dung quyền sở hữu trí tuệ

liên quan đến cạnh tranh. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nào mang tính tổng thể và đề cập trực tiểp tới vấn đề hồn thiện các quy định về
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh. Do đó, đề tài này về cơ bản là mới
và chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, tồn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
(i) Tiếp cận và nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh.
(ii) Tìm ra các ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật hiện hành về
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh trong mối tương quan với nhu cầu
điều chỉnh của xã hội và trong mối quan hệ với pháp luật các nước trên thế giới.
(iii) Đe xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh.
3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Đe thực hiện được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn chủ yếu tập
trung vào những nhiệm vụ sau:
(i) Tiếp cận và phân tích khái quát về quyền sở hữu trí tuệ.
(ii) Xác định mối quan hệ giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ với pháp
ỉuật cạnh tranh nhằm tìm ra mối quan hệ giữa hai lĩnh vực pháp luật này.


4

(iii) Phân tích q trình hình thành và phát triển của pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh đề nắm bắt một cách có hệ thống các quy
định pháp luật này trong từng giai đoạn nhất định.
(iv) Xác định rõ những nội dung cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến cạnh tranh sẽ được nghiên cứu.
(v) Phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện

hành liên quan đến từng nội dung của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh
tranh, trên cơ sở so sánh với pháp luật các nước trên thế giới cũng như nhu cầu
điều chỉnh bàng pháp luật của Nhà nước.
(vi) Xác định quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí
tuệ liên quan đến cạnh tranh. Đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn
thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực này.
4. Phạm vi của việc nghiên cứu đề tài

Quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm ba bộ phận
cấu thành là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền
đối với cây trồng. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ luật học, luận văn chủ
yếu tập trung phân tích các quy định về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến
cạnh tranh. Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối với cây
trồng liên quan đến cạnh tranh được phân tích ở mức độ hạn chế hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt là quan điểm về phát triển khoa học - cơng nghệ và sở hữu trí
tuệ, về thị trườns khoa học - công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế và hướng tới
nền kinh tế tri thức. Phương pháp phân tích, tổng họp được sử dụng để làm rõ
các quy định của WTO cũng như pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền sở hữu
trí tuệ liên quan đến cạnh tranh. Ngoài ra, phương pháp so sánh, phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống hoá cũng được sử


5

dụng nhăm đặt vân đê nghiên cứu trong quá trình phát triên lịch sử của pháp luật

Việt Nam, cũng như so sánh với các quy định của WTO hiện hành để tìm ra
những tồn tại, nhằm có những giải pháp hoàn thiện các chế định này trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thể giới (WTO).
6. Những điểm mới của luận văn

(i) Là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật
về sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh. Cụ thể, luận văn tiếp cận các quy định
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở góc nhìn thương mại và cạnh tranh; chỉ ra mối
quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh. Trên cơ sở đó, luận văn xác định
nội hàm của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh.
(ii) Luận văn phân tích và đánh giá một cách khách quan và có hệ thống những
nội dung cơ bản của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh.
(iii) Luận văn đưa ra các định hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh, nhàm tạo cơ sở pháp
lý bảo đảm cho sự hài hồ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm quyền tự
do cạnh tranh.
7. Kết cấu nội dung luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
cạnh tranh
Chương 2. Thực trạng pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh


6

CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QƯYÈN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
/. 1.1. Khái niệm quyền sở hữu tri tuệ

Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu trí tuệ là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong việc
sáng tạo, khai thác và sử dụng các sản phẩm trí tuệ, bao gồm các quy định về
xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong việc sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các đối tượng sở hữu trí tuệ, quy
định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm [5, tr.8].
Theo nghĩa chủ quan: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu của tổ chức,
cá nhân đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền
liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong
đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo hoặc sở hữu; quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố; quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích họp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; quyền
đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới
do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu
(Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
1.1.2. Đặc thừ của quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ là quyền đổi với kết quả của hoạt động
sáng tạo. Sản phẩm trí tuệ khơng đơn thuần tạo ra qua q trình lao động giản
đơn, khơng thè được tạo ra một cách dễ dàna đối với neười có hiểu biết trung
bình về lĩnh vực kỳ thuật tương ứn°, mà là kết quả cùa hoạt động mang tính



7

sáng tạo, là bước tiến sáng tạo của con người. Do đó, để được bảo hộ, các đối
tượng sở hữu trí tuệ phải đạt được những tiêu chí nhất định: đối với tác phẩm
phải mới về một hoặc nhiều phương diện như nội dung tác phẩm, hình thức diễn
đạt, ngơn ngữ thể hiện được quy định tại Điều 736 Bộ luật Dân sự 2005; đối với
sáng chế và kiểu dáng công nghiệp phải được công nhận là mới so với trình độ
kỹ thuật trên thế giới và đáp ứng các điều kiện tại Điều 58, Điều 63 Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 là tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp;
đối với thiết kế bố trí phải đáp ứng các tiêu chí tại Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ
2005 gồm tính nguyên gốc và tính mới thương mại. Tương tự như vậy, nhãn
hiệu hàng hố, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, giống cây
trồng mới cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ. Khi một đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ, thì những đối tượng
trùng hoặc tương tự sẽ không được bảo hộ nữa và việc cố ý sử dụng chúng sẽ xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với tài sản vơ hình. Sản phẩm
trí tuệ bao gồm các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố; sáng chế, kiểu dáng
cơng nghiệp, thiết ké bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây trồng mới. Đây là các tài sản vơ
hình khơng thể cầm nắm, chiếm hữu như các tài sản hữu hình. Các đối tượng sở
hữu trí tuệ có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau nhưng điều đó
khơng có nghĩa nó là tài sản hữu hình, hình thức thể hiện đó chỉ là phương thức
để thơng qua đó, các ý tưởng sáng tạo được định hình. Do tính vơ hình của các
sản phẩm trí tuệ nên việc định giá chúng rất khó, nó khơng phải giá của một
quyển sách hay giá một cái nhãn được dán trên hàng hoá hoặc giá trị của một
bản vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp hay giá của bất kỳ hình thức vật chất hố
sản phấm trí tuệ nào khác. Giá trị của chúng được đánh giá thông qua sự tiếp

nhận của thị trường, doanh số bán ra, doanh thu và khả năng cạnh tranh. Giá trị
đó khơng hề bị giảm đi qua quá trình sử dụng như các tài sản hữu hình, mà
ngược lại càng được sử dụng nhiều giá trị quyền sở hữu trí tuệ lại tăng lên.


Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ
được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia thực hiện đăng ký bảo hộ, không
mặc nhiên được bảo hộ ở các quốc gia khác. Do vậy, chủ sở hữu đối tượng sở
hữu trí tuệ cần nắm bắt và thực hiện việc đăng ký bảo hộ tại các quốc gia mà dự
định sẽ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh trường hợp trở thành
người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chính đối tượng mà mình đang sở
hữu. Liên quan đến vấn đề này, các chủ sở hữu cũng cần hiểu rõ lợi thế của việc
sử dụng quyền ưu tiên khi đăng ký bảo hộ tại các quốc gia là thành viên của các
cơng ước về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam ký kết.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại. Trong mỗi hàng hố,
dịch vụ kết tinh rất nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ và chính các yếu tố đó tạo ra
sự khác biệt của các dòng sản phẩm. Những sản phẩm được tạo ra từ quá trình
lao động chân tay giản đơn thường có giá trị rất thấp, nhưng nếu trải qua những
cơng đoạn chế biến (áp dụng các sáng chế) thì giá trị đó được nâng lên rất nhiều,
thí dụ như cà phê dạng thô (dạng quả hoặc qua sơ chế) so với cà phê đã qua chế
biến (thành phẩm), giá trị xuất khẩu dầu thô so với xăng, dầu đã được chế biến.
Hoặc cũng là mặt hàng về mỹ phẩm nhưng những sản phẩm của Avon, Oriflame
chỉ có giá trị trung bình ở mức vài trăm nghìn đồng, nhưng những dịng mỹ
phẩm cao cấp thì giá trung bình phải tính ở mức vài triệu đồng. Sản phẩm càng
kết tinh từ nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ thì giá trị càng cao và thật khó có thể
tưởng tượng được khi so sánh giá trị các mặt hàng nông nghiệp sơ chế so với các
mặt hàng về cơng nghiệp điện tị. Chính các giá trị sở hữu trí tuệ kết tinh trong
đó đã tạo nên sự khác biệt về giá trị mỗi hàng hố, nó trở thành một trong những
yếu tố cấu thành hàng hoá, dịch vụ, quyết định giá trị của hàng hoá, dịch vụ và
là một trong các lợi thế cạnh tranh. Nhà đầu tư nào biết nắm bắt giá trị của đối

tượng sở hữu trí tuệ, sử dụng chúng một cách hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh thì đó sẽ là một cơng cụ đắc lực để cạnh tranh. Từ kết quả nghiên cứu
thực tiễn hoạt động kinh doanh, người ta đã rút ra rằng trong chuồi giá trị của
một ngành cơng nghiệp thì hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) và chiến
lược tiếp thị tạo ra giá trị lớn nhất. Cả hai hoạt động này đều là q trình hoạt
động trí tuệ của con người, có sự tạo ra và kết hợp các đối tượng sở hữu trí tuệ.


9

Nhà đầu tư khôn ngoan là nhà đầu tư tập trung cho các hoạt động tạo ra các sàn
phẩm là đổi tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ năm , quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bởi một cơ chế riêng.
Trước hết, đó là cơ chế bảo hộ đặc biệt, cơ chế này tạo cho chủ sở hữu trí tuệ có
những quyền năng nhất định bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với
quyền tác giả, quvền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19, Điều
20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm; nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công
bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền
bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; quyền làm tác
phẩm phái sinh; biểu diễn, sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm; cho thuê bản gốc tác phẩm điện ảnh,
chương trình máy tính. Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với đối tượng sở
hữu công nghiệp được quy định tại Điều 122, Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
bao gồm: quyền được ghi tên tác giả trong văn bàng bảo hộ; được nêu tên tác giả
trong các tài liệu công bố, giới thiệu; quyền nhận thù lao; quyền của chủ sở hữu
được sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp; quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền
nhân thân và quyền tài sản đối với giống cây trồng mới được quy định tại Điều

185, Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó, tác giả giống cây trồng được ghi
tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, sổ đăng ký quốc
gia về giống cây trồng và trong các tài liệu công bố, được nhận thù lao đối với
giống cây trồng do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển; chủ văn bàng bảo
hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền liên quan đến
vật liệu nhân giống, quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng, quyền
để thừa kế, kế thừa quyền, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Đe được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
mới, các chủ thể có quyền phải tiến hành đăng kv tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để được cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký này là thủ tục bắt buộc và là
cơ sở chứng minh tài sản sở hữu trí tuệ đã thuộc về một chủ thể xác định. Neu


10

một người đã đầu tư nhiều công sức để tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp
mà không tiến hành đăng ký quyền cho đối tượng đó thì khơng được pháp luật
bảo hộ trong trường hợp có người khác chiếm đoạt hoặc đăng ký trước. Bên
cạnh các đối tượng bắt buộc đăng ký như nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích họp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, giống
cây tròng mới thì có một số đối tượng được xác lập theo cơ chế tự động mà
khơng cần đăng ký như bí mật kinh doanh và tên thương mại. Đối với quyền tác
giả và quyền liên quan, Nhà nước khuyến khích đăng ký bảo hộ. Điều này sẽ là
sự hỗ trợ lớn cho các chủ thể trong nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy
ra [5, tr. 107-108].
Cơ chế điều chỉnh đặc thù cũng bao hàm cả tính đặc thù trong biện pháp
bảo vệ quyền sờ hữu trí tuệ. Bên cạnh các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối
với tài sản thơng thường như biện pháp hành chính, dân sự, hình sự thì đối với
tài sản trí tuệ cịn có thêm hai biện pháp nữa là biện pháp tự bảo vệ và biện pháp
kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

1.1.3. Vai trị của quyền sở hữ u trí tuệ trong hoạt động thương mại
Thứ nhất, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố
cấu thành hàng hoá, dịch vụ. Ngày nav, khi nền kinh tế phát triển, cùng với sự cạnh
tranh mạnh mẽ trên thị trường chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn, rõ nét
hơn các đối tượng sở hữu trí tuệ chứa đụng trong những hàng hố, dịch vụ. Đó là
những tác phẩm kiến trúc đặc sắc với những đường nét riêng có, đó là những kiểu
dáng, mẫu mã hàng hố, chất liệu v.v... ở bất kỳ sản phẩm nào của nền công
nghiệp, chúng ta cũng nhận thấy những yếu tố trí tuệ cấu thành trong đó.
Thứ hai, các đối tượng sở hữu trí tuệ được ứng dụng trong hoạt động kinh
tế - thương mại. Sẽ là thiếu sót khi nói đến vai trị của quyền sở hữu trí tuệ đổi
với hoạt động thương mại mà không nhắc đến khả năng ứng dụng thương mại
của nó. Đó chính là khả năng đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội, khả năng tạo ra
và gia tăng giá trị cho một dòng sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị
trường. Có thể nhẳc đến một vài ứng dụng thương mại trong nền công nghiệp ô
tô, xe máy, điện tử với những mẫu mã, kiểu dáng ln được cải tiến, mang tính
đột phá; nền công nghiệp may mặc với những thiết kế đa dạng và táo bạo; công


nghiệp mỹ phẩm với đường nét sản phẩm tạo sự sang trọng, lôi cuốn, khẳng
định đẳng cấp và chất lượng sản phẩm v.v... Khơng những thế, tính áp dụng
cơng nghiệp của đối tượng sở hữu trí tuệ cũng được quy định là một tiêu chí bắt
buộc để được bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tại các Điều 62, Điều 67.
Theo đó: “kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp
nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngồi
là kiêu dáng cơng nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công
nghiệp”, “sáng chế được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể thực
hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại
quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”. Ngày nay, sự
ứng dụng của đối tượng sở hữu trí tuệ dần trở nên phổ biến và chúng ta có thể
nhận ra nó trong bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Thứ ba, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố thể hiện lợi thế
cạnh tranh trong thương mại và là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực
của các nhà đầu tư. Có thể thấy rõ sự khác biệt về giá trị giữa những sản phẩm ở
dạng thô với những sản phẩm đã qua chế biến, những sản phẩm cùng loại mang
nhãn hiệu khác nhau, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, những bí mật kinh doanh
tưởng như đơn giản song lại tạo một sức mạnh cạnh tranh vô cùng lớn.
Thứ tư, các đối tượng sở hữu trí tuệ là loại tài sản có giá trị kinh tế to lớn,
là loại hàng hố đặc biệt. Nó có thể được sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp
hoặc thế chấp cho các khoản vay. Một vài con số định giá dưới đây có thể phần
nào thể hiện giá trị của đối tượng sở hữu trí tuệ: định giá nhãn hiệu Coca-Cola
năm 2002: 69,94 tỷ USD, nhãn hiệu Microsoít năm 2002: 64,09 tỷ USD,
Samsung năm 2002: 8,31 tỷ USD [3, tr.230].
Thứ năm , quyền sở hữu trí tuệ với tính độc quyền có thể bị lạm dụng để
cản trở thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Quyền độc quyền đối với
các đối tượng sở hữu công nghiệp tạo cho chủ sở hữu nó khả năng chiếm giữ vị
trí thống lĩnh, độc quyền trên thị trường. Việc lạm dụng quvền độc quyền đối
với các đối tượng sở hữu trí tuệ có thể làm hạn chế cạnh tranh và ở một mức độ
nhât định nó sẽ triệt tiêu cạnh tranh. Khi một nhà đầu tư có tồn quyền định đoạt
thị trường và giá cả tất yểu sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùna, và nền kinh tế.


12

1.2. Mối quan hệ giữa pháp luật về quyền sỏ’ hữu trí tuệ và pháp luật cạnh
tranh

1.2.1.

S ự thống nhất giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp


luật cạnh tranh
Thứ nhất, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh cùng
có mục tiêu chung là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, sự thịnh vượng của
nền kinh tể và kích thích sự sáng tạo. Tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy
định chính sách Nhà nước về sở hữu trí tuệ đã nêu rõ:
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tỏ chức, cá nhăn
trên cơ sở bảo đảm hài hồ lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi
ích cơng cộng; khơng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức
xã hội, trật tự cơng cộng, có hại cho quốc phịng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đấy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí
tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, năng cao đời sổng vật chất
và tinh thần của nhân dân.
Và tại Điều 4 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về quyền cạnh tranh trong
kinh doanh cũng nêu rõ:
1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực,
khơng xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
Như vậy, việc Nhà nước bảo hộ cho các quyền sở hữu trí tuệ là nhằm kích
thích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng
tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cho xã hội. Trong
những trường họp nhất định, mà việc bảo hộ sẽ gây bất lợi cho người tiêu dùng,
thì Nhà nước cũng có những biện pháp như cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một sổ quyền của mình
với những điều kiện phù hợp. Cũng giống như Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật


13


Cạnh tranh 2004 nhằm bảo vệ môi trường cạnh mạnh lành mạnh, mang đến cho
người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất. Khi trên thị trường xuất hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh hoặc độc quyền, Nhà nước sẽ có những biện pháp tác động để
cân bằng thị trường, hạn chế tối đa những bất lợi cho người tiêu dùng. Sự thống
nhất về mục tiêu này là cơ sở tạo nên mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa pháp
luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ là một trong yếu tố thúc đẩy cạnh tranh. Như
đã phân tích ở trên, các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tổ cấu
thành hàng hoá, dịch vụ và quyết định giá trị cho hàng hoá, dịch vụ ấy. Bởi vậy,
việc sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những lợi thế đặc biệt trong
cạnh tranh. Các nhà đầu tư sớm nhận ra ràng sản phẩm của họ kết tinh càng nhiều
đổi tượng sở hữu trí tuệ thì giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường càng cao.
Quyền sở hữu trí tuệ đã tham gia vào hoạt động thương mại và thúc đẩy cạnh
tranh trên thị trường. Sự phát triển khơng ngừng của trí tuệ con người, của q
trình hoạt động sáng tạo ln làm cho cái mới không ngừng được sản sinh thay
thê cái cũ lỗi thời, lạc hậu. Cái mới của ngày hôm nay là cái cũ của ngày mai và
cứ thế, quá trình sáng tạo, thay thế là quá trình vận động và biển đổi khơng
ngừng. Q trình ấy tạo ra sự cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh không ngừng.
Thứ ba, cạnh tranh tạo môi trường cho các đối tượng sở hữu trí tuệ phát
triển. Con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hình thức (kiểu dáng, mẫu
mã) và chất lượng sản phẩm, muốn tồn tại được trên thương trường, các nhà đầu
tư phải có sức mạnh cạnh tranh và họ đi tìm nó trong chính q trình sáng tạo ra
các đối tượng sở hữu trí tuệ, trong lợi thế về quyền sở hữu trí tuệ. Q trình tìm
tịi, lao lực để không ngừng phát triển ấy làm cho đối tượng sở hữu trí tuệ ngày
càng được sinh ra nhiều hơn, có giá trị hơn. Sự cạnh tranh càng mạnh mẽ, quá
trình sáng tạo cái mới càng được đầu tư và thúc đẩy nhanh hơn, do đó cạnh tranh
đã tạo ra trong vận động nội tại của nó một môi trường thuận lợi cho sự phát
triên các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, việc lạm dụng tự do cạnh tranh dẫn tới xâm phạm quyền sở hữu

trí tuệ. Tự do cạnh tranh là quyền của các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
của mình nhàm tồn tại và phát triển, tạo chồ đứng trên thương trường. Song, quá


14

trình xây dựng và phát triển thương hiệu rất gian nan, chứa đựng nhiều rủi ro và
khả năng thất bại. Bởi vậy, khơng ít các nhà đầu tư đã lạm dụng quyền tự do
cạnh tranh để thực hiện các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh về sở hữu trí
tuệ nhằm đạt được mục đích của mình. Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên
quan tới quyền sở hữu trí tuệ giống như những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh nói chung, bên cạnh đó nó cịn có những biêu hiện tương đối riêng biệt, đó
là nó xâm hại các đối tượng sở hữu trí tuệ. Một số hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ phổ biến hiện nay như hành vi làm hàng giả,
hàng sao chép lậu, thông tin sai lệch tên gọi xuất xứ hàng hoá, v.v... Nếu một
hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
thì nó sẽ vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về sở hữu
trí tuệ. Nói cách khác, giữa quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh và quyền
sở hữu trí tuệ có mối quan hệ nội tại, gắn bó chặt chẽ và trực tiếp ảnh hưởng đến
nhau [3, tr.26-27]. Bởi vậy, với những quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm
hướng hoạt động cạnh tranh theo khuôn khổ, đảm bảo môi trường cạnh tranh
lành mạnh cũng đồng thời góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm làm môi trường cạnh tranh
thiếu lành mạnh. Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm cũng đồng nghĩa với
việc các đối tượng sở hữu trí tuệ đã bị chiếm đoạt hoặc sử dụng một cách bất
hợp pháp. Những đổi tượng sở hữu trí tuệ được đưa vào thị trường cạnh tranh
gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm và chất lượng hàng hoá, ảnh hưởng
đến quyền lợi người tiêu dùng, uy tín, thương hiệu của chủ sở hữu đối tượng sở
hữu trí tuệ. Ở một phạm vi rộng, nó có thể làm bất ổn nền kinh tế, gây thiệt hại
cho Nhà nước và xã hội. Bởi vậy, với những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cũng đồng thời góp phần đảm bảo cho mơi
trường cạnh tranh lành mạnh.
1.2.2.

S ự m âu thuẫn giữa pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và pháp

luăt canh tranh




Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ với tính độc quyền có thể bị lạm dụng để
cản trở thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ được đặc trưng bởi độc quvền của chủ
sở hữu trong việc khai thác côna, nghiệp và thương mại đối với các đối tượng sở


15

hữu trí tuệ. Quyền độc quyền này là một trong những cơ sở dẫn đến độc quvền
trong cạnh tranh, nhất là trong trường hợp những đổi tượng sở hữu trí tuệ được
sử dụne đê tạo ra những sản phẩm mới. Giả định một chủ thể nắm giữ các sáng
chế và sáng chế này cho phép chỉ mình anh ta sản xuất được một sản phẩm mới
đang là nhu cầu lớn của xã hội. Lúc đó, anh ta sẽ có tồn quyền định đoạt về thị
trường, về giá cả và về số lượng hàng hố sản xuất. Điều đó tất yếu dẫn đến hạn
chế cạnh tranh và độc quyền, hàng hoá bán trên thị trường không tuân theo các
quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh nữa. Trong trường
hợp này, sự độc quyền trong sở hữu trí tuệ đã triệt tiêu hồn tồn sự cạnh tranh,
ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
trong trường họp này sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật cạnh tranh và do đó, cần phải
cân bàng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh.

Có thể dẫn chiếu tại đây một ví dụ về hậu quả của cơ chế độc quyền trong
ngành dược phẩm. Theo bài viết “Những tác động từ sở hữu trí tuệ dược phẩm”
đăng tải trên website www.traphaco.com.vn, đã đưa ra một số tác động của độc
quyền sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm như: trong khi ngành dược phẩm Việt
Nam đang gặp phải những bất cập về cơ chế quản lý, thông tin thuốc bị hạn chế,
cơng nghiệp dược nội địa trình độ thấp thì việc áp dụng các quy định liên quan
đến sở hữu trí tuệ dược phẩm đã cho phép các doanh nghiệp dược nước ngoài tự
định giá và lựa chọn cơ chế phân phối thích hợp. Nhất là trong thời gian tới, khi
mà yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
dược phẩm của các hãng dược nước ngoài sẽ càng khắt khe hơn. Tác giả bài viết
cũng đưa ra con số thống kê về số bằng độc quyền được cấp liên quan đến dược
phẩm, mồi năm có khoảng 80 bàng độc quyền nhưng chủ yếu là dược phẩm nước
ngồi. Thị phần cơng nghiệp dược nội địa trong thị trường độc quyền bằng không
do các doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu đầu tư sản xuất các thuốc đã hết
thời hạn bảo hộ sáng chế. Kết quả thanh tra về giá thuốc của Bộ Y tế cho thấy,
trong khi mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán buôn của các Công ty
xuất nhập khẩu dược phẩm chỉ chênh lệch 5-8%, thì thuốc được nhập khẩu uỷ
thác của các Công ty phân phối độc quvền một số loại thuốc nhất định có tỷ lệ
chênh lệch lên đến 50-300%. Đâv là một con số rất đáng phải suy nehĩ. Và vì vậy,


16

bên cạnh việc khuyến khích và thực thi có hiệu quả cơng tác báo hộ dộc quyền sở
hữu trí tuệ thì cũng cần phải ngăn ngừa tình trạnh lạm dụng các quyền mà pháp luật
cho phép để thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, thậm chí dẫn đến độc quyền
nhàm cản trở sự tiếp cận của người tiêu dùne đối với các sản phẩm là nhu yếu
phẩm trong cuộc sống.
Thứ hai, các hành vi hạn chế cạnh tranh được pháp luật cạnh tranh cho
phép có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật cạnh tranh mang tính mềm

dẻo, linh hoạt cao, điều đó được thể hiện rất rõ trong các quy định về hạn chế
cạnh tranh. Theo đó, khơng phải hành vi hạn chế cạnh tranh nào được đề cập
trong luật cạnh tranh cũng bị pháp luật cấm, có những hành vi phải kèm theo điều
kiện nhất định mới trở thành hành vi cấm. Điều đó đồng nghĩa với việc pháp luật
cạnh tranh trong chừng mực nhất định vẫn cho phép một số hành vi hạn chế cạnh
tranh, trong đó có các hành vi cạnh hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ, thí dụ: theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì thoả thuận hạn
chế phát triển kv thuật, cơng nghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận áp đặt cho doanh
nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá dịch vụ hoặc buộc
doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối
tượng hợp đồng không phải là hành vi bị cẩm trong trường hợp các bên tham gia
thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan dưới 30%. Trong khi đó,
pháp luật về sở hữu trí tuệ lại cấm ghi nhận các điều khoản này trong họp đồng
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và các điều khoản này nếu được ghi nhận trong
hợp đồng thì mặc nhiên vơ hiệu. Như vậy, việc thực hiện một số hành vi hạn chế
cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí tuệ theo pháp luật cạnh tranh sẽ xâm phạm
quyền kiểm soát hành vi hạn chể cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
1.3. Q trình hình thành và phát triển của pháp luật về sở hũ'11 trí tuệ liên
quan đến cạnh tranh

1.3.1.

Khái quái về hệ thống văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

liên quan đến cạnh tranh
Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh là một bộ
phận của pháp luật về sở hữu trí tuệ nên hệ thống văn bản pháp luật về quyền sở


17


hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh trước hết cũng chính là hệ thống văn bản
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Mặt khác, khi phân tích nội dung quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến cạnh tranh cũng sẽ đồng thời đề cập tới các quy định của pháp
luật cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí tuệ. Theo đó, hệ thống văn bản pháp luật
về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh bao gồm: Hiến pháp; các điều
ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ; Bộ luật Dân sự 2005; Bộ luật Hình sự
1999; Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Thương mại 2005;
Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Đầu tư 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006
và các văn bản có liên quan.
1.3.2.

S ự hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan

đến cạnh tranh trên thế giới
Thủ' nhất, pháp luật về sở hữu trí tuệ quốc tế được đánh dấu từ Cơng ước
Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Với các quy định về cạnh tranh không
lành mạnh tại Điều 10bls và quy định về licence bắt buộc (compulsory licence)
tại Điều 5A, Công ước đã đưa ra khái niệm về hành vi bị coi là cạnh tranh không
lành mạnh về sở hừu trí tuệ đồng thời cụ thể hố các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh phải bị ngăn cấm, chủ vếu nhấn mạnh đến chỉ dẫn nhầm lẫn và những
khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối
với cơ sở sản xuất, hàng hố, hoạt động cơng nghiệp hoặc thương mại của đổi
thủ cạnh tranh. Công ước cũng đề cập việc các quốc gia thành viên đưa ra các
biện pháp pháp lý quy định về licence bẩt buộc.
Trong thời gian này, các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các cơ chế của
pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay
kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng
qua q trình áp dụng trong thực tiễn, đã sớm bộc lộ những hạn chế. Quyền sở
hữu trí tuệ với những đặc thù của nó mà việc áp dụng các quy định của pháp luật

cạnh tranh để điều chỉnh là không đủ, pháp luật cạnh tranh chỉ được viện dẫn khi
hành vi xâm phạm đã xảy ra. Và cũng bời những đặc thù của quyền sở hữu trí
tuệ nên cần có các quv định bảo vệ quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh và
kiêm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh phù hợp.
THƯ V I Ễ N

ĨRƯƠNGĐAIHỌCLỪÂĨHÀNÔI
PHỎNGDOC


18

Chính từ những phát sinh từ thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh, các quốc gia trên thế giới đã xâv dựng hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ độc lập, với các quy định cụ thể nhằm bảo vệ
quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh và kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai, Hiệp định TRIPS 1994 - Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ngày 15/4/1994 - là một bước tiến
trong các quy định về quyền sở hừu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh. Hiệp định
dành khá nhiều điều khoản quy định về chống cạnh tranh khơng lành mạnh và kiểm
sốt hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí tuệ. Phần III của Hiệp định
quy định các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũr)2 là các biện pháp chống
cạnh tranh không lành mạnh bao gồm biện pháp dân sự, hành chính, hình sự, biện
pháp kiểm sốt biên giới, các biện pháp tạm thời. Hiệp định cũng có những quy
định về khống chế các hành vi hạn chế cạnh tranh trong các hợp đồng licence, quy
định khá chi tiết về các trường họp, điều kiện áp dụng licence bắt buộc.
So với Cơng ước Paris 1883 thì Hiệp định TRIPS 1994 là một bước tiến
sâu hơn trong việc quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén cạnh tranh.
Hiệp định đã đề cập tới mọi góc cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh,
đồng thời đã quy định về các biện pháp bảo vệ quyền chống cạnh tranh khơng

lành mạnh và kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000, tại chương II
quy định về quyền sở hữu trí tuệ, đã khắng định sự tuân thủ các quy định của
Hiệp định TRIPS 1994 về các biện pháp bảo vệ quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh và kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Hiệp định ghi nhận các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm biện
pháp dân sự, hình sự, hành chính, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, các
biện pháp tạm thời; ghi nhận quy định về licence bắt buộc (trừ licence đối với
nhãn hiệu hàng hố và thiết kế bố trí mạch tích hợp); ghi nhận các ngoại lệ đối
với quyền độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; quy định trách nhiệm của
các quốc gia thành viên trong việc quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia
những thủ tục cho phép hành động một cách có hiệu quả chống lại việc xâm
phạm các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp kịp thời ngăn chặn xâm


19

phạm và các chế tài đủ mạnh đê ngăn ngừa xâm phạm và có các biện pháp bảo
vệ có hiệu quả chổng sự lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ.
Ngồi ra, còn một số văn bản pháp luật quốc tế khác đề cập đến quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh, như: Hiệp ước Budapest 1977 về công nhận
quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục patent;
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới 1991,... Tuy nhiên, các điều
khoản liên quan đến nội dung này không nhiều.
1.3.3.

S ự hình thành và phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan

đến cạnh tranh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ ra đời muộn hơn so với thế giới

và do vậy những quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh cũng
là vấn đề mới và đang dần từng bước hồn thiện. Có thể chia sự phát triển của
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh thành hai giai đoạn:
giai đoạn trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và giai đoạn từ khi có Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 cho đển nay.
T hứ nhất, giai đoạn trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
(i) Từ năm 1945 đến năm 1989
Pháp luật về sở hữu trí tuệ mang tính đơn hành, khơng có hệ thống, nặng
tính bao cấp, chưa quan tâm điều chỉnh tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức, chủ
yếu bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể. Các văn bản pháp luật chủ yếu là Nahị
định của Chính phủ, khơng có văn bản luật, pháp lệnh. Nghị định số 31-HĐCP
ngày 23/01/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế được bảo hộ theo cơ chế cấp bằng tác
giả sáng chể hoặc cấp bằng sáng chế độc quyền. Tương tự như vậy, quyền tác
giả được bảo hộ theo quy định tại Nghị định số 142/HĐBT ngày 14 tháng 12
năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng [5, tr.27-28].
Từ sau năm 1986, quvền dân sự của cá nhân, tổ chức được Nhà nước
quan tâm bảo hộ. Các nghị định về quyền sở hữu trí tuệ liên tiếp được han hành
gồm Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu dáng
công nghiệp, Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều ỉệ về giải

(/


20

pháp hữu ích,... [5, tr.28]. Trong giai đoạn này, chưa có khái niệm về cạnh tranh
cũng như các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh.
(ii) Từ năm 1989 đến trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Pháp luật sở hữu trí tuệ dần được hệ thống hoá và pháp điển hoá trong các

pháp lệnh, Bộ luật Dân sự và đặc biệt trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà
nước là Hiển pháp.
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ban hành ngày 28/01/1989
điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp và Pháp lệnh bảo hộ quyền
tác giả được ban hành năm 1994 để điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả.
Lần đầu tiên thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp’', “quyền tác giả” được sử
dụng là một thuật ngữ pháp lý, gắn với việc công nhận một quyền pháp lý. Năm
đối tượng sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được ghi nhận; các khái
niệm về các đối tượng sở hữu công nghiệp được làm rõ, quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp, quyền của người sử dụng trước được khẳng định,
quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ; quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm được quy định chi tiết [5, tr.29].
Hiến pháp Việt Nam năm 1992, tại Điều 60 ghi nhận “cơng dân có quyền
nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Tại Điều 30 và 32 Hiến pháp cũng
thể hiện sự đảm bảo bằng pháp luật với những cá nhân sáng tạo các tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học. Việc quy định vấn đề bảo hộ quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, thể hiện
quan điểm ủng hộ, khuyến khích của Nhà nước đối với các chủ thể của quyền sở
hữu trí tuệ, nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo trí tuệ của con người.
Bộ luật Dân sự 1995 quy định về sở hữu trí tuệ tại Phần VI với 79 điều đã
thê hiện một bước phát triên vượt bậc vê trình độ và kỹ thuật lập pháp trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ, thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt nắm bắt xu hướng phát triển
các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ. Quy định
trong Bộ luật Dân sự 1995 đã thừa nhận quvền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự,
thê hiện sự đơi mới trong quan điêm bão hộ các sáng tạo sở hữu trí tuệ của cá

A



×