Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,227 trang)

Luật học việt nam những vấn đề đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 1,227 trang )



ĐỒNG CHỦ BIÊN:
TS. Trần Quang Huy
TS. Chu Mạnh Hùng - PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh
CÁC TÁC GIẢ:

4

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

- TS. Nguyễn Thị Kim Ngân
- PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa
- TS. Trần Minh Ngọc


- PGS.TS. Hồ Thúy Ngọc
- TS. Nguyễn Minh Oanh
- TS. Nguyễn Văn Phương
- ThS. Hà Thị Hoa Phượng
- PGS.TS. Đỗ Thị Phượng
- PGS.TS. Nguyễn Văn Quang
- TS. Lý Văn Quyền
- GS.TS. Lê Thị Sơn
- PGS.TS. Phùng Trung Tập
- TS. Trần Phương Thảo
- TS. Nguyễn Toàn Thắng
- GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
- PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu
- PGS.TS. Nguyễn Thị Thuận
- TS. Vương Thanh Thúy
- TS. Lê Minh Tiến
- TS. Nguyễn Quý Trọng
- PGS.TS. Trần Anh Tuấn
- PGS.TS. Đặng Minh Tuấn
- TS. Nguyễn Minh Tuấn
- PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến
- TS. Đoàn Thị Tố Uyên
- PGS.TS. Trương Quang Vinh
- TS. Trịnh Hải Yến
- PGS.TS. Vũ Thị Hải Yến
- TS. Nguyễn Thị Hồng Yến
- PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến

qu
yề

n

Bả
n

- TS. Vũ Hải Anh
- PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
- TS. Hoàng Ly Anh
- ThS. Nguyễn Quỳnh Anh
- TS. Nguyễn Hồng Bắc
- TS. Nguyễn Bá Bình
- TS. Nguyễn Thị Dung
- PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ
- TS. Lê Thị Anh Đào
- GS.TS. Nguyễn Minh Đoan
- GS.TS. Trần Ngọc Đường
- PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- TS. Trần Vũ Hải
- NCS. Phan Thị Hằng
- ThS. Đậu Cơng Hiệp
- GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa
- PGS.TS. Tơ Văn Hịa
- TS. Bùi Minh Hồng
- TS. Chu Mạnh Hùng
- TS. Nguyễn Mạnh Hùng
- PGS.TS. Bùi Thị Huyền
- PGS.TS. Nguyễn Văn Hương
- PGS.TS. Ngô Thị Hường
- TS. Vũ Thị Phương Lan
- PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

- TS. Vũ Gia Lâm
- PGS.TS. Trần Thị Thúy Lâm
- TS. Nguyễn Thái Mai
- TS. Phan Thị Thanh Mai
- PGS.TS. Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC
Lời giới thiệu

9

ph
áp

PHẦN 1
TƯ DUY CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
TRONG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

11

Quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở
Việt Nam

13

u

Pháp luật Việt Nam - Tư duy mới trong quá trình hồn thiện


32

u

Đổi mới chế độ dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện nay

55

Cơ chế hiến định và luật định về thực hành dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

68


x

cv
ềN

Kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp giữa các cơ quan nhà nước ở Việt Nam

Bả
n

u

qu
yề
n


th
uộ

u

uấ
tb

ản



u

95

PHẦN 2

u
u

u

u

u

u


VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

125

Phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nay

127

Thành lập Hội đồng Hiến pháp - Những cơ hội và thách
thức ở Việt Nam

153

Bảo đảm pháp quyền thơng qua tịa án trong điều kiện hiện
nay - Thách thức và triển vọng

186

Xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân ở Việt Nam hiện nay

208

Nguyên tắc cân xứng trong pháp luật hành chính: Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam

230

Xu hướng đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp

hành chính ở Việt Nam

254
5


u

Những thách thức đối với việc bảo vệ một số quyền nhân
thân trong bối cảnh hiện nay

283

Những vấn đề mới về vật quyền trong pháp luật dân sự
Việt Nam hiện nay

310

Đảm bảo tính thống nhất giữa Luật Sở hữu trí tuệ với các
luật khác có liên quan và giải pháp hồn thiện pháp luật

337

Hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến
sáng chế và nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập và phát triển

358

Pháp luật về hơn nhân và gia đình Việt Nam với việc đáp
ứng nhu cầu hội nhập quốc tế


389

Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên gia đình
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế

409

Tính nhân văn của pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam

430

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam - Những vấn đề pháp lý
đương đại

460

Cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự Việt
Nam và những thách thức đặt ra

494

PHẦN 4
TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI

521

Kỹ thuật lập pháp hình sự và việc hồn thiện Bộ luật Hình

sự năm 2015

523

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Từ lý thuyết đến thực
tiễn lập pháp

545

uấ
tb

Bả
n

u

qu
yề
n

th
uộ

u

cv
ềN



x

u

ản



u

281

ph
áp

u

PHẦN 3
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI

u
u

u

u

u


6


565

Bộ luật Hình sự Việt Nam với việc thực thi Cơng ước của
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

594

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2018

613

u

Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam đương đại

644

u

Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Việt Nam

668

Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015


686



ản

th
uộ

cv
ềN

u

uấ
tb

u


x

u

ph
áp

Chính sách hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội - Từ lịch sử lập pháp đến quy định trong Bộ luật
Hình sự năm 2015


u

Bả
n

qu
yề
n

PHẦN 5
PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM
ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP
u
u

u

u

u

u

u

u

707


Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Một số bình luận

709

Quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam - Động lực
phát triển kinh tế - xã hội và những rào cản cần tháo gỡ

727

Pháp luật lao động Việt Nam trong sự tương thích với các
tiêu chuẩn lao động quốc tế và xu thế hội nhập

750

Pháp luật đất đai với yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

784

Pháp luật kinh doanh bất động sản đối với nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam

805

Pháp luật môi trường Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế

838

Pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trước

áp lực nền công nghiệp 4.0

866

Pháp luật tài chính cơng Việt Nam: Một số thành tựu và
thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước

896
7


u

u

927

Thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người ở Việt Nam Thành tựu và thách thức trong giai đoạn hiện nay

949

Luật môi trường quốc tế đương đại - Nhận diện, xu hướng
phát triển và tác động đối với Việt Nam

977

Vai trị của luật hình sự quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa 1005
Hồn thiện Luật Biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
1027
quốc tế



x

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
1051
nước ngồi trong tiến trình hội nhập quốc tế

cv
ềN

u

uấ
tb

ản

u

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế

ph
áp

u

925




u

PHẦN 6
PHÁP LUẬT PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

u

u

u

u

u

8

th
uộ

qu
yề
n

u

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số - Những
1074
thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Tương trợ tư pháp quốc tế ở Việt Nam trong xu thế hội
1099
nhập quốc tế

Bả
n

u

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giải quyết vụ việc
1125
dân sự có yếu tố nước ngoài trong xu thế hội nhập
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số vấn đề
1148
đặt ra đối với Việt Nam
Pháp luật điều chỉnh hoạt động tự do hóa thương mại hàng
1169
hố của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam
Cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng ngừa và
giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà
1194
nước Việt Nam
Cam kết quốc tế và pháp luật của Việt Nam về giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng
1216
trọng tài thương mại


LỜI GIỚI THIỆU


Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp
quyền là cách thức cơ bản để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; quyền lực nhà

nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các
cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng
nhằm bảo đảm cho sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt của quyền
lực nhà nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước, cơ quan
nhà nước, tổ chức và cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư
pháp là những chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới,
phát triển đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền; trong q
trình đó, Trường Đại học Luật Hà Nội có vai trị quan trọng. Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định xây dựng Trường Đại học
Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành
các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Ngày 04/4/2013,
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án tổng thể: “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào
tạo cán bộ về pháp luật”.
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật
Hà Nội đã trở thành cơ sở đào tạo luật lớn nhất của cả nước với hàng
trăm ngàn cán bộ pháp luật được đào tạo đã và đang công tác, giữ
trọng trách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương cũng như
địa phương, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và hành nghề trong
lĩnh vực pháp luật. Trường đã có những đóng góp lớn cho hoạt động
9


uấ
tb


ản



ph
áp

đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý; xây dựng, hoàn thiện và tổ chức
thi hành pháp luật cũng như tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp
luật. Trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Luật
Hà Nội xác định là trường đại học có định hướng nghiên cứu, có sứ
mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước,
cung cấp các sản phẩm khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao,
tham gia tích cực vào cơng tác xây dựng pháp luật và chính sách, phản
biện xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ các nhà khoa học
của Trường không ngừng lớn mạnh về số lượng, trình độ chun mơn
và năng lực nghiên cứu ngày càng được khẳng định trong hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học và thực tiễn xây dựng, thực hiện pháp luật.

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ


cv
ềN


x

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập (10/11/1979 - 10/11/2019),
Trường Đại học Luật Hà Nội trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn chuyên
khảo: “Luật học Việt Nam - Những vấn đề đương đại”. Đây là sản
phẩm của các nhà khoa học trong và ngoài Trường với những trăn trở
về khoa học pháp lý Việt Nam đương đại trong q trình hồn thiện
pháp luật, cải cách tư pháp phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Một
mặt, cuốn chuyên khảo cung cấp cho bạn đọc có thêm tài liệu nghiên
cứu chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật; mặt khác, để thể hiện rõ tính
chất của chuyên khảo, chúng tôi giữ nguyên một số ý kiến của các tác
giả trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo, có ý kiến trao đổi. Hồn
thiện pháp luật trong q trình đổi mới và hội nhập quốc tế với những
yêu cầu và đòi hỏi khách quan nhất thiết phải gắn với những nghiên
cứu một cách khoa học.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc!

10



Tháng 10 năm 2019



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



ph
áp

ản
uấ
tb

x
cv
ềN

qu
yề
n

th
uộ

PHẦN 1

Bả
n

TƯ DUY CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
TRONG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

11



QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC GIÁ TRỊ PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM



ph
áp

GS.TS. Trần Ngọc Đường1

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb


ản

Tư tưởng pháp quyền có thể nói ra đời rất sớm ở nước ta. Từ nửa
đầu năm 1919, ở Pháp có một tài liệu được phân phát rộng rãi như
những tờ truyền đơn cách mạng, đó là bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam” gửi tới Hội nghị quốc tế vì hịa bình họp ở Véc-xây. Bản yêu
sách tám điểm bằng tiếng Pháp này đã được đăng toàn văn trên báo
L’Humanith số ra ngày 18/6/1919, phía dưới có ghi: “Thay mặt nhóm
những người u An Nam - Nguyễn Ái Quốc”. Sau đó, bản yêu sách
này đã được Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát,
chuyển về phổ biến rộng rãi với đồng bào trong nước dưới nhan đề
“Việt Nam yêu cầu ca”. Áng thơ thể hiện tám yêu sách trong đó có
yêu sách:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Nguyễn Ái Quốc đã coi Hiến pháp như thần linh với nhận thức
sâu sắc rằng trong đời sống nhà nước khơng có gì cao hơn và tôn thờ
hơn là Hiến pháp giống như con người đã tơn thờ thần linh. Do đó,
có thể nói rằng ngay từ những ngày đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Ái
Quốc và sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sản sinh ra tư tưởng
pháp quyền ở Việt Nam, tư tưởng thượng tơn pháp luật. Tư tưởng
đó được thể hiện thấm đượm và sâu sắc ở chủ trương xây dựng Hiến
pháp trong điều kiện chính quyền non trẻ, “ngàn cân treo đầu sợi tóc”
1

Ngun Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội.

13



cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong toàn bộ bản Hiến pháp
năm 1946. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 thơng qua khơng được
bao lâu thì cuộc kháng chiến toàn quốc kéo dài 9 năm chống thực dân
Pháp xâm lược nổ ra và tiếp đến là cuộc chiến đấu khốc liệt chống đế
quốc Mỹ, trong điều kiện thế giới chia làm hai phe xã hội chủ nghĩa và
tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí
Minh khơng có điều kiện thực hiện trong xây dựng nhà nước kiểu
mới. Lúc bấy giờ, học thuyết pháp chế xã hội chủ nghĩa của phe xã
hội chủ nghĩa giữ vị trí chi phối trong tổ chức và hoạt động của đời
sống nhà nước và đời sống xã hội với Hiến pháp và pháp luật do nhà
nước đặt ra có nội dung nhân văn nhưng khơng phù hợp với thực tiễn,
khơng có điều kiện để thực hiện. Vì thế, Hiến pháp và pháp luật chưa
được thượng tôn một cách đầy đủ và sâu sắc trong đời sống nhà nước
và xã hội.


Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, ở
nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khởi xướng và tiến hành cơng
cuộc đổi mới. Nhìn lại sau hơn 30 năm đổi mới, có thể thấy tư duy lý
luận nói chung, đặc biệt là tư duy lý luận về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là các giá trị của tư duy pháp
quyền nói riêng của Đảng và Nhà nước ta đã có những kế thừa và phát
triển mạnh mẽ.
1. Thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề kinh tế - xã hội để
thượng tôn pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Từ một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa quan
liêu bao cấp, Hiến pháp cũng như pháp luật ra đời và tồn tại chủ
yếu bắt nguồn từ đòi hỏi của Nhà nước, từ nhu cầu quản lý của Nhà
nước, nên tư tưởng lập hiến, lập pháp rất nghèo nàn. Nhân dân và xã
hội nói chung ít có nhu cầu sử dụng pháp luật. Đến nền kinh tế thị
trường, Hiến pháp và pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển trước hết
và chủ yếu bắt nguồn từ đòi hỏi của các quan hệ kinh tế, từ nhu cầu
bảo vệ các quan hệ kinh tế nên tư tưởng lập hiến và lập pháp phong

14


Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

phú và đa dạng. Người dân và xã hội nói chung ngày càng có nhu cầu

sử dụng Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Xuất phát từ địi hỏi khách quan đó, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến nước ta, Hiến pháp tuyên bố: “Nhà nước phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15 Hiến pháp
năm 1992), và: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến
pháp năm 2013); “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp
không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi
cho quốc kế dân sinh” (Điều 21 Hiến pháp năm 1992); “Doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật” (Điều 22
Hiến pháp năm 1992), và: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp
luật” (khoản 2 Điều 51 Hiến pháp năm 2013); “Tài sản hợp pháp của
cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ
và khơng bị quốc hữu hố” (khoản 3 Điều 51 Hiến pháp năm 2013).
Dựa vào các quy định nền tảng đó, hàng loạt các đạo luật, bộ luật mới
về kinh tế - dân sự - lao động lần lượt ra đời (mà trong nền kinh tế
kế hoạch hóa quan liêu bao cấp khơng thể có) như Bộ luật Dân sự
(năm 1995, 2005 và 2015); Bộ luật Lao động (năm 1994, 2002, 2006,
2007 và 2012), Luật Doanh nghiệp (năm 1999, 2005, 2009, 2013 và
2014), Luật Đầu tư (2005, 2014), Luật Thương mại (năm 1997, 2005)
và hàng chục đạo luật, bộ luật khác. Cần khẳng định rằng, khơng có
những tư duy pháp lý mới về kinh tế của Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 2013 làm nền tảng thì khơng thể có sự đổi mới và
hồn thiện pháp luật về kinh tế, không thể tạo lập được một trật tự

các quan hệ kinh tế mới làm chỗ dựa vững chắc cho đổi mới các yếu
tố của thượng tầng kiến trúc, giữ vững sự ổn định và phát triển xã
hội. Không dựa trên những quy định gốc về chế độ kinh tế của Hiến
15


pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 thì khơng thể xây dựng và
hoàn thiện được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
kinh tế - dân sự - lao động đồng bộ và thống nhất như hiện nay; và,
càng không thể tạo nên một lực lượng vật chất tạo tiền đề kinh tế - xã
hội cho việc chuyển đổi từ mơ hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa kế
hoạch hóa quan liêu bao cấp sang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.



ph
áp

2. Sự kế thừa và phát triển về chất nguyên tắc: “Quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân” - tất yếu dẫn đến giới hạn quyền lực nhà
nước và thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

th
uộ

cv
ềN



x

uấ
tb

ản

Trong kho tàng lý luận đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà
nước thì tư tưởng về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện
trong Hiến pháp năm 1946, do Người trực tiếp làm Trưởng Ban soạn
thảo là một cống hiến vô cùng quan trọng và tiêu biểu trong lịch sử lập
hiến nước ta.

Bả
n

qu
yề
n

Trước hết, Hiến pháp năm 1946 khẳng định chủ thể của quyền
lập hiến thuộc về quốc dân. Quyền lập hiến là quyền thể hiện một
cách trọn vẹn nhất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Lời nói
đầu của Hiến pháp năm 1946 trịnh trọng tuyên bố: “... Được quốc
dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hịa, Quốc hội nhận thấy rằng...”. Theo đó,
Quốc hội là chủ thể được quốc dân bầu ra để đại diện quốc dân
soạn thảo bản hiến pháp mà không phải là chủ thể của quyền lập
hiến. Chủ thể của quyền lập hiến là nhân dân. Do đó, Quốc hội
ban hành Hiến pháp năm 1946 là Quốc hội lập hiến. Theo Hiến

pháp năm 1946, có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập
pháp. Trong lời nói đầu của Hiến pháp sử dụng thuật ngữ “Quốc
hội”. Trong nội dung của Hiến pháp ở Chương III lại sử dụng
thuật ngữ “Nghị viện nhân dân”. Khơng phải ngẫu nhiên mà có sự
sử dụng thuật ngữ khác nhau đó. Đây chính là sự phân biệt giữa
Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. “Quốc hội” viết trong lời
nói đầu là Quốc hội làm hiến pháp, còn “Nghị viện nhân dân” ở
Chương III là Quốc hội lập pháp. Chính vì thế, Điều 23 của Hiến
16


th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp


pháp năm 1946 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Nghị viện
nhân dân chỉ viết: “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung
cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y
các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngồi”. Theo quy định này,
Nghị viện nhân dân chỉ có quyền lập pháp, Hiến pháp khơng quy
định Nghị viện nhân dân có quyền lập hiến. Sau cuộc tổng tuyển
cử ngày 06/01/1946 bầu ra Quốc hội, đó là Quốc hội lập hiến có
nhiệm vụ soạn thảo và thông qua Hiến pháp. Sau khi Hiến pháp
được Quốc hội thơng qua và được tồn dân phúc quyết thì Quốc hội
lập hiến hồn thành nhiệm vụ và tự giải tán. Trên cơ sở Hiến pháp
đã được toàn dân phúc quyết, Quốc hội lập pháp sẽ được bầu ra. Tuy
nhiên, chưa kịp tổ chức phúc quyết toàn dân thì cuộc kháng chiến
tồn quốc bùng nổ, Quốc hội lập hiến trở thành Quốc hội khóa I
thực hiện quyền lập pháp.

Bả
n

qu
yề
n

Về việc sửa đổi Hiến pháp, theo Hiến pháp năm 1946, không cho
phép bất kỳ một cơ quan nhà nước nào được đơn phương sửa đổi
Hiến pháp. Điều 70 Hiến pháp năm 1946 quy định việc sửa đổi Hiến
pháp theo quy trình sau đây: (i) do hai phần ba tổng số nghị viên yêu
cầu; (ii) Nghị viện bầu ra một Ban dự thảo những điều thay đổi; (iii)
những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa
ra toàn dân phúc quyết. Việc Hiến pháp quy định sửa đổi Hiến pháp
phải đem ra phúc quyết toàn dân thể hiện quyền lực của nhân dân

cao hơn quyền lực của Quốc hội lập hiến. Như vậy, Hiến pháp được
quan niệm là một phương thức để xác lập các giới hạn pháp lý đối với
quyền lực nhà nước. Quan niệm này gắn liền với tư tưởng lập hiến
xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trước khi
giành được chính quyền nhà nước. Trong bản “Yêu sách của nhân
dân An Nam” gửi đến Hội nghị Véc-xây vào đầu năm 1919 do Nguyễn
Ái Quốc khởi thảo gồm tám điểm, trong đó điểm thứ hai Người địi
phải “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người dân
bản xứ được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người
châu Âu”1. Và trong một yêu sách khác gửi cho Hội vạn quốc ngày
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 35.

17


30/6/1926, Người đề nghị: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi
sắp xếp một nền Hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội theo
những lý tưởng dân quyền (lý tưởng người dân là người chủ của quyền
lực nhà nước)”1.

qu
yề
n

th
uộ

cv

ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

Nhất quán với tư tưởng đó, một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc
lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hịa. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: “Trước chúng ta đã
bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân khơng
kém phần chun chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta
khơng có quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân
chủ”2. Chính vì thế, Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp được ban
hành theo đúng một trong ba nguyên tắc đề ra ở Lời nói đầu là: “Đảm
bảo các quyền tự do dân chủ” bằng việc xác lập “một nền Hiến pháp về
phương diện chính trị và xã hội theo lý tưởng dân quyền”, nhằm chống
lại chế độ chuyên chế.

Bả
n


Hai là, Hiến pháp năm 1946 xuyên suốt nguyên tắc: “Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: “Nhà nước ta là nước dân
chủ... Bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân”3. Thể chế hóa quan điểm này, Hiến pháp năm 1946 tại
Điều thứ 1 đã ghi nhận: “Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể
nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tơn giáo”. Chính quyền theo Hiến pháp năm 1946 là một
chính quyền dân chủ: Dân bầu ra Nghị viện nhân dân và Nghị viện
nhân dân thành lập ra Chính phủ. Tuy Hiến pháp năm 1946 không
quy định nguyên tắc phân quyền, nhưng việc phân công quyền lực
nhà nước rất rõ ràng, minh bạch. Nghị viện nhân dân là cơ quan lập
pháp (Điều thứ 23); Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
Hồ Chí Minh, Pháp lý phục vụ cách mạng, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 278.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8.
3
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 698.
1
2

18




ph
áp

nhất (Điều thứ 43); Tòa án là cơ quan tư pháp (Điều thứ 63). Chính

phủ khơng phải là cơ quan chấp hành của Nghị viện nhân dân; tư
pháp độc lập. Như vậy, Hiến pháp năm 1946 với việc xác lập các
nguyên tắc: “Tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thể nhân
dân Việt Nam” (chủ quyền nhân dân); phân cơng quyền lực giữa ba
quyền; kiểm sốt quyền lực nhà nước; tư pháp độc lập. Đây chính là
những nguyên tắc và thể chế căn bản nhằm giới hạn quyền lực nhà
nước, quyền lực nhà nước đặt dưới chủ quyền nhân dân và bị giới
hạn bởi chủ quyền nhân dân bằng Hiến pháp.

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản


Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong Hiến
pháp năm 1946 được kế thừa trong các bản Hiến pháp tiếp theo của
nhà nước ta. Nhưng sự kế thừa trong Hiến pháp năm 2013 khác về chất
so với sự kế thừa của các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980 và Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Hiến pháp năm 1980 - Hiến
pháp đã thể hiện đầy đủ nhất các đặc trưng của mô hình Hiến pháp xã
hội chủ nghĩa hiện thực.
Trước hết, nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân” quy định ở Điều 2 Hiến pháp năm 2013 là quy định nền tảng
chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích và sức mạnh của Nhà nước ta là
ở nhân dân. Nguyên lý này cũng được kế thừa ở các Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, nhưng sự kế thừa
này trong Hiến pháp năm 2013 đầy đủ, nhất quán và khác về chất so
với các Hiến pháp trước đó1. Các Hiến pháp trước đó không như Hiến
pháp năm 1946, khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến;
quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, bằng quyền lập hiến, nhân dân
giao quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp của mình
cho Quốc hội, Chính phủ và Tịa án. Ngược lại, Hiến pháp năm 2013
kế thừa quan niệm này của Hiến pháp năm 1946, long trọng tuyên bố
ở Lời nói đầu rằng: “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ
Hiến pháp này”.
Hoàng Thế Liên (chủ biên), Hiến pháp năm 2013 - Những điểm mới mang tính đột phá,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr. 11-12.
1

19


Bả
n


qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

Hai là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân
dân sử dụng quyền lực nhà nước. Các Hiến pháp trước đó, nhất là Hiến
pháp năm 1980 cũng quy định nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân” nhưng lại được thực hiện cùng với nguyên tắc tập
quyền. Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhưng lại
tập trung vào Quốc hội; với nhận thức rằng nhân dân là chủ thể của

quyền lực nhà nước, nhưng vì khơng thực hiện được quyền lực nhà
nước của mình một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà
nước của mình cho Quốc hội1. Quốc hội theo Hiến pháp năm 1980 và
cả Hiến pháp năm 1992 được xác định là một thiết chế có tồn quyền.
Vì thế, các Hiến pháp này chỉ quy định nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước phải “thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”.
Ngược lại, Hiến pháp năm 2013 không những quy định nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp, mà cịn bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp (Điều 6), bằng biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân,
trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120). Các
thiết chế cấu thành hệ thống chính trị cũng được bổ sung những quyền
hạn và trách nhiệm mới. Đảng Cộng sản Việt Nam không những là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà cịn phải có trách nhiệm
“gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát
của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định
của mình” (Điều 4). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được bổ sung vai trị
giám sát và phản biện xã hội (Điều 9), Cơng đồn Việt Nam đóng vai
trị “tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước” (Điều 10). Những kế thừa và phát triển đó của Hiến pháp năm
2013, xuất phát từ nhận thức sâu sắc nguyên lý: “Tất cả quyền bính
trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam” đã được trang trọng ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1946.
Ba là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ
chức quyền lực nhà nước, đó là: “Quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi
Trần Ngọc Đường, Một số vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 164.
1

20



Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

Hiến pháp”. Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc rằng
quyền lực nhà nước là của nhân dân, thơng qua quyền lập hiến của

mình, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước
cho các cơ quan nhà nước thực hiện. Nhưng sau khi giao quyền thì
quyền lực nhà nước lại có khuynh hướng vận động theo quy luật tự
phủ định mình. Tức là từ quyền lực của nhân dân, chuyển thành quyền
lực của một số ít cá nhân được giao quyền. Đây chính là sự tha hóa
quyền lực nhà nước. Vì thế, quyền lực nhà nước tuy thống nhất ở nhân
dân, thể hiện tập trung ở Hiến pháp nhưng phải có sự phân cơng, phân
nhiệm một cách minh bạch để tiến hành kiểm soát, phịng chống sự
tha hóa của nó. Kế thừa và phát triển các giá trị của Hiến pháp năm
1946 về: tất cả quyền bính trong nước đều thuộc về nhân dân, thì nhân
dân là chủ thể của quyền lập hiến và khi nhân dân có quyền lập hiến
thì nhân dân trở thành chủ thể phân công quyền lực nhà nước. Nhận
thức sâu sắc điều đó, Hiến pháp năm 2013 đã phân công một cách
minh bạch: Quốc hội chỉ được giao thực hiện một số quyền của quyền
lập hiến quy định ở Điều 120, mà không phải là cơ quan duy nhất
thực hiện quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm
1992. Quyền lập hiến và quyền lập pháp trong Hiến pháp năm 2013
cũng tương tự như quy định trong Hiến pháp năm 1946 là hai quyền
khác nhau: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và thực hiện quyền lập
pháp (Điều 69). Vì vậy, Quốc hội khơng phải là một Quốc hội có tồn
quyền như quy định của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992,
mà nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao tương tự như Nghị viện
nhân dân trong Hiến pháp năm 1946. Chính phủ và Tòa án nhân dân
được Hiến pháp năm 2013 xác định rõ là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp (Điều 94) và cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Điều 102).
Những sự phân công, phân nhiệm minh bạch này là cơ sở để nhân dân
kiểm soát và đánh giá hoạt động của các nhánh quyền lực mà nhân dân
đã giao, đã ủy quyền. Kế thừa và phát triển nguyên tắc: “Tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền
của nhân dân, bảo vệ toàn vẹn quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,

đòi hỏi “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
21


Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà
nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo
vệ Hiến pháp do luật định” như khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013
đã quy định.
3. Từ không thừa nhận đến quyền con người được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật là sự đổi
mới sâu sắc về tư duy lý luận chính trị - pháp lý trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ

tb

ản



ph
áp

Từ chỗ bị coi là một phạm trù tư sản, không được thừa nhận trong
các văn kiện chính trị - pháp lý của các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây1, quyền con người trở thành một thuật ngữ được thừa nhận chính
thức trong văn kiện của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, để rồi cuối cùng
được ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 và trong các đạo luật. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta,
Hiến pháp năm 1992 đã dành một điều quy định về quyền con người
với nội dung khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được
tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật” (Điều 50). Đến chỗ quyền con người, quyền công dân trở
thành tên của một chương và xuyên suốt nội dung của cả một chương
được đặt sau chương đầu tiên (Chương II) của Hiến pháp năm 2013.
Có thể xem đây là một bước tiến mới về tư duy lý luận, thể hiện sự kế
thừa một cách sâu sắc những giá trị tiến bộ của nhân loại và của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tun ngơn độc lập
ngày 02/9/1945 đã nhiều lần nhắc lại ý nghĩa của việc tôn trọng quyền
con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ); “Người ta sinh ra tự do và bình

đẳng về quyền lợi” (Tun ngơn nhân quyền và dân quyền năm 1791
của Cách mạng Pháp).
Trần Ngọc Đường, Phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp
năm 1992, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 115.
1

22


Hiến pháp năm 2013 là một bước đổi mới căn bản nhận thức lý
luận về quyền con người, quyền công dân, là cơ sở hiến định để tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đề cao nhân tố con người
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x


uấ
tb

ản



ph
áp

Một là, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ quyền con
người, không đồng nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng
chưa phân biệt được quyền con người với quyền cơ bản của công dân
trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp
năm 2013 không những bổ sung tên chương mà cịn có sự phân biệt sự
khác nhau giữa “quyền con người” và “quyền cơng dân”. Theo đó, quyền
con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ
lúc sinh ra; cịn quyền cơng dân, trước hết cũng là quyền con người,
nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp
lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo
đối với cơng dân của nước mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới
được hưởng quyền cơng dân của quốc gia đó, ví dụ như quyền bầu cử,
ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này,
tham khảo các công ước quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của
các nước, Hiến pháp năm 2013 đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không
ai” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định
về quyền công dân.
Hai là, trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân được
đề cao và thể hiện xuyên suốt trong bản Hiến pháp. Ngoài việc quy

định thành nguyên tắc: “Quyền con người, quyền cơng dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14), ở hầu hết các điều của
Hiến pháp đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước, như
Điều 17: “Cơng dân Việt Nam ở nước ngồi được Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”; Điều 28: “Nhà nước tạo điều kiện
để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch
trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”...; và đặc
biệt ở Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
23


ản



ph
áp

nghệ và mơi trường đã quy định các chính sách và trách nhiệm của
Nhà nước trong việc thực hiện các quyền về kinh tế - xã hội. Ví dụ,
khoản 2 Điều 59 quy định: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công
dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội...”. Có
thể nói, Hiến pháp năm 2013 đã có một sự đổi mới sâu sắc về nhận
thức. Quyền con người, quyền công dân, theo quan niệm trước đây
như là một “sản phẩm”, một thứ “q tặng” từ phía Nhà nước cho cơng
dân, thì hiện nay, theo Hiến pháp năm 2013, gắn liền với từng con
người, là của họ mà Nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm. Nhà nước không thể tùy tiện ban phát “tặng cho” hoặc “thu
hồi” một cách duy ý chí.


Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

Ba là, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành
nguyên tắc trong Hiến pháp. Theo Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966 và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một số quyền vì lý do
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã
hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền và tự do của
người khác... Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần của các công ước
quốc tế đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy
tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì

lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, từ nay khơng ai được tùy tiện
cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên
do luật định.
Bốn là, một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới
trong việc mở rộng và phát triển quyền, phản ánh kết quả của quá trình
đổi mới hơn 30 năm qua ở nước ta. Đó là các quyền: “Quyền được sống
trong môi trường trong lành” (Điều 43), “Quyền hưởng thụ và tiếp cận
các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn
hóa” (Điều 41); “Cơng dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” (Điều
34); “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”
(khoản 2 Điều 32); “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an
ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai,
24


Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức,
cá nhân theo giá thị trường” (khoản 3 Điều 32). Đây là những quyền
mới mà các Hiến pháp trước đây khơng có. Trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơng dân có các quyền nói trên
là một tất yếu. Vì thực hiện các quyền này gắn chặt với trách nhiệm của
Nhà nước, đề cao trách nhiệm của Nhà nước.


x

uấ
tb

ản




ph
áp

4. Từ tập quyền đến phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp - bước đổi mới căn bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt
động quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm
2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ta. Đó là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2).
- Về quyền lực nhà nước là thống nhất
Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực
nhà nước thống nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực
nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân”.
Trước đây, Hiến pháp cũng quy định: “Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung
quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội. Với nhận thức
rằng, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì khơng
thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao
tồn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội được
Hiến pháp năm 1980 xác định là cơ quan có tồn quyền. Ngồi 15
nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 cịn quy
định: “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn
25


Bả
n

qu
yề
n

th
uộ

cv

ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

khác, khi xét thấy cần thiết” (Điều 83); đến Hiến pháp năm 1992, Điều
84 quy định Quốc hội chỉ có 14 nhiệm vụ và quyền hạn (khơng cịn là
một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6
Hiến pháp lại quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của nhân dân...”. Như vậy, Quốc hội vẫn là Quốc hội
toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992 bởi nhân dân không thực hiện
quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng
hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước
của nhân dân vào Quốc hội phù hợp với điều kiện kinh tế kế hoạch
hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điểm bảo đảm cho quyền lực
nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh
chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã
bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà
nước được nhân dân giao quyền nên không đề cao được trách nhiệm

của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò dân chủ
trực tiếp của nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa
các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc
lập tương đối giữa các quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả
và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội khơng có cơ sở để
đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong
điều kiện dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập quyền không
phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của nhân
dân từ phía các cơ quan nhà nước.
Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới,
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng
định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp,
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân được Hiến pháp quan niệm nhân dân là chủ thể tối cao của
quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền
26


lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan
tư pháp. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở
mục tiêu chính trị chung là xây dựng một Nhà nước “bảo đảm và phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân...; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Điều 3 Hiến pháp năm 2013
đã quy định.

Bả

n

qu
yề
n

th
uộ

cv
ềN


x

uấ
tb

ản



ph
áp

Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của
Hiến pháp năm 2013 mới là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, hạn chế dựa dẫm,
ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy
quyền. Đó cũng là cơ sở để khơng có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối

lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa
quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện
để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước
cũng như từ bên ngồi là nhân dân.
- Về “phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền
lực nhà nước khơng phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền
lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu
nảy sinh địi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm sốt quyền lực nhà
nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại
thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập
với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành
số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi hiện tượng
này là “sự tha hóa” của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà
nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là
giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “ln ln
chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành
động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đơi khi bị chìm khuất”1.
1

Jon Mills, Luận về tự do, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 131.

27


×