Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hợp đồng mượn tài sản một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.93 KB, 75 trang )

Bộ tư pháp

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học luật hà nội

Nguyễn thị huyền

hợp đồng mượn tài sản
một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Chuyên ngành: Luật dân sự
MÃ số: 60.38.30

luận văn thạc sỹ luật học

người hướng dẫn: TS. phạm văn tuyết

hà nội năm 2006


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Tiến sĩ
Phạm Văn Tuyết, Khoa pháp luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội, người đà hướng
dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình em thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện
Trường đại học luật Hà Nội và các bạn học viên trong lớp, cùng gia đình đà tạo điều
kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2006
Học viên
Nguyễn ThÞ Hun




Mục lục
Trang
Lời nói đầu

1

Chương I: Lý luận cơ bản về hợp đồng mượn tài sản

5

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hợp đồng mượn tài sản

5

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mượn tài sản
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản

5
8

1.1.3 ý nghĩa của hợp đồng mượn tài sản

15

1.3 Lược sử phát triển của hợp đồng mượn tài sản

16


Chương II: Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mượn tài sản theo pháp

19

luật dân sự
2.1 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mượn tài sản
2.1.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mượn tài sản

19
19

Điều kiện về năng lực chủ thể

19

Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng

24

Điều kiện về ý chí của chủ thể

26

Điều kiện về hình thức của hợp đồng

30

2.1.2 Mức độ vô hiệu của hợp đồng mượn tài sản và hậu quả pháp lý
trong từng trường hợp cụ thể


31

2.2 Chủ thể của hợp đồng mượn tài sản

37

2.3 Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

38

2.4 Thời hạn của hợp đồng mượn tài sản

41

2.5 Hình thức của hợp đồng mượn tài sản

43

2.6 Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mượn tài sản

44

2.6.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn

44

2.6.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mượn

48



Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về hợp đồng mượn

53

tài sản
3.1 Thực trạng về giao kết hợp đồng mượn tài sản và một số vấn đề 53
có liên quan
3.2 Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm, tranh chấp

59

3.3 Vấn đề áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vi phạm,
tranh chấp trong hợp đồng mượn tài sản
3.4 Hướng hoàn thiện nhằm hạn chế các vi phạm, tranh chấp trong

62
64

hợp đồng mượn tài sản
3.5 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

65

về hợp đồng mượn tài sản
Kết luận

68



Các từ viết tắt trong luận văn

BLDS

Bộ luật dân sự

NLPLDS

Năng lực pháp luật dân sự

NLHVDS

Năng lực hành vi dân sự


1

Lời nói đầu

1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự
đang diễn ra ngày càng một đa dạng, phức tạp. Bộ luật dân sự Việt Nam năm
1995 ra đời đà kịp thời điều chỉnh các quan hệ dân sự phức tạp ấy và có khả
năng thực thi trong cuộc sống. Đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005 mới được ban
hành có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 là kết quả của quá trình pháp điển
hóa đà điều chỉnh các quan hệ dân sự phát triển ngày càng phù hợp với quy
luật phát triển chung của thời đại.
Hợp đồng mượn tài sản là một trong những hợp đồng thông dụng của
hợp đồng dân sự nói chung, được quy định tại Chương XVIII, mục 6 BLDS.
Đây cũng là một loại hợp đồng phổ biến trong cuộc sống của nhân dân ta.

Trong những năm qua, các quy định của BLDS về hợp đồng mượn tài sản về
cơ bản đà từng bước đi vào đời sống, và phát huy được vai trò của nó, góp
phần làm tăng năng suất lao động, ổn định cuộc sống và thúc đẩy khối đại
đoàn kết trong toàn dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nó cũng bộc lộ nhiều những hạn
chế nhất định. Hàng loạt các vi phạm, tranh chấp xảy ra biểu hiện rất đa dạng,
muôn hình, muôn vẻ. Nhiều vụ việc tranh chấp kéo dài mà giải quyết vẫn chưa
được thỏa đáng. Điều này đà gây không ít những khó khăn trong quá trình giải
quyết các tranh chấp của Tòa án.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu hợp đồng mượn tài sản là một việc làm cần
thiết mang tính lý luận và thực tiễn, góp phần làm cho quan hệ hợp đồng
mượn tài sản phát huy hiệu quả cao hơn trong đời sống.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: Hợp đồng mượn tài sản-Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn, người viết không có tham vọng đề cập một cách toàn diện, sâu sắc
tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng mượn tài sản, mà chñ yÕu tËp trung


2

nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý cơ bản nhất về hợp đồng mượn tài sản
nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về loại hợp đồng này.
Cũng thông qua việc nghiên cứu để thấy được một số các quy định của BLDS
còn chưa thực sự phù hợp với thực tế làm ảnh hưởng đến các quan hệ dân sự
khác, ảnh hưởng đến sự ổn định của các giao lưu dân sự. Trên cơ sở đó, người
viết mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững
chắc trong quan hệ hợp đồng mượn tài sản.
Với mục đích đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định
của pháp luật liên quan đến hợp đồng mượn tài sản, cũng như thực tiễn áp
dụng thi hành trong lĩnh vực mượn tài sản kể từ khi BLDS có hiệu lực đến nay.

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chế định hợp đồng mượn tài sản, trước hết người viết dựa
trên quan điểm lập trường của triết học Mác Lênin làm nền tảng. Ngoài ra,
luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, so
sành và tổng hợp.
Bằng những phương pháp này để nắm bắt được những nội dung chủ yếu
của hợp đồng mượn tài sản; phân tích và so sánh nó trong mối liên hệ với các
hợp đồng dân sự khác; đồng thời so sánh chế định hợp đồng mượn tài sản của
BLDS so với luật dân sự trước đây và luật dân sự của một số nước trên thế
giới. Qua đó để thấy được sự kế thừa, tiếp thu và phát triển của các luật dân sự
trước đây.
4. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù BLDS năm 1995 ra đời đà đi vào cuộc sống khá lâu, nhưng cho
đến nay hợp đồng mượn tài sản vẫn chưa được nghiên cứu bằng một công
trình khoa học độc lập. Ngoài giáo trình của Trường đại học luật Hà Nội,
Trường đại học xà hội và nhân văn, Viện đại học mở Hà Nội, Bình luận khoa
học BLDS, và một số sách khác, tác giả cũng không tìm thấy một bài viết nào
trên các tạp chí pháp luật về loại hợp đồng này.
Trong cuốn Các hợp đồng dân sư thông dụng của tác giả Nguyễn
Mạnh Bách, và cuốn Bình luận khoa học các hợp đồng dân sự thông dụng


3

của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện mới đây cũng có đề cập và bình luận về hợp
đồng mượn tài sản, nhưng mới chỉ được nghiên cứu một số vấn đề cơ bản nhất
trong mối liên hệ với các hợp đồng dân sự chung chung thôi chứ chưa đi sâu
vào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể và toàn diện về hợp đồng này.
Nghiên cứu chế định hợp đồng mượn tài sản không chỉ trên cơ sở lý
luận đơn thuần, mà còn nghiên cứu chúng cả trong thực tế của cuộc sống.

Trong luận văn của mình, tác giả chủ yếu nghiên cứu một số khía cạnh pháp
lý cơ bản về hợp đồng mượn tài sản, và biểu hiện của nó trong thực tiễn cuộc
sống.
5. Điểm mới của luận văn
So với BLDS 1995 thì chế định hợp đồng mượn tài sản trong BLDS2005
cũng không có sự thay đổi lớn. Bởi vậy, mặc dù BLDS 1995 có hiệu lực thi
hành và được thâm nhập trong thực tế khá lâu, nhưng cho đến nay chưa có
một công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu từng điều luật cụ thể của
chế định hợp đồng mượn tài sản.
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu chế định hợp đồng mượn tài sản kể
từ khi có BLDS đến nay. Luận văn đà tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của
hợp đồng mượn tài sản; phân tích từng điều luật cụ thể của hợp đồng; thực tiễn
áp dụng và phương pháp giải quyết tranh chấp về loại hợp đồng này. Trên cơ
sở đó, luận văn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn các quy định của
pháp luật về hợp đồng mượn tài sản để nâng cao hiệu quả áp dụng của nó
trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu đạt được. Em
xin ghi nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn.
6. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba chương, cùng với lời nói đầu và kết
luận. Cụ thể:
-Lời nói đầu
-Chương I: Lý luận cơ bản về hợp đồng mượn tài sản


4

-Chương II: Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mượn tài sản theo pháp luật
dân sự
-Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về hợp đồng mượn tài

sản
-Kết luËn


5

Chương I
Lý luận cơ bản về hợp đồng mượn tài sản
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hợp đồng
mượn tài sản
Mỗi cá nhân, tổ chức trong xà hội, muốn tồn tại và phát triển đều phải
tham gia vào nhiỊu mèi quan hƯ x· héi kh¸c nhau nh»m mang lại cho nhau
những lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt,
tiêu dùng cđa chÝnh hä. Trong nh÷ng mèi quan hƯ x· héi ấy thì hợp đồng
mượn tài sản là một trong những phương tiện pháp lý quan trọng để mỗi cá
nhân, tổ chức tạo lập cho mình một quan hệ có tính lợi ích nhất định.
Hợp đồng mượn tài sản là một trong những hợp đồng thông dụng của
chế định hợp đồng dân sự nói chung. Nó vừa có đầy đủ tính chất của một hợp
đồng dân sự nói chung, vừa có tính chất của một hợp đồng mượn tài sản nói
rêng. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa về mặt
chính trị sâu sắc. Để tìm hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, trước hết phải xuất
phát từ khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của nó.
1.1.1 Khái niệm:
Trong từ điển tiếng Việt, từ mượn được hiểu là lấy của người khác
để dùng trong một thời gian rồi sẽ trả lại với sự đồng ý của người đó.1 Vậy,
để tham gia vào một quan hệ mượn, phải có ít nhất hai chủ thể. Các chủ thể
này muốn xác lập một quan hệ mượn thì phải đi đến sự thỏa thuận. Từ sự thỏa
thuận ấy đà hình thành nên một quan hệ được pháp luật điều chỉnh, đó là quan
hệ hợp đồng mượn tài sản.
Tuy nhiên, dưới góc độ của ngành khoa học pháp lý dân sự thì khái

niệm hợp đồng mượn tài sản được xem xét ở hai phương diện khác nhau.
Về phương diện khách quan, thì hợp đồng mượn tài sản được hiểu là
một tập hợp các quy phạm pháp luật về hợp đồng mượn tài sản do Nhà nước
1

Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1998


6

ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ mượn tài sản phát sinh giữa các bên
chủ thể với nhau trong giao dịch dân sự.
Về phương diện chủ quan thì hợp đồng mượn tài sản được hiểu là một
giao dịch dân sự, được hình thành từ sự bày tỏ ý chí và thống nhất ý chí giữa
các bên chủ thể với nhau để đi đến sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Trong phần này, khái niệm hợp đồng mượn tài sản chủ yếu được nghiên
cứu về phương diện chủ quan, bởi sù tháa thuËn vµ bµy tá ý chÝ, thèng nhÊt ý
chí là cơ sở đầu tiên để hình thành nên một quan hệ hợp đồng dân sự. Như
Mác đà nói: Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với
nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ
chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó.2
Để đạt được sự thỏa thuận đó, các bên phải cùng nhau gặp gỡ, bày tỏ ý
chí nguyện vọng của mình biểu hiện ra bên ngoài, bởi ý chí là mong muốn
chủ quan bên trong của họ. Có vậy thì cả hai bên chủ thể mới đi đến thống
nhất ý chí và thỏa thuận giao kết hợp ®ång. Nh­ng sù tháa thn cđa hai ý chÝ
Êy ph¶i nhằm tạo ra một hậu quả pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ dân sự. Một hợp đồng mượn tài sản không thể được xác
lập nếu không có sự thỏa thuận của hai bên, và càng không thể có một hợp
đồng mượn tài sản nếu như sự thỏa thuận ấy không làm phát sinh, thay đổi,

chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Song, nội dung của hợp đồng có hiệu lực
pháp luật hay không lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên có hợp pháp
hay không; tức là sự thỏa thuận Êy nÕu chØ thĨ hiƯn ý chÝ cđa hai bªn thôi thì
vẫn chưa đủ, mà nó còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước, phù hợp với lợi
ích chung cđa x· héi. V× vËy, mäi “cam kÕt, tháa thuận hợp pháp có hiệu lực
bắt buộc thực hiện đối với cả các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác tôn trọng (Điều 4 BLDS).Chính vì lẽ đó, khi giao kết bất kỳ một hợp
đồng dân sự, các chủ thể đều phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của một
giao dịch dân sự nói chung được quy định tại Điều 122 BLDS.
2

Cac Mác,(1973) Tư bản, qun I, tËp I, Nxb Sù ThËt, Hµ Néi, tr163


7

Ngay tại Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, hợp đồng dân sự đÃ
được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua, bán, vay, mượn, tặng cho
tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà
trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Tuy định nghĩa về hợp đồng dân sự trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự
còn giới hạn về mục đích của hợp đồng và còn mang nặng tính chất liệt kê,
nhưng Pháp lệnh hợp đồng dân sự đà ghi nhận một vấn đề mang tính bản chất
của bất kỳ một hợp đồng dân sự nào đó là sự thỏa thuận.
Đến BLDS 1995 và BLDS 2005 thì hợp đồng mượn tài sản đà được tách
riêng là một loại của hợp đồng dân sự thông dụng, và được định nghĩa như
sau: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho
mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không
phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc

mục đích mượn đà đạt được (Điều 517 BLDS 1995, Điều 512 BLDS 2005).
Từ định nghĩa trên có thể khẳng định sự thỏa thuận của các bên chính
là tiền đề để hình thành nên một hợp đồng mượn tài sản, và đó cũng chính là
bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự nói chung.
Không chỉ có hiện nay, mà ngay từ thời Lamà cổ đại, sự thỏa thuận giữa
các bên chủ thể của hợp đồng cũng đà được các nhà luật gia coi trọng và được
đưa vào chính điều luật. Họ quan niệm hợp đồng cho mượn tài sản là sự thỏa
thuận của các bên, theo đó một bên (bên cho mượn) chuyển cho bên kia (bên
mượn) một tài sản đặc định để sử dụng.3
Nghiên cứu về hợp đồng mượn tài sản của một số nước như Pháp, Thái
Lan cũng có những điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam. Cụ thể:
BLDS và thương mại Thái Lan định nghĩa một hợp đồng vay mượn để
sử dụng là hợp đồng trong đó, một người gọi là người cho mượn, cho một
người khác mượn gọi là người vay mượn, một tài sản mà người vay mượn được

3

Trường đại học luật Hà Nội,(2001), Giáo trình luật LamÃ, Nxb Công an nhân d©n,tr131


8

sử dụng không phải trả tiền và người vay mượn thỏa thuận sẽ hoàn trả sau khi
sử dụng (Điều 640, chương I, tiêu đề IX, quyển III BLDS và TM Thái Lan).
Còn BLDS Pháp định nghĩa : Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng theo
đó một bên giao cho bên kia một vật để sử dụng với Điều kiện là người mượn
phải trả lại vật sau khi đà sử dụng xong (Điều 1875 BLDS Pháp).
Khác với BLDS Việt Nam và Thái Lan, BLDS Pháp không trực tiếp quy
định trong điều luật về sự thỏa thuận của các bên, mà được các nhà làm luật
viện dẫn ở trong một điều luật khác để bổ trợ, lý giải cho điều luật này. Cụ

thể, tại Điều 1101 BLDS Pháp quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó
một hoặc nhiều người cam kết với một hay nhiều người khác để chuyển giao
một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó.
Như vậy, dù được thể hiện bằng những cách thức, ngôn từ khác nhau,
nhưng pháp luật Pháp, Thái Lan, và Việt Nam đều coi thỏa thuận là vấn đề cốt
lõi của hợp đồng mượn tài sản. Song, khái niệm về hợp đồng mượn tài sản
trong BLDS Việt Nam vẫn cụ thể và đầy đủ hơn cả.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản
Là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự, nên hợp đồng mượn tài sản
ngoài những đặc điểm chung của một hợp đồng dân sự, còn có những đặc
điểm cơ bản riêng biệt, và đây cũng là một trong những cơ sở để phân biệt hợp
đồng mượn tài sản với hợp đồng dân sự khác. Cụ thể:
Thứ nhất, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng ưng thuận.
Trong ngành khoa học luật dân sự, dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp
đồng dân sự được phân chia thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà theo quy định của pháp luật,
quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên thỏa thn víi
nhau xong vỊ néi dung chđ u cđa hỵp đồng, dù rằng các bên chưa trực tiếp
thực hiện các nghĩa vụ đà cam kết nhưng đà phát sinh quyền yêu cầu của bên
này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng.4
4

Trường ĐH luật Hà Nội,(2002), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 340


9

Đối với hợp đồng mượn tài sản, tính chất ưng thuận được thể hiện ở
chỗ: quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên phát sinh ngay sau khi các bên
thỏa thuận xong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, mà không cần có sự

chuyển giao tài sản, như điều khoản về đối tượng, mục đích sử dụng, cách
thức sử dụng, thời hạn hoàn trả .... Tuy nhiên, quan điểm này còn chưa được
hợp lý thể hiện ở chỗ nếu hợp đồng chưa có sự chuyển giao tài sản mà đà phát
sinh hiệu lực ngay sau khi thỏa thuận thì trách nhiệm của người cho mượn có
nặng nề quá không? Giả sử người cho mượn đà hứa cho mượn rồi, nhưng vì
một lý do nào đó không thể giao tài sản cho người mượn được thì có nên bắt
buộc người cho mượn phải thực hiện nghĩa vụ giao tài sản hay không trong
khi mục đích của người cho mượn hoàn toàn vì muốn giúp đỡ người mượn mà
không được lợi lộc gì từ việc cho mượn. Hơn nữa, nếu hợp đồng phát sinh hiệu
lực ngay sau khi thỏa thuận thì đối với những tài sản mà pháp luật quy định
phải có công chứng, chứng thực thì thời điểm nào là thời điểm phát sinh hiệu
lực pháp luật?
Quan điểm này hiƯn nay vÉn cßn nhiỊu tranh c·i. Cã ý kiÕn cho rằng
hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế, thể hiện ở chỗ: hợp đồng mượn tài
sản chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự chuyển giao tài sản từ bên cho mượn sang
bên mượn.
Trong cuốn Lược giải các hợp đồng dân sự thông dụng Việt Nam của
Tiến sĩ luật học Nguyễn Mạnh Bách có đoạn viết: Hợp đồng mượn tài sản
được thành lập do sự thỏa thuận của hai bên, nhưng hợp đồng chỉ phát sinh
hiệu lực từ khi có việc giao tài sản.5 Cùng với quan điểm đó, Tién sĩ Nguyễn
Ngọc Điện cũng cho rằng: Hợp đồng mượn tài sản được giao kết bằng cách
chuyển giao vật từ người cho mượn sang người mượn. Đây là một hợp đồng
thực tại (Contrat Reel).6 Với PGS, TS Đinh Văn Thanh thì dù hai bên đà có
sự thỏa thuận cụ thể về đối tượng cho mượn, mục đích và thời hạn mượn ....,
nhưng nếu bên cho mượn chưa giao tài sản cho mượn cho bên mượn, thì hợp
5
6

Nguyễn Mạnh Bách,(1997)Luật dân sự VN-Lược giải các HĐDS thông dụng, NxbChính trị quốc gia,tr150
Nguyễn Ngọc Điện,(2005) Bình luận các HĐDS thông dụng trong luật dân sự VN, Nxb TrẻTPHCM,tr305



10

đồng mượn tài sản được coi là chưa xác lập. Các bên trong hợp đồng không
có quyền yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng. Việc hứa cho
mượn không phải là căn cứ để bên mượn yêu cầu bên cho mượn phải cho
mượn tài sản.7 Ngay cả trong Giáo trình luật dân sự của Trường đại học
Luật Hà Nội cũng xác định tính chất của hợp đồng mượn tài sản là một hợp
đồng thực tế: Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm
chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp
đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực
hiện nghĩa vụ của họ.8
Quan điểm cho rằng hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế có
phần hợp lý, bởi lẽ xuất phát từ tính chất của hợp đồng mượn tài sản là hợp
đồng không có sự đền bù, không có sự trao đổi ngang giá, người cho mượn
không nhận được một lợi ích gì từ việc cho mượn, mà việc giao kết hoàn toàn
vì mong muốn giúp đỡ người mượn đáp ứng được nhu cầu của mình, nên
chăng để cho người cho mượn có quyền được định đoạt tài sản, cân nhắc lại
xem có nên giao tài sản hay không. Do đó, chỉ khi có sự chuyển giao tài sản từ
người cho mượn sang người mượn thì hợp đồng mượn tài sản mới phát sinh
hiệu lực chứ không nên bắt buộc người cho mượn phải thực hiện lời hứa của
mình, trừ trường hợp lời hứa đó có đảm bảo chắc chắn rằng sẽ cho mượn tài
sản như đà thỏa thuận.
Theo tôi thì hợp đồng mượn tài sản vừa là hợp đồng ưng thuận, vừa là
hợp đồng thực tế.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng ưng thuận, nếu tài sản mượn là tài
sản mà pháp luật cho phép các bên chủ thể có thể giao kết bằng hình thức thỏa
thuận miệng hoặc bằng văn bản thông thường là hợp đồng có hiệu lực pháp
luật, quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh ngay tại thời điểm giao kết. Điều

này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 404 BLDS
2005 về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự: Thời điểm giao kết hợp đồng
7
8

TS Đinh Văn Thanh, Phạm Văn Tuyết,(2003), Giáo trình Luật dân sự, tập II, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr188
Trường ĐH Luật Hà Nội,(2002) Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,tr 399


11

bằng lời nói là thời điểm các bên đà thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Mặt khác, trong thực tiễn thông thường sau khi các bên thỏa thuận xong
những nội dung chính của hợp đồng là đà có sự chuyển giao tài sản.
Ví dụ: Trên đường đi học về, A hỏi mượn B chiếc xe máy để đi chơi
đến chiều sẽ trả ngay. Sau khi ®ång ý, B giao ngay xe cho A mượn.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế nếu tài sản mượn là tài sản
mà pháp luật quy định bắt buộc phải được thể hiện bằng hình thức văn bản, có
công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thời điểm
có hiệu lực là thời điểm hợp đồng mượn tài sản được công chứng, chứng thực.
Có nghĩa là dù các bên đà thỏa thuận xong những nội dung chính của hợp
đồng, hợp đồng vẫn chưa phát sinh hiệu lực, mà hợp đồng đó phải được công
chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quyền và nghĩa vụ
trong hợp đồng mới được thực hiện.
Ví dụ: A và B thỏa thuận với nhau, A đồng ý cho B mượn nhà để ở. Vì
nhà là tài sản pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng hình thức
văn bản có công chứng, chứng thực, nên tại thời điểm được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền công chứng, chứng thực, hợp đồng mượn tài sản giao kết giữa
A và B mới có hiệu lực pháp luật. A phải có nghĩa vụ giao nhà cho B theo

đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Với quan điểm này, tôi cho rằng hầu hết các hợp đồng mượn tài sản là
hợp đồng ưng thuận, tức là hợp đồng có hiệu lực pháp luật ngay sau khi các
bên thỏa thuận xong những nội dung chính của hợp đồng; các bên có quyền
yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp hai bên đà thỏa thuận với nhau, bên cho mượn đà hứa
chắc chắn cho mượn, nhưng rồi lại không cho mượn, người cho mượn đà vi
phạm vào một lời hứa. Tuy không có tính chất cưỡng chế phải thực hiện,
nhưng nếu việc không thực hiện lời hứa đó đà gây ra một thiệt hại lớn cho
người mượn, thì người mượn có quyền yêu cầu người cho mượn phải bồi
thường thiệt hại.


12

VÝ dơ: A høa chiỊu nay cho B m­ỵn xe máy để B đi trả nốt tiền nhà cho
chủ nhà, nếu không sẽ mất tiền đặt cọc. Sau đó, A lại không chịu giao xe máy
cho B, dẫn tới hậu quả là B bị chậm trễ không đến kịp để trả nốt tiền nhà và bị
mất khoản tiền đà đặt cọc.
Việc phân loại hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế theo tôi chỉ có
ý nghĩa về mặt lí luận chứ không có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Theo truyền
thống và thông lệ pháp luật, nếu các bên tù do tháa thn, tù ngun cam kÕt
víi nhau th× sự thỏa thuận đó luôn luôn có giá trị ràng buộc giữa các bên.
Đặc điểm thứ hai đó là hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng
song vụ.
Tại khoản 1 Điều 406 BLDS định nghĩa: Hợp đồng song vụ là hợp
đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ ®èi víi nhau”. TÝnh chÊt song vơ cđa hỵp
®ång m­ỵn tài sản thể hiện ở chỗ bên cho mượn và bên mượn đều có quyền và
nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Quyền của bên cho mượn là cơ sở để bên mượn
thực hiện nghĩa vụ; ngược lại, nghĩa vụ của bên cho mượn là điều kiện để bên

mượn thực hiện quyền dân sự của mình. Ngay sau khi thỏa thuận xong những
nội dung chính của hợp đồng, hoặc sau khi hợp đồng được công chứng, chứng
thực, các bên có quyền yêu cầu thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Xung quanh quan điểm này cũng có một số ý kiến cho rằng hợp đồng
mượn tài sản là một hợp đồng đơn vụ.
Trong Giáo trình luật dân sự của Viện đại học Mở Hà Nội, PGS-TS
Đinh Văn Thanh cho rằng hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng đơn vụ, thể
hiện: Trong quan hệ hợp đồng này, một bên có quyền và bên kia phải thực
hiện những nghĩa vụ nhất định mà không có quyền gì đối với bên có quyền.
Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực (thời điểm chuyển giao tài sản mượn), thì
bên cho mượn có quyền đổi lại tài sản mượn; bên mượn chỉ có nghĩa vụ trả lại
tài sản mượn khi hết thời hạn mượn.
Quan điểm trên của PGS, TS Đinh Văn Thanh cũng hợp lý, bởi lẽ, mục
đích của hợp đồng mượn tài sản là nhằm giúp đỡ bên mượn đạt được mục đích
của mình. Do đó, bên cho mượn luôn luôn là bên có quyền và không phải có


13

trách nhiệm gì; còn bên mượn là bên phải gánh vác nghĩa vụ mà không có
quyền yêu cầu gì đối với bên cho mượn. Nhưng, nếu bên cho mượn chỉ có
quyền mà không có nghĩa vụ gì thì liệu rằng bên mượn có đạt được mục đích
sử dụng của mình hay không, và liệu rằng có còn nhiều người dám mượn tài
sản nữa hay không. Giả sử như trường hợp bên cho mượn không cung cấp đầy
đủ những thông tin về tài sản đó cho bên mượn, không thông báo cho bên
mượn biết khuyết tật của tài sản..... thì liệu rằng trên thực có nhiều người
mượn tài sản không.
Ví dụ: A cho B mượn một cái quạt điện, do đường dây điện bị hở mà B
không được A báo trước, hậu quả là A bị điện giật và bị thường tích nặng.
Trong trường hợp này, do không được A thông báo về khuyết tật của tài sản,

nên B đà phải gánh chịu hậu qủa. Bởi vậy, nên quy định trách nhiệm của bên
cho mượn trong hợp đồng.
Hơn nữa, nếu coi đây là một hợp đồng đơn vụ thì không có lẽ gì BLDS
(Điều 514, 515, 516, 517) lại quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng mượn tài sản.
Vì vậy, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng song vụ vừa phù hợp
với quy định của pháp luật, vừa phù hợp với thực tiễn.
Thứ ba, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng không có đền bù
Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng mượn tài sản, là cơ sở để
phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng mượn tài sản với một số loại hợp đồng
dân sự khác.
Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản được thể hiện ở chỗ,
bên cho mượn chuyển giao tài sản cho bên mượn để sử dụng mà không nhằm
mang lại một lợi ích vật chất nào từ phía bên mượn. Còn bên mượn, khi hết
thời hạn mượn đà thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc khi mục đích mượn đà đạt
được nếu như không có thỏa thuận về thời hạn mượn, thì bên mượn chỉ phải
trả lại tài sản đó cho bên cho mượn như đúng tình trạng ban đầu của tài sản,
(trừ những hao mòn tự nhiên), mà không phải trả thêm bất cứ một khoản tiền
nào cho bên cho m­ỵn.


14

Trong giao lưu dân sự, một đặc điểm cơ bản của quan hệ tài sản là sự
trao đổi ngang giá. Hầu hết các hợp đồng có tính chất song vụ là hợp đồng có
đền bù, nghĩa là mỗi bên chủ thể sau khi đà thực hiện cho bên kia một lợi ích
thì sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng. Ví dụ như hợp đồng
thuê tài sản, hợp đồng vay có lÃi, hợp đồng gửi giữ có lấy công ... Trong hợp
đồng thuê tài sản, thì bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê để khai thác
lợi ích vật chất từ tài sản cho thuê, còn bên thuê được hưởng hoa lợi, lợi tức từ

việc khai thác tài sản đó; trong hợp đồng vay tài sản, bên cho vay chuyển giao
tài sản và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên vay, còn bên vay ngoài
nghĩa vụ phải trả tài sản cho bên cho vay, còn phải trả kèm theo một khoản lÃi
suất nhất định theo thỏa thuận cho bên cho vay; trong hợp đồng gửi giữ có lấy
công, bên nhận giữ tài sản có nghĩa vụ trông coi, bảo quản tài sản, và khi trả
phải giữ nguyên tình trạng như ban đầu của nó khi hết hạn hợp đồng, còn bên
gửi tài sản có nghĩa vụ trả tiền công cho bên giữ tài sản từ việc gửi tài sản đó
..... Đó chính là sự khác biệt cơ bản so với hợp đồng mượn tài sản, một bên
thực hiện một lợi ích cho bên kia mà không nhận được một lợi ích nào từ phía
họ. So với hợp đồng thuê tài sản, thì xét về bản chất cả hai hợp đồng đều có sự
chuyển giao về quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản trong một thời gian
nhất định từ bên này sang bên kia, nhưng đối với hợp đồng thuê tài sản, bao
giờ một bên cũng nhận được một lợi ích vật chất từ việc cho thuê tài sản, còn
bên kia phải trả một khoản phí từ việc khai thác, sử dụng tài sản đó và đây
chính là điểm khác biệt cơ bản so với hợp đồng mượn tài sản.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi hầu hết các bên chủ thể của hợp đồng mượn
tài sản đều là những người có quan hƯ g¾n bã mËt thiÕt víi nhau vỊ hut
thèng, bạn bè, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp ..... ở họ, tình cảm và sự tin
cậy lẫn nhau là yếu tố quyết định chấp nhận đi đến giao kết hợp đồng. Chính
vì lẽ đó, hợp đồng mượn tài sản là loại hợp đồng mà tính chất của nó đà vượt
ra ngoài tính chất của quy luật giá trị bởi sự chi phối của quan hệ tình cảm.
Bên cho mượn đồng ý giao kết hợp đồng hoàn toàn vì mục đích giúp đỡ bên
mượn mà không đòi hỏi một lợi ích nào từ phía bên mượn.


15

1.1.3 ý nghĩa của hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là một trong những hợp đồng khá phổ biến
trong cuộc sống của nhân dân ta. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà

nó còn có ý nghĩa xà hội rất sâu sắc.
Về mặt xà hội, giao kết hợp đồng mượn tài sản là một truyền thống tốt
đẹp, lâu đời của nhân dân ta; thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,
giúp đõ lẫn nhau trong cuộc sống đời thường, nhằm làm tăng thêm tinh thần
đoàn kết, sự gần gũi với nhau giữa gia đình, bè bạn, hàng xóm, đồng nghiệp
.... ; đặc biệt là làm tăng thêm khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói pháp luật về hợp đồng mượn tài sản là một công cụ pháp lý
hữu hiệu nhất để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng; và cũng là một cơ sở quan
trọng để giải quyết khi các bên xảy ra tranh chấp.
Đối với các bên trong quan hệ hợp đồng, thì hợp đồng mượn tài sản
trước hết là một phương tiện quan trọng để các bên đạt được mục đích của
mình khi tham gia giao kết hợp đồng; là cơ sở để các bên thực hiện quyền tự
do giao lưu dân sự; và cũng là phương tiện để giúp các bên nhìn nhận lại
những vấn đề đà thỏa thuận để thực hiện hợp đồng một cách trung thực, khách
quan; và đó cũng là một trong những bằng chứng quan trọng để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp có tranh chấp.
Về mặt kinh tế, việc giao kết giữa các chủ thể trong hợp đồng mượn tài
sản đà góp phần làm tăng hiệu quả năng suất lao động, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế
xà hội phát triển. Trong đời sống thực tế, nhu cầu về mọi mặt của các chủ thể
trong xà hội là rất lớn, nhưng không phải bất kỳ một chủ thể nào cũng có điều
kiện để mua sắm những gì mình mong muốn, nhất là trong tình trạng nước ta
hiện nay sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lƯch vỊ møc sèng cßn rÊt râ rƯt.
RÊt nhiỊu tr­êng hợp người ta không có đủ khả năng về mặt tài sản để mua
sẵm tất cả những tài sản đáp ứng cho nhu cầu của chính mình. Chính vì vậy,


16


hợp đồng mượn tài sản là một phương thức để thông qua đó các chủ thể có thể
thỏa mÃn được nhu cầu của mình ngay cả khi họ không có tài sản đó mà
không phải trả kinh phí cho việc sử dụng tài sản. Mặc dù tài sản mượn có khi
chỉ là những vật dụng nhỏ trong gia đình như cái cuốc, cái xẻng, cái cày, con
dao, .... hoặc tài sản lớn hơn như con trâu, cái xe, thậm chí cả nhà cửa .....,
nhưng nó đà giúp được người mượn vượt qua được những lúc khó khăn; thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng một
nền kinh tế xà hội giàu mạnh. .
Trước đây, trong thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cÊp, c¸c quan
hƯ kinh tÕ trong x· héi mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, tự cấp, tự phát, nên
quan hệ hợp đồng mượn tài sản không phát triển mạnh; tài sản mượn chủ yếu
là những vật dụng nhỏ trong gia đình và nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, công dân được làm chủ sở hữu các tư liệu
sản xuất, các quan hệ kinh tế được mở rộng thì quan hệ hợp đồng mượn tài sản
phát triển mạnh hơn; tài sản mượn cũng phong phú, đa dạng hơn; nó không
chỉ nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, mà còn phục vụ cho cả
mục đích sản xuất, kinh doanh. Hơn lúc nào hết, hợp đồng mượn tài sản đà và
đang ®ãng mét vai trß quan träng trong viƯc thóc ®Èy sản xuất, kinh doanh;
góp phần cải thiện cho cuộc sống của mỗi người dân.
1.2 Lược sử phát triển của hợp đồng mượn tài sản
Cũng như các loại hợp đồng dân sự khác như hợp đồng mua bán, hợp
đồng vay, hợp đồng thuê mướn ..... thì hợp đồng mượn tài sản cũng có một
quá trình phát triển lâu dài.
Ngay từ thời kỳ nhà Lý, Trần, quan hệ mượn tài sản cũng đà được đề
cập đến và được pháp luật Điều chỉnh, gọi là khế ước vay mượn; trong đó hình
thức và thời hạn của hợp đồng cũng được coi là một trong những điều khoản
của hợp đồng.
Đến triều nhà Lê, Bộ luật Hồng Đức ra đời đà đánh dấu một bước phát
triển lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Hợp đồng dân sự nói chung và hợp

đồng mượn tài sản nói riêng đà có một bước phát triển quan trọng so víi thêi


17

kỳ nhà Lý, Trần. Các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng lần đầu tiên
được ghi nhận bằng một bộ luật, mà ngày nay luật dân sự của nước ta vẫn tiếp
tục kế thừa và phát triển, đó là nguyên tắc tự nguyện và trung thực. Tuy
nhiên, hợp đồng mượn tài sản chưa được quy định bằng một chế định riêng,
mà nó nằm rải rác ở các điều luật. Nếu một hợp đồng mà xâm phạm một
trong hai nguyên tắc này thì hợp đồng đó vô hiệu. Điều đó chứng tỏ ngay từ
thời kỳ này, pháp luật đà coi trọng quyền tự do xác lập hợp đồng và trừng trị
nghiêm khắc đối với những người có hành vi gian dối để ép buộc người khác
phải tham gia khế ước. Trong Bộ luật Hồng Đức, các nguyên tắc giao kết hợp
đồng được điều chỉnh chặt chẽ. Chẳng hạn như đối với các hợp đồng mượn
ruộng đất thì bắt buộc phải được lập thành văn tự; nếu không thực hiện đúng
các cam kết đà thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể bị áp dụng chế tài hình
sự: Những tá điền cấy nhờ ruộng đất của nhà khác mà dở mặt tranh làm của
mình thì bị phạt 60 trượng, biếm hai tư. Nếu người chủ ruộng đất có văn tự
xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp đôi số tiền ruộng đất. Nếu
không có văn tự thì trả nguyên tiền thôi (Điều 356 Bộ luật Hồng Đức).
Đến thời kỳ nhà Nguyễn, quan hệ hợp đồng mượn tài sản cũng được đề
cập cụ thể trong Bộ Luật Gia Long. Quan hệ hợp đồng mượn tài sản tiếp tục
kế thừa các nguyên tắc giao kết hợp đồng của các luật trước đây, đồng thời đÃ
có sự phân định rõ về thời hạn và mục đích sử dụng của tài sản dùng vào việc
công hay việc tư. Nhưng dù dùng vào việc công hay tư mà mượn không có sự
đồng ý của người cho mượn thì đều bị khép vào tội ăn trộm. Nếu đà được
người cho mượn đồng ý thì phải trả lại tài sản đúng hạn, sai hạn sẽ bị phạt 50
roi (mục 7, mục 8 quyển 5 Bộ Luật Gia Long).
Đến thời kỳ Pháp thuộc, do ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp, các

quan hệ kinh tế diễn ra rất đa dạng, chế định hợp đồng dân sự nói chung nhờ
đó cũng được mở rộng. Thời kỳ này, chính quyền đô hộ đà ban hành ở nước ta
ba bộ luật: Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883; Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931; Bộ
dân luật Trung Kỳ 1936. Trong ba bộ luật này, chế định hợp ®ång d©n sù ®·


18

được ghi nhận thành một chế định độc lập. Các quan hệ về hợp đồng mượn tài
sản được điều chỉnh cụ thể, như: chủ thể, đối tượng, mục đích, thời hạn ...
Cách mạng tháng Tám thành công, trải qua hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đang từng bước đi lên con đường xÃ
hội chđ nghÜa, víi mét nỊn kinh tÕ qu¶n lý tËp trung quan liêu bao cấp, các
quan hệ kinh tế diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, cá nhân không được làm chủ các
TLSX, do đó các quan hệ mượn tài sản kém phát triển. Thời kỳ này, nước ta
chưa có một văn bản nào cụ thể điều chỉnh quan hệ mượn tài sản ngoài Sắc
lệnh 97/SL ngày 22/5/1950.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới với mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, cá nhân được quyền tự do sản xuất, kinh doanh, các
quan hệ kinh tế, dân sự phát triển đột biến, các quan hệ hợp đồng mượn tài sản
cũng phát triển mạnh và biểu hiện đa dạng hơn, đòi hỏi phải có một văn bản
pháp luật kịp thời điều chỉnh. Pháp lệnh hợp đồng dân sự ra đời đà kịp thời
điều chỉnh tất cả các quan hệ hợp đồng theo một trật tự chung. Mặc dù còn
mang nặng tính chất liệt kê chứ chưa cụ thể hóa thành một chế định riêng về
hợp đồng mượn tài sản, nhưng các nguyên tắc về tự do giao kết hợp đồng cũng
đà được ghi nhận trong Pháp lệnh này.
Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc pháp luật dân sự trước đây và khắc phục
những hạn chế đó, đồng thời để điều chỉnh các quan hệ dân sự đang phát triển
cho phù hợp với nhịp độ phát triển chung của thời đại, BLDS 1995 ra đời và
hoàn chỉnh hơn nữa là BLDS 2005 đà đánh dấu một mốc son trong hệ thống

pháp luật của nước ta. Hợp đồng mượn tài sản đà được tách riêng thành một
chế định cụ thể trong BLDS. Ngoài các quy định chung về hợp đồng dân sự,
các quy định về chủ thể, đối tượng, quyền và nghĩa vụ các bên đà được quy
định chi tiết, cụ thể trong từng điều luật, từ Điều 512 đến Điều 517 BLDS
2005.
Tóm lại, hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mượn tài sản nói riêng
là một trong những chế định có lịch sử phát triển từ lâu đời, và đang ngày
càng đóng một vai trò quan trọng trong cc sèng cđa nh©n d©n ta.


19

Chương II
Các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mượn
tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam
Là một quan hệ pháp luật dân sự, hợp đồng mượn tài sản cũng có đầy đủ
những yếu tố của một quan hệ pháp luật dân sự nói chung, đó là: chủ thể, đối
tượng, quyền và nghĩa vụ các bên... Nhưng trước hết là vấn đề về hiệu lực của
hợp đồng mượn tài sản.
2.1 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mượn tài sản
2.1.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mượn tài sản
Một hợp đồng mượn tài sản chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật và
được thực hiện khi nó đáp ứng được đầy đủ những điều kiện cần thiết của
BLDS. Việc xem xét các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mượn tài sản là
rất cần thiết, bởi lẽ nó là cơ sở để xác định hợp đồng mượn tài sản có hiệu lực
pháp luật hay không; có được giao kết một cách tự nguyện, trung thực, khách
quan hay không; có phù hợp với những quy định của pháp luật và đạo đức xÃ
hội hay không. Thiếu đi một trong những điều kiện do pháp luật quy định, hợp
đồng không phát sinh hiệu lực, quyền và nghĩa vụ các bên không được thực
hiện.

Hợp đồng mượn tài sản cũng là một loại giao dịch dân sự, nên nó cũng
phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện có hiệu lực pháp luật của một giao dịch
dân sự nói chung, được quy định tại Điều 122 BLDS về các điều kiện có hiệu
lực pháp luật của giao dịch dân sự, bao gồm:
Thứ nhất là điều kiện về năng lực chủ thể.
Để tham gia vào các giao dịch dân sự, các chủ thể phải có đủ năng lực
chủ thể. Trong khoa học pháp lý dân sự, khi xem xét về năng lực chủ thể
thường đề cập đến hai yếu tố: năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) và năng
lực hành vi dân sự (NLHVDS). Trong đó, NLPLDS là qun xư sù cđa chđ


20

thể được luật ghi nhận và cho phép thực hiện. NLHVDS là khả năng tự có của
chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.9
Chủ thể của hợp đồng mượn tài sản rất đa dạng, bao gồm cá nhân, pháp
nhân, và các chủ thể khác. Vì vậy, để xem xét về năng lực chủ thể chúng ta
xét theo từng loại chủ thể sau đây:
-Đối với cá nhân: Cá nhân khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mượn tài
sản chỉ được coi là có năng lực chủ thể đầy đủ khi đáp ứng được đầy đủ hai
yếu tố: NLPLDS và NLHVDS.
Theo quy định của Điều 14 BLDS thì NLPLDS của cá nhân là khả
năng của cá nhân có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự; mọi cá nhân đều
có NLPLDS như nhau; NLPLDS của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt
khi người đó chết. Như vậy, mọi cá nhân đều có đủ NLPLDS khi tham gia
vào quan hệ hợp đồng mượn tài sản. Đó là những quyền mà Nhà nước cho
phép, nó không bị hạn chế bởi bất kỳ lý do gì; trừ trường hợp do pháp luật quy
định (Điều 16 BLDS). Tuy nhiên, vì hợp đồng mượn tài sản là sự chuyển dịch
quyền sử dụng đối với tài sản và theo đó thông thường người mượn là người
trực tiếp khai thác công dụng của tài sản. Vì thế, người mượn phải là người có

đủ điều kiện (về thể chất, trình độ chuyên môn) để sử dụng tài sản.
Bởi vậy, yếu tố để quyết định một người tự mình có thể tham gia giao
kết hợp đồng mượn tài sản được hay không lại là yếu tố NLHVDS.
NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi xác lập,
thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 17 BLDS). Như vậy, NLHVDS của
cá nhân là khả năng cần phải có của mỗi chủ thể khi giao kết hợp đồng mượn
tài sản. Đó chính là khả năng của người đó tự mình thực hiện hành vi mượn,
hoặc cho mượn tài sản phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam căn cứ vào khả năng nhận thức
pháp luật và khả năng điều khiển hành vi của mỗi cá nhân mà phân chia
NLHVDS của cá nhân ở nhiều mức độ khác nhau; được phép tham gia hay
không tham gia giao kết hợp đồng ở mức độ khác nhau.
9

TS.Phạm Văn Tuyết, 2004, Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia GD DS,Tạp chÝ luËt häc, (2), tr55


×